Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Phát Triển Du Lịch Bền Vững‌

1.3.2. Các yếu tố tác động đến việc phát triển du lịch bền vững‌

1.3.2.1. Về kinh tế:‌

√. Tái cơ cấu các ngành kinh tế: Phát triển các ngành kinh tế bền vững sẽ góp phần phát triển ngành du lịch bền vững: Ngành nông lâm nghiệp phải định hướng để phát triển những sản phẩm phục vụ khách du lịch đạt chất lượng, với giá cao; có kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc từ rừng, tạo môi trường sinh thái bền vững cho phát triển du lịch. Phát triển ngành công nghiệp thông thường gây nên các hệ lụy cho môi trường sinh thái như:

mất rừng, gây ô nhiễm môi trường từ nước thải... do vậy để đảm bảo cho phát

triển du lịch bền vững thì các cấp chính quyền, các nhà quản lý cần phải xem xét thận trọng cho định hướng phát triển ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông lâm sản; khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ gắn với tham quan và bán sản phẩm cho khách du lịch. Thiết lập hệ thống thương mại, dịch vụ phù hợp để đáp ứng yêu cầu mua sắm và hưởng thụ cho du khách.

Đối với ngành du lịch, cần phải tái cơ cấu mạnh mẽ để phát triển bền vững, cụ thể: Phát triển sản phẩm du lịch đạt chất lượng theo hướng thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống; hướng vào các thị trường

khách du lịch có mức chi tiêu cao, có ý thức bảo vệ môi trường tôn trọng thiên

nhiên; giữ chân du khách để tăng số ngày lưu trú bình quân; giải quyết nhiều việc làm; đẩy mạnh liên kết phát triển... Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch (kể cả đầu tư Nhà nước, đầu tư doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác và cộng đồng cư dân địa phương), đó là những vấn đề quyết định đến phát triển du lịch bền vững.

√. Phát triển kinh tế địa phương: Chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng đến phát triển du lịch bền vững như: ban hành chính sách ưu đãi; cải

cách thủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; sự

thân thiện giữa chính

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 6

quyền với nhà đầu tư và du khách; tổ chức cho cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch; đầu tư cơ sở hạ tầng; tổ chức quảng bá xúc tiến du lịch; thiết lập các

mối liên kết; quản lý tài nguyên du lịch và đảm bảo an ninh trật tự tại địa

phương...các hoạt động này đều hướng đến tăng quy mô, chất lượng phục vụ, nhằm tăng thu nhập từ hoạt động du lịch tại địa phương, trong đó có khoảng đóng

góp vào ngân sách Nhà nước, tạo nguồn ngoại tệ....các chỉ tiêu này là minh chứng cho sự phát triển du lịch bền vững tại địa phương. Việc phát triển nhanh cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, y tế, giáo dục...phát triển mạnh các dịch vụ bưu điện, internet, tài chính, ngân hàng, dịch vụ đổi tiền... là yếu tố quyết định trong phát triển du lịch bền vững.

√. Đóng góp vào tăng thu nhập cho cộng đồng: Cộng đồng địa phương là

những người trực tiếp tham gia phục vụ khách du lịch, quản lý tài nguyên, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường... là những yếu tố quan trọng đến phát triển du lịch bền vững. Từ những hoạt động đó, đảo đảm cung cấp những lợi

ích kinh tế

đến tất cả

những người hưởng lợi và được phân bổ

một cách công

bằng, ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến đến sự thịnh vượng cho người dân và cộng đồng địa phương.

1.3.2.2. Về chính trị:‌

√. Đóng góp vào sự ổn định an ninh ­ chính trị: Sự ổn định về chính trị, đảm bảo an ninh luôn là sự lựa chọn hấp dẫn của các nhà đầu tư. Xu hướng hiện nay khách du lịch luôn tìm đến những nơi có điều kiện an ninh, chính trị ổn định, nhằm đảm bảo sự an toàn cho chuyến đi. Mặt khác, phát triển du lịch bền vững, nhằm tạo thu nhập cho cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, giữ vững môi trường... các yếu tố này sẽ góp phần rất lớn vào việc ổn định chính trị xã hội tại địa phương.

√. Đóng góp vào việc tăng cường, hoàn thiện thể chế: Yếu tố chính trị trong phát triển du lịch bền vững có thể hiểu là các cơ chế chính sách của nhà quản lý, chính quyền địa phương được áp dụng để khuyến khích phát triển du lịch từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: chính sách thuế, đất đai, quản lý đô thị, thị thực, xuất nhập cảnh, cải cách hành chính...Những chính sách tốt sẽ khuyến khích phát triển du lịch bền vững hoặc ngược lại sẽ kèm hãm sự phát triển hoặc phát triển không bền vững. Do vậy, các cấp cấp chính quyền luôn nhạy bén để hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.

√. Thúc đẩy sự giao lưu thân thiện giữa các bên: Phát triển du lịch bền vững sẽ tạo lợi ích cho các bên, từ đó rút ngắn khoảng các giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp; giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương. Sự thân thiện của

chính quyền địa phương đối với nhà đầu tư và khách du lịch để dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh. Nâng cao năng lực tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ phát triển như: tiếp cận quản lý đất đai, những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, tiếp cận nguồn vốn tín dụng... Là yếu tố hết sức quan trọng cho sự thành công của việc phát triển du lịch bền vững tại địa phương đó.

1.3.2.3. Về xã hội:‌

√. Đóng góp vào bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa: Xu hướng khách

du lịch ngày càng hướng đến gần gũi với văn hoá các dân tộc khác nhau để tìm

hiểu, nhưng không gây hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng.

Các công trình kiến trúc cổ

(nhà ở

cộng đồng, nhà ở

truyền thống, đình chùa...)

được trùng tu; các làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát huy giá trị gắn với du lịch; các đặc trưng văn hóa truyền thống được truyền đạt cho thanh niên; cộng đồng thấy tự hào khi khách du lịch tìm hiểu về văn hóa và giao lưu với họ. Phát triển du lịch bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi nhất để những giá trị văn hóa đó được bảo tồn và phát huy một cách tốt nhất. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour và chính quyền) lập kế hoạch hành động; kiểm tra, giám sát và giáo dục mọi người thực hiện.

√. Đóng góp vào phát triển năng lực địa phương: Tạo môi trường cho người dân địa phương có điều kiện giao tiếp với khách du lịch; tham gia vào các chương trình nâng cao nhận thức về du lịch; tiếp cận môi trường kinh doanh... sẽ góp phần nâng cao dân trí, hình thành văn hóa ứng xử thân thiện, tăng hiểu biết giữa các dân tộc và kỹ năng quản lý các hoạt động du lịch. Nâng cao năng lực cho các đối tượng như: doanh nghiệp du lịch địa phương, phụ nữ, thanh niên, các ban ngành khác...

√. Tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân giảm tệ nạn xã hội: Khuyến khích nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, bản địa tham gia vào hoạt động du lịch. Thu nhập của cộng đồng dân cư từ hoạt động du lịch ngày càng tăng sẽ có mặt tích cực là góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội, quản lý hoạt động du lịch tốt hơn (giảm tình trạng chèo kéo, tăng giá...) góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên, cơ sở hạ tầng phát triển.

√.Giới và bình đẵng xã hội: Phụ nữ được tham gia vào tất cả các hoạt động dịch vụ du lịch trên những cương vị khác nhau sẽ tạo sự bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập, vị thế xã hội của người phụ nữ được nâng lên.

1.3.2.4. Về môi trường:‌

√. Bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học: Sử dụng, khai thác tốt nhất các tài nguyên để phục vụ du lịch; có kế hoạch bảo tồn, nuôi dưỡng để không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, hệ sinh thái; bảo vệ tuyệt đối các di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học. Cụ thể: cấm săn bắt động vật hoang dã; lập quỹ cộng đồng về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên từ nguồn thu du lịch; có các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học...

√. Nâng cao ý thức vệ sinh môi trường cho người dân và khách du lịch: Phát triển du lịch đi đôi với việc quản lý chặt chẻ, hạn chế đến mức thấp nhất gây ô

nhiểm môi trường từ các hoạt động du lịch như: rác thải; dầu mỡ, khói bụi do

phương tiện giao thông thải ra trong quá trình phục vụ du lịch. Trồng cây xanh trong nhà dân và khu vực công cộng, có nội quy bảo vệ môi trường.

√. Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch thân thiện với môi trường: Nội dung hết sức quan trọng đó là công tác thiết kế, xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng du lịch phải đảm bảo theo quy hoạch được các nhà chức trách phê chuẩn. Quy hoạch này phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình, với mục tiêu là tạo ra một không gian sinh thái thân thiện với môi trường, kết hợp hài hòa với các yếu tố văn hóa ở vùng miền đó.

Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu dài hạn, cần phải có chiến lược phát triển hài hòa, quan tâm đến toàn cục, phối hợp đồng bộ các doanh nghiệp du lịch, chính quyền, khách du lịch và cộng đồng địa phương. Ngày nay, phát triển du lịch

bền vững là yếu tố không thể thiếu hội nhập quốc tế.

của phát triển

bền vững trong bối cảnh

1.3.3. Tiêu chí phát triển du lịch bền vững‌

Căn cứ vào bản chất và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững của Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc và Tổ chức du lịch thế giới đã đề xuất Bộ tiêu chuẩn đánh giả mức độ bền vững của phát triển du lịch như sau:

­ Quản lý bền vững, gồm: (1) Thực thi hệ thống quản lý bền vững phù hợp với thực tế, quan tâm đến chất lượng, môi trường, văn hóa ­ xã hội, sức khỏe và các vấn đề an toàn; (2) Tuân thủ pháp luật và các quy định quốc gia và quốc tế (sức khỏe, môi trường); (3) Người du lịch được giáo dục định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và sự an toàn; (4) Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng và có hành động điều chỉnh phù hợp; (5) Hoạt động xúc tiến chính xác, hoàn chỉnh và không hứa quá những gì có thể cung cấp; (6) Thiết kế và

xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng theo quy hoạch của địa phương; (7) Quan tâm

các di sản tự nhiên, văn hóa và khu vực phụ cận trong thiết kế, thi công; tôn trọng quyền tiếp cận và sử dụng đất; (8) Áp dụng các nguyên tắc của địa phương về xây dựng bền vững; (9) Cung cấp thông tin diễn giải về các di sản văn hóa, tự nhiên và hướng dẫn hành vi tích cực của du khách tại các điểm này.

­ Lợi ích xã hội và kinh tế cho cộng đồng địa phương: (1) Cổ vũ những sáng

kiến phát triển cơ

sở hạ

tầng, xã hội và cộng động;

(2) Sử

dụng lao động địa

phương và huấn luyện; (3) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán các sản phẩm dựa vào văn hóa, lịch sử và tự nhiên của địa phương và cung cấp dịch vụ cho du khách; (4) Có quy tắc xử sự phù hợp với các hoạt động của cộng đồng bản xứ; (5) Không khai thác lao động trẻ vị thành niên kể cả khai thác tình dục; (6) Bình đẳng trong sử dụng lao động nữ và cộng đồng thiểu số địa phương; (7) Tôn trọng các bảo hộ của Luật quốc gia, luật pháp quốc tế về lao động và mức lương tối thiểu;

(8) Các hoạt động không gây tổn hại các nguồn dự trữ cơ bản và vệ sinh cho cộng đồng.

­ Bảo tồn văn hóa: (1) Tuân thủ các hướng dẫn và quy tắc ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa, lịch sử nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách; (2) Đồ tạo tác khảo cổ, lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được phép; (3) Đóng góp cho bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp cận của cư dân địa phương; (4) Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng các tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc hoặc các di sản văn hóa trong kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.

­ Lợi ích cho môi trường: (1) Đánh giá hiệu ứng nhà kính từ các nguồn và tiến hành các thủ tục nhằm hạn chế; (2) Xử lý nước thải hiệu quả và sử dụng lại nếu có thể; (3) Quản lý chất thải rắn theo hướng cực tiểu loại thải nếu không sử dụng lại hoặc tái sinh; (4) Quản lý việc sử dụng hóa chất độc hại như thuộc trừ sâu, sơn, vật liệu chùi rửa, dùng các vật liệu thay thế hoặc vô hại nếu có thể; (5) Giảm ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, không khí và đất đai; (6) Nghiêm cấm tiêu thụ, mua bán các loại động vật hoang dã; (7) Không có động vật hoang dã bị giam giữ trừ khi có quy định khác; (8) Bảo tồn đa dạng sinh học; (9) Tương tác với các loài hoang dã không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng, cực tiểu vi phạm về sinh thái tự nhiên, đóng góp cho việc khôi phục và bảo tồn.

Cho đến nay, vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn thống nhất mang tính quốc tế về du lịch bền vững, nhất là ở cấp độ vùng và địa phương. Các tiêu chuẩn được thiết lập chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện của bên tham gia và họ sử dụng chúng trong kiểm định và cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp hoặc các địa phương làm du lịch. Bộ tiêu chuẩn được đề cập ở trên có ưu điểm là đề cập toàn diện các mặt hoạt động của du lịch bền vững nhưng có trở ngại lớn trong áp dụng vì có quá nhiều chỉ tiêu, trong khi đó năng lực đo lường và đánh giá của cán bộ các địa phương thuộc vùng còn nhiều hạn chế và bất cập.

Với lập luận như vậy, theo tác giả cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá

theo hướng đơn giản hơn, ít chỉ tiêu hơn và dễ đo lường và đánh giá hơn. Theo

hướng này, Bộ tiêu chuẩn đánh giá gồm 4 nhóm như sau:

√. Nhóm kinh tế

(1) Tăng trưởng thu nhập du lịch đều đặn trong nhiều năm liên tục.

(2) Số lượt khách du lịch tục tăng đều đặn trong nhiều năm liên tục.

√. Nhóm chính trị

(3) Mức độ thân thiện của chính quyền địa phương và nhân dân địa phương đối với du khách.

(4) Chính sách quản lý Nhà nước để phương.

phát triển du lịch bền vững tại địa

(5) Công tác an ninh, chính trị tại địa phương.

√. Nhóm xã hội

(6) Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành du lịch, và thu nhập từ các hoạt động du lịch của người dân địa phương.

(7) Tỷ lệ các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy.

√. Nhóm môi trường

(8) Tỷ lệ các tài nguyên du lịch thiên nhiên được khai thác và bảo tồn.

(9) Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải.

1.3.4. Hợp tác, liên kết vùng ­ yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển du lịch bền vững‌

1.3.4.1. Vùng lãnh thổ, vùng kinh tế và vùng du lịch‌

Vùng lãnh thổ là một phần bề mặt trái đất, chiếm một khoảng không gian nhất định, có phạm vi, giới tuyến nhất định, có hình thức kết cấu nhất định. Vùng là một thực tại khách quan ­ con người có thể nhận thức được thông qua các sắc thái đặc thù phân biệt với vùng xung quanh. Các thành phần cấu tạo nên vùng hoạt động như một hệ thống, giữa chúng có quan hệ chặt chẽ nhằm bảo đảm sự tồn tại phát triển của vùng.

Nếu phân vùng lãnh thổ, Việt Nam trước đây có 8 vùng lớn, đó là: (1) Đông Bắc Bộ, (2)Tây Bắc Bộ, (3) Vùng đồng bằng Sông Hồng, (4) Vùng Bắc Trung Bộ,

(5) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, (6) Vùng Tây Nguyên, (7)Vùng Đông Nam Bộ,

(8) Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngoài 4 thuộc tính tạo vùng lãnh thổ, vùng kinh tế nhấn mạnh đến chức

năng kinh tế ­ xã hội của vùng. Tiền đề tạo vùng là sự phân công lao động theo lãnh thổ căn cứ vào lợi thế phát triển của từng vùng. Cấu thành ngành nghề của vùng kinh tế gồm: Các ngành chuyên môn hoá gắn với sắc thái đặc trưng của địa phương, ngành hỗ trợ, kết cấu hạ tầng, các ngành phục vụ đời sống của dân cư tại chỗ...

Kết cấu không gian, lãnh thổ: gồm 2 phần, phần lõi hay hạt nhân trung tâm và phần vỏ hay ngoại vi của vùng. Hai phần này quan hệ chặt chẽ với nhau, sức hút của yếu tố hạt nhân đến đâu thì ranh giới của vùng đến đó.

Theo Quyết định 201/QĐ­TTg, ngày 22/01/2013 của Thủ Tướng Chính phủ thì Việt Nam có 7 vùng du lịch, gắn với tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của vùng, đó là:

(1). Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang.

(2). Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gồm 11 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh.

(3). Vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

(4). Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Đà

Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

(5). Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

(6). Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa ­ Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.

(7). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang.

1.3.4.2. Xác định các bên tham gia hợp tác, liên kết trong hoạt động du lịch‌

Ở các cấp độ, phạm vi hợp tác, liên kết khác nhau thì các bên tham gia có thể khác nhau chút ít, tuy nhiên thường gồm các loại đối tác sau:

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí