Dư Nợ Ngắn Hạn Của Sea Bank Chi Nhánh Hà Nội Từ 2010-2012

Nhìn chung chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội là khá cao. Dư nợ cao có mặt tốt và cũng có hạn chế. Dư nợ cao đánh giá ngân hàng đang tăng trưởng tín dụng tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi mà dư nợ là số tiền các cá nhân, doanh nghiệp chưa trả được cho ngân hàng. Nhìn vào dư nợ ngân hàng cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng bên cạnh sự tăng trưởng tín dụng này.

Phân theo kì hạn cho vay:

Như đã phân tích ở trên, dư nợ ngắn hạn qua các năm tăng và dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Do đã phân tích ở trên nên chúng ta sẽ không phân tích ở đây nữa mà phần này sẽ tập trung phân tích dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế và phân theo loại tiền.

Phân theo thành phần kinh tế:

Ở cả 2 thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh, dư nợ ngắn hạn đều tăng qua các năm từ 2010-2012. Sự chênh lệch của 2 thành phần kinh tế này là tương đối lớn do phần lớn khách hàng của chi nhánh đều là các doanh nghiệp sản xuất tư nhân, các doanh nghiệp sản xuất mang tính chất thời vụ, họ vay vốn để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là nguồn chi trả nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa, dự trữ và các yếu tố đầu vào khác của từng công đoạn sản xuất. Trước đây một trong những loại hình doanh nghiệp xin vay vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á có các công ty xây dựng nhưng trong một vài năm trở lại đây, ngành xây dựng, bất động sản gặp khó khăn do vậy chi nhánh hạn chế cho các công ty xây dựng, các doanh nghiệp bất động sản này vay do các công ty này không có tình hình hoạt động tốt cũng như đảm bảo được khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quốc doanh họ thường ưu tiên vay vốn của các Ngân hàng có vốn sở hữu của Nhà nước như Ngân hàng TMCP Công thương Viettin Bank, các doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp trực thuộc nhà nước lại lựa chọn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank… Chính vì không cạnh tranh được với các Ngân hàng này nên đối tượng doanh nghiệp quốc doanh không phải là mục tiêu của chi nhánh. Do đó tổng dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp quốc doanh, cụ thể dư nợ của kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm 95% tổng dư nợ, đây là một tỷ lệ khá cao và chênh lệch.


40



Phân theo loại tiền:

Nhìn vào bảng tổng kết trên chúng ta có thể thấy dư nợ của loại tiền VND chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với dư nợ của ngoại tệ. Lý do của việc này là do chi nhánh trong vài năm gần đây mới cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay nhiều hơn. Năm 2010-2012 các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới bắt đầu vay vốn của Ngân hàng, trước đây họ thường ưu tiên các Ngân hàng của Nhà nước hơn. Một phần là do nỗ lực của cán bộ tín dụng cũng đã tiếp cận khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhiều hơn, marketing tốt hơn, chi nhánh dành nhiều ưu đãi cho thành phần khách hàng này. Tuy nhiên tỷ lệ dư nợ của loại tiền ngoại tệ vẫn chiếm tỷ lệ chưa cao, chi nhánh cần có những nỗ lực hơn nữa vào đối tượng khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu đang làm ăn tốt, để nâng tỷ lệ dư nợ của cho vay ngoại tệ lên cao hơn.

Có thể nói hoạt động tín dụng ngắn hạn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với Ngân hàng. Hoạt động cho vay ngắn hạn không chỉ mang lại cho Ngân hàng một nguồn thu nhất định mà còn hoạt động tín dụng an toàn cao. Nguyên nhân là do tính chất ngắn hạn của khoản vay, và khả năng thu hồi được nợ ngay cả khi nền kinh tế có nhiều biến động, kể cả các khoản vay bằng ngoại tệ. Hơn nữa, với vòng quay vốn lưu động cao các khoản tiền sẽ được đưa vào lưu thông nhiền lần, làm tăng khả năng tạo tiền của Ngân hàng, làm cho các nguồn lực kinh tế được sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội nằm ở khu đông dân cư, nơi tập trung rất đông các doanh nghiệp sản xuất, các công ty lớn do đó nhu cầu vốn lưu động của họ là rất cao, thường xuyên phải vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng để mua vật tư thiết bị hay trang trải một số khoản chi phí nhất định. Đó chính là cơ sở cho hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội phát triển hơn.

Qua phân tích ta có thể thấy được vai trò của tín dụng ngắn hạn đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội, đó là mở rộng và phát triển tín dụng ngắn hạn không chỉ tận dụng được tối đa nguồn vốn huy động được, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn là biện pháp để thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh.


41

Tình hình dư nợ ngắn hạn:

Biểu đồ 2.2 Dư nợ ngắn hạn của SeA Bank chi nhánh Hà Nội từ 2010-2012

(Đơn vị: triệu đồng)


600000


500000


400000

563.713

300000

364.212

499.407

200000


100000


0

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi

nhánh Hà Nội năm 2010-2012)


Dư nợ ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2011 đạt 728.404 triệu đồng, tăng 165.926 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này chính là sự tăng trưởng từ năm 2010 đã tạo ra nhiều tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh vào nửa đầu năm 2011. Tuy nhiên vào nửa cuối năm 2011 nền kinh tế một lần nữa lại có những tác động xấu đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Nguồn tiền đổ vào bất động sản, chứng khoán, đầu tư quá lớn dẫn tới tình trạng nguồn vốn cho vay rất hạn hẹp, chi phí đầu vào tăng cao. Trong tình hình đó mục tiêu của SeA Bank chi nhánh Hà Nội là hạn chế cho vay trung dài hạn, tập trung nguồn vốn cho hoạt động tín dụng ngắn hạn mà khách hàng mục tiêu là các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn để nguồn vốn quay vòng nhanh, đảm bảo khả năng thanh khoản. Chính điều này đã mang lại hiệu quả lớn cho hoạt động của SeA Bank chi nhánh Hà Nội trong nửa cuối năm 2011.

Khách hàng của SeA Bank chủ yếu là cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ưu thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy, cơ động với sự biến động của thị trường và có hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, giá trị khoản vay trung bình, đồng thời


42



có đầy đủ tài sản đảm bảo. Vì vậy, trong suốt thời gian qua SeABank chi nhánh Hà Nội đã và đang không ngừng đẩy mạnh việc cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng khách hàng này.

Qua bảng số liệu 2.8 dưới đây ta có thể thấy phân loại tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế có thể nhận thấy dư nợ tín dụng của SeA Bank chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010 -2012 chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là các cá thể, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của ba đối tượng khách hàng này luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, với các sản phẩm cho vay đặc trưng như: Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh theo món hoặc theo hạn mức tín dụng, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, đặc biệt là cho vay tiêu dùng…

Dư nợ tín dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng là cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với thành phần này trong năm 2010 là hơn 152 tỷ đồng chiếm 42% dư nợ tín dụng ngắn hạn và có xu thế tăng dần qua các năm. Năm 2011 là 229.528 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45,96% tổng dư nợ ngắn hạn, năm 2012 dư nợ tín dụng ngắn hạn của khách hàng cá nhân đạt hơn 300 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 56,09% trên tổng dư nợ ngắn hạn. Qua cột chênh lệch giữa năm 2011 và năm 2012, ta có thể nhận thấy số tiền cho vay của các khách hàng cá thể và tư nhân tăng lên rõ rệt, mức tăng tương ứng lần lượt đối với khách hàng cá thể là 37,76%, đối với khách hàng tư nhân là 17%. Trong khi đó số tiền cho vay đối với các đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước và các đối tượng khác có mức giảm không đáng kể. Có sự tăng giảm này là do trong năm 2012 mặc dù là một năm rất khó khăn, bên cạnh các doanh nghiệp tư nhân phá sản thì vẫn có doanh nghiệp làm ăn tốt, có lãi đều, vì vậy họ vẫn rất cần vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, chính vì vậy số tiền ngân hàng cho vay các đối tượng này đã tăng lên. Số tiền cho vay tăng cũng đem lại nhiều thách thức với ngân hàng phải làm sao quản trị được rủi ro của những món tiền cho vay này. Nhiều doanh nghiệp nhà nước, hộ gia đình do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế đã hoạt động cầm chừng, không có nhu cầu vay vốn nhiều, chính vì vậy lượng tiền cho vay cung ứng cho các đối tượng này từ năm 2011 đến năm 2012 có sự suy giảm.


43

Bảng 2.8 Dư nợ tín dụng ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế

(Đơn vị: triệu đồng)



Thành phần kinh tế

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

CL năm 2011 so với năm 2010

CL năm 2012 so với năm 2011

Số tiền vay

Tỷ trọng (%)

Số tiền vay

Tỷ trọng (%)

Số tiền vay

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tương đối

Tuyệt đối (%)


Cá thể


152.969


42


229.528


45,96


316.187


56,09


76.559


50,05


86.659


37,76

Hộ

kinh doanh


59.585


16,36


76.559


15,33


72.494


12,86


16.974


28,49


(4.065)


(8,73)


Hợp tác xã


13.804


3,79


11.437


2,29


9.583


1,7


(2.367)


(17,15)


(1.854)


(16,21)

Doanh nghiệp Nhà nước


32.306


8,87


47.244


9,46


46.845


8,31


14.938


46,24


(399)


(0,84)

Doanh nghiệp tư nhân


74.190


20,37


87.546


17,53


102.426


18,17


13.356


18


14.880


17,00


Khác


31.358


8,61


47.093


9,43


16.178


2,87


15.735


50,18


(30.915)


(65,65)

Cộng tổng

364.212

100

499.407

100

563.713

100





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh Hà Nội - 5

(Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của SeABank 2010 – 2012)


44



2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội

Tỷ trọng vốn lưu động ngắn hạn

Bảng 2.9 Tỷ trọng vốn lưu động ngắn hạn


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Vốn huy động ngắn hạn (triệu đồng)

857.317

863.802

899.535

Tổng nguồn vốn (triệu đồng)

1.350.105

1.274.045

1.511.824

Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn (%)

63,5

67,8

59,5

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu bảng 2.1 và 2.4)

Để đảm bảo năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác về tăng trưởng dư nợ tín dụng, cũng như mở rộng thị phần ngân hàng thì việc chú trọng nâng cao doanh số về huy động nói chung và huy động ngắn hạn nói riêng là nhiệm vụ quan trọng. Nguồn vốn dồi dào đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ chủ động về vốn cho vay đối với khách hàng, đối với các ngân hàng khác đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản cho chính mình.

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn ngắn hạn huy động được bao nhiêu. Cụ thể tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội trong 3 năm từ 2010 - 2012, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn luôn trên 50%, đây là một con số khá cao. Con số này cho biết khả năng huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng. Trong 3 năm qua chỉ tiêu này khá cao có ưu điểm là Ngân hàng sẽ có cơ hội mở rộng đầu tư cho vay ngắn hạn, tuy nhiên, chỉ tiêu này cao cũng đồng nghĩa với việc chi phí tạo nguồn vốn lớn, nếu Ngân hàng không sử dụng tốt nguồn vốn này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Ngân hàng. Bên cạnh đó vốn huy động ngắn hạn cao, Ngân hàng sẽ phải mạo hiểm khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn này để cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng cần phải có tính toán chi tiết để nguồn vốn này mang lại hiệu quả hợp lý, tránh để xảy ra nợ xấu khi khách hàng không thanh toán được.

Tỷ trọng vốn lưu động ngắn hạn qua các năm có sự tăng giảm không đồng đều. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là do vốn huy động ngắn hạn tăng tuy nhiên tổng nguồn vốn giảm. Năm 2011 không có sự biến động về lãi suất, trần lãi suất huy động 14%, Ngân hàng dễ dàng huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng, nguồn vốn huy động ngắn hạn thu hút khách hàng gửi tiền hơn so với


45

loai hình tiết kiệm trung và dài hạn. Cùng với tổng nguồn vốn huy động giảm so với năm 2010, cụ thể giảm 76.060 triệu đồng đã khiến tỷ lệ vốn lưu động ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010. Sang đến năm 2012, tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn giảm so với năm 2011, do trong năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã có 6 lần thay đổi lãi suất, lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm xuống còn 6-7%/năm, mức lãi suất này khiến người gửi không muốn gửi tiền vào ngân hàng nữa do lãi suất thấp, vì vậy vốn huy động ngắn hạn có tăng nhưng không đáng kể. Một số đối tượng chuyển sang loại hình tiết kiệm trung và dài hạn, lãi suất cao hơn, có lợi hơn, một phần tìm kênh đầu tư khác, chính vì vậy tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng mạnh trong năm 2012, điều này dẫn đến tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn trong năm 2012 giảm và là thấp nhất trong 3 năm.

Khả năng cấp tín dụng

Bảng 2.10 Khả năng cấp tín dụng


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Vốn huy động ngắn hạn (triệu đồng)

857.317

863.802

899.535

Dư nợ tín dụng ngắn hạn (triệu đồng)

364.212

499.407

563.713

Khả năng cấp tín dụng (%)

2,35%

1,73%

1,60%

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu bảng 2.2 và 2.4)

Chỉ tiêu này cho biết vốn huy động ngắn hạn đảm bảo bao nhiêu phần trăm nhu cầu tín dụng ngắn hạn, từ đó cho thấy khả năng tự chủ của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho nền kinh tế. Từ năm 2010-2012, khả năng cấp tín dụng của năm 2012 là thấp nhất với 1,6%, tức là với 100 đồng vốn huy động ngắn hạn thì Ngân hàng đáp ứng được 1,6đ nhu cầu của khách hàng. Chỉ tiêu này còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng. Nếu như tỷ lệ này cao chứng tỏ Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều và đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động ngắn hạn. Và ngược lại nếu tỷ lệ này thấp kết hợp với khả năng huy động vốn ngắn hạn cao thì có thể kết luận Ngân hàng đã sử dụng vốn lãng phí, không hiệu quả, ảnh hưởng tới lợi nhuận và an toàn trong hoạt động Ngân hàng. Tuy nhiên trong 3 năm qua tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội chỉ tiêu này không phải là thấp, cùng với đó là nguồn vốn huy động được khá tốt vì vậy có thể nói Ngân hàng làm ăn hiệu quả, có lãi.

Khả năng cấp tín dụng qua 3 năm có xu hướng giảm. Vốn huy động ngắn hạn qua các năm tăng đều bên cạnh đó dư nợ tín dụng cũng tăng nên khả năng cấp tín dụng qua các năm giảm. Như đã phân tích ở trên, vốn huy động ngắn hạn tăng do Ngân

46



hàng có những ưu đãi về lãi suất, dành cho khách hàng ngay cả khi trong năm 2012 lãi suất hạ thấp nhất. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng do doanh số thu nợ qua các năm giảm, các doanh nghiệp làm ăn khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng, vì vậy tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng. Kết hợp 2 yếu tố trên đã làm cho khả năng cấp tín dụng của Ngân hàng có xu hướng giảm trong 3 năm từ 2010 – 2012.

Chỉ tiêu nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là không thể tránh khỏi. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Hai chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn.

Bảng 2.11 Tình hình nợ quá hạn – nợ xấu – nợ không có khả năng thu hồi ngắn hạn tại chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

Số dư

Tỷ trọng (%)

1. Nợ quá hạn dưới 6 tháng

3.320

0,91

5.564

1,14

6.174

1,1

2. Nợ quá hạn từ 6-12 tháng

1.981

0,54

2.680

0,54

3.258

0,58

3. Nợ quá hạn trên 12 tháng

4.427

1,22

6.618

1,33

7.458

1,32

4.Nợ chờ xử lý

108

0,03

300

0,06

1.200

0,21

Nợ xấu (2 + 3 + 4)

6.516

1,79

9.598

1,93

11.916

2,11

Tổng dư nợ quá hạn

9.836

2,7

15.162

3,07

18.757

3,21

(Nguồn: Báo cáo cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Đông

Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012)


Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy rằng Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội chưa đảm bảo an toàn đối với các khoản vay. Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy tổng dư nợ quá hạn tăng qua các năm, năm 2010 là 2,7%, năm 2011 là 3,07%, năm 2012 là 3,21%. So với dư nợ quá hạn chung của ngành thì tổng dư nợ của chi nhánh ở mức chấp nhận được nhưng nếu xét trong chi nhánh thì đây là một tín hiệu xấu khi mà dư

47

nợ quá hạn qua các năm tăng. Ngân hàng phải có các biện pháp để hạn chế tối đa nợ quá hạn. Để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, ta cần xem xét đến những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012.

Nợ quá hạn qua các năm tăng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng như sự khó khăn của kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Nguồn thu nợ của Ngân hàng đa phần là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong đầu ra sản phẩm, lợi nhuận thấp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, chính vì vậy mà nợ quá hạn ngắn hạn cũng như nợ quá hạn nói chung qua các năm tăng. Đặc biệt năm 2012 là một năm rất khó khăn thì nợ quá hạn ngắn hạn càng cao, cụ thể là 18.787 triệu đồng, con số này gần gấp đôi năm 2010 cho thấy tốc độ gia tăng chóng mặt của nợ quá hạn ngắn hạn.

Nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn

Bảng 2.12 Nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn (triệu đồng)

9.836

15.162

18.787

Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn (triệu đồng)

364.212

499.407

563.713

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ngắn hạn (%)

2,7

3,04

3,33

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu bảng 2.2 và 2.11)

Nhìn vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay ngắn hạn ta thấy T ình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội chưa thật sự đáng lo ngại, tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên nhưng con số này được coi là khá nhỏ và có thể chấp nhận được. Năm 2012 là năm ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế toàn cầu, các ngân hàng đang rất vất vả để giải bài toán nợ quá hạn, nợ xấu thì tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng tại thời điểm này được coi là khá an toàn. Tuy nhiên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á không thể chủ quan mà vẫn phải nỗ lực để giảm thiểu nợ quá hạn xuống mức tối đa.

Về tình hình xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã có hướng xử lý đúng đắn, thường xuyên tác động bằng văn bản, đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ theo cam kết. Đối với các đơn vị kinh


48



doanh thua lỗ không có khả năng thanh toán Ngân hàng tiếp tục xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ và tiến hành xiết nợ đối với một số doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt trong năm 2012, theo thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã có quyết định yêu cầu các Ngân hàng giảm lãi suất cho vay, lãi suất trả nợ xuống 15% để hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm mục đích vừa giúp các doanh nghiệp có khả năng thu được lợi nhuận từ đó giúp các Ngân hàng thu hồi được nợ xấu. Hi vọng rằng tác động của Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á thu hồi được nợ xấu của mình trong năm 2012.

Như vậy, nhìn chung trong những năm qua, bên cạnh việc mở rộng tăng trưởng dư nợ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên nợ quá hạn vẫn còn là một vấn đề đáng quan tâm, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Để giảm nợ quá hạn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, chi nhánh Ngân hàng công thương Thành phố Nam Định cần tìm ra các giải pháp thích hợp trong thời gian tới.

Chỉ tiêu nợ xấu và nợ không có khả năng thu hồi

Theo quy định của Việt Nam thì nợ không có khả năng thu hồi là nợ không trả được một phần hay toàn bộ cả gốc và lãi sau 360 ngày.

Nợ không có khả năng thu hồi:

Bảng 2.13 Nợ không có khả năng thu hồi


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Nợ không có khả năng thu hồi (triệu đồng)

4.535

6.918

8.658

Dư nợ tín dụng ngắn hạn (triệu đồng)

364.212

499.407

563.713

Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi (%)

1,25%

1,39%

1,54%

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu bảng 2.2 và 2.11)

Tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội qua các năm đều tăng, nhưng tăng không đáng kể. Năm 2010 là 1,25%, năm 2011 là 1,39%, năm 2012 là 1,54%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi tăng là do dư nợ tín dụng ngắn hạn qua các năm đều tăng, doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm khiến cho dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng qua các năm. Bên cạnh đó nợ quá hạn qua các năm cũng tăng do các doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, mặc dù trong năm


49

2012, NHNN đã hỗ trợ các doanh nghiệp bằng cách yêu cầu các Ngân hàng giảm lãi suất cho vay xuống tối đa còn 15%. Tuy nhiên chính sách này mới thực hiện nên chúng ta chưa thấy rõ được hiệu quả, hi vọng trong năm 2013 sẽ có nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt hơn và trả được cả gốc và lãi cho Ngân hàng.

Nợ xấu:


Bảng 2.14 Chỉ tiêu nợ xấu


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Nợ xấu (triệu đồng)

6.516

9.598

11.916

Dư nợ tín dụng ngắn hạn (triệu đồng)

364.212

499.407

563.713

Tỷ lệ nợ xấu (%)

1,79%

1,92%

2,11%

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu bảng 2.2 và 2.11)

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ không có khả năng thu hồi thì nợ xấu cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Trong 3 năm từ 2010 – 2012, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Hà Nội liên tục tăng. Năm 2010 là 1,79%, năm 2011 là 1,92%, tăng 0,13 so với năm 2010, năm 2012 cao nhất với tỷ lệ là 2,11 %, tăng 0,19 so với năm 2011. Nợ xấu bao gồm nợ quá hạn từ 6 đến 12 tháng, nợ trên 12 tháng và nợ chờ xử lý. Các khoản nợ quá hạn trên tăng đều qua các năm cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang đi xuống, Ngân hàng cần có các biện pháp để thắt chặt quản lý tín dụng của mình, nhắc nhở các doanh nghiệp trả nợ. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng cùng với nợ quá hạn tăng đã làm chợn xấu tại chi nhánh tăng. Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng hiện nay là 8%, so với toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chưa phải là cao nhưng trong chi nhánh thì đây đang là một dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng xấu đi khi mà nợ xấu tăng đều qua các năm.

Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ ngắn hạn:


50



Bảng 2.15 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Dư nợ ngắn hạn (triệu đồng)

364.212

499.407

563.713

Tổng dư nợ tín dụng (triệu đồng)

562.478

728.404

828.900

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (%)

64,75%

68,56%

68%

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu bảng 2.2)

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ dư nợ ngắn hạn chiếm bao nhiêu trong tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010, năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng không đáng kể. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng đánh giá Ngân hàng đang tăng trưởng tín dụng, trong khi tổng dư nợ tín dụng qua các năm cũng tăng. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng là do dư nợ ngắn hạn qua các năm cũng tăng trong khi tổng dư nợ tín dụng cũng tăng. Như đã phân tích ở các phần trước, doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm, điều này dẫn đến dư nợ ngắn hạn tăng. Bên cạnh đó các nghiệp vụ cho vay của chi nhánh phần lớn là cho vay ngắn hạn, chính vì vậy tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ lệ dư nợ trung dài hạn, cụ thể là hơn 50%.

Chỉ tiêu khả năng sinh lời:

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Một doanh nghiệp thua lỗ kéo dài sẽ dẫn tới phá sản. Do đó, để đánh giá chất lượng tín dụng, người ta cũng sử dụng lợi nhuận như một thước đo chủ yếu. Qua bảng 2.16 bên dưới ta có thể thấy tổng thu nhập của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012 có sự biến động lên xuống. Thu nhập năm 2011 tăng so với năm 2010 là 4.446 triệu đồng, đến năm 2012, thu nhập giảm so với năm 2011 là 2.103, mức giảm tương đương 1,87%. Hai chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay và lợi nhuận trước thuế qua các năm cũng giảm. Cụ thể lợi nhuận từ hoạt động cho vay năm 2011 giảm so với năm 2010 là 9.374 triệu đồng, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 3.306 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động cho vay này chủ yếu là thu lãi từ hoạt động cho vay. Lợi nhuận trước thuế cũng giảm, năm 2011 giảm 8.219 triệu đồng, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 8.341 triệu đồng. Nguyên nhân là do từ năm 2010-2012 là 3 năm khó khăn của nền kinh tế, chịu ảnh hưởng của nền kinh tế cũng như ảnh hưởng từ thị trường bất động sản, tiền còn nằm trong thị trường bất động sản nhiều mà chưa thu hồi cả gốc và lãi về được khiến cho một nguồn thu của Ngân hàng


51

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí