Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy nông nghiệp việt trung - 5

Từ biểu đồ ta có thể thấy được hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Năm 2011, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm 77,42%, năm 2012 là 81,36%. Năm 2012 tỷ trọng hàng tồn kho tăng 3,94% so với năm 2011. Do năm 2012 công ty bán được ít hàng hơn nên sản xuất ít. Nhưng cũng vì thế, các khoản cho khách hàng nợ hay thuế GTGT được giảm trừ ít đi làm cho tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng lên. Năm 2013, tỷ trọng hàng tồn kho tăng 8,24% so với năm 2012. Do năm 2013 lượng hàng tồn kho tăng lên do doanh nghiệp có những dự đoán không chuẩn xác làm cho doanh nghiệp sản xuất nhiều nhưng doanh thu lại thấp đi. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 chiếm 1,76% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, năm 2012 chiếm 5,02%, năm 2013 chiếm 6,19%. Năm 2012, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 3,26% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1,17% so với năm 2012. Việc tăng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền sẽ làm tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty nhưng lại làm mất đi cơ hội đầu tư kiếm lời trên thị trường của công ty. Tỷ trọng các khoản phải thu năm 2011 là 17,89%, năm 2011 là 13,27%, năm 2012 là 5,81%. Qua 3 năm tỷ trọng các khoản phải thu đều giảm và giảm nhiều hơn qua mỗi năm. Điều này là do công ty bán được ít hàng hơn nên việc phải thu khách hàng giảm mạnh cũng như các khoản phải thu khác. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác năm 2010 là 2,93%, năm 2011 là 0,35%, năm 2012 là 0,4%. Qua các năm tài sản ngắn hạn khác có nhiều biến đổi là do doanh nghiệp kinh doanh hơn nên khấu trừ thuế GTGT cũng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, trong năm 2013 doanh nghiệp được hoàn lại số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp thừa khiến cho tài sản ngắn hạn khác tăng lên.

2.3.2. Thực trạng quản lý tiền mặt tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

Biểu đồ 2.6. Quy mô tiền mặt tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung

ĐVT: Đồng


12.000.000.000


10.000.000.000


9.056.779.218

10.592.192.477


8.000.000.000


6.000.000.000


4.000.000.000

4.526.335.114


Tiền và các khoản tương đương tiền


2.000.000.000


0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013

39



Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty là 4.526.335.114 đồng. Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền tăng 4.530.444.104 đồng tương ứng với 100,09% so với năm 2011. Năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền là 10.592.192.477 đồng tăng 1.535.413.259 đồng tương ứng với 16,95% so với năm 2012. Có thể thấy qua mỗi năm công ty lại dự trữ nhiều tiền và các khoản tương đương tiền trong công ty. Điều này cho thấy công ty đang thực hiện chính sách tích lũy các tài sản có tính thanh khoản cao hơn để có thể chi trả những khoản nợ trong ngắn hạn một cách dễ dàng. Tuy nhiên việc nắm giữ nhiều tiền và các khoản tương đương tiền cũng gây ra bất lợi khi những khoản này có khả năng sinh lời thấp và dễ làm mất đi những cơ hội của doanh nghiệp.

Chính vì thế, trong những năm gần đây công ty chú trọng hơn tới việc nắm giữ tiền thông qua tài khoản ngân hàng để có thể sử dụng hay cất giữ một cách an toàn và sinh lời nhiều hơn.

Bảng 2.5. Cơ cấu tài sản tiền

ĐVT: Đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Tiền mặt

1.458.205.212

32,22

1.515.623.168

16,73

1.489.233.179

14,06

Tiền gửi

ngân hàng

3.068.129.902

67,78

7.541.156.050

83,27

9.102.959.298

85,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy nông nghiệp việt trung - 5

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013 Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy tiền mặt trong két của doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ và giữ ở mức ổn định qua các năm. Cụ thể vào thời điểm 31/12/2011 tiền mặt trong két tại doanh nghiệp là 1.458.205.212 đồng. Đến năm 2012 số lượng tiền là 1.515.623.168 đồng tăng 57.417.956 đồng tương đương tăng 3,94%. Năm 2013 lượng tiền mặt trong két tại doanh nghiệp giảm 26.389.989 tương đương giảm 1,74% so với năm 2012. Có thể nói lượng tiền mặt trong két luôn được doanh nghiệp giữ ở mức vừa phải và ổn định qua các năm chủ yếu để thanh toán những khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp khi không thể sử dụng qua hệ thống tiền trong ngân hàng. Trong khi đó, lượng tiền gửi ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu tiền tại doanh nghiệp. Năm 2011, lượng tiền gửi ngân hàng là 3.068.129.902 chiếm 67,78%. Đến năm 2012, lượng tiền này tăng thêm 4.473.026.148 tương đương tăng 145,79% chiếm tỷ trọng 83,27%. Vào năm 2013 số tiền nầy lên đến 9.102.959.298 chiếm 85,94% trong co cấu tiền của danh nghiệp. Nguyên nhân là do mỗi năm tiền và các khoản tiền của doanh nghiệp tăng lên nhưng lượng tiền mặt trong

40

két lại luôn ổn định. Điều này cho thấy doanh nghiệp muốn những khoản tiền này của mình có thể được sinh lời dù khả năng sinh lời là không cao nhưng vẫn mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, doanh nghiệp mở các tài khoản tại 9 ngân hàng trong nước, áp dụng việc thanh toán các khoản thu chi của mình qua tài khoản ngân hàng nhằm đảm bảo cho việc thanh toán được an toàn và dễ dàng đã làm cho lượng tiền trong doanh nghiệp phần nhiều là trong các tài khoản ngân hàng. Cách áp dụng chính sách quản lý tiền thông qua các ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý một cách dễ dàng, an toàn cũng như giảm thiểu các chi phí phát sinh và tăng lợi ích từ các mức lãi suất với từ các tài khoản thanh toán và tài khoản tiền gửi hơn là việc để tiền nằm yên trong két của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tiền gửi ngân hàng cao cũng sẽ làm giảm khả xử lý nhanh chóng các kế hoạch kinh doanh đang xấu đi.

Trong những năm gần đây, công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung áp dụng thêm chính sách chậm trả lương cho nhân viên để giảm cầu tiền trong một ngày cho công ty và làm cho áp lực về tiền khi có những việc đột xuất phải chi ít xảy ra hơn vì công ty giữ tiền chủ yếu trong tài khoản ngân hàng. Việc quản lý thu chi cũng được công ty rất coi trọng. Công tác thu chi của doanh nghiệp hoạt động rất chặt chẽ và nguyên tắc. Việc thu tiền hay chi tiền đều được kế toán của công ty làm sổ sách khá rõ ràng. Khi tiền được thu về công ty hay được báo có trên tài khoản tại các ngân hàng, bộ phận kế toán xử lý các hóa đơn chứng từ liên quan đồng thời báo cáo lên phó giám đốc phụ trách kinh tế để đưa tiền nhập quỹ hay xác nhận số tiền trên tài khoản ngân hàng vào sổ sách. Khi chi tiền các trưởng bộ phận thông qua các giấy đề nghị chi tiền nộp lên trên phó giám đốc phụ trách kinh tế để bộ phận kế toán chi tiền. Với những khoản chi được chi tiết với mục đích sử dụng nhằm tránh các khoản chi sai mục đích hay lợi dụng chiếm đoạt tài sản của công ty.

Như vậy có thể nói công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung đã có những cách quản lý rất khéo léo và hiệu quả tuy nhiên những chính sách quản lý này chưa được cụ thể mà chỉ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tế nên còn nhiều hạn chế. Việc không sử dụng một công cụ quản lý tài chính cụ thể nào sẽ làm cho công tác quản lý thiếu đi tính linh hoạt và làm giảm khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn.

2.3.3. Thực trạng quản lý khoản phải thu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các doanh nghiệp có thể khác nhau, thông thường chúng chiếm tỷ trọng cao trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu và tình hình các khoản phải thu cho phép ta đưa ra những nhận xét về chính sách tín dụng thương mại và thu hồi nợ của doanh nghiệp.

41


Biểu đồ 2.4. Biểu đồ các khoản phải thu tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung

ĐVT: Đồng


50.000.000.000

45.000.000.000

40.000.000.000

35.000.000.000

30.000.000.000

25.000.000.000

20.000.000.000

15.000.000.000

10.000.000.000

5.000.000.000

0


Năm 2011 Năm 2012


Năm 2013


phải thu khách hàng

trả trước cho người bán

phải thu khác


Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013 Từ biểu đồ ta thấy khoản phải thu khách hàng trong cả 3 năm chiềm phần lớn trong các khoản phải thu. Năm 2011 chiếm 97,83%, năm 2012 chiếm 97,14%, năm 2013 là 88,34% các khoản phải thu. Năm 2012, các khoản phải thu khách hàng là 23.248.134.013 đồng giảm 21.924.451.294 đồng tương ứng với 48,53% so với năm 2011. Năm 2013, khoản mục mục này tiếp tục giảm 14.467.110.613 đồng tương đương với 62,23%. Việc kinh doanh thua lỗ làm cho doanh nghiệp thắt chặt hơn chính sách tín dụng với khách hàng chính vì thế các khoản phải thu khách hàng cũng giảm đi đáng kể. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm đi chi phí quản lý nợ cúng như giảm

thiểu các rủi ro tài chính thường gặp. Công ty áp dụng chính sách tín dụng như sau: Đối với người mua hàng là cá nhân thì công ty sẽ không cung cấp tín dụng.

Đối với khách hàng là các công ty xây dựng thì tùy theo số lượng mua hàng sẽ được công ty cung cấp tín dụng. Chính sách trả chậm thường áp dụng tại doanh nghiệp là x/15 net 40. Trong đó: x là tỷ lệ chiết khấu mà công ty cho khách hàng được hưởng trong vòng 15 ngày kể từ khi khách hàng nhận hóa đơn, bàn giao hàng hóa (tỷ lệ chiết khấu sẽ dao động trong khoảng từ 0,1 – 0,3% thùy theo từng đối tượng khách hàng và số lượng hàng). 40 là số ngày trả chậm tối đa mà công ty cho phép khách hàng nợ.

Khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán như trong hợp đồng nếu thanh toán trong vòng 15 ngày. Sau thời gian đó sẽ không được hưởng mức chiết khấu thanh toán này nữa. Sau 40 ngày mà khách hàng chưa trả nợ thì khi thanh toán khách hàng


42

phải chịu lãi suất phạt như lãi suất bình quân liên ngân hàng mà ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán trên số tiền nợ.

Trong 3 năm gần đây khoản mục trả trước người bán có dấu hiệu tăng lên. Năm 2012 tăng 18.541.110 đồng tương đương 2,91%. Năm 2013 tăng 444.516.393 đồng tương đương 67,81%. Kinh tế gặp nhiều những khó khăn chính vì thế các nhà cung cấp muốn đảm bảo cho sự kinh doanh, giảm thiểu các rủi ro của mình nên khoản mục trả trước cho người bán tăng lên qua các năm. Hơn thế nữa các nhà cung cấp đưa ra những chính sách ưu đãi và hợp lý hơn cho các doanh nghiệp trả trước nên công ty cũng muốn năm lấy cơ hội sinh lời này nên đã tăng số tiền trả trước này lên.

Các khoản phải thu khác cũng có những biến động khách nhau qua mỗi năm. Năm 2012 giảm 335.108.379 đồng tương đương với 91,97% so với năm 2011. Nguyên nhân là do cuối năm 2011 công ty phát hiện một lượng lớn tài sản thiếu nhưng chưa xác định được nguyên nhân. Đến năm 2012 số tài sản này đã được phát hiện ra do bên phía nhà cung cấp gửi thiếu hàng hóa so với hóa đơn và đã được phía nhà cung cấp gửi trả nên khoản này đã giảm đi một lượng đáng kể. Tuy nhiên đến năm 2013, khoản mục này lại tăng lên 29.760.950 đồng tương đương 101,67% so vói năm 2012. Trong năm 2013 công ty có tham gia một số hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn kết thúc ngay trong năm 2013 và có thu được lãi từ khoản đầu tư này nên phải thu khác tăng lên.

2.3.4. Thực trạng quản lý hàng tồn kho tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung giai đoạn 2011-2013

Cũng như các doanh nghiệp khác, mục đích giữ hàng trong kho của công ty là để đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa ngay lập tức của khách hàng. Chính vì thế, hàng lưu kho luôn được công ty quan tâm.

Biểu đồ 2.8. Quy mô hàng lưu kho công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung

ĐVT: Đồng


199.847.804.615

146.704.721.667

149.847.071.655

250.000.000.000


200.000.000.000


150.000.000.000


100.000.000.000


hàng tồn kho


50.000.000.000


0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013

43


Nhìn vào sơ đồ ta thấy, hàng tồn kho của công ty năm 2011 là 199.847.804.615 đồng, năm 2012 là 146.704.721.667 đồng. Năm 2012 hàng tồn kho giảm 53.143.082.948 đồng tương ứng với 26,59% so với năm 2010. Do năm 2012 doanh thu bán hàng giảm và giá vốn hàng bán cũng giảm theo nên chứng tỏ rằng số lượng sản phẩm của công ty bán ra là ít hơn nên công ty đã sản xuất ít hơn và giảm lượng hàng hóa dự trữ trong kho. Tuy nhiên, đến năm 2013 hàng tồn kho của công ty tăng 3.142.349.988 đồng tương ứng với 2,14% so với năm 2012. Sản phẩm mà công ty đang kinh doanh chịu tác động của yếu tố mùa vụ nên việc công ty muốn tăng khả năng cạnh tranh bằng cách sản xuất ra nhiều mặt hàng với số lượng lớn nhưng lại bán được ít hơn nên gây ra lượng hàng tồn kho tăng lên. Việc này gây ra nhiều tổn thất cho công ty do hàng bị tồn đọng và phải tăng lên chi phí bảo quản, lưu trữ.

Bảng 2.6. Cơ cấu hàng tồn kho của công ty TNHH Máy Nông nghiệp Việt Trung

ĐVT: Đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)


Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Hàng hóa

16.647.322.124

8,33

14.157.005.641

9,65

12.047.704.561

8,04

Nguyên vật

liệu

41.448.434.677

20,74

36.280.077.668

24,73

34.674.612.381

23,14

Chi phí kinh doanh

dở dang


141.752.047.813


69,93


96.267.638.358


65,62


103.124.754.713


68,82

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013

Nhìn vào bảng trên ta có thế thấy quy mô của các loại hàng tồn kho đều giảm, tuy nhiên, tỷ trọng có những thay đổi khác nhau qua mỗi năm. Qua các năm, lượng hàng hóa và nguyên vật liệu lưu kho giảm đi. Nguyên nhân là do kinh tế khủng hoảng, kinh doanh khó khăn nên công ty cũng sản xuất cầm chừng hơn, nguyên vật liệu nhập mua cũng hạn chế hơn, lượng hàng hóa sản xuất ra và tồn lại kho cũng ít đi. Tuy nhiên tỷ trọng hàng hóa, nguyên vật liệu trong hàng tồn kho lại có sự thay đổi. Năm 2012 tỷ trọng hàng hóa tăng 1,32% đến năm 2013 lại giảm 1,61%. Tỷ trọng nguyên vật liệu trong năm 2012 tăng 3,99%, năm 2013 giảm 1,59%. Việc tổng hàng tồn kho có sự tăng giảm khác nhau nhưng hàng hóa và nguyên vật liệu giảm với mức khá giống nhau qua các năm nên tỷ trọng có sự thây đổi. Chi phí kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho của công ty cho thấy tính chất của một công ty sản xuất.


44

Tỷ trọng này qua các năm có sự thay đổi nhưng không nhiều cho thấy doanh nghiệp luôn duy trì tỷ trọng các bộ phận trong hàng tồn kho một cách ổn định.

Có thể nói hàng lưu kho là một chỉ tiêu lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Chính vì thế, công tác quản lý hàng tồn kho cũng là một vấn đề mà công ty rất lưu tâm và sử dụng mô hình A-B-C để quản lý tài sản này.

Bảng 2.7. Tỷ trọng đầu tư, giá trị hàng hóa tồn kho của công ty TNHH Máy

Nông nghiệp Việt Trung

ĐVT: %


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

- Động cơ Diesel

33,15

27,05

34,74

27,60

31,12

23,99

- Máy kéo cầm tay

18,92

63,46

19,12

64,46

20,01

66,88

- Hàng hóa khác

47,93

9,49

46,14

7,94

48,87

9,13

Nguồn: phòng kế toán

Theo bảng số liệu trên, hàng hóa được đưa xếp loại như sau: các loại máy kéo cầm tay được xếp vào nhóm A, các loại động cơ diesel được xếp vào nhóm B, các hàng hóa khác được xếp vào nhóm C. Máy kéo cầm tay là loại hàng hóa có giá trị lớn (chiếm trên 60% tổng giá trị hàng tồn kho trông các năm) nhưng lại chiếm lượng không lớn trong kho nên được xếp vào nhóm A nhằm có thể quản lý thường xuyên để không mất giá trị, gây tổn thất lớn. Động cơ diesel có rất nhiều mẫu mã chủng loại khác nhau trong kho nhưng lại có giá trị không quá cao nên được xếp vào nhóm B. Nhóm C là các hàng hóa khác bao gồm máy xay, củ xát, máy bơm nước…Đây là những mặt hàng có giá trị nhỏ nhưng lại có lượng tiêu thụ lớn hơn nên được dự trũ ở mức lớn nhất nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng áp dụng mô hình này với nguyên vật liệu tồn kho. Các nguyên vật liệu chính cấu thành nên bộ phận chính của máy móc như thân máy động cơ, trục cam động cơ, lò xo ga động cơ,… là những nguyên vật liệu tồn kho với số lượng không nhiều nhưng giá trị lại lên tới trên 72% nên được xếp vào nhóm A. Các nguyên vật liệu chính khác như bu lông, xích nhíp,…được xếp vào nhóm B vì đây là những nguyên vật liệu có giá trị thấp hơn và số lượng dduocj mua về kho cũng nhiều hơn. Nhóm C là các vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Đây là các nguyên vật liệu có giá trị thấp khoảng 7-9% nhưng lại chiếm số lượng lớn, không tham gia trực tiếp cấu thành nên máy móc nên không được theo dõi thường xuyên. Riêng chi phí kinh doanh dở dang sẽ được bộ phận kế toán quản lý theo dõi và đánh giá trên cơ sở giá trị và không áp dụng theo mô hình này.

Công tác theo dõi và giám sát rất quan trọng trong việc quản lý hàng tồn kho. Hàng tháng thủ kho tại các phân xưởng sẽ kiểm kê kho và gửi kết quả lên phòng kế

45


toán để đối chiếu và xem xét xem hàng tồn kho có bị thiếu hụt hay tăng lên bất thường hay không để chủ động giải quyết. Đặc biệt với hàng hóa và nguyên vật liệu lưu kho sẽ được xem xét kĩ càng hơn. Nếu có dấu hiệu hàng hóa bị hư tồn hay gỉ sét sẽ được xem xét để sửa chữa xuất kho bán trước nhằm tránh tình trạng bị thua lỗ. Những nguyên vật liệu lâu ngày hay có dấu hiệu bị oxi hóa sẽ được xem xét để xuất kho sản xuất trước. Đặc biệt, công ty cũng tổ chức các cuộc kiểm toán trong công ty theo từng nhóm hàng tồn kho để nắm bắt được rõ tình hình kho hàng. Với hàng tồn kho thuộc nhóm A được tính toán theo chu kỳ mỗi tháng một lần. Đây là những loại hàng lưu kho có giá trị cao nhưng số lượng lại không nhiều nên cần đòi hỏi theo dõi thường xuyên tránh mất mát và giảm giá trị. Với nhóm B các hàng tồn kho được kiểm tra theo quý, hàng tồn kho nhóm C được kiểm tra hai năm một lần. Đây là một cách tính toán kiểm tra rất hợp lý giúp cho hàng tồn kho của doanh nghiệp luôn được đánh giá chính xác. Phương pháp này cũng giúp cho công ty ra quyết đinh nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc mua hàng. Tuy nhiên, cách quản lý này cần người có trình độ chuyên môn để quản lý các nhóm hàng quan trọng cũng như phải phản ánh chính xác giá trị của hàng tồn kho.

2.3.5. Một số chỉ tiêu dánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Máy Nông Nghiệp Việt Trung

2.3.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

ĐVT: Lần


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Hệ số thanh toán hiện hành

1,16

1,24

1,23

Hệ số thanh toán nhanh

0,26

0,23

0,15

Hệ số thanh toán tức thời

0,02

0,06

0,08

Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2011-2013

Hệ số thanh toán hiện hành cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2011, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,16 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,24 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0.08 đồng so với năm 2011. Năm 2013, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,23 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 0,01 đồng so với năm 2012. Khi hệ số thanh toán nhanh > 1 chứng tỏ rằng công ty có đủ tài sản ngắn hạn để có thể thanh toán các khoản nợ sắp đến hạn phải trả. Trong 3 năm gần đây, hệ số thanh toán hiện hành của công ty luôn > 1 và đang có xu hướng tăng và ổn định qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng công ty luôn quản lý tài sản ngắn hạn theo chính sách thận trọng giúp cho công ty giảm thiểu những khó khăn về tài chính trong thời kì kinh tế khủng hoảng.

46

Hệ số thanh toán nhanh cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho. Năm 2011, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,26 đồng tài sản ngắn hạn không bao gồm hàng tồn kho. Năm 2012 là 0,23 đồng giảm 0,03 đồng so với năm 2011. Năm 2013 hệ số này là 0,15 giảm 0,08 đồng so với năm 2012. Trong 3 năm gần đây, hệ số này đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm qua các năm cho thấy khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty đang giảm xuống. Chính vì thế công ty cần phải đảm bảo cho việc tồn kho hàng hóa phải giữ ở mức an toàn cho tình hình tài chính của công ty.

Hệ số thanh toán tức thời cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2011, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,02 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2012 là 0,06 đồng tăng 0,04 đồng so với năm 2011. Năm 2013 hệ số này là 0,08 tăng 0,02 đồng so với năm 2012. Hệ số thanh toán tức thời những năm gần đây đang có dấu hiệu tăng lên cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay lập tức của doanh nghiệp càng đi lên. Tuy nhiên chỉ số này vẫn còn nhỏ hơn 1 và ở mức thấp cho thấy mức độ dự trữ tiền của doanh nghiệp chưa đủ để chi trả ngay các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không nên để chỉ tiêu này quá cao dễ mất đi nhiều chi phí cơ hội cho doanh nghiệp.

2.3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản ngắn hạn

Bảng 2.9. Tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Vòng quay TSNH

Vòng

1,65

1,32

1,19

Thời gian luân chuyển TSNH

Ngày

218

273

303

Nguồn: Bảng cân đối kế toán - báo cáo kết quả kinh doanh 2011-2013 Vòng quay tài sản ngắn hạn: Cho biết trong một năm tài sản ngắn hạn quay vòng được mấy lần. Năm 2011, tài sản ngắn hạn của công ty quay đươc 1,65 vòng. Năm 2012 đã giảm xuống là 1,32 vòng giảm 0,33 vòng so với năm 2011. Năm 2012, tốc độ giảm của doanh thu thuần là 44,32 % và tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn là 30,14% so với năm 2011. Tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nên vòng quay tài sản ngắn hạn đã giảm với năm 2011. Năm 2013 là 1,19 vòng giảm 0,13 vòng so với năm 2012. Do năm 2013 doanh thu thuần giảm 14,44% trong khi đó tài sản ngắn hạn giảm 5,12%. Ngoài ra vòng quay TSNH ngắn hạn còn cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2011, 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 1,65 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 1,32 đồng doanh thu thuần. Năm 2013, 1 đồng tài sản ngắn hạn


47


đã tạo ra 1,19 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy, năm 2011 hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tốt hơn năm 2012 và năm 2013.

Thời gian luân chuyển TSNH: Cho biết tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn là nhanh hay chậm. Năm 2011, vòng quay TSNH là 1,65 vòng tương ứng với thời gian luân chuyển là 218 ngày. Năm 2012 tài sản ngắn hạn quay được 1,32 vòng tương ứng với thời gian thực hiện một luân chuyển là 273 ngày tăng 62 ngày/1 kỳ luân chuyển so với năm 2011. Năm 2013, vòng quay là 1,19 vòng tương ứng với thời gian cho một kỳ luân chuyển là 303 ngày tăng 30 ngày/ 1 kỳ luân chuyển so với năm 2012. Như vậy, có thể nói trong 3 năm gần đây, công ty đã không tăng được số vòng quay TSNH tương ứng với đó làm tăng thời gian luân chuyển TSNH, đó là nguyên nhân trong 2 năm gần đây doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả.

Bảng 2.9. Mức luân chuyển vốn lưu động


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2012

Năm 2013

Mức tiết kiệm tuyệt đối

VNĐ

65.443.514.267

19.627.612.017

Mức tiết kiệm tương đối

VNĐ

66.372.316.600

19.796.295.844

Nguồn: Bảng cân đối kế toán - báo cáo kết quả kinh doanh 2011-2013 Mức tiết kiệm tuyệt đối: Năm 2012 là 65.443.514.267 đồng cho biết để đạt được

mức doanh thu như năm 2011 thì công ty cần một lượng vốn lưu động nhiều hơn năm 2011 là 65.443.514.267 đồng. Năm 2013 mức tiết kiệm tuyệt đối là 19.627.612.017 đồng có nghĩa là để đạt được mức doanh thu như năm 2012 công ty cần bỏ ra một lượng vốn lưu động nhiều hơn so với năm 2012 là 19.627.612.017 đồng.

Mức tiết kiệm tương đối: Năm 2012 là 66.372.316.600 đồng cho biết với mức vốn lưu động không đổi so với năm 2011 thì doanh thu giảm đi 66.372.316.600 đồng so với năm 2011. Năm 2013, với mức vốn lưu động không đổi so với năm 2012, thì doanh thu của công ty giảm đi 19.796.295.844 đồng so với năm 2011. Mức tiết kiệm tương đối cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang dần được cải thiện.

Bảng 2.10. Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn


Chỉ tiêu

Đơn

vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tỷ suất sinh lời TSNH

%

0,52

(2,05)

(1,69)

Nguồn: Bảng cân đối kế toán - báo cáo kết quả kinh doanh 2011-2013 Tỷ suất sinh lời TSNH : Cho biết 100 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2011, 100 đồng TSNH tạo ra được 0,52 đồng lợi nhuận. Năm 2012 trong 100 đồng TSNH bị lỗ 2,05 đồng lợi nhuận, và năm 2013 trong 100 đồng TSNH lỗ 1,69 đồng lợi nhuận. Hệ số sinh lời TSNH của công ty trong hai năm gần nhất ở mức âm, phản ánh công ty đâng thua lỗ. Tuy nhiên từ năm 2012 đến năm 2013

48

mức lỗ đã giảm xuống cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình kinh tế của công ty.

2.3.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn


Chỉ tiêu

Đơn

vị

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Vòng quay các khoản phải thu

vòng

9,24

9,26

20,45

Thời gian thu tiền trung bình

ngày

39

36

18

Vòng quay hàng tồn kho

vòng

1,89

1,44

1,23

Thời gian luân chuyển kho trung

bình

ngày

191

250

292

Chu kỳ kinh doanh

ngày

230

286

310

Hệ số trả nợ

lần

6,22

60,15

6,36

Thời gian trả nợ trung bình

ngày

56

6

56

Thời gian luân chuyển tiền

ngày

174

280

254

Nguồn: Bảng cấn đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh 2011-2013 Vòng quay các khoản phải thu: Năm 2011 là 9,24 vòng tới năm 2012 là 9,26 vòng tăng 0,02 vòng so với năm 2010. Do năm 2012, doanh thu thuần giảm 44,32% trong khi các khoản phải thu giảm 48,17% so với năm 2010. Tốc độ giảm của doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu nên vòng quay các khoản phải thu tăng. Năm 2013 chỉ số này là 20,45 vòng tăng 11,19 vòng so với năm 2012. Năm 2013 doanh thu thuần giảm 14,44% trong khi các khoản phải thu giảm 58,47% . Vòng quay các khoản phải thu tăng chứng tỏ rằng doanh nghiệp thu được tiền một cách nhanh hơn và chứng tỏ rằng chính sách tín dụng của doanh nghiệp áp dụng là hiệu

quả.

Thời gian thu tiền trung bình: Năm 2011 là 39 ngày tới năm 2012 là 36 ngày giảm 3 ngày so với năm 2011 và năm 2013 là 18 ngày giảm 18 ngày so với năm 2012. Trong 3 năm gần đây thời gian thu tiền trung bình có xu hướng giảm đây là một dấu hiệu tốt với doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi được các khoản tiền của khách hàng và nó làm giảm thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho: Cho biết một năm kho của công ty quay được bao nhiêu lần. Năm 2011, kho của công ty được luân chuyển là 1,89 vòng , năm 2012 chỉ tiêu này là 1,44 vòng giảm 0,45 vòng so với năm 2011. Do năm 2012, chi phí giá vốn giảm 44,06% và hàng tồn kho giảm 26,59% so với năm 2011. Mức độ giảm của giá vốn lớn hơn mức độ tăng của hàng tồn kho nên vòng quay hàng tồn kho của công ty


49


giảm so với năm 2011. Năm 2013 chỉ tiêu này là 1,23 vòng. Do năm 2013 giá vốn hàng bán giảm 12,65% trong khi hàng tồn kho tăng 2,14% so với năm 2012, điều này đã làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm 0,21 vòng so với năm 2011. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của công ty càng có hiệu quả. Tuy nhiên, trong cả 3 năm chỉ số này của công ty là khá thấp chứng tỏ rằng lượng hàng hóa mà công ty bán được là thấp.

Thời gian luân chuyển kho trung bình: Cho biết trong bao nhiêu ngày thì hàng trong kho được luân chuyển một lần. Năm 2011, 191 ngày thì kho lại được luân chuyển một lấn đến năm 2012 là 250 ngày tăng 59 ngày so với năm 2011. Năm 2013 là 292 ngày tăng 42 ngày so với năm 2012. Thời gian luân chuyển kho trung bình của công ty trong cả 3 năm đều rất lớn điều này chứng tỏ rằng số lượng hàng hóa mà công ty bán cho khách hàng là ít.

Chu kỳ kinh doanh: Là khoảng thời gian tính từ lúc mua hàng về để bán đến khi bán được hàng hóa và thu tiền về. Năm 2011, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là 230 ngày, năm 2012 là 286 ngày tăng 56 ngày so với năm 2011. Năm 2013 là 310 ngày tăng 14 ngày so với năm 2012. Chu kỳ kinh doanh tăng do đồng thời cả thời gian thu tiền trung bình và thời gian luân chuyển kho trung bình đều tăng. Chu kỳ kinh doanh tăng đồng nghĩa với việc khoảng thời gian kể từ lúc mua hàng hóa và sau đó bán hàng hóa rồi thu tiền về ngày càng kéo dài.

Hệ số trả nợ: cho biết trung bình một năm các khoản phải trả quay vòng được bao nhiêu lần. Năm 2011 trung bình các khoản phải trả quay vòng được 6,22 lần. Năm 2012 trung bình các khoản phải trả quay vòng được 60,15 lần tăng 53,93 lần so với năm 2011. Trong năm 2012, khoản phải trả người bán giảm mạnh đã kéo theo hệ số trả nợ tăng lên. Điều này cho thấy trong năm 2012 doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều tín dụng của nhà cung cấp. Đến năm 2013, phải trả người bán tăng lên nên hệ số trả nợ cũng giảm mạnh xuống còn 6,36 lần. Điều này đã cải thiện được việc tận dụng tín dụng từ các khoản phải trả từ đó làm giảm áp lực thanh toán ngắn hạn cho công ty.

Thời gian trả nợ trung bình: là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhận nợ cho tới khi trả nợ. Năm 2011, thời gian trả nợ trung bình của doanh nghiệp là 56 ngày, năm 2012 là 6 ngày giảm 50 ngày so với năm 2011. Năm 2013 là 56 ngày tăng 6 ngày so với năm 2012. Thời gian trả nợ tăng giảm bất thường là do hệ số trả nợ có sự thay đổi liên tục. Tuy nhiên thời gian trả nợ trung bình tăng lên cũng đưa ra cho doanh nghiệp nguy cơ về sự mất tín nhiêm từ các nhà cung cấp.

Thời gian luân chuyển tiền: phản ánh khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp chi thực tế bằng tiền cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền. Năm 2011, thời gian luân chuyển tiền của doanh nghiệp là 174 ngày, năm 2012 là 280 ngày tăng 106 ngày so với năm 2011. Năm 2013 là 254 ngày giảm 16 ngày so với năm 2012. Nhìn chung,

50

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 18/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí