Nguyên Tắc Phát Triển Du Lịch Dựa Vào Cộng Đồng


hàng thủ công mỹ nghệ mà còn giúp người dân địa phương tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú, độc đáo của họ.

1.1.2.4. Nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Các loại hình DLCĐ thực chất là các loại hình phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường cũng như sự phát triển của cộng đồng - chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt động này là hướng vào cộng đồng. Vì thế, khi phát triển DLCĐ cần thực hiện các nguyên tắc sau:

- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.

- Phù hợp với khả năng của cộng đồng, bao gồm khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng. Các điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch.

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Theo nguyên tắc này cộng đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khỏe, giáo dục…

- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với TNTN và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững. Nguyên tắc này cho thấy DLCĐ là một phương thức, là một quá trình tương tác giữa chủ (người tạo ra sản phẩm du lịch) và khách (người sử dụng sản phẩm du lịch), mối quan hệ này mang hàm


ý tham gia cho cả hai bên; tạo ra được các lợi ích kinh tế và bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương. DLCĐ nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển bền vững, dài hạn, nó khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và cần có cơ chế tạo ra các cơ hội trong cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nguyên tắc thể hiện DLCĐ là một cách tiếp cận làm cho văn hóa, thiên nhiên bền vững, cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Các nguồn TNTN và văn hóa được khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan, môi trường văn hóa.DLCĐ chính là cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các địa phương.DLCĐ thúc đẩy nghề nghiệp truyền thống phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa.

Từ triết lý tham dự, DLCĐ nhằm tăng cường quyền lực cho cộng đồng với phương châm: Cộng đồng tự tổ chức quản lý, quá trình này thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch, cộng đồng tự làm chủ điểm du lịch, có thể tự lập kế hoạch phát triển. Họ được giao quyền làm chủ và quản lý phát triển du lịch, thực hiện các nhiệm vụ du lịch.

Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh - 4

Với hướng tiếp cận như vậy, DLCĐ đã tuân thủ các quan điểm nguyên tắc của phát triển cộng đồng là từ dưới lên; đồng bộ, tham dự; chuyển biến xãhội; phát triển năng lực; chú trọng nghiên cứu và các mục tiêu là: cải thiện chất lượng sống; tạo sự bình đẳng trong tham gia; củng cố thiết chế, tổ chức; thu hút tối đa.

1.1.2.5. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn cóý nghĩa quyết định đến phát triển DLCĐ.TNTN và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng của từng loại, được đánh giá về độ quý hiếm.


- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch.

- Điều kiện có thịtrường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách.

- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng.

- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển DLCĐ và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến thamquan.

1.1.2.6. Vai trò của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch

a) Góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch.

- Bản thân các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở, môi trường sống của cộng đồng dân cư là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho hoạt động du lịch. Do vậy, có thể nói cộng đồng là một thành tố của tài nguyên du lịch, tạo nên hoạt động du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng.

- Khi người dân tham gia vào hoạt động du lịch sẽ tạo cho họ nghề nghiệp mới, phương thức sống mới, có thêm nguồn thu nhập mới sẽ giảm sức ép của họ đối với việc khai thác tự nhiên một cách bừa bãi.

- Nhận thức của cộng đồng thông qua giáo dục, tập huấn về du lịch, môi trường sẽ giúp kỹ năng tổ chức cuộc sống, lao động sản xuất, chất lượng cuộc sống được cải thiện, qua đó sẽ giảm đi lối sống dựa vào tự nhiên.Bảo tồn được tài nguyên du lịch.

b) Góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và hạ giá thành sản phẩm du lịch.

- Dân số đông, tăng nhanh, nguồn lao động trẻ khi tham gia hoạt động du lịch sẽ tạo ra sản phẩm du lịch có giá thành hợp lý.


- Cộng đồng dân cư cùng mang tới cho du khách những yếu tố mới lạ, đặc sắc, làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch.Tạo ra được môi trường du lịch hấp dẫn du khách (cả về tự nhiên và văn hóa).

1.1.2.7. Những tác động của hoạt động du lịch cộng đồng

a) Tác động tích cực:

* Kinh tế: Tận dụng được mọi tiềm năng của cộng đồng dân cư. Tạo ra thu nhập cho cộng đồng từ sự chi trả của khách qua việc xuất khẩu tại chỗ; tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm, kích thích, thúc đẩy các ngành kinh tế truyền thống phát triển. Phát triển kết cấu hạ tầng, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương qua việc sử dụng vốn đầu tư, viện trợ, sự giúp đỡ về công nghệ và kinh nghiệm cho phát triển kinh tế.

* Chính trị: Qua việc người dân tham gia vào các hoạt động du lịch cũng như các hoạt động chung khác sẽ nâng cao quyền dân chủ, tăng quyền lực quyết định cho cộng đồng. Đảm bảo quyền làm chủ trong quản lý tài nguyên và hưởng các nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch.

* VH - XH: Tuy phát triển du lịch nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa vốn có của các dân tộc bản địa. Tăng cường giao lưu văn hóa, nângcao nhận thức, tạo ra sự bình đẳng giới, khuyến khích việc thực hiện quyền trẻ em, giảm được những hủ tục. Tạo ra sự tôn trọng, tự hào, yêu quý văn hóa bản địa.Nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dịch vụ, kết cấu hạ tầng.

* Tài nguyên, môi trường: Khuyến khích bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài nguyên môi trường, tài nguyên văn hóa - lịch sử và tự nhiên. Khai thác tàinguyên có hiệu quả, hợp lý hơn.Tôn vinh các giá trị tài nguyên (qua quá trình thống kê, nghiên cứu lập hồ sơ quyết định xếp hạng, tuyên truyền quảng bá tài nguyên du lịch).

b)Tác động tiêu cực:

* Kinh tế: Đòi hỏi vai trò lãnh đạo, quản lý đối với chi phí vận hành cao hơn. Lợi nhuận thu được chỉ có thể làm lợi cho một số người hoặc chảy máu


các nguồn lực và thu nhập cho nhiều công ty du lịch. Gia tăng tình trạng lạm phát giá cả đất đai nhà ở, dịch vụ hàng hóa. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lao động có thể ảnh hưởng bởi tính mùa du lịch ngoài tầm kiểm soát của địa phương.

* VH - XH: Thu hút khách du lịch, đó là những người có lối sống vàquan niệm khác lạ, làm thay đổi các giá trị truyền thống, xung đột với truyền thống văn hóa bản địa. Cư dân địa phương phải chia sẻ nguồn tài nguyên với người ngoài địa phương. Gia tăng mối bất hòa giữa những người được hưởng lợi từ du lịch và không được hưởng lợi, trong nhiều trường hợp người dân chỉ được tham gia những công việc vất vả, có thu nhập thấp, trở thành người làm thuê, bị bóc lột, sự ràng buộc họ hàng bị rạn nứt. Làm gia tăng tệ nạn xã hội, tăng khoảng cách giàu nghèo.

Việc dung hòa những mâu thuẫn đó là một vấn đề nan giải, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động du lịch. Do đó, để người dân có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch thì cần phải mang lại lợi ích cho họ một cách rõ ràng, thực chất và công bằng, đặc biệt phải tạo cho họ một vị thế làm chủ thực sự.

* Về môi trường: Việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch sẽ làm thay đổi, giảm thiểu chất lượng tài nguyên, môi trường tự nhiên - văn hóa. Kết cấu hạ tầng nhanh chóng xuống cấp.

1.1.3. Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

1.1.3.1. Phát triển du lịch bền vững

Du lịch là dựa vào TNTN, nhân văn để hoạt động.Có khai thác hiệu quả và hợp lý nó thì du lịch mới phát triển lâu bền được. Từ khái niệm phát triển bền vững chung cho mọi ngành ta có thể suy ra được khái niệm phát triển du lịch bền vững. “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lýcác giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng


tới khả năng đáp ứng của thế hệ mai sau”. (Theo định nghĩa củaAntonio Machiado).Như vậy phát triển du lịch bền vững là việc phát triển về mặt kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo việc duy trì được sự toàn vẹn về môi trường tự nhiên và văn hoá.

Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững: Theo định nghĩa ở trên thì muốn phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

- Bền vững về kinh tế: Đây là một trong ba yều cầu đối với phát triển bền vững. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Thứ nhất nó phải bảo đảm sự tăng trưởng, phát triển ổn định và lâu dài, tạo ra được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thứ hai, kinh doanh du lịch phải góp phần tích cực vào phát triển của cộng đồng địa phương.

- Bền vững về xã hội: Du lịch phải có sự đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội, đảm bảo sự công bằng trong phát triển. Khách du lịch đến từ rất nhiềunơi khác nhau mang theo nhiều nền văn hoá khác nhau đến địa phương. Mặt tích cực của nó là người dân địa phương có thể hiểu hơn về nền văn hoá khác từ đó có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hoá. Nhưng mặt hạn chế là nếu để các nền văn hoá đó du nhập một cách tự do thì người dân có thể tiếp thu phải những yếu tố xấu, mất dần đi bản sắc văn hoá địa phương .Phát triển bền vững là bảo đảm quyền lợi của người dân, mọi người đều được tham gia vào kinh doanh để họ nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xoá đói giảm nghèo.

- Bền vững về môi trường: Du lịch cũng là một hình thức kinh doanh vì thế việc đảm bảo phát triển tốt về kinh tế, có lợi nhuận là một tất yếu. Tuy nhiên phát triển bền vững có nghĩa là phải có sự hài hoà giữa yếu tố kinh tế vàmôi trường.Không nên chỉ chú trọng vào phát triển kinh tế mà tìm mọi cách kể cả việc làm tổn hại nghiêm trọng đến tài nguyên.Bởi vì tài nguyên du lịch thường có sẵn và rất khó để phục hồi, thời gian phục hồi là rất lâu.

1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững phát triển du lịch cộng đồng

a. Tác động tới mức độ phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư


Việc thu hút được nhiều du khách, đặc biệt là khi du khách đến và tham gia DLDVCĐ tại các địa phương, sẽ mang lại một nguồn thu nhập lớn cho chính cộng đồng tại địa phương đó. Hầu hết các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho du lịch đều được cung ứng từ người dân tại địa phương, đó là lợi ích kinh tế mà du lịch mang lại. Tuy nhiên, thu nhập do DLCĐ mang lại có nhiều tính chất ưu việt so với các hình thức du lịch khác, do người dân địa phương sẽ là người hưởng lợi đầu tiên chứ không phải là các công ty du lịch hay các đối tượng khác.

DLCĐ không chỉ mang lại nguồn thu tạm thời cho người dân mà hứa hẹn một nguồn thu ổn định về lâu dài. Khác với các hình thức du lịch khác, chính vì DLCĐ chia sẻ lợi ích cho người dân, do đó DLCĐ cũng đặt trách nhiệm phải bảo tồn các giá trị văn hóa, thiên nhiên môi trường lên vai họ. Phân tích sâu hơn về khía cạnh lợi ích kinh tế thì việc phát triển DDVCĐ tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm (có thể là việc làm ổn định hoặc việc làm thêm lúc nhàn rỗi). Mặt khác, phát triển DLCĐ còn kéo theo hàng loạt sự phát triển của những ngành khác như: ngành nông nghiệp (khi lượng du khách đến địa phương tăng kéo theo việc tiêu thụ lương thực, thực phẩm tăng cao đột biến. Do đó nền nông nghiệp của địa phương cũng sẽ phải phát triển theo để đáp ứng kịp nhu cầu cả về số lượng và chất lượng thực phẩm cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, hay cho chính cộng đồng để phục vụ du khách, ngành xây dựng (trong khoảng thời gian đầu phát triển DLCĐ, cộng đồng địa phương rất cần xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương như đường xá, công trình thoát nước, công trình vệ sinh,...), ngành giao thông vận tải (khi lượng khách du lịch tăng lên nhu cầu về việc di chuyển của du khách cũng tăng cao).

Vì vậy, hình thức DLCĐ là một hình thức du lịch đem lại sự bền vững về mặt kinh tế cho các địa phương. Để đánh giá tình trạng kinh doanh và các lợi ích kinh tế từ DLCĐ mà địa phương khai thác được, người ta đề xuất bộ tiêu chí về kinh tế:


- Kinh doanh du lịch: Lượng du khách đến địa phương hàng năm; đánh giá của du khách về giá cả/ giá trị: bao gồm sản phẩm và mức độ hấp dẫn của DLCĐ địa phương; lai lịch du khách và thời gian lưu trú tại địa phương; phân loại du khách, tỷ lệ du khách qua trở lại; chi phí marketing của doanh nghiệp; số kênh marketing hiện có và tỷ lệ % du khách biết được thông tin này.

- Lợi ích việc làm và thu nhập: Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếpdo DLCĐ tạo ra; tỷ lệ người dân địa phương tham gia vào DLCĐ; thu nhập do DLCĐ đem lại.

- Tăng trưởng kinh tế cho địa phương: Doanh thu trực tiếp và gián tiếp từ DLCĐ; Tỷ lệ các hộ gia đình được hưởng lợi từ DLCĐ; tỷ lệ doanh thu từkhách nội địa và quốc tế.

b. Tính ổn định và phát triển của văn hóa - xã hội tại địa phương

Văn hóa là một tài nguyên vô cùng quý giá trong DLCĐ.Khách du lịch thường muốn tìm hiểu và hòa mình vào các hoạt động văn hóa của chính địa phương và DLCĐ tạo nên sự giao thoa giữa các nền văn hóa với nhau. Do vậy, việc đánh giá tính ổn định và sự phát triển của VH- XH tại địa phương là rất cần thiết. Việc đánh giá kịp thời sẽ cho biết sự ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài đến với nền VH - XH tại địa phương.Để rồi dựa vào đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống tại địa phương.

Có thể thấy rằng, khi có nguồn TNTN và văn hóa sẽ thu hút du khách đến và tạo ra thu nhập cho cộng đồng. Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách. Khi đó cộng đồng sẽ nhận ra rằng họ mất đi sự độc đáo về văn hóa thì nguồn hấp dẫn khách du lịch của họ sẽ bị giảm dần, kéo theo thu nhập của họ giảm xuống. Để điều đó không xảy ra thì cộng đồng sẽ phải tích cực tham gia vào các hoạt động để bảo tồn nguồn văn hóa đặc sắc của chính họ. Phát triển DLCĐ tức là dần dần trao trách nhiệm vào tay cộng đồng người dân. Do họ là người hưởng lợi đầu tiên nên đó sẽ là động cơ để họ tham gia bảo tồn chính bản sắc văn hóa của mình. Không chỉ có vậy, khi quyền

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí