Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Tín Dụng Ngắn Hạn

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.



Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi =

Nợ không có khả năng thu hồi Dư nợ tín dụng ngắn hạn

Nếu tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi cao thì chất lượng tín dụng ngắn hạn được đánh giá là thấp, hoạt động của Ngân hàng không có hiệu quả và các chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn không có giá trị.



Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu


Dư nợ tín dụng ngắn hạn


Theo quy định của NHNN Việt Nam thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 như đã kể ở trên. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ Ngân hàng đang hoạt động không tốt vì để cho có nhiều khoản tiền không thu hồi đc. Ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng được đánh giá là tốt.

Bốn là: Thu nhập từ hoạt động cho vay



Thu nhập từ hoạt động cho vay =

Lợi nhuận từ tín dụng ngắn hạn Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay cho biết khả năng sinh lời của tín dụng ngắn hạn. Bất kỳ một khoản tín dụng nào, dù ngắn hay dài hạn, không thể coi đó là có chất lượng cao nếu không đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngoài ra còn có thể thấy được vị trí của tín dụng ngắn hạn trong hoạt động của Ngân hàng thông qua chỉ tiêu:



Khả năng sinh lời =

Lãi từ hoạt động cho vay Doanh số cho vay

1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn

Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nhưng đây cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Sự thất bại trong việc thực hiện các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng tín dụng sẽ gây ra những ảnh hưởng tai hại không thể lường trước được về mặt tài sản cũng như về uy tín trong Ngân hàng. Vì

16



vậy nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn cũng góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng trước hết phải nghiên cứu: Chất lượng tín dụng ngắn hạn chịu ảnh hưởng của nhân tố nào.

Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế:

Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành trôi chảy. Trong điều kiện không chịu ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng khả năng cho vay và khả năng trả nợ tiền vay sẽ thuận tiện. Nước ta đang trên con đường hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Các doanh nghiệp chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế và các chính sách.

Môi trường pháp lý :

Thực tiễn cho thấy pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Nếu không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với sự điều tiết của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tế đó sẽ có nhiều gian lận, thiếu công bằng và khó thực hiện trôi chảy. Nhân tố pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với chất lượng hoạt động Ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng.

Môi trường xã hội:

Quan hệ tín dụng thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng. Khi Ngân hàng có nhiều uy tín với khách hàng thì càng thu hút được nhiều khách hàng đến với mình. Khách hàng càng có sự tín nhiệm với Ngân hàng thì càng được Ngân hàng ưu đãi trong quan hệ tín dụng. Đây là điều kiện để cải thiện chất lượng tín dụng. Ngoài ra đạo đức xã hội cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.

Nhân tố môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là nhân tố khách quan gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Thực tế nhân tố này không tác động trực tiếp mà là tác động gián tiếp đến hoạt động của Ngân hàng. Đối với những nước có khí hậu không ổn định, khi thiên tai hạn hán, lũ lụt dịch bệnh bất ngờ xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển


17

hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà họ không lường trước được, đặc biệt trong lĩnh vực này bị ứ đọng hoặc mất mát không thu hồi được, từ đó không có khả năng thanh toán, trả nợ Ngân hàng, làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng bị hạ thấp.

Các nhân tố chủ quan

Nhân tố khách hàng:

Khách hàng là chủ thể đại diện cho bên yêu cầu về vốn vay, họ đến Ngân hàng với mong muốn nhu cầu của mình được đáp ứng để có một khoản tiền vay sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh, với sự xác nhận rõ ràng về số tiền vay, thời hạn vay là lãi suất giá cả của việc sử dụng vốn vay có thể chấp nhận được. Trong các hợp đồng tín dụng, khách hàng luôn cam kết đảm bảo các nguyên tắc tín dụng nhưng thực sự những nguyên tắc đó được thực hiện hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chính của khách hàng, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức của khách hàng.

Nhân tố thuộc về Ngân hàng:

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, yêu cầu đổi mới kinh tế đặt hoạt động Ngân hàng phải là mũi nhọn. Vì vậy, các Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động cho vay. Do đó phải nghiên cứu các nhân tố này để có biện pháp khắc phục nhược điểm phù hợp.

Một là: Chiến lược kinh doanh

Chiến lược của một Ngân hàng luôn là sự thể hiện đường lối hoạt động phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này. Nếu không có chiến lược kinh doanh, Ngân hàng sẽ luôn bị động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Hai là: Chính sách tín dụng

Nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang thời kỳ mới nên cơ chế chính sách phải thay đổi và hoàn thiện. Một trong những chính sách cần hoàn thiện là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Đầu tư đúng hướng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng là giảm bớt rủi ro. Tuy nhiên, hiện nay chính sách tín dụng còn hạn chế, chưa khuyến khích được người vay vốn.

Ba là: Chất lượng thẩm định và quy trình tín dụng


18



Thẩm định cho vay là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng tín dụng. Việc thẩm định được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi vốn (bao gồm cả gốc và lãi) khi đến hạn thanh toán, tạo điều kiện cho vốn tín dụng luân chuyển nhanh. Trong quá trình thẩm định tín dụng đòi hỏi người cán bộ tín dụng có một trình độ chuyên môn cũng như khả năng thẩm định linh hoạt tuy nhiên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hồ sơ, an toàn về thông tin.

Quy trình tín dụng là một nhân tố quan trọng. Các Ngân hàng thương mại luôn kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình cho vay, kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những sai sót nhằm hạn chế rủi ro của việc cho vay. Quy trình cho vay có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro của việc cho vay. Các bước thực hiện trong quy trình cho vay càng chặt chẽ thì Ngân hàng quản lý món vay càng có hiệu quả và rủi ro tín dụng được hạn chế.

Bốn là: Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là lãi suất mà Ngân hàng phải tính cho người đi vay, sao cho với mức lãi suất này vừa thu hút khách hàng đến vay vừa để đảm bảo khả năng sinh lời cho Ngân hàng. Lãi suất cho vay của Ngân hàng được xác định theo các nguyên tắc để đảm bảo cho Ngân hàng thu được lợi nhuận và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng hoàn thành trách nhiệm thanh toán khoản vay, nâng cao chất lượng cho vay cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác thì mỗi Ngân hàng phải có chính sách riêng về lãi suất, phù hợp với điều kiện kinnh doanh của Ngân hàng mình, không trái với quy định quản lý của Nhà nước.

Năm là: Công tác quản lý nhân sự

Con người cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc quản lý vốn vay trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong hoạt động vốn vay của ngân hàng, cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm công tác cho vay. Do vậy trình độ chuyên môn, có đạo đức và có trách nhiệm là những phẩm chất không thể thiếu được đối với mỗi cán bộ tín dụng.

Sáu là: Hệ thống thông tin Ngân hàng

Trong cơ chế thị trường hiện nay, thông tin đã trở thành vấn đề có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng thương mại. Một hệ thống thông tin được tổ chức hoàn thiện, đầy đủ chính xác sẽ giúp Ngân hàng hiểu rõ về khách hàng của mình, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng thông


19

tin hoạt động chưa hiệu quả nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Bảy là: Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

Kiểm soát hoạt động tín dụng là công việc cần thiết đối với các Ngân hàng thương mại. Công tác kiểm tra càng thường xuyên, càng chặt chẽ càng giúp cho hoạt động tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình tín dụng đạt hiệu quả cao. Thông qua kiểm tra, kiểm soát nội bộ đạt hiệu quả, cán bộ kiểm soát phải thực hiện đúng quy trình tín dụng, phải nắm vững chuyên môn, trung thực, thường xuyên có chương trình kiểm tra và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Như vậy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Các Ngân hàng cần nắm vững các nhân tố về mức độ ảnh hưởng, tác động tích cực, tiêu cực đến chất lượng tín dụng ngắn hạn để từ đó có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn hợp lý.

Kết luận chương 1:

Tóm lại, chương 1 đã đề cập đến một vấn đề được xã hội ngày nay rất quan tâm, đó là chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng đối với các Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở lý luận, lý thuyết chúng ta bước đầu có thể hình dung được khái niệm, vai trò, đặc trưng cũng như hiểu được thế nào là chất lượng tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn bao gồm những chỉ tiêu nào. Sang chương 2 khóa luận sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu, yếu tố để đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội. từ đó có thể đưa ra các giải pháp nhằm giúp Ngân hàng phát triển hơn trong các năm tiếp theo.


20



CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) được thành lập năm 1994, có trụ sở chính tại 25 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Trải qua 20 năm phát triển, SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam với qui mô vốn điều lệ hiện nay là 5.335 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, mạng lưới hoạt động rộng khắp 3 miền với hơn 155 chi nhánh và điểm giao dịch, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeA Bank) chi nhánh Hà Nội được thành lập ngày 15/09/2003, hoạt động có con dấu riêng, trực tiếp kinh doanh, giao dịch với khách hàng, hạch toán kế toán nội bộ chịu sự chỉ đạo toàn diện của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á về mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác.

Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và người dân bằng VNĐ và các ngoại tệ… với tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm lãi suất phù hợp. Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18tháng… Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi bậc thang, phát hành các loại kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác.

Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ bảo lãnh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, trả lương qua thẻ, mở và thanh toán thẻ tín dụng trong nước, quốc tế…và các dịch vụ Ngân hàng khác.

Mọi hoạt động của chi nhánh đều tuân thủ theo đúng pháp luật của nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, các thông lệ quốc tế về lĩnh vực Ngân hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, bao gồm 7 phòng Giao dịch phủ sóng rộng khắp Hà Nội.


21

Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Kế toán

giao dịch

Khách Hàng &

Thẩm Định

Ngân

Quỹ

Hỗ Trợ Tín

Dụng

Kế Toán

Tài Chính

(Nguồn: Phòng Hành chính – Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đông Nam Á)

2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012

2.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng thương mại, đó là nguồn vốn chính để Ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Công tác huy động vốn của một Ngân hàng được đánh giá có hiệu quả khi Ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh hưởng của lãi suất.

Thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khác nhau, không ngừng mở rộng mạng lưới dịch vụ cũng như nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ, là địa chỉ tin cậy của mỗi người dân, công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội được đánh giá khá tốt mặc dù trong năm 2010-2012 là thời kì kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu.


22



Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012

(Đơn vị: triệu đồng)



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

CL năm 2011 với

năm 2010

CL năm 2012 với

năm 2011

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tổng nguồn vốn huy động

1.350.105

100

1.511.824

100

1.274.045

100

161.719

11,98

(237.779)

(15,73)

1. Phân theo đối tượng KH











1.1 Tiền gửi các TCKT

801.962

59,4

1.000.827

66,2

854.884

67,1

198.865

24,80

(145.973)

(14,58)

1.2 Tiền gửi dân cư

548.143

40,6

510.997

33,7

419.161

32,9

(37.146)

(6,78)

(91.836)

(17,97)

2. Phân theo tiền tệ











2.1 Tiền gửi VNĐ

1.151.640

85,3

1.350.059

89,3

1.110.967

87,2

198.419

17,23

(239.092)

(17,71)

2.2 Tiền gửi NT

198.465

14,6

161.765

10,6

163.078

12,8

(36.700)

(18,49)

(1.313)

(0,81)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh Hà Nội - 3

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội năm 2010- 2012)


23

Qua số liệu trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của SeA Bank chi nhánh Hà Nội từ năm 2010 sang năm 2011 tăng tuy nhiên từ năm 2011 sang năm 2012 lại giảm. Tổng nguồn vốn huy động năm 2010 là 1.350.105 triệu đồng, của năm 2011 là 1.511.824 triệu đồng, năm 2011 tăng 161.719 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 11,98%. Năm 2010 Ngân hàng đạt được nhiều thành công trong công tác huy động vốn, tổng nguồn vốn huy động được trong năm đạt 1.350.105 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ được quy đổi ra VNĐ chiếm 198.465 triệu đồng. Con số này là kết quả sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn Ngân hàng. Bước sang 2011 nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã tăng 161.719 triệu đồng. Nguồn vốn huy động được bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ trong năm khoảng là 161.765 triệu đồng, giảm nhẹ so với năm 2010. Tuy nhiên sang năm 2012, tổng nguồn vốn huy động trong năm là 1.274.045 triệu đồng, giảm 237.779 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của nguồn vốn huy động giảm này là do năm 2012 là một năm tình hình kinh tế khó khăn không chỉ với Việt Nam mà cả đối với các nước khác trên thế giới. Lãi suất huy động của ngân hàng lúc này giảm chỉ còn 9%. Theo Thông tư số 19 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành tháng 6 năm 2012, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm. Trần lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm, tức là giảm 2%/năm so với thời điểm năm 2011. Trần lãi suất giảm khiến nhu cầu gửi tiền của người dân giảm đi cùng với đó là phát triển nhanh của các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Tien Phong Bank…, chính điều này đã khiến cho tiền gửi tiết kiệm dân cư của SeA Bank chi nhánh Hà Nội trong năm 2012 giảm so với 2 năm trước. Cùng với sự giảm sút của tiền gửi tiết kiệm dân cư, trong năm 2012, tiền gửi các tổ chức kinh tế cũng giảm 145.973 triệu so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho lớn, một loạt doanh nghiệp đệ đơn phá sản, chính vì vậy nguồn huy động từ tiền gửi từ các tổ chức, doanh nghiệp cũng giảm so với năm 2010 và 2011.

Nếu phân chia theo tiền tệ thì tổng nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi VND và tiền gửi ngoại tệ. Tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi bằng VND bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn (đạt trên 80%). Tỷ lệ tiền gửi bằng VND cao hơn là do lãi suất gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ thấp, chỉ 2%/năm, do vậy người dân có xu hướng gửi tiết kiệm bằng VND nhiều hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn cần nguồn vốn lớn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, vì vậy số tiền này luôn biến động tùy vào nhu cầu sử dụng vốn của các doanh nghiệp.


24



Nói tóm lại, qua việc phân tích số liệu về huy động vốn từ 2010 đến nay đã cho ta thấy hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP SeA Bank chi nhánh Hà Nội là khá tốt, tạo ra một nguồn dồi dào để Ngân hàng không những có thể thực hiện cung cấp tín dụng cho nền kinh tế mà còn dùng để điều hoà vốn trong toàn hệ thống.

2.2.2. Tình hình sử dụng vốn

Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ tình hình cho vay của Ngân hàng.

Theo bảng số liệu 2.2 dưới đây, ta thấy tín dụng của Ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2010 doanh số cho vay là 959.337 triệu đồng, doanh số thu nợ là

773.386 triệu đồng. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, dư nợ cho vay đạt 562.478 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 64,8% tương đương 364.212 triệu đồng.

Năm 2011, doanh số cho vay đạt 1.075.812 triệu đồng, tăng 116.475 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số cho vay và dư nợ trong năm đều tăng so với năm 2010. Dư nợ cho vay năm 2011 đạt 728.404 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 68,5% tương đương 499.407 triệu đồng.

Năm 2012, doanh số cho vay đạt 912.824 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 162.988 triệu đồng. Doanh số thu nợ giảm so với 2 năm trước đó tuy nhiên dư nợ cho vay lại tăng cao. Năm 2012, dư nợ cho vay đạt 828.990 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 68% tương đương 563.713 triệu đồng. Nhìn vào bảng số liệu trên cụ thể là cột chênh lệch giữa hai năm là 2011 và 2012 có thể dễ dàng nhận thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ giảm tuy nhiên dư nợ cho vay lại tăng cao phản ánh đúng tình hình khó khăn của nền kinh tế. Trong năm 2012, với lãi suất cho vay 13%, các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn, chưa kể đến việc hàng tồn kho cao, hàng sản xuất ra không bán được khiến cho các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng cũng vì vậy mà gặp khó khăn theo. Dư nợ cao Ngân hàng được đánh giá là đang tăng trưởng tín dụng tuy nhiên đây cũng là một điều đáng chú ý khi mà đây là khoản tiền ngân hàng chưa thu được từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu tăng và đây là câu hỏi đặt ra không chỉ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội mà là chung của các Ngân hàng khác phải làm sao giải quyết được bài toán nợ xấu.


25


Bảng 2.2 Tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010 – 2012

(Đơn vị: triệu đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

CL năm 2011 với

năm 2010

CL năm 2012 với

năm 20101

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Tuyệt dối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

1. Doanh số cho vay

959.337

100

1.075.812

100

912.824

100

116.475

12,14

(162.988)

(15,15)

Ngắn hạn

835.512

87

970.684

90,2

815.983

89,4

135.172

16,18

(154.701)

(15,94)

Trung và dài hạn

123.825

13

105.128

9,8

96.841

10,6

(18.697)

(15,10)

(18.287)

(17,34)

2. Doanh số thu nợ

773.386

100

741.992

100

605.991

100

(31.394)

(4,06)

(136.001)

(18,33)

Ngắn hạn

658.213

85

638.552

86,1

527.213

87

(19.661)

(2,99)

(111.339)

(17,44)

Trung và dài hạn

115.173

15

58.440

13,9

78.778

13

(56.733)

(49,26)

20.338

34,80

3. Dư nợ

562.478

100

728.404

100

828.990

100

165.926

29,50

100.586

13,81

Ngắn hạn

364.212

64,8

499.407

68,5

563.713

68

135.195

37,12

64.306

12,88

Trung và dài hạn

198.266

35,2

228.997

31,5

265.277

32

30.731

15,50

36.280

15,84

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012)


26



Cùng với nghiệp vụ cho vay Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội còn thực hiện hoạt động bảo lãnh. Nghiệp vụ bảo lãnh trên thực tế đã được thực hiện từ lâu tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội và do phòng kinh doanh trực tiếp quản lý. Nghiệp vụ này mang lại cho Ngân hàng một phần lợi nhuận không nhỏ trong tổng thu nhập của Ngân hàng và có xu hướng ngày càng tăng lên. Hầu hết các dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng được cung cấp cho khách hàng quen biết, là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mức phí tương đối thấp khoảng 1% tổng giá trị hợp đồng bảo lãnh/năm.

Qua bảng trên, phân loại dư nợ tín dụng SeABank chi nhánh Hà Nội theo thời gian cho vay giai đoạn 2010 – 2012, có thể nhận thấy dư nợ tín dụng của SeA Bank chi nhánh Hà Nội cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Tính đến thời điểm 31/12/2011, dư nợ tín dụng ngắn hạn của SeA Bank chi nhánh Hà Nội đạt 499.407 triệu đồng tăng mạnh so với năm 2010 là 135.195 triệu đồng. Nhìn vào cột chênh lệch ta có thể thấy các chỉ tiêu về doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn năm 2012 lại tăng so với năm 2011. Cụ thể là doanh số cho vay ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 là 154.701 triệu đồng, tương đương giảm 15,94%. Doanh số thu nợ năm 2012 giảm so với năm 2011 là 111.339 triệu đồng, tương đương giảm 17,44%. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều giảm nhưng dư nợ tăng, cụ thể dư nợ ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 64.306 triệu đồng, tương đương tăng 12,88%. Các chỉ số trên cho thấy SeABank chi nhánh Hà Nội chưa làm tốt công tác thu nợ, một phần là do tình hình kinh tế khó khăn, nhưng một phần cũng là do khâu thẩm định hồ sơ tín dụng chưa được thực hiện tốt nhất, dẫn đến việc các doanh nghiệp không trả được nợ vay, khiến cho dư nợ ngắn hạn qua các năm tăng.

2.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại

Hoạt động kinh doanh đối ngoại của SeA Bank chi nhánh Hà Nội bao gồm các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Bên cạnh hoạt động kinh doanh đối nội, hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đạt kết quả đáng khích lệ, hỗ trợ tích cực cho công việc tăng trưởng dư nợ. Chất lượng dịch vụ, trình độ năng lực của cán bộ có nhiều tiến bộ đáp ứng tốt yêu cầu trong xử lý các nghiệp vụ, do đó Ngân hàng ngày càng làm hài lòng khách hàng giao dịch.

Mua bán ngoại tệ :


27

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí