Phương Tiện Tuyên Truyền Về Công Tác Quản Lý Rtsh Đạt Hiệu Quả‌


cho rằng nên tổ chức các buổi học tập để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường.

Hình 3 6 Phương tiện tuyên truyền về công tác quản lý RTSH đạt hiệu 1

Hình 3.6: Phương tiện tuyên truyền về công tác quản lý RTSH đạt hiệu quả‌

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, 2014)

3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Việt Trì và công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì‌

3.2.3.1. Hành lang pháp luật và cơ chế chính sách của thành phố và tỉnh

Trong thời gian qua, UBND Thành phố Việt Trì phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan đã hoàn chỉnh một số văn bản pháp quy nhằm cụ thể hóa hơn Luật Bảo vệ môi trường, tạo một hành lang pháp lý cho công tác BVMT và quản lý rác thải trên đại bàn thành phố. Cụ thể như sau:

- Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 09 năm 2003 của Chínhphủ ngày 23 tháng 09 năm 2003 Quy định về việc xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực phí, lệ phí.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Quyết định số 2032/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.


- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 366/2010/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ Về việc quy định thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.

- Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐNĐ ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân khóa XI, kỳ họp thứ 22 ban hành về chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ năm 2012- 2015

- Quyết định số 798/QĐ- TTg ngày 25/5/2012 của Chính phủ về việc phê duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2012- 2020.

- Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng nhân dân số 11/2003/QH11 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

- Căn cứ pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Uỷ ban thường vụ quốc hội về phí và lệ phí.

- Căn cứ Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.

- Căn cứ nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2001 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí, lệ phí.

Luật pháp đang trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho các nhà quản lý kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách quản lý chất thải của các tổ chức, cá nhân. Chính sự hoàn thiện của công cụ này đã quyết định thành công của chính sách quản lý. Việc ban hành rộng rãi các văn bản về quản lý chất thải nói chung và RTSH nói riêng như các tiêu chuẩn về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cần được tăng cường và phù hợp với từng địa phương.


Thành phố Việt Trì một đơn vị hành chính do UBND tỉnh Phú Thọ quản lý, hiện nay vấn đề vệ sinh môi trường và RTSH trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế do tính phức tạp trong cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính chất từ trên xuống, không bám sát thực tế, không phù hợp với tình hình diễn ra. Mô hình quản lý cho đến nay vẫn chỉ theo kiểu tỉnh bàn giao về thành phố và công ty. Kiểu mô hình quản lý này chỉ mang hình thức, thi đua lập phong trào thành tích mà hoạt động không có hiệu quả nhiều. Vì vậy mà có thể thấy rõ là không có sự đồng bộ giữa các cấp quản lý từ trên xuống dưới, không có được sự thống nhất về một cách thức quản lý cụ thể rõ ràng. Các văn bản chỉ thị về quản lý RTSH được ban hành thường xuyên và đều đặn nhưng công tác tuyên truyền, chỉ đạo chưa bám sát tình hình thực tế, chưa đi sâu sát vào quần chúng, điều đó gây ra tình trạng vẫn có nhiều cá nhân, tổ chức không chấp hành nghiêm chỉnh ảnh hưởng đến tâm lý của người khác, vì thế mới chỉ có một bộ phận nhỏ trong dân chúng thực hiện mà chưa huy động được sự tham gia đông đảo, rộng rãi của quần chúng nhân dân và các tổ chức ban nghành xã hội.

Vì vậy, hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH còn mang nặng tính Nhà nước. Một số vấn đề về cơ chế chính sách của thành phố và tỉnh còn tồn tại gây ảnh hưởng đến chất lượng quản lý RTSH tại thành phố Việt Trì và công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì như sau:

- Tính phức tạp của pháp lý: tức là công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì hoạt động không theo một nguyên tắc mà theo các quy định. Điều này làm cho việc hoạt động của công ty trở nên phức tạp, khi các cơ quan Nhà nước các cấp can thiệp vào hoạt động của công ty. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước còn chưa rõ ràng, nặng về thủ tục hành chính làm cho việc kiểm soát công trở nên thiếu hiệu quả.


- Thiếu sự tự chủ: Mặc dù là công ty cổ phần, tính phức tạp của pháp lý dẫn đến việc thiếu sự tự chủ của công ty, khi mà việc quản lý công ty phải đáp ứng các yêu cầu từ chính quyền các cấp: thành phố, tỉnh, chính phủ.

Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì nhận được trợ cấp kinh phí từ ngân sách của tỉnh. Trong khi công ty nộp kế hoạch hàng năm, tất cả các quyền quyết định là ở trong tay chính quyền tỉnh. Ban giám đốc Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì nộp kế hoạch hàng năm cho UBND tỉnh và sở Xây dựng (kỹ thuật) và sở Tài chính (tài chính) duyệt. Sở Tài chính sẽ xem và duyệt, và chỉnh sửa nếu cần.

Việc phân bổ lại vốn trong các hạng mục thường là không được chấp nhận, vì việc giải ngân phải tuân theo kế hoạch đã được duyệt. Tuy nhiên, UBND tỉnh có thể phân bổ thêm vốn cho các công việc phát sinh, và Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì có thể cũng yêu cầu cấp thêm vốn cho các công việc phát sinh. Thủ tục như sau: Công ty nộp yêu cầu lên Sở Tài chính và sở Tài chính trình UBND tỉnh để xét duyệt.

Hoạt động của công ty chủ yếu phụ thuộc và nguồn ngân sách trợ cấp của UBND tỉnh, các thủ tục để chuyển vốn từ UBND tỉnh tới công ty là rất quan trọng. Việc chuyển vốn diễn ra hàng quý (từ thành phố đến công ty) với 30% ứng trước trong tháng đầu tiên của quý, sau đó là 20-40% vào cuối tháng thứ hai, và quyết toán sau tháng thứ 3 tùy theo việc hoàn thành kế hoạch.

Sự hợp nhất tồn tại trên giấy tờ nhưng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơ chế hoạt động và tài chính. Trên thực tế, các kế hoạch của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì được tiến hành tại Sở Xây dựng và Sở Kế hoạch và đầu tư, việc quản lý tài chính tại Sở Tài chính, trong khi tự bản thân công ty không có đủ nhân viên để thực hiện các chức năng này một cách độc lập. Việc thiếu sự tự chủ cũng dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong quản lý, vì mỗi quyết


định quan trọng lại phải chuyển lên chủ sở hữu công ty, ví dụ Sở Kế hoạch và đầu tư hay Chủ tịch hội đồng quản lý.

- Không giữ vững nguyên tắc “người gây ra ô nhiễm phải trả tiền”: Nguồn vốn chủ yếu cho công tác quản lý RTSH là từ ngân sách của UBND tỉnh, trong khi những người sử dụng dịch vụ (các hộ gia đình và các doanh nghiệp) chi trả một phần chi phí dịch vụ. Giá dự toán là kết quả của cơ chế kế hoạch hóa, bằng khối lượng dịch vụ theo kế hoạch nhân với đơn giá đã định trước. Không có mối liên hệ giữa giá dự toán và mức phí, có nghĩa là không giữ vững nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Để áp dụng được nguyên tắc này, phải thiết lập một mối liên hệ giữa lượng rác phát sinh và mức phí, và mức phí cũng phải trở thành thước đo hiệu quả hoạt động của quản lý RTSH.

Như vậy, cơ chế chính sách và quản lý của chính quyền tỉnh và thành phố còn nhiều hạn chế trong công tác phối hợp và thiếu những chính sách hỗ trợ với công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường, thu gom xử lý RTSH đúng nơi quy định.

3.2.3.2. Năng lực hoạt động của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì

Từ khi thành lập hoạt động cho đến nay, số lượng lao động trong công ty có tăng lên, công tác thu gom vận chuyển và xử lý RTSH được thực hiện khá tốt hơn trước. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đó là khả năng tài chính của công ty còn rất hạn chế, bởi hiện nay theo chỉ thị công văn mới của Chính phủ thì mức phí thu gom và xủa lý thu từ các cơ sở phát sinh RTSH và các hộ gia đình còn khá thấp. Việc thu phí vệ sinh vẫn còn nhiều tồn tại, có nhiều gia đình, tổ chức, cá nhân không chịu đóng phí vệ sinh môi trường, tình trạng vứt xả rác bừa bãi vẫn còn nhiều, việc


xử phạt hành chính những đối tượng này vẫn chưa được thực hiện. Công tác vận động các hộ dân sử dụng dịch vụ thu gom - xử lý RTSH của công ty và phân loại rác tại nguông của công ty còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, phụ thuộc lớn vào nguồn hỗ trợ kinh phí của tỉnh nên công tác quản lý của công ty vì thế mà bị bó hẹp về tài chính, điều này dẫn đến hiệu quả cũng giảm xuống.

Vì gặp khó khăn về tài chính nên công ty vẫn chưa có điều kiện đầu tư mua sắm các trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng hỗ trợ công tác thu gom vận chuyển RTSH, mà việc xin cấp trên hỗ trợ là khá khó khăn và phải chờ lâu để được xem xét, quyết định. Các phương tiện hiện nay đã cũ hỏng, xuống cấp và lạc hậu, hiện nay công ty vẫn phải đi thuê ngoài xe ôtô để vận chuyển RTSH từ bãi trung chuyển đến bãi xử lý chính vì thế rất tốn kém chi phí.

Vấn đề thiếu sự tự chủ gây ảnh hưởng đến năng lực quản lý công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì cả về phạm vi và năng lực hành chính. Phạm vi của các hoạt động hiện nay bị hạn chế, vì vậy không có sự nâng cao năng lực trong quy hoạch, dự đoán, cấp vốn, quản lý lưu chuyển tiền tệ và quản lý hệ thống thông tin. Đồng thời, vì khách hàng chính là UBND tỉnh chứ không phải là những người sử dụng dịch vụ của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì, không có sự nâng cao năng lực đối với khách hàng. Các nhân viên của công ty được tuyển theo điều khoản tuyển dụng công, và ban quản lý của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì cũng không thể thay đổi điều đó.

Năng lực kỹ thuật của nhân viên trong công ty cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH. Hiện nay, nhân viên công ty còn hạn chế việc nâng cao năng lực kỹ thuật tại công ty, đó là năng lực phân tích kỹ thuật, dự đoán và quy hoạch, cũng như thiếu năng lực ứng dụng công nghệ tiên tiến một cách tối ưu nhất, nguyên nhân là do hệ quả của việc thiếu sự tự chủ tài chính.


Mặt khác, trong tình hình thiếu thốn mối liên hệ giữa mức giá và dịch vụ, cho nên hầu như công ty không có mối quan hệ với khách hàng. Điều này được tiến hành theo 2 cách: Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì không có cách tiếp cận với khách hàng, ví dụ các chiến dịch quảng cáo và thông tin; và khách hàng chỉ có một đường dây nóng để liên hệ với đơn vị thanh tra hạ tầng đô thị để phàn nàn và có các ý kiến và đề xuất giải pháp dịch vụ được tốt hơn.

Như vậy, năng lực hoạt động của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quản lý RTSH trên thành phố Việt trì.

3.2.3.3. Ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường

Thực tế cho thấy đã có những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nhận thức được lợi ích của việc thu gom và xử lý RTSH và chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên tình trạng vứt xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định, xử lý không đảm bảo an toàn vệ sinh và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người đang diễn ra rất nhiều trên địa bàn thành phố Việt Trì, nhiều hộ gia đình, cá nhân vẫn không chịu đóng phí vệ sinh môi trường để được thu gom xử lý RTSH hợp vệ sinh an toàn.

Xuất hiện tình trạng trên cũng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: do phong tục tập quán trước đây hình thành nên những thói quen trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày, khi kinh tế xã hội phát triển có nhiều thay đổi nhưng những thói quen đó vẫn giữ nguyên không đổi. Mặt khác, do trình độ nhận thức của một số đối tượng, cá nhân còn thấp, chưa hiểu biết hết những tác hại xấu mà do những thói quen của mình gây ra. Bên cạnh đó, còn có những đối tượng, cá nhân ý thức kém, họ cố tình không chấp hành nghiêm chỉnh dù cho họ đã biết qua tivi và đài báo…


Đồng thời, công tác quản lý của chính quyền thành phố và của công ty trong vấn đề RTSH còn yếu kém, chưa có sự phối hợp với các tổ chức ban nghành trong công tác tuyên truyền, vận động và chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh chặt chẽ trong việc xử phạt những đối tượng, cá nhân, tổ chức không chấp hành vì lợi ích chung của cộng đồng.

3.2.4. Đánh giá chung về chất lượng quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì và tại công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì‌

3.2.4.1. Về ưu điểm

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì và tại công ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì, cùng với những đánh giá về chất lượng quản lý RTSH của người dân tại các địa bàn khảo sát cho thấy, công tác quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì và tại công ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì có những ưu điểm sau:

- Thành phố Việt Trì là thành phố điển hình thực hiện tương đối tốt công tác quản lý RTSH của tỉnh Phú Thọ. Tại các chợ lớn, RTSH cơ bản đã được thu gom sạch sẽ, tạo cảnh quan đẹp cho thành phố. Có được kết quả như vậy là nhờ sự quản lý chặt chẽ của thành phố, hoạt động hiệu quả của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì và sự tham gia tích cực của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

- Công tác quản lý rác thải trên địa bàn thành phố Việt Trì đã thu hút được đông đảo lực lượng dân cư tham gia bao gồm nhiều thành phần: tổ dân phố, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…Chất lượng thu gom và vận chuyển rác của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì được người dân đánh giá cao trong công tác bảo vệ môi trường trên các tiêu chí như: kỹ thuật, kinh tế tài chính, tiêu chí xã hội.

- UBND thành phố kết hợp với công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp tục thực hiện tốt chương

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023