nhiệt tình, trung thực của các nhân viên khách sạn/nhà hàng khi đến với du lịch Bình Thuận.
Khách du lịch nội địa khá hài lòng đối với điểm đến Bình Thuận, tuy nhiên khách du lịch hiện nay đến Bình Thuận vẫn chỉ dừng lại ở nhu cầu tham quan là cơ bản và lượng khách có ý định sẽ quay lại Bình Thuận còn khá khiêm tốn.
Hiện trạng tự phát trong kinh doanh còn phổ biến, dẫn đến tình trạng lộn xộn trong kinh doanh làm mất lòng tin của khách du lịch, nhất là khi họ đi mua sắm hàng hóa lưu niệm.
Tóm tắt chương 2
Qua việc phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận, có thể nói rằng so với các địa phương khác trong cả nước thì Bình Thuận có rất nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch. Vì vậy việc ưu tiên phát triển du lịch là hướng đi rất đúng đắn của tỉnh Bình Thuận.
Bên cạnh những vấn đề đã làm tốt thì vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy mà du lịch tại tỉnh Bình Thuận trong những năm qua phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề chính sau đây:
- Nghiên cứu đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Bình Thuận.
- Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Nguồn Tham Khảo Để Quyết Định Đi Du Lịch Của Khách Nội Địa
- Khảo Sát Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Nội Địa Tại Tỉnh Bình Thuận
- Kết Quả Khảo Sát Theo Từng Nội Dung Câu Hỏi ( Dựa Vào Bảng Tổng Hợp Các Ý Kiến Phản Hồi Của Khách Du Lịch Trong Phần Câu Hỏi Có Sự Lựa Chọn
- Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận - 12
- Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa trong những năm vừa qua.
Từ chương 1 và 2 sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với tỉnh Bình Thuận trong tương lai.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG
CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
3.1. Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với tỉnh Bình Thuận
3.1.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch mới
Tiếp tục phát triển đa dạng về loại hình, sản phẩm du lịch; phát triển mở rộng địa bàn du lịch trên cơ sở khai thác tối đa tài nguyên du lịch nổi bật của từng vùng, miền trong tỉnh, thu hút nhiều đối tượng khách du lịch và đến thường xuyên trong năm.
Tiếp tục khuyến khích, thu hút đầu tư tạo ra sự đa dạng, phong phú về loại hình, sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách du lịch, trong đó tập trung phát triển mạnh loại hình nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng kết hợp thể thao hiện đại phục vụ đối tượng khách du lịch có khả năng chi trả cao, thời gian lưu trú dài như: lướt ván buồm, lướt ván diều, lặn biển, thuyền buồm, golf, đua ô tô công thức 1...
Chú ý phát triển các loại hình du lịch MICE, du lịch TEAM BUILDING, du lịch sinh thái vùng rừng núi kết hợp nghiên cứu đời sống văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; du lịch kết hợp điều trị dưỡng bệnh, chăm sóc sức khỏe, spa…
Tiếp tục nâng cao chất lượng du lịch khu vực Hàm Tiến – Mũi Né; tạo điều kiện phát triển nhanh du lịch phía Nam Phan Thiết đến La Gi, từng bước phát triển du lịch Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc và đảo Phú Quý. Thu hút đầu tư khai thác du lịch sinh thái núi, rừng, hồ Hàm Thuận – Đa Mi, Thác Bà; khai thác tốt hơn loại hình du lịch tín ngưỡng ở La Gi, Tuy Phong. Trên cơ sở đó phát triển các tour du lịch nội tỉnh và nối tour với thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang.
Các sản phẩm khác của Bình Thuận như các món ăn, đặc sản, ẩm thực địa phương… các dịch vụ khác thì khách du lịch chưa đánh giá cao. Vì vậy trong thời gian tới các nhà quản lý, các doanh nghiệp cần quan tâm và có chiến lược kinh doanh hợp lý các sản phẩm dịch vụ khác làm đa dạng sản phẩm du lịch Bình Thuận
để đáp ứng nhu cầu của du khách. Chú ý các loại hình vui chơi giải trí, thể thao phù hợp với đặc thù của vùng biển, vùng rừng núi mà thiên nhiên ưu đãi. Cần phát triển mạnh các loại hình dịch vụ ẩm thực truyền thống, đặc sản của Phan Thiết- Bình Thuận, nhất là các loại đặc sản biển, đặc thù Bình Thuận ( như con Dông khu lê, Cua huỳnh đế Tuy phong, nước mắm Phan Thiết…). Xây dựng khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng có của Bình Thuận để phục vụ tốt nhu cầu phong phú, đa dạng của khách du lịch. Xây dựng những sản phẩm du lịch nhân tạo với quy mô lớn, mang những đặc trưng riêng, đặc biệt là những sản phẩm du lịch độc đáo đáp ứng nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng của du khách có thu nhập cao. Những sản phẩm du lịch nhân tạo như sân khấu nhạc nước, các sân khấu biểu diễn ca nhạc hiện đại, trung tâm thể thao tiêu chuẩn quốc tế.
3.2.2. Giải pháp về giá cả, dịch vụ hợp lý
Yếu tố giá cả dịch vụ hợp lý tác động mạnh thứ 2 đến mức độ lựa chọn điểm đến du lịch Bình Thuận của khách du lịch nội địa. Giá cả dịch vụ hàng hóa du lịch Bình Thuận chưa thật sự làm hài lòng khách du lịch khi chọn Bình Thuận là điểm đến du lịch. Vì vậy chính quyền địa phương cần có giải pháp tăng cường công tác quản lý thị trường, để kiểm soát chất lượng, giá cả. Thường xuyên kiểm tra việc niêm yết công khai các loại giá về dịch vụ, có biện pháp tích cực để tuyệt đối không để tình trạng “chặt, chém” khách.
3.2.4. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch bằng nhiều hình thức; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ cả về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp; coi trọng chất lượng đào tạo đồng thời thu hút mạnh nhân lực du lịch có chất lượng cao từ ngoài tỉnh để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng.
Quan tâm bồi dưỡng, tập huấn công tác quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức viên chức làm công tác quản lý du lịch nhất là ở cấp huyện, thị xã, thành phố.
Tăng biên chế công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về du
lịch ở cấp huyện trước mắt là các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết. Đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động các Ban quản lý Khu du lịch; tổ chức lực lượng Thanh niên xung kích bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch ở các địa bàn trọng điểm theo hướng xã hội hoá.
Đánh giá lại trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong ngành, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên mở các lớp thi tay nghề, nâng cao ý thức giao tiếp, nghiệp vụ của đội ngũ lái taxi, nhân viên bán hàng, nhân viên bảo vệ, phục vụ khách sạn, nhân viên tại các khu du lịch.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Kiến nghị với chính quyền địa phương
Tiếp tục khai thác, đầu tư những khu du lịch sinh thái tự nhiên và những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu… là những công việc mà du lịch Bình Thuận nên tiếp tục đầu tư, phát triển. Với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như các tỉnh Nam Trung bộ khác. Bình Thuận có những bãi biển đẹp, trong sạch, còn hoang sơ, thích hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao ven biển quanh năm. Có nhiều vùng đồi núi thấp, địa hình đa dạng, sinh vật phong phú, có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu động thực vật học. Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng tắm bùn khoáng tại các mỏ khoáng thiên nhiên. Để thực hiện điều đó thì chính quyền địa phương cần đẩy mạnh việc thu hút đầu tư du lịch bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực dành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tập trung xây dựng các điểm du lịch đặc thù, thiết kế những điểm du lịch có diện tích rộng để du khách có thể vừa tham gia cắm trại, họp mặt, vừa tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên của vùng đất Bình Thuận. Cần xác định một cách cụ thể tiềm năng, thế mạnh của địa phương và thể hiện một cách xuyên suốt trong tầm nhìn quy hoạch tổng thể của tỉnh để phát triển du lịch bền vững, tránh việc cấp phép đầu tư ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu khoa học sẽ làm phá vỡ bản sắc riêng của địa phương.
Tập trung thu hút đầu tư bằng những chính sách hợp lý, hấp dẫn hơn nhằm
thu hút những dự án lớn, nhanh chóng xây dựng các trung tâm giải trí lớn tại những khu du lịch trọng điểm. Phải chú ý quản lý tốt giá cả hàng hóa, dịch vụ tại các khách sạn và các khu du lịch, tránh tình trạng tự ý nâng giá quá cao trong những dịp lễ lớn gây ảnh hưởng tâm lý không tốt cho khách du lịch.
Cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng có vai trò quan trong trong phát triển du lịch. Nhưng mức độ đánh giá và cảm nhận của khách du lịch về yếu tố này đối với du lịch Bình Thuận thấp, ở mức trung bình. Vì vậy chính quyền địa phương cần phải có giải pháp thu hút mạnh đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhanh chóng thảo gỡ khó khăn cho các dự án du lịch để sớm triển khai đi vào hoạt động. Tỉnh cần dành ngân sách thỏa đáng để đầu tư hạ tầng giao thông, điện… nhất là sớm hoàn thành đưa vào sử dung khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, Trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia, hoàn thiện hạ tầng Thủ đô Resort Hàm Tiến- Mũi Né…, Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh các loại phương tiện giao thông vận chuyển, tạo điều kiện đi lại thuận tiện và an toàn cho du khách. Đầu tư hạ tầng bưu chính, viễn thông phục vụ nhu cầu thông tin, liên lạc đa dạng của du khách.
3.2.2. Kiến nghị với các doanh nghiệp lữ hành du lịch, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch
Thực hiện các giải pháp mạnh nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ở Hàm Tiến – Mũi Né; chú trọng khuyến khích phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, ăn uống, mua sắm để nâng cao chất lượng du lịch khu vực Hàm Thuận Nam, La Gi, Tuy Phong…
Chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch cần quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe và đảm bảo an ninh trật tự cho du khách, hạn chế tình trạng lợi dụng ăn xin, xin đểu, thách giá, chèo kéo khách…. Bố trí nhân viên bảo vệ, cứu hộ chuyên nghiệp, trật tự an toàn xã hội bảo đảm, không có tệ nạn xã hội, cướp, giật… Tại các khu vui chơi giải trí, trung tâm, cơ sở du lịch, bãi tắm trang bị đầy đủ thiết bị cứu hộ, cứu nạn, thiết bị y tế cần thiết cho nhân viên. Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ bảo vệ về kỹ năng bảo vệ
chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cũng phải bố trí đầy đủ lực lượng Công an, cảnh sát đủ mạnh để ngăn chặn, giải quyết tốt các tình huống xấu phát sinh đem lại niềm tin cho du khách.
Tiếp tục hỗ trợ triển khai các dự án đầu tư khôi phục các làng nghề sản xuất truyền thống như chế biến nước mắm, dệt thổ cẩm, gốm Chăm… gắn với hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch tham quan và hình thành các tour tham quan, mua sắm của du khách.
Bảo đảm an toàn cho khách du lịch: Thực hiện việc mua bảo hiểm cho du khách, hoàn thiện nhiều kênh thông tin cho khách hàng, xây dựng các trạm thông tin giúp đỡ khách du lịch xử lý những sự cố hoặc các nhu cầu cần thiết như: trạm thông tin tại sân bay, nhà ga, bến tàu, tại các đường phố trung tâm, tại các điểm du lịch.
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3, tác giả đã tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu về du lịch Bình Thuận như sau:
Phương hướng, định hướng, mục tiêu phát triển du lịch và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch tại tỉnh Bình Thuận.
Một số kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, với Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận.
Tất cả nội dung của chương 3 nhằm tạo điều kiện để ngành du lịch tỉnh Bình Thuận ngày càng phát triển trong thời gian tới nhằm thu hút thật nhiều khách du lịch nội địa đến với Bình Thuận để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đồng thời xây dựng Bình Thuận thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.
KẾT LUẬN
Du lịch được gọi là ngành công nghiệp không khói, vai trò của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế xã hội rất quan trọng. Bình Thuận cũng như một số địa phương có ngành du lịch phát triển cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của mình. Bên cạnh ngành công nghiệp, ngành du lịch cũng đã được tỉnh quan tâm đặc biệt. Mục tiêu phát triển ngành này trong giai đoạn tới là rất rõ ràng, cụ thể, tỉnh Bình Thuận mong muốn đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Điều này chỉ trở thành hiện thực khi ngành du lịch tỉnh thực hiện được những mục tiêu phát triển phù hợp với tiềm năng và lợi thế của mình nhằm thu hút lượng lớn khách du lịch nội địa đến với tỉnh Bình Thuận. Tỉnh cũng cần phải có những giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu của mình. Đây là nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trong ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận. Xuất phát từ thực tế đó, luận văn của tôi đã đóng góp được những vấn đề chính sau đây:
1. Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về du lịch.
2. Phân tích thực trạng của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận, tiềm năng phát triển ngành du lịch của tỉnh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách du lịch nội địa tại tỉnh Bình Thuận.
3. Đề xuất những kiến nghị đối với lãnh đạo tỉnh Bình Thuận nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện tại. Tạo cơ sở để các mục tiêu đề ra được thực hiện thành công.
Luận văn của tôi mang ý nghĩa thiết thực, đó là những vấn đề mà tôi đã nghiên cứu trong thời gian qua. Các giải pháp nếu được thực hiện đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh chóng và sẽ đạt được những mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên luận văn của tôi cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định do thời gian chuẩn bị, kiến thức và quy mô của luận văn. Rất mong quý Thầy Cô thông cảm. Xin chân thành cảm ơn!
Luận văn của tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề tổng quát nhằm nâng cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với tỉnh Bình Thuận chứ không đi sâu vào các vấn đề mang tính chuyên môn. Chính vì thế để ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam thì việc nghiên cứu thêm nhiều vấn đề mang tính chuyên sâu là rất cần thiết.