Tình Hình Mua Bán Ngoại Tệ Của Ngân Hàng Tmcp Đông Nam Á Chi Nhánh Hà Nội

Biểu đồ 2.1 Tình hình mua bán ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội


9000

8800

8600

8400

8200

8956

8769

8892

8000

7800

8644

Doanh số mua vào

Doanh số bán ra

7914

7600

7400

7200

7000

7929

Năm 2010 Năm 2011

Năm 2012

(Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế SeABank chi nhánh Hà Nội)

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy được việc mua bán ngoại tệ từ năm 2010-2012 ở Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội có sự thay đổi. Năm 2010 và 2012, doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào, Ngân hàng có lãi nhưng năm 2011 thì ngược lại, doanh số bán ra nhỏ hơn doanh số mua vào, Ngân hàng lỗ. Năm 2011 tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh đầy biến động do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 và suy thoái kinh tế trước đó, buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục phải tăng tỷ giá USD. Ngày 11/02/2011, NHNN tiếp tục điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng lên 20.693 VND, tăng 9,3% so với mức 18.932 VND trước đó, tỷ giá tăng và điều này khiến cho nhu cầu người dân mua ngoại tệ ít hơn dẫn đến trong năm này doanh số bán ra nhỏ hơn doanh số mua vào. Sang đến năm 2012, tỷ lệ lạm phát giảm, kinh tế ổn định hơn chút, tỷ giá không có nhiều biến động, và kết quả là doanh số bán ra lớn hơn doanh số mua vào.

Về thanh toán quốc tế: Công tác thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao, kiểm tra các bộ chứng từ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, phong cách giao dịch văn minh lịch sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Theo số liệu của Phòng Thanh toán quốc tế chi nhánh Hà Nội cấp:

L/C nhập khẩu năm 2010: 1.912.286 USD. L/C xuất khẩu năm 2010: 213.140 USD.

Các nghiệp vụ khác như chi trả kiều hối, thanh toán séc cũng được quan tâm và thu được kết quả tốt. Ngân hàng đã đảm bảo chi trả cho những khách hàng nhanh


28



chóng, thuận tiện. Đối với những báo cáo không rõ ràng đã kịp thời tra soát để nhanh chóng có thông tin chính xác báo cáo cho khách hàng.

2.2.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng

Được coi là trung tâm của nền kinh tế, là một trong những linh vực có độ nhạy cảm cao đòi hỏi phải có những bước đi vững chắc trong công cuộc đổi mới, hệ thống Ngân hàng nước ta nói chung và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội nói riêng phải gánh vác những nhiệm vụ hết sức khó khăn. Ngân hàng vừa phải vươn lên đáp ứng những nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới vừa phải khắc phục những tồn đọng cũ.

Trước những khó khăn thử thách đó cũng như ý thức được những mặt yếu mặt mạnh của mình, trong những năm qua, ban lãnh đạo Ngân hàng luôn đề ra những phương hướng kinh doanh tích cực bám sát những định hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, Ngân hàng luôn được đánh giá là đơn vị kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả. Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng kết quả kinh doanh.

Bảng 2.3 Tình hình thu nhập – chi phí của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012


(Đơn vị: tỷ đồng)



Chỉ tiêu


2010


2011


2012

CL năm 2011 so với năm 2010

CL năm 2012 so với năm 2011

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Thu nhập

109

112

110

3

2,75

(2)

(1,79)

Chi phí

78

90

90

12

15,38

0

0

Lợi nhuận

31

22

20

(9)

(29,03)

(2)

(9,09)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh Hà Nội - 4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2012)

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, thu nhập qua các năm có sự biến động, năm 2010 là 109 tỷ đồng, năm 2011 là 112 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với năm 2010. Thu nhập năm 2012 là 110 tỷ đồng, giảm so với năm 2011 là 2 tỷ đồng. Mức giảm tương đương giảm 1,79%. Tuy nhiên sự chênh lệch tăng giảm về thu nhập của Ngân hàng ở

29

đây không lớn, kinh tế trong 3 năm trên đều rất khó khăn, chính vì vậy có sự tăng giảm nhẹ ở thu nhập là điều dễ hiểu.

Chi phí năm 2010 là 78 tỷ đồng, năm 2011 và 2012 bằng nhau, ở mức 90 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng so với năm 2010. Chi phí tăng có lẽ là do trong năm 2011, Ngân hàng mở thêm 2 Phòng giao dịch là SeABank Trần Phú và SeABank Hàn Thuyên, cùng với đó là khoản chi phí trả lương cho nhân viên tăng lên. Bên cạnh đó, để cạnh tranh với các Ngân hàng khác, các chương trình marketing được thực hiện mạnh hơn nhằm thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cũng cần một khoản chi phí khá lớn. Việc trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng. Tình hình kinh tế khó khăn buộc các Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cao nếu như muốn an toàn nhất.

Chi phí tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận giảm. Lợi nhuận qua các năm giảm, năm 2010 lợi nhuận là 31 tỷ, năm 2011 là 22 tỷ, năm 2012 là 20 tỷ. Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, chúng ta liên tục được nghe những câu nói như “tái cơ cấu Ngân hàng”, “sáp nhập”, “nợ xấu”. Trên các báo mạng, bản tin kinh tế, tài chính, thời sự luôn nhắc đến việc hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang gặp khó khăn, Ngân hàng cắt giảm nhân sự, chừng đó thôi chúng ta cũng thấy được Ngân hàng đang gặp khó khăn như thế nào, không chỉ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á mà là khó khăn chung của tất cả các Ngân hàng. Các doanh nghiệp không trả được gốc và lãi cho Ngân hàng, cùng với đó lãi suất tiền gửi liên tục giảm, cụ thể năm 2012, NHNN đã 6 lần giảm lãi suất huy động, ngày 24/12/2012, NHNN đã áp mức trần lãi suất huy động xuống còn 8%/năm. So với hồi đầu năm, lãi suất huy động là 14%/năm thì sau 6 lần thay đổi lãi suất, cuối năm 2012, lãi suất huy động còn 8%/năm. Điều này tạo ra tâm lý không tốt cho người gửi tiền khi mà lãi suất quá thấp, họ sẽ đầu tư sang các kênh tài chính rủi ro hơn như chứng khoán, vàng, bất động sản… Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận của Ngân hàng giảm.

Ngân hàng là đơn vị làm ăn có lãi, với kết quả kinh doanh luôn đủ bù đắp các khoản chi phí phát sinh và trích lập quỹ khi cần thiết. Tuy nhiên lợi nhuận qua các năm lại giảm, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam chúng ta cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn của biến động kinh tế toàn cầu, nhất là trong thời kì năm 2012 là một năm kinh tế rất khó khăn.


30



2.3. Thực trạng về chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012

Như trên đã phân tích, đã nêu khái quát về tình hình hoạt động tín dụng đạt kết quả khá tốt. Nhưng để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng đặc biệt là các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.

2.3.1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn

Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội đang hoạt động trên địa bàn, SeA Bank chi nhánh Hà Nội đã liên tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, về kỳ hạn nguồn vốn đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền. Do đó lượng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của Ngân hàng.

Bảng 2.4 Kết quả huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012


(Đơn vị: triệu đồng)


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

CL năm 2011 so với năm 2010

CL năm 2012 so với năm 2011

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

1.Tiền gửi DN

632.949

734.629

679.730

101.680

16,06

(54.899)

(7,47)

2.Tiền gửi TK

211.700

216.005

207.520

4.305

2,03

(8.485)

(3,93)

3.Kỳ phiếu

12.668

13.168

12.285

500

3,95

(883)

(6,71)

Tổng

857.317

963.802

899.535

106.485

12,42

(64.267)

(6,67)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

SeA Bank chi nhánh Hà Nội)


Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất huy động không cao, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. Tiền gửi tiết


31

kiệm năm 2011 tăng so với năm 2010 là 4.305 triệu đồng tuy nhiên năm 2012 giảm so với năm 2011 là 8.485 triệu đồng. Mặc dù đã rất nỗ lực đưa ra các chương trình marketing, các gói tiền gửi tiết kiệm ưu đãi, hấp dẫn nhưng lượng tiền huy động bằng tiết kiệm dân cư lại giảm do lãi suất trong năm 2012 giảm mạnh, nửa cuối năm 2012 lãi suất huy động còn ở mức 6 - 7%, điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, do vậy lượng tiền huy động trong năm 2012 giảm so với 2 năm trước đó.Tuy trong năm 2012 lượng tiền huy động giảm nhưng xét về tình hình chung, mặt bằng chung các ngân hàng khác thì kết quả mà SeA Bank chi nhánh Hà Nội đạt được cũng là một con số ấn tượng.

2.3.2. Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010-2012

2.3.2.1 Quy trình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội


Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội

Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ


Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng


Thẩm định, phân tích tín dụng

Tập hợp hồ sơ trình Hội đồng Tín dụng


Hoàn thiện hồ sơ tín dụng


Thực hiện quyết định cấp tín dụng


Kiểm tra và xử lý nợ vay


Tất toán hợp đồng tín dụng

(Nguồn: Phòng Khách hàng và Thẩm định)

Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ:

Nhân viên tín dụng của Ngân hàng sẽ đến doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu các gói sản phẩm về tín dụng.


32



Khách hàng đến Ngân hàng để xin vay vốn.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng:

Nhân viên tín dụng của Ngân hàng làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng.

Nhân viên tín dụng chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo sang phòng thẩm định tài sản đảm bảo và xem xét báo cáo tài chính.

Bước 3: Thẩm định, phân tích tín dụng:

Nhân viên tín dụng của Ngân hàng thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản đảm bảo.

Phòng thẩm định tài sản đảm bảo thực hiện định giá tài sản đảm bảo và lập tờ

trình.


Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Hội đồng tín dụng.

Nhân viên tín dụng lập hồ sơ do khách hàng cung cấp và tờ trình của các bộ

phận lập để trình Hội đồng tín dụng quyết định.

Sau bước này nếu Hội đồng tín dụng xét duyệt không cho vay thì nhân viên tín dụng gửi trả lại hồ sơ cho khách hàng, nếu đồng ý cho vay thì chuyển qua bước 5, bước tiếp theo.

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng:

Phòng thẩm định tài sản đảm bảo lập hợp đồng đảm bảo tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản (nếu có).

Nhân viên tín dụng Ngân hàng nhập kho hồ sơ tài sản đảm bảo, sau đó trình và lập hồ sơ tín dụng để Giám đốc chi nhánh phê duyệt.

Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng:

Sau khi được sự đồng ý cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh thì tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay:

Nhân viên tín dụng Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng.

Phòng thẩm định tài sản đảm bảo kiểm tra tài sản đảm bảo của khách hàng.


33

Nhân viên tín dụng Ngân hàng kiểm tra nợ gốc, trả lãi, phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực khách hàng.

Kiểm tra lại việc thu lãi (số tiền, thời hạn) giao cho phòng kiểm tra kiểm toán

nội bộ.

Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng khi hết thời gian cho vay.

Khi hết thời gian cho vay của hợp đồng tín dụng, nhân viên tín dụng đã thẩm định hồ sơ tín dụng trước đó sẽ tất toán hợp đồng tín dụng. Nếu bên đi vay hoàn thành tốt việc trả nợ gốc và lãi thì hợp đồng được tất toán, người đi vay hoàn thành nghĩa vụ của mình với ngân hàng và hợp đồng kết thúc tại đây. Còn nếu bên đi vay còn chưa trả hết nợ gốc và lãi vay thì ngân hàng sẽ có một số biện pháp như: gia hạn thêm thời hạn trả nợ, yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo…

Nhận xét:

Quy trình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội về cơ bản đã đảm bảo đầy đủ 4 bước của quy trình cho vay chung do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

2.3.3. Tình hình cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản cao hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. Vì vậy đối với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn đem lại nguồn lợi cao cho ngân hàng. Song song với việc mở rộng cho vay bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức ngân hàng đã đẩy mạnh mở rộng phục vụ đối với khách hàng thuộc các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, dịch vụ cả bằng nội tệ và ngoại tệ. Ngoài ra ngân hàng còn đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích khách hàng có tín nhiệm vay vốn của ngân hàng như giảm lãi suất. Do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng lên rõ rệt.

Bảng số liệu 2.5 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ tình hình cho vay ngắn hạn theo từng thành phần kinh tế tại chi nhánh giai đoạn năm 2010 – 2012.


34



Bảng 2.5 Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội từ 2010 – 2012

(Đơn vị: triệu đồng)



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

CL năm 2011 so với năm 2010

CL năm 2012 so với năm 2011

Số dư

Số dư

Số dư

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Ngắn hạn

835.512

970.684

815.983

135.172

16,18

(154.701)

(15,94)

-Theo thành phần kinh tế








+ Cá thể

375.980

456.221

448.790

80.241

21,34

(7.431)

(1,63)

+ Hộ kinh doanh

167.102

145.602

106.078

(21.500)

(12,87)

(39.524)

(27,15)

+ Hợp tác xã

41.775

29.120

16.320

(12.655)

(30,29)

(12.800)

(43,96)

+ DN Nhà nước

75.196

97.068

65.278

21.872

29,09

(31.790)

(32,75)

+ DN tư nhân

91.906

174.723

122.397

82.817

90,11

(52.326)

(29,95)

+ Khác

83.553

67.950

57.120

(15.603)

(18,67)

(10.830)

(15,94)

-Theo loại tiền








VND

797.914

931.856

797.215

133.942

16,79

(134.641)

(14,45)

USD (Quy đổi ra VND)

37.598

38.828

18.768

1.230

3,27

(20.060)

(51,66)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông

Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010 - 2012)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng doanh số cho vay qua các năm có sự biến động, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 116.475 triệu đồng, mức tăng tương đương 12,14%. Tuy nhiên doanh số cho vay năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là 162.988 triệu đồng, mức giảm tương đương 15,15%. Có sự tăng giảm này là do trong năm 2011 đa phần các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh để tránh phụ thuộc vào nguồn tín dụng từ các ngân hàng và cũng như các Ngân hàng khác, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội phải rất khó khăn mới tìm được một khách hàng doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định và phương án kinh doanh khả thi, tuy vậy SeABank vẫn duy trì được số lượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống đã và đang giao dịch với ngân hàng từ lâu do lãi suất củaSeABank luôn cạnh

35

tranh hơn so với các ngân hàng cổ phần khác. Không chỉ ưu đãi về mặt lãi suất mà SeABank còn đưa ra những ưu đãi hấp dẫn khác đối với các khách hàng doanh nghiệp như ưu đãi về các loại phí thanh toán, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo. Những ưu đãi này được thực hiện đối với tất cả các khách hàng doanh nghiệp sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của SeABank trên phạm vi toàn quốc chứ không chỉ ở chi nhánh Hà Nội. Sang đến năm 2012, doanh số cho vay giảm so với năm 2011. Lý do của việc doanh số cho vay trong năm này giảm là do chủ trương của chi nhánh là cắt giảm cho vay lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng, việc huy động vốn tuy có tăng nhưng không ổn định, chi nhánh không mạnh dạn cho vay để đảm bảo tính thanh khoản, do tình hình giá cả tăng nhanh, chỉ số lạm phát tăng, lãi suất cho vay cao, nếu đẩy mạnh cho vay sẽ không đảm bảo an toàn vốn. Trong năm 2012, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội tiếp tục thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng bằng các biện pháp: tích cực củng cố quan hệ với khách hàng, áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ, tăng cường kiểm soát chặt chẽ hạn mức và chất lượng tín dụng, nâng cao công tác quản lý rủi ro.

Đối với cá thể, doanh số cho vay trong 3 năm qua có sự tăng giảm không đều. Năm 2011 tăng 80.241 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 lại giảm 7.431 triệu đồng so với năm 2011. Tuy nhiên đối tượng này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các đối tượng cho vay theo thành phần kinh tế. Hà Nội là một thành phố đông dân vì vậy lượng vay đối với hộ cá thể chiếm tỷ trọng cao.

Đối với doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là kinh doanh thương nghiệp, lượng vốn cho đối tượng này vay năm 2011 tăng so với năm 2010 là 82.817 triệu đồng, do trong năm 2011 các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nên cần lượng vốn phục vụ sản xuất. Tuy nhiên đến năm 2012 là một năm khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động không tốt, hàng tồn kho cao, việc sản xuất không diễn ra liên tục, các doanh nghiệp hoạt động ở mức cầm cự để tránh tình trạng phá sản, do vậy lượng vốn cho các doanh nghiệp giảm đáng kể so với năm 2011, cụ thể giảm 52.326 triệu đồng.

Doanh số cho vay đối với hộ kinh doanh giảm qua các năm. Năm 2011 giảm

21.500 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 giảm 39.524 triệu đồng so với năm 2011. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, số lượng hộ kinh doanh qua các năm giảm, người dân thấy kinh doanh ngày càng khó khăn, việc kinh doanh không thuận lợi như trước nên nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng giảm. Tuy nhiền việc này không ảnh hưởng nhiều đến Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội vì đây không phải là khách hàng mục tiêu của Ngân hàng. Bên cạnh hộ kinh doanh thì hợp tác xã cũng là thành phần kinh tế có doanh số cho vay giảm qua mỗi năm. Lý do cũng tương


36



tự như hộ kinh doanh, ngày nay người ta càng ít nghe thấy nói đến cụm từ “hợp tác xã”, nhất là trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoạt động không mạnh cũng như số lượng ngày một ít đi là lý do doanh số cho vay đối với đối tượng này giảm.

Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn, cụ thể chiếm hơn 80%. Sở dĩ doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao là do phần lớn khách hàng của chi nhánh hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình, cá thể. Điều này cho thấy cho vay ngắn hạn là một trong những hoạt động rất quan trọng với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội nhằm đáp ứng vốn kinh doanh ngắn hạn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, mà chủ yếu là bổ sung vốn lưu động cho khách hàng.

Nói tóm lại cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động chủ yếu của chi nhánh vì loại hình hoạt động này thủ tục tương đối đơn giản, độ an toàn đối với khoản vay cao, ít rủi ro hơn so với loại hình cho vay trung và dài hạn.

2.3.3.1 Tình hình thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Nếu doanh số cho vay đánh giá khả năng hoạt động của Ngân hàng thì doanh số thu nợ cho ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây, ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm đều giảm. Cụ thể năm 2011 giảm 19.661 triệu đồng so với năm 2010, tương đương giảm 2,99%, năm 2012 giảm 111.339 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 17,44%. Lý do của việc doanh số thu nợ giảm qua các năm là do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không tốt, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho doanh nghiệp. Trong năm 2011 và 2012, số lượng các doanh nghiệp xin phá sản là hơn 58.000 (Theo: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI) điều này cho thấy sự khó khăn của nền kinh tế, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp. Nguồn thu nợ của Ngân hàng chủ yếu là lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến Ngân hàng cũng gặp khó khăn theo.


37

Bảng 2.6 Tình hình thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội giai đoạn năm 2010 - 2012


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

CL năm 2011 so với năm 2010

CL năm 2012 so với năm 2011

Số dư

Số dư

Số dư

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Ngắn hạn

658.213

638.552

527.213

(19.661)

(2,99)

(111.339)

(17,44)

Theo thành phần kinh tế








+ Cá thể

276.450

255.420

237.246

(21.030)

(7,61)

(18.174)

(7,12)

+ Hộ kinh doanh

98.732

76.626

52.721

(22.106)

(22,34)

(23.905)

(31,20)

+ Hợp tác xã

29.619

28.735

5.272

(884)

(2,98)

(23.463)

(81,65)

+ DN Nhà nước

46.075

41.506

36.905

(4.569)

(9,92)

(4.601)

(11,09)

+ DN tư nhân

49.366

63.855

57.993

14.489

29,35

(5.862)

(9,18)

+ Khác

157.971

172.410

137.076

14.439

9,14

(35.334)

(20.49)

Theo loại tiền








VND

592.392

561.926

479.764

(30.466)

(5,14)

(82.162)

(14,62)

USD (Quy đổi ra VND)

65.821

76.626

47.449

10.805

16.42

(29.177)

(38,08)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông

Nam Á chi nhánh Hà Nội từ năm 2010 - 2012)

Doanh số thu nợ của hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã qua các năm giảm do các doanh nghiệp, đối tượng này hoạt động không tốt, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho doanh nghiệp. Cùng với đó doanh số thu nợ đối với cá thể qua các năm cũng giảm. Năm 2011 giảm 21.030 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 giảm

18.174 triệu đồng so với năm 2011 cho thấy khó khăn của nền kinh tế. Việc doanh số thu nợ giảm cũng ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có biện pháp thu hồi nợ để tránh tình trạng các công ty, doanh nghiệp không trả được nợ, ảnh hưởng tới toàn hệ thống Ngân hàng.


38



2.3.3.2 Tình hình dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội

Tổng dư nợ:


Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012

(Đơn vị: triệu đồng)



Chỉ tiêu

2010

2011

2012

CL năm 2011 so với năm 2010

CL năm 2012 so với năm 2011

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

1. Phân theo kì hạn cho vay

562.478

100

728.404

100

828.990

100

165.926

29,50

100.586

13,81

Ngắn hạn

364.212

64,8

499.407

68,5

563.713

68

135.195

37,12

64.306

12,88

Trung và dài hạn

198.266

35,2

228.997

31,5

265.277

32

30.731

15,50

36.280

15,84

2.Phân theo thành phần kinh tế

562.478

100

728.404

100

828.990

100

165.926

29,50

100.586

13,81

Kinh tế quốc doanh

14.486

2,57

26.514

3,64

39.045

4,71

12.028

83,03

12.531

47,26

Kinh tế ngoài quốc doanh

547.992

97,43

701.890

96,36

789.945

95,29

153.898

28,08

88.055

12,55

3. Phân theo nội ngoại tệ

562.478

100

728.404

100

828.990

100

165.926

29,50

100.586

13,81

VND

548.948

97,6

716.021

98,3

815.892

98,42

167.073

30,44

99.871

13,95

Ngoại tệ (Quy đổi ra VND)

13.530

2,4

12.383

1,7

13.098

1,58

(1.147)

(8,48)

715

5,77

Tổng dư nợ

562.478


728.404


828.990






(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hà Nội năm 2010-2012)


39

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí