Doanh số thu nợ từ hoạt động cho vay trung và dài hạn
Bảng 2.13: Tình hình doanh số thu nợ tín dụng trung và dài hạn
giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | So sánh 2010-2009 | So sánh 2011-2010 | ||||||
Giá trị (Tỷ đồng) | Tỷ trọng (%) | Giá trị (Tỷ đồng) | Tỷ trọng (%) | Giá trị (Tỷ đồng) | Tỷ trọng (%) | Số tiền (Tỷ đồng) | % | Số tiền (Tỷ đồng) | % | |
Doanh số thu nợ | 5.247,98 | 100 | 5930,01 | 100 | 7642,70 | 100 | 682,03 | 13,00 | 1712,69 | 28,88 |
Ngắn hạn | 4.098,13 | 78,09 | 4885,32 | 80,54 | 6.552,27 | 83,94 | 787,19 | 19,21 | 1666,95 | 34,12 |
T&DH | 1.149,85 | 21,91 | 1.044,69 | 19,46 | 1.090,43 | 16,06 | - 105,16 | -9,15 | 45,74 | 4,38 |
Dư nợ T&DH | 2.118,26 | _ | 2.500,78 | _ | 2.632,89 | _ | 382,52 | 18,06 | 132,11 | 5,28 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Của Nhno&ptnt Tỉnh Phú Thọ
- Tình Hình Hoạt Động Dịch Vụ Của Nhno&ptnt Tỉnh Phú Thọ
- Cơ Cấu Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Trên Tổng Dư Nợ Giai Đoạn 2009-2011
- Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Phú Thọ - 11
- Chủ Trương, Đường Lối Phát Triển Của Hệ Thống Ngân
- Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Tín Dụng Ngân Hàng.
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Hoạt động cho vay và hoạt động thu nợ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có mối quan hệ với nợ xấu của chi nhánh. Doanh số thu nợ T&DH có những diễn biến không như doanh số cho vay T&DH. Năm 2010, thu nợ T&DH giảm 9,15% so với năm 2009. Mặc dù dư nợ T&DH cuối năm 2009 tiếp tục tăng nhưng do ảnh hưởng của nền kinh tế như: Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, tình hình thiên tai bão lũ liên tục đã ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất, tác động vào chất lượng các khoản vay mới trong năm 2009, chỉ có một số khách hàng được hỗ trợ lãi suất là tạm thoát khỏi khó khăn, từ đó làm ảnh hưởng đến doanh số thu nợ năm 2010. Bước sang năm 2011, doanh số thu nợ chặn được đà giảm của năm 2010, nhưng chỉ tăng chút ít (4,38%) so với năm 2010, trong khi đó doanh số cho vay giảm đi 14%, điều này làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn năm 2011 so với năm 2010 thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2010 so với năm 2009.
Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn
Bảng 2.14: Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | So sánh 2010-2009 | So sánh 2011-2010 | |||
Giá trị | % | Giá trị | % | ||||
Doanh số thu nợ T&DH | 1.149,85 | 1.044,69 | 1090,43 | 105,16 | -9,15 | 45,74 | 4,38 |
Dư nợ T&DH bình quân | 1.968,90 | 2.309,52 | 2.566,84 | 340,62 | 17,3 | 257,32 | 11,14 |
Vòng quay vốn tín dụng T&DH | 0,58 | 0,45 | 0,42 | -0,13 | -22,41 | -0,03 | -6,67 |
Nhìn vào bảng trên, vòng quay vốn tín dụng T&DH của chi nhánh trong giai đoạn 2009-2011 có xu hướng giảm dần từ 0,58 vòng năm 2009 đến năm 2011 là 0,42 vòng. Điều này đồng nghĩa với số ngày của 1 vòng vốn tín dụng T&DH tăng lên chứng tỏ vốn tín dụng T&DH luân chuyển chậm hơn qua các năm.
Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng T&DH là 0,45 vòng giảm đi so với năm 2009 là 0,13 vòng; Năm 2011 chỉ còn 0,42 vòng, giảm so với năm 2010 là 0,03 vòng. Nguyên nhân do dư nợ tín dụng T&DH bình quân năm 2010 tăng lên 17% so với năm 2009, trong khi đó doanh số thu nợ T&DH bình quân năm 2010 giảm 9,15% so với năm 2009. Điều này làm cho chất lượng tín dụng T&DH có phần giảm đi và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong giai đoạn 2009-2011 những dự án mới có chiều hướng tăng thời gian cho vay, một số dự án đến hạn nhưng chưa trả nợ được và phải gia hạn thêm. Hơn nữa trong khi dư nợ T&DH liên tục tăng qua các năm nhưng doanh số thu nợ T&DH không ổn định cho thấy hoạt động thu nợ T&DH chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, còn tiềm ẩn rủi ro.
Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được biết đến là hoạt động nhiều rủi ro
nhất trong các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động tín dụng T&DH. Rủi ro cho ngân hàng
có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan: rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, rủi ro về thiên tai, hỏa hoạn. Khi rủi ro xảy ra sẽ tạo ra các khoản nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng. Vì thế, nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi NHTM, là cản trở đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng T&DH. Vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là giảm tối đa các khoản nợ quá hạn, để vừa tránh rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ quá hạn đó như thế nào.
Qua bảng số liệu dưới đây, ta thấy:
Trong giai đoạn 2009-2011, Nợ quá hạn có những biến động phức tạp và không ổn định. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng dư nợ là 11% nhưng nợ T&DH tăng 32% so với năm 2010. Nợ quá hạn T&DH phân theo thành phần kinh tế tập trung chủ yếu vào cá nhân và hộ gia đình (khoảng 60% đến 70% nợ quá hạn. Trong khi đó, thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nợ quá hạn T&DH chiếm khoảng 30%-40%. Nợ quá hạn với hộ gia đình và cá nhân có xu hướng giảm, tuy không ổn định nhưng nợ quá hạn đối với doanh nghiệp có xu hướng tăng.
Phân theo ngành kinh tế cho thấy: Năm 2010, ngành nông nghiệp có giảm chút ít so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại có xu hướng tăng trở lại mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của ngành này giảm xuống còn 22%. Năm 2010, Ngành công nghiệp – xây dựng có giảm so với năm 2009, nhưng lại tăng mạnh năm 2011 (từ 26,4 tỷ đồng lên 62,6 tỷ đồng, tốc độ tăng 137%). Đối với ngành thương nghiệp, dịch vụ, nợ quá hạn tại NHNo luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 45%), nợ có biểu hiện gia tăng
Bảng 2.15 : Cơ cấu nợ quá hạn trung và dài hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 | Tỷ trọng (%) | Năm 2010 | Tỷ trọng (%) | Năm 2011 | Tỷ trọng (%) | So sánh 2010 - 2009 | So sánh 2011-2010 | |||
Số tiền | % | Số tiền | % | |||||||
Nợ quá hạn T&DH | 262,189 | 100 | 239,654 | 100 | 316,760 | 100 | -22,535 | -8,59 | 77,106 | 32,17 |
1.Theo thành phần KT | ||||||||||
Cá nhân & Hộ gia đình | 178,577 | 68,11 | 141,468 | 59,03 | 193,224 | 61 | -37,109 | -20,78 | 51,756 | 37 |
DN quốc doanh | ||||||||||
DNngoài quốc doanh | 83,612 | 31,89 | 98,186 | 40,97 | 123,536 | 39 | 14,574 | 17,43 | 25,350 | 25,82 |
2.Theo ngành | ||||||||||
Nông nghiệp | 65,940 | 25,15 | 63,341 | 26,43 | 70,022 | 22,11 | -2,599 | -3,94 | 6,681 | 10,55 |
CN-XD | 44,703 | 17,05 | 26,409 | 11,02 | 62,687 | 19,79 | -18,294 | 40,92 | 36,278 | 137 |
TN- DV | 118,142 | 45,06 | 116,519 | 48,62 | 145,709 | 46 | -1,623 | -1,37 | 29,190 | 25,05 |
Ngành khác | 33,404 | 12,74 | 33,385 | 13,92 | 38,342 | 12,10 | -19 | 0,06 | 4,957 | 14,83 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ)
Sở dĩ tình hình nợ quá hạn của chi nhánh như vậy là do:
+ Trước hết, Phú Thọ là một tỉnh miền núi trung du phía bắc, khu vực nông thôn chiếm 83% dân số. Tổng số hộ trên địa bàn là 308.164 hộ, trong đó có đến 258.876 hộ thuộc khu vực nông thôn. NHNo là NHTM chủ lực trên địa bàn nông thôn, nông nghiệp với đối tượng vay vốn phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, nghề thủ công truyền thống, xuất khẩu lao động… Do vậy cho vay chủ yếu tập trung vào gia đình và cá nhân trên địa bàn nông thôn là đúng đắn.
+ Thứ hai, trong giai đoạn 2009-2011, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là năm 2011) do rét đạm kéo dài, cơn bão trái mùa, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh tàn phá trên diện rộng. Vật tư phân bón phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thủy sản biến động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
+ Thứ ba, do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tình hình bất ổn ở Trung đông và Châu phi như Li Bi, Li Băng… đã tác động đến tình kinh tế xã hội tại địa phương: Lao động xuất khẩu giảm sút, nhiều lao động buộc phải về nước vì nội chiến, nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm như chè giảm mạnh.
+ Thứ tư, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới kéo theo giá xăng, dầu và các sản phẩm hóa dầu như hạt nhựa (nguyên liệu đầu vào của hầu hết các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn) tăng cao; các đơn đặt hàng ở nước ngoài cũng giảm đi dẫn tới kho khăn cho cả đầu vào và đầu ra sản phẩm, lợi nhuận doanh nghiệp giảm sút.
+ Thứ năm, chính sách của Chính phủ có dự thay đổi: ban hành các Nghị quyết và Chỉ thị nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt đầu tư công, kiểm soát chặt chẽ cho vay phi sản xuất (trong đó có cho vay tiêu dùng và đầu tư bất động sản) dẫn tới nhiều doanh nghiệp thi công các công trình xây dựng, doanh nghiệp vận tải, nhà hàng không thu được công nợ, tình hình sản xuất kinh doanh suy giảm. Ảnh hưởng của hiệu ứng Vinashin, Vinalines ảnh hưởng đến các công ty có ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như các công ty xi măng, khai thác đá, công ty khí công nghiệp … Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng, năng lực đầu tư mở rộng suy giảm dẫn tới các tài sản bán phát mại không thực hiện được làm nợ quá hạn nợ xấu gia tăng.
Tất cả những nguyên nhân này làm cho khách hàng khó có khả năng trả nợ đúng hạn theo quy định. Trong giai đoạn khó khăn này, chi nhánh đã nỗ lực không ngừng trong hoạt động tín dụng T&DH, tuy nhiên chất lượng tín dụng T&DH vẫn chưa được cải thiện đáng kể
Bảng 2.16: Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | So sánh 2010-2009 | So sánh 2011-2010 | |||
Số tiền | % | Số tiền | % | ||||
Nợ quá hạn | 458,132 | 424,392 | 584,968 | -33,740 | -7,36 | 160,576 | 37,84 |
Nợ quá hạn T&DH | 262,189 | 239,654 | 316,760 | -22,535 | -8,59 | 77,106 | 32,17 |
Dư nợ tín dụng T&DH | 2.118,26 | 2.500,78 | 2.632,89 | 382.52 | 18,06 | 132.11 | 5,28 |
Tỷ lệ nợ quá hạn T&DH/ Dư nợ T&DH | 12,38% | 9,58% | 12,03% | ||||
Tỷ trọng nợ quá hạn T&DH/Nợ quá hạn | 57,23% | 56,47% | 54,15% |
Qua bảng số liệu trên, ta thấy bên cạnh sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng T&DH thì tỷ lệ Nợ quá hạn T&DH/ Dư nợ T&DH giai đoạn 2009-2011 có biến động không ổn định và có dấu hiệu tăng trở lại. Năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn T&DH là 9,58%, giảm 2,8% so với năm 2009 do dư nợ T&DH năm 2010 tăng 18% so với năm 2009 nhưng dư nợ quá hạn T&DH giảm 8,59%. Năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn T&DH lại tăng trở lại mức 12,03% (tăng 2,45% so với năm 2010) do tốc độ tăng nợ quá hạn lớn hơn tốc độ tăng dư nợ T&DH.
Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao, giao động trên dưới 10%. Năm 2011, nợ quá hạn tăng cao chủ yếu là nợ nhóm 2 (phân loại theo QĐ 493 của Ngân hàng Nhà nước) đang trong quá hạn lãi, tuy nhiên có tới 62% là các khoản nợ đang trong thời gian thử thách.
Tuy nhiên, tỷ trọng Nợ quá hạn T&DH/Nợ quá hạn trong thời gian gần đây có chiều hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn của chi nhánh. Năm 2009 là 57,23%, năm 2010 là 56,47%, năm 2010 giảm xuống còn
56.47% và năm 2011 giảm xuống còn 54,15%.
Tình hình nợ xấu trung và dài hạn
Theo quy định hiện hành, Nợ xấu là các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo Quyết định 493/2007/QĐ-NHNN. Trong những năm qua, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tích cực xử lý nợ quá hạn, nợ xấu. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu T&DH của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ tiềm ẩn rủi ro cao, số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.17: Tình hình nợ xấu trung và dài hạn giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | So sánh 2010-2009 | So sánh 2011-2010 | |||
Số tiền | % | Số tiền | % | ||||
Nợ xấu T&DH | 79.107 | 43.143 | 45,207 | -35,964 | -45,46 | 2,064 | 4,78 |
Dư nợ T&DH | 2.118,26 | 2.500,78 | 2.632,89 | 382,53 | 18,06 | 132.11 | 5,28 |
Tỷ lệ nợ xấu T&DH/ Dư nợ T&DH | 3,73% | 1,73% | 1,72% | ||||
Tỷ trọng nợ xấu T&DH/Nợ xấu | 77% | 64,43% | 87% |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ)
Trong giai đoạn 2009-2011 tỷ lệ nợ xấu T&DH biến động thất thường. Tình hình nợ xấu T&DH thường gắn liền với cùng doanh số thu nợ T&DH. Tuy nhiên, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ có điểm khác biệt đó là doanh số thu nợ T&DH năm 2010 nói chung giảm so với năm 2009, trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu lại giảm do:
Dư nợ T&DH năm 2010 tăng 18% so với năm 2009, dư nợ xấu giảm tới 45,46% tương đương 35,9 tỷ đồng. Trong 35,9 tỷ đồng giảm nợ xấu có tới 21,3 tỷ đồng giảm là do chi nhánh sử dụng nhiều biện pháp quyết liệt đôn đốc khách hàng có nợ quá hạn trả nợ; tư vấn, giúp đỡ những doanh nghiệp yếu kém tìm kiếm đối tác mua lại nhà máy, cho thuê nhà xưởng sản xuất, các hộ gia đình thu hẹp đối tượng kinh doanh, tránh đầu tư giàn trải. Mặt khác, chi nhánh vẫn giữ được doanh số cho vay tương đương với năm 2009.
Năm 2011, nền kinh tế tiếp tục khó khăn. Việc cắt giảm đầu tư công khiến cho khách hàng thuộc lĩnh vực xây dựng, dịch vụ vận tải gặp khó khăn. Xử lý tài sản bằng cách bán phát mại gặp rất nhiều khó khăn. Điều này dẫn tới nợ xấu T&DH tăng nhẹ (2 tỷ đồng so với năm 2010). Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn T&DH/ tổng nợ quá hạn lên tới 87%, tăng 23% so với năm 2011, cho dù tỷ lệ nợ quá hạn trong 2 năm 2010, 2011 duy trì ở mức 1,7%< 3% theo kế hoạch giao. Đây là một dấu hiệu cho thấy cho vay trung dài hạn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Trong những năm 2011, nguyên nhân gây nên nợ xấu chủ yếu là do hoạt động SXKD của khách hàng thua lỗ (67,18% tổng nợ xấu), tiếp đến là do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém (15,7% tổng nợ xấu), do thiên tai dịch bệnh (8,79 % tổng nợ xấu) và còn lại là do các nguyên nhân khác. Bởi vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa đến khâu thẩm định dự án, giám sát các khoản vay, các doanh nghiệp để hạn chế tối đa những doanh nghiệp có tình hình tài chính không mạnh, hoạt động sản xuất không hiệu quả.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn
Bảng 2.18: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | So sánh 2010-2009 | So sánh 2011-2010 | |||
Số tiền | % | Số tiền | % | ||||
Dư nợ T&DH | 2.118,26 | 2.500,78 | 2.632,89 | 382,526 | 18,06 | 132.109 | 5,28 |
Tổng lợi nhuận | 115,34 | 165,019 | 232,822 | 49,679 | 43,07 | 67.803 | 41,09 |
Lợi nhuận tín dụng T&DH | 59,486 | 95,710 | 119,554 | 36,224 | 60,90 | 23,844 | 24,91 |
Lợi nhuận TD T&DH/Dư nợ T&DH | 2,81 | 3,83 | 4,54 | ||||
Lợi nhuận TD T&DH/Tổng LN | 51,57 | 58,00 | 51,35 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ)