Pgs.ts. Phạm Trung Lương - Nguyên Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Đào Tạo Du Lịch Vn.


- Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, qui định của các cấp, các ngành trong hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương.

- Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nhưng vẫn duy trì các hoạt động sản xuất truyền thống nhằm đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống - cơ sở cho hoạt động du lịch.

- Bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn không chỉ đáp ứng cho hoạt động du lịch mà còn vì các thế hệ hiện tại và tương lai.


Tóm tắt chương 3.


Trong chương 3, tác giả trình bày sự cần thiết của phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển và hải đảo cùng với việc phân tích mô hình DPSIR đã chỉ ra thực trạng các vấn đề của cộng đồng ven biển hải đảo, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho việc xây dựng mô hình DLCĐ nhằm tạo ra một hướng sinh kế lâu dài và bền vững.

Trong việc xác định mục tiêu của mô hình du lịch cộng đồng đã làm rõ sự ưu tiên gắn liền với những lợi ích mà cộng đồng sẽ hưởng thụ. Việc triển khai mô hình sẽ cần sự tham gia của nhiều bên với các chính sách chia sẻ quyền lợi một cách công bằng thỏa đáng. Tuy có một số điều kiện thuận lợi nhất định song để áp dụng phát triển mô hình du lịch cộng đồng vào thực tế thì còn vô vàn những trở ngại. Chính vì thế chương 3 tác giả cũng đã đề ra 7 giải pháp liên quan chặt chẽ đến chiến lược phát triển của du lịch cộng đồng tại các các KBTB. Cuối cùng để giải pháp được thực thi hiệu quả thì tác giả cũng đã có những kiến nghị lên các cấp quản lý nhà nước về du lịch cũng như với chính các đối tác từ công ty lữ hành và cho chính người dân sống tại các KBTB.

Như vậy trong điều kiện cuộc sống của cộng đồng ven biển đảo ngày một khó khăn thì sự phát triển du lịch cộng đồng có thể là một hướng đi tốt rất đáng để xem xét và cũng phù hợp với xu hướng chung của du lịch Việt Nam và trên thế giới đó là phát triển du lịch bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


PHẦN KẾT LUẬN

Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - 16


Phú Quốc có rất nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên du lịch để phát triển DLCĐ. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động DLCĐ của huyện đảo này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, trong quá trình phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang còn những bất cập trong quy hoạch cũng như trong các chính sách đầu tư. Chính điều này đã để lại những ảnh hưởng xấu cho thiên nhiên và cho chính cộng đồng địa phương. Như vậy, bên cạnh các loại hình du lịch đã trở nên quen thuộc với du khách, tỉnh Kiên Giang cần tìm ra nhiều hướng đi mới bền vững hơn cho phát triển du lịch.

Qua việc thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thứ nhất của đề tài: hệ thống hóa và làm rõ cơ sở khoa học về phát triển hoạt động DLCĐ. Phân tích, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả trước, kết hợp với những kinh nghiệm từ các địa phương đã thực hiện phát triển hoạt động DLCĐ, luận văn đã phần nào làm rõ được cơ sở khoa học về DLCĐ. Luận văn khẳng định, địa phương chỉ có thể trở thành điểm đón khách DLCĐ khi có đủ các điều kiện cần thiết. Đó là điều kiện về cung DLCĐ (tài nguyên du lịch), các điều kiện về cầu DLCĐ của điểm cấp khách và các điều kiện khác như điều kiện về tuyến chuyển tiếp, khả năng tiếp cận và sự đồng thuận, ủng hộ của người dân địa phương.

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thứ hai của đề tài: xác định các điều kiện để phát triển DLCĐ ở Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Từ những nghiên cứu thực tế, luận văn khẳng định KBTB Phú Quốc có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động DLCĐ. Các điều kiện thuận lợi đó thể hiện ở các nhóm điều kiện: cung DLCĐ ở KBTB Phú Quốc, cầu KBTB Phú Quốc và các điều kiện khác như sự ủng hộ, đồng thuận của cộng đồng người dân địa phương. Việc xác định


các điều kiện phát triển DLCĐ ở KBTB Phú Quốc đã khẳng định định hướng đúng đắn của đề tài. Từ những khảo sát, nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng ở KBTB Phú Quốc nói riêng, tác giả đã khẳng định những thuận lợi, khó khăn tồn tại, những vấn đề đặt ra với việc phát triển DLCĐ ở KBTB Phú Quốc, làm tiền đề đưa ra những giải pháp và kiến nghị ở chương 3.

3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thứ ba của đề tài: trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động DLCĐ của KBTB Phú Quốc. Chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển DLCĐ tại KBTB Phú Quốc một các bền vững, phát huy được giá trị tài nguyên sẵn có của địa phương.

4. Do những điều kiện chủ quan và khách quan, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế. Tác giả luận văn hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành để đề tài có được những kết quả hoàn thiện hơn và có thể đưa vào áp dụng thực tế.

Tóm lại cho đến nay, dù chưa có định hướng rõ ràng về việc phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn KBTB Phú Quốc, nhưng với “Tầm nhìn hướng biển” được nêu trong “Chiến lược phát triển du lịch được quy hoạch đến năm 2030 của tỉnh Kiên Giang” đã cho thấy tiền đề của sự phát triển mang tính bền vững mà du lịch cộng đồng là một cách thức đáng để quan tâm và áp dụng.


T I LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt


1. Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nghiên cứu các mô hình Du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Mạng lưới du lịch bền vững vì người nghèo, Trường Đại Học Hà Nội.

2. Tập đoàn Đông Dương (2014), Mô hình Đồng quản lý công tư (PPP) tài nguyên nôi trường tại Đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang (2011), Kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường kết hợp với quảng bá sản phẩm du lịch đảo Phú Quốc, Kiên Giang.

4. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang (2012), Quyết định số 441/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

5. Đinh Kiệm (2013), Nghiên cứu về định hướng phát triển du lịch sinh thái vùng Duyên hải cực Nam Trung bộ (Ninh Thuận-Bình Thuận) đến năm 2020, Luận án tiến s , Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

6. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.


7. Phạm Trung Lương (2002), Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng, Tổng cục du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch.

8. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục.

9. Phạm Trung Lương (2003), Quản lý phát triển du lịch biển, Dự án Khu bảo tồn Biển Hòn Mun, Khoá tập huấn quốc gia về quản lý Khu bảo tồn Biển, Khánh Hòa.


10. Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng chuyên đề Du lịch cộng đồng, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Viện Du lịch Bền vững Việt Nam (2014), Báo cáo “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Hà Nội.

12. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam (IUCN) (2008), Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên. Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế, NXB Hồng Đức.

13. Chính phủ (2010), Quyết định số 633/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, Hà Nội.

14. Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động của Khu Bảo tồn biển Phú Quốc giai đoạn 2007 - 2010, Kiên Giang.

15. Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc (2011), Báo cáo tổng kết dự án do hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh Khu bảo tồn biển hỗ trợ tại Khu Bảo tồn biển Phú Quốc (giai đoạn 2007 - 2011), Kiên Giang.

16. Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc (2015), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và chương trình kế hoạch năm 2016, Kiên Giang.

17. Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Phú Quốc (2016), Báo cáo kinh phí từ 2006 đến 2015 cho Khu dự trử sinh quyển Kiên Giang, Kiên Giang.

18. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng, Tập 1, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

19. Chu Đức Tùng (2016), Mô hình và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Cô Tô, Luận văn Thạc s , Trường Đại học Khoa học và Xã hội Nhân Văn, Hà Nội.

20. Dauglas Hainsworth, Walter (2007), Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng, Mạng lưới du lịch bền vững vì người nghèo, Đại học Tổng hợp Hawaii, Trường Đào tạo Quản lý Du lịch.


21. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục.


Tài liệu Tiếng Anh


22. Nicole Hausler and Wolfang Strasdas (2000), Community Based Sustainable Tourism A. Reader.

23. Greg Richards and Derek Hall, Tourism and Sustainable Community Development.

24. REST (2007), Community Based Tourism: Principles and Meaning,

Community based tourism handbook.


25. Sue Beeton (2006), Community Development through Tourism.

PHỤ LỤC 01 DANH SÁCH CHUYÊN GIA


1.PGS.TS. Phạm Trung Lương - Nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội đào tạo du lịch VN.

Email: trungluongdl@gmail.com

2.ThS.Nguyễn Đức Tùng - Phó Viện trưởng Viện môi trường và phát triển bền vững.

Email: tungnd25@yahoo.com

3.ThS.Võ Trí Chung - Chuyên gia Chương trình Con người và Sinh quyển - Ủy ban MAB Quốc gia.

Email: votrichung2003@yahoo.com


4.Ông Hà Thế Phong - Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc

Email: hafullwind@yahoo.com.vn

5.Ông Lý Vành Tha - Tuần tra kiểm soát Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc Email: Vanhtha43nt@yahoo.com

PHIẾU KHẢO SÁT


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT

Du lịch cộng đồng là cách thức làm du lịch thông qua sự tham gia tích cực từ dân cư địa phương và sự quan tâm của du khách. Việc triển khai du lịch cộng đồng sẽ giúp bảo vệ những giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn và trên hết là thỏa mãn yếu tố bền vững trong du lịch. Phiếu điều tra nhằm nghiên cứu về nhu cầu cho việc phát triển thực hiện loại hình du lịch này tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Chúng tôi cam kết rằng thông tin mà quý khách cung cấp sẽ được xử lý và báo cáo phục vụ cho công trình khoa học, không nhằm mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của quý du khách.

Hướng dẫn điền phiếu:Xin quý khách đánh dấu vào ô tương ứng với suy nghĩ của quý khách về mức độ của tiêu chí đưa ra trong bảng câu hỏi dưới đây.

Câu 1.Đây là lần thứ mấy quý khách đến Phú Quốc?

Lần thứ 1 Lần thứ 2 Lần thứ 3 Trên 3 lần

Câu 2. Mục đích chuyến đi này là gì?

Tham quan, giải trí Nghỉ dưỡng – chữa bệnh

Nghiên cứu, học tập Đi công tác kết hợp du lịch

Mục đính khác

Câu . Quý khách thích loại hình/ sản phẩm du lịch về biển nào Phú Quốc?

Du lịch tham quan – nghỉ dưỡng biển Du lịch khám phá- mạo hiểm

Sản phẩm du lịch tìm hiểu đời sống cộng đồng Du lịch lễ hội biển

Kết hợp nhiều loại hình du lịch

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 24/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí