Lượng Rtsh Bình Quân Đầu Người Trên Thành Phố Việt Trì


tấn/ngày. Trong đó, khối lượng RTSH phát sinh nhiều nhất là phường Dữu Lâu với khối lượng 21,545 tấn/ngày, đây là phường có số dân đông và người dân sống chủ yếu bằng hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn bán, dịch vụ du lịch. Vào những dịp lễ hội, khối lượng rác tăng lên đáng kể vì đây là điểm đến của nhiều khách du lịch trong nước và khách nước ngoài. Lượng RTSH ít nhất là xã Tân Đức 1,355 tấn/ngày, do xã này nằm xa khu trung tâm thành phố và có dân số ít 1.288 người, người dân sinh sống chủ yếu bằng việc buôn bán nhỏ và làm nông nghiệp.

Như vậy, qua đây có thể khẳng định khối lượng RTSH tăng lên rất lớn khi lượng dân cư trên địa bàn tăng và công nghiệp, dịch vụ phát triển.

3.1.1.3. Lượng RTSH bình quân đầu người trên thành phố Việt Trì

Lượng RTSH bình quân đầu người trên thành phố Việt Trì như sau: Sau 6 tuần (từ ngày 27/2/2014 đến ngày 1/4/2014) tiến hành cân RTSH của 90 hộ gia đình trên địa bàn bước đầu xác định được lượng RTSH bình quân theo đầu người dao động từ 0,98-1,05 kg/người/ngày, trung bình 1,0 kg/người/ngày.

Bảng 3.3. Lượng RTSH bình quân trên đầu người của TP.Việt Trì‌


Ngày bình thường

Ngày cuối tuần

RTSH

(kg/người/ngày)

Tần số lặp lại

Tỷ lệ (%)

RTSH

(kg/người/ngày)

Tần số lặp lại

Tỷ lệ (%)

0,6- 0,7

0

0

0,6- 0,7

0

0

0,7- 0,8

0

0

0,7- 0,8

0

0

0,8- 0,9

17

18,9

0,8- 0,9

11

12,2

0,9- 1,0

36

40

0,9- 1,0

33

36,7

1,0- 1,1

22

22,4

1,0- 1,1

20

22.2

1,1- 1,2

10

11,1

1,1- 1,2

18

20

1,2- 1.3

5

5,6

1,2- 1,3

8

8,9

Max = 1,09



Max = 1,09



Min = 0,89



Min = 0,89



TB = 0,99

∑= 90


TB = 0,99

∑= 90


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì - 9

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra hộ năm 2014)


Qua bảng số liệu trên cho thấy khối lượng RTSH bình quân trên địa bàn thành phố dao động từ 0,8-1,3(kg/người/ngày). Lượng RTSH bình quân mức 1,1-1,2 kg/người/ngày chiếm 11,1% vào ngày thường và chiếm 20% vào ngày cuối tuần. Do đó, vào ngày cuối tuần mức phát thải của người dân cao hơn ngày bình thường. Tuy nhiên, tốc độ phát thải tùy thuộc vào đối tượng hộ gia đình vì mỗi hộ gia đình có sức mua và tiêu thụ hàng hóa khác nhau. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người.

3.1.1.4. Thành phần RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì

Thành phố Việt Trì là trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh Phú Thọ, là nơi tập trung của nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, công sở và các phòng ban, chợ trung tâm nên thành phần rác thải rất phức tạp.

a. Thành phần RTSH từ hộ gia đình

Từ số liệu ở bảng 3.4 cho thấy RTSH tại thành phố Việt Trì có thành phần chủ yếu là chất thải hữu cơ chiếm 58,5%, các chất khó phân hủy như giấy báo, thủy tinh, sành sứ, kim loại, túi nilon, vải, da và cao su…chiếm khoảng 30%.

Bảng 3.4. Thành phần chất thải từ hộ gia đình‌


STT

Loại chất thải

Tỷ lệ (%)

1

Chất thải hữu cơ

58,5

2

Giấy báo, tạp chí…

8,2

3

Thủy tinh, sành sứ

7,1

4

Các loại nhựa

6,2

5

Kim loại

5,3

6

Túi nilon

4,0

7

Gỗ

2,8

8

Xỉ than

2,1

9

Vải

1,5

10

Da và cao su

0,6

11

Các loại chất thải nguy hại

0,9

12

Những thứ khác

2,8


Tổng

100

(Nguồn: Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì)


b. Thành phần chất thải từ các cơ quan hành chính, cơ sở dịch vụ và thương mại

Qua bảng 3.5 ta thấy tỷ lệ thành phần các chất thải hữu cơ từ RTSH của các cơ quan hành chính (48,7%), nhà hàng (62,3%), trường Cao đẳng Y Tế Phú Thọ (50,1%) và chợ (65,5%) vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến giấy báo, nhựa, túi nilon…Lượng rác thải hữu cơ dễ phân huy tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý, tuy nhiên đối với các chất khó phân hủy như nhựa, túi nilon…nếu thành phố không có các biện pháp xử lý thích hợp thì đây sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường trầm trọng trong thời gian tới.

Bảng 3.5. Thành phần chất thải từ các cơ quan hành chính‌



STT


Loại chất thải

Tỷ lệ khối lượng (%)


Chợ

Nhà hàng, khách sạn

Trường CĐ và

ĐH

Cơ quan hành chính

1

Chất thải hữu cơ

65,5

62,3

50,1

48,7

2

Giấy báo

5,8

8,5

7,3

19,6

3

Nhựa

6,2

13,4

9,2

10,0

4

Túi nilon

2,9

2,1

0,8

0,5

5

Xỉ than

2,1

3,5

0,2

-

6

Kim loại

0,7

1,1

0,5

0,5

7

Da và cao su

1,2

0,7

2,5

0,7

8

Vải

3,6

2,0

1,8

4,0

9

Chất thải nguy hại

0,7

0,3

20,8

1,5

10

Khác

11,3

6,1

6,8

14,5


Tổng

100

100

100

100

(Nguồn: Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì)

3.1.2. Thực trạng công tác quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì‌

Cơ chế quản lý và xử lý RTSH tại thành phố Việt Trì hiện nay: trên địa bàn thành phố chỉ có duy nhất một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đó là Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị


Việt Trì. Công ty cung cấp dịch vụ môi trường cho các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp, các trường học và hộ gia đình trên toàn địa bàn thành phố. Cơ chế quản lý và xử lý rác thải tại thành phố Việt Trì được minh họa bằng hình 3.1 dưới đây.

UBND thành phố giao nhiệm vụ và phân cấp quản lý cho các xã phường, các phòng ban tham mưu để tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội để phát động các chương trình hành động nhằm giải quyết các mục tiêu về quản lý RTSH. Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng các sản phẩm dịch vụ về RTSH cho công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì thực hiện. Các phòng chức năng căn cứ vào các quy định pháp lý, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá và nghiệm thu các sản phẩm đối với công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì, tham mưu cho UBND thành phố việc kiểm soát chặt chẽ công tác vệ sinh môi trường.

UBND các xã, phường trực tiếp triển khai các quy chế, quy định của thành phố, đồng thời quy định bổ sung thêm một số nội dung phù hợp với địa bàn từng địa phương về quản lý RTSH. UBND các xã phường sẽ ký hợp đồng với công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì để giải quyết những vấn đề như thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì thực hiện chức năng, nhiệm vụ được tỉnh và thành phố ủy quyền tổ chức thực hiện việc quản lý RTSH thông qua các hợp đồng dịch vụ hoặc cam kết với các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và hộ gia đình.

Công ty xây dựng các quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tiêu hủy RTSH, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Kiểm tra, giám sát các thỏa thuận theo các hợp đồng đã ký kết.


Phòng TN MT

Phòng QL ĐT

Qui Qui

tắc chế

Phòng TC KH

Ban Nghiệm thu

Giám sát


Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì

Hợp đồng dịch vụ

Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường

Kiểm tra, giám sát, vận động, thực hiện

Các tổ chức Chính trị - xã hội

UBND TP

Việt Trì

UBND

Xã, phường

Hộ gia đình, cơ sở SX-KD dịch vụ

Nguồn phát sinh CTR

Hình 3.1: Mô hình cơ chế quản lý RTSH tại thành phố Việt Trì‌

(Nguồn: Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì) Như vậy, có thể nói cơ chế quản lý chất thải thành phố Việt Trì nói chung và cho RTSH nói riêng đã góp phần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ về việc quản lý từ cấp thành phố đến các hộ dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và các cấp ngành liên quan. Tuy nhiên, chi phí cho quản lý RTSH lại rất lớn, chưa huy động được nhiều từ xã hội. Nhà nước vẫn bao cấp gần như hoàn toàn nên trong quá trình hoạt động tạo ra tâm lý ỷ lại vào Nhà nước và


cấp trên, thiếu tính chủ động giải quyết ở các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như các hộ gia đình trên toàn địa bàn thành phố.

3.2. Thực trạng chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Thực trạng chất lượng quản lý thu gom và xử lý RTSH của công ty

UBND thành phố

3.2.1.1. Thực trạng chất lượng công tác quản lý và thu gom RTSH


Cơ quan, cơ sở SX

Quy định, kiểm tra, giám sát Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu

Các phòng chức năng

- Quy định

- Kiểm tra

- Giám sát


UBND xã,

phường

Công ty CPMT và DV Đô thị Việt Trì

Hợp đồng dịch vụ Giám sát

Hợp đồng dịch vụ







Thu gom CTR từ nguồn phát thải



Điểm trung chuyển


Vận chuyển bằng xe

chuyên dùng



Khu xử lý (Bãi chôn lấp)


Hình 3.2: Quy trình quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH ở Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì‌‌‌

(Nguồn: Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì)

Công tác quản lý và xử lý rác thải nói chung và RTSH nói riêng của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì được minh họa bằng hình

3.2. Hàng năm, công ty lập kế hoạch sản xuất cũng có giá trị như kế hoạch tài chính. Kế hoạch dựa trên khối lượng công việc được Công ty đảm nhiệm và


tính toán theo đơn giá theo Thông tư số 17/2005/TT-BXD của Bộ xây dựng. Nhiệm vụ của công ty là tiến hành hoạt động tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Sau đó, công ty đề xuất kế hoạch lên UBND tỉnh để các bộ phận có liên quan xem xét và duyệt (Sở xây dựng, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài Chính, Sở tài nguyên và môi trường). Sau khi tất cả các sở đã đồng ý với kế hoạch này thì UBND tỉnh sẽ ra quyết định và thông qua kế hoạch, UBND tỉnh sẽ quyết định kế hoạch sản xuất, quyết định này tương đương với một hợp đồng giữa công ty và UBND tỉnh.

Trong khi hoạt động, chính quyền thành phố Việt Trì chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các hoạt động của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì. Ở cấp này, một Ban giám sát được thành lập, với các thành viên từ cơ quan có liên quan (Phòng Tài chính và Kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài Nguyên và Môi trường).

Sau khi các kế hoạch của một năm được thông qua thì Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì hoạt động như sau:

Công ty tiến hành các hợp đồng dịch vụ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, và các hộ gia đình trong toàn thành phố về dịch vụ thu gom và xử lý rác thải. Rác thải được thu gom từ các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và trên các tuyến đường, các cơ quan, trường học và từ các chợ được tập kết bằng xe đẩy tay về các điểm trung chuyển. Sau đó vào một giờ nhất định sẽ có các xe trở rác chuyên dụng tới thu gom và vận chuyển về bãi rác thải Kim Đức và bãi Sông Lô. Tại đây, rác thải được xử lý như đã nêu trên.


RTSH từ hộ gia đình




Cơ quan, trường học




Nhà hàng, khách sạn





Chợ




Xe đẩy tay do công nhân đi thu gom đưa đến nơi tập kết rác


Tập trung xe rác tại các điểm quy định


Ô tô vận chuyển rác thải


Bãi rác (Bãi Kim Đức, Sông Lô)

Hình 3.3: Quy thu gom, vận chuyển RTSH ở Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì‌‌‌

(Nguồn: Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì)

Trung bình mỗi ngày, Công ty thu gom được từ 230-280 tấn rác thải các loại, nhưng vào dịp lễ, tết thì phải hơn 400 tấn/ngày, trong đó hơn 80% là RTSH. Với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của công ty thì việc thu gom và xử lý một lượng rác rất lớn như trên là khá tốt. Lượng rác thu gom được chiếm khoảng 90% tổng lượng rác thải phát sinh toàn thành phố trong 1 ngày.

RTSH được người dân đựng vào thùng, để trong túi nilon... đồ dùng đựng rác do người dân trang bị. Việc thu gom RTSH thực hiện chủ yếu bằng thủ công. Rác thải sinh hoạt được người dân đổ vào các xe đẩy tay đi theo các tuyến phố và ngõ tập trung ở các điểm cố định trong tuyến thu gom.

* Về phương tiện thu gom: Hiện nay, Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trang bị: 6 xe vận chuyển rác sức chứa 13m3/xe, 6 xe tưới nước rửa đường, 2 xe quét hút bụi và 400 xe đẩy tay thu gom rác tại hầu hết các phường. Trang thiết bị thu gom cho công nhân vệ sinh chủ yếu vẫn là các thiết bị vệ sinh như chổi, xẻng,…

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí