Khái Quát Chung Về Thành Phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hoá


Một là, thống nhất quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng của dịch vụ, thương mại, trong đó phát triển kinh tế du lịch để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, coi đó là hướng đi quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hai là, tập trung đầu tư có trọng điểm cho phát triển và nâng cấp các nguồn tài nguyên du lịch thông qua huy động đa dạng nguồn lực. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng, các khu vui chơi, các nhà đầu tư mang tính chuyên nghiệp.

Ba là, định hướng và dự báo nhu cầu du lịch khách nội địa và khách quốc tế. Đặc biệt mỗi địa phương có lợi thế về khách quốc tế, khai thác để chuẩn bị các điều kiện phục vụ phù hợp.

Bốn là, kết hợp đồng bộ và có hiệu quả công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch trong nước và quốc tế. Thực hiện liên kết du lịch theo vùng, tuyến và giải quyết tốt quan hệ cung - cầu trên thị trường du lịch, đảm bảo phát triển ổn định.

Năm là, khắc phục những yếu kém đang nảy sinh như các tệ nạn xã hội, xâm hại cảnh quan thiên nhiên, ô nhiễm môi trường... nhằm tạo môi trường du lịch sạch đẹp, văn minh, lịch sự...


Kết luận chương 1

Trong Chương 1 của Luận văn, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững và chính sách phát triển du lịch. Từ khái niệm phát triển du lịch và khái niệm chính sách công, theo tác giả, chính sách phát triển du lịch là hệ thống các chính sách do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm thúc đẩy du lịch phát triển bền vững, vừa đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch vừa tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.

Trên cơ sở khách thể nghiên cứu, luận văn làm rõ những vấn đề lý luận chính của đề tài như: Vai trò của chính sách phát triển du lịch; Nội dung chính sách phát triển du lịch; Thực hiện chính sách phát triển du lịch; Khái niệm thực hiện chính sách phát triển du lịch; Vai trò của thực hiện chính sách phát triển du lịch; Quy trình triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch.

Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm chính sách phát triển du lịch bền vững tại một số địa phương có đặc điểm tương tự nhằm tìm ra giá trị tham khảo để thành phố Sầm Sơn có thể áp dụng trong thời gian tới.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA


2.1. Khái quát chung về thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

2.1.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên – xã hội thành phố Sầm Sơn

Vị trí địa lý: Thành phố Sầm Sơn nằm cách Thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Đông và cách Thủ đô Hà Nội 165 km; có toạ độ 190 43' vĩ độ Bắc và 1050 52' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá (cách sông Mã); phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương; phía Đông tiếp giáp với biển Đông, là trung tâm du lịch của tỉnh Thanh Hóa - nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch.

Tài nguyên sinh vật: Tài nguyên sinh vật ở Sầm Sơn khá đa dạng, ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Rừng: Đất rừng ở Sầm Sơn năm 1907 là 543 ha. Rừng chủ yếu tập trung trên núi Trường Lệ. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, đây là khu rừng thông tuyệt đẹp được trồng để phục vụ khách du lịch, nhưng đến những năm 60 - 70, rừng gần như bị phá huỷ hoàn toàn. Diện tích rừng là khoảng 324 ha, với độ che phủ của rừng rất thấp (gần 20%). Gần đây, rừng đang được khôi phục lại với các loại cây như: thông, keo lá chàm, keo tai tượng.

Thuỷ, hải sản: Đây là nguồn lợi có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội Sầm Sơn. Nuôi trồng thuỷ hải sản từng bước được chú ý và mở rộng về quy mô. Tận dụng những tiềm năng sẵn có, những năm gần đây, Sầm Sơn đã tiến hành cải tạo vùng triều sông Mã, đầu tư hàng chục tỷ đồng để cải tạo ao nuôi, đưa khoa học - công nghệ mới vào ứng dụng. Ðặc biệt, trong lĩnh vực nuôi tôm, thành phố đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích gieo trồng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản, cho giá trị cao gấp 3 - 5 lần trồng lúa. Đối với hoạt động du lịch, ngành đánh bắt thuỷ, hải sản đã cung cấp một nguồn


thực phẩm quan trọng. Các loại hải sản quý có lợi cho sức khỏe như tôm hùm, cua, mực, ghẹ, rau câu...trở thành những món ăn ưa thích của thực khách, tạo nên nét hấp dẫn riêng của khu du lịch biển. Ngoài ra, các sản phẩm được chế tạo từ vỏ sò, vỏ ốc...cũng làm nên những món quà lưu niệm được du khách yêu thích.

- Về hệ thống giao thông:

Trong nhiều năm qua, Sầm Sơn đã quan tâm phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông trên địa bàn đảm bảo tính liên h o à n , liên kết trong toàn thành phố và các địa phương khác với việc nâng cấp và xây dựng mới các trục giao thông chi nh: quốc lộ 47 (cửa ngõ chi nh của thành phố Sầm Sơn), mở rộng mặt đường từ 4 – 6 làn xe; Tuyến đường nối khu Nam Sầm Sơn với thành phố Thanh Hóa; Tuyến đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, đường Hồ Xuân Hương kéo dài; các tuyến đường theo hướng Đông-Tây tại khu vực nội thị, sân Golf và khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 1). Ngoài ra, một số dự án đang tiếp tục được thực hiện như khu nghỉ dưỡng quốc tế FLC (giai đoạn 2), Quốc lộ 47 kéo dài, khu biệt thự cao cấp Hồng Thắng, khu đô thị hai bên bờ sông Đơ, khu dân cư Trung Mới, các đường nhánh xuống biển… tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư Đại lộ Nam Sông Mã từ cầu Nguyệt Viên đi xuống Sầm Sơn, tạo thêm một tuyến đường nối Sầm Sơn với các trục giao thông chính. Có thể khẳng định, hệ thống hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị Sầm Sơn theo hướng hiện đại.

Từ Sầm Sơn đi Nghi Sơn 70 km; đi vườn quốc gia Bến En 50 km; di lam kinh và đền thờ Lê Hoàn 60 km; đi động Hồ Công và Thành nhà Hồ 60 km; đi Suối Cá thần Cẩm Lương 100 km; đi đền Bà Triệu 35 km và động Từ Thức 60 km … Như vậy, từ Sầm Sơn có thể tổ chức các tour du lịch lữ hành đi, về trong ngày (một điểm) hoặc vài ngày (nhiều điểm).


Trên địa bàn thành phố, khu vực nội thị các tuyến đường và trên núi Trường Lệ đã dược rải thảm nhựa 100%, đặc biệt đầu tư hàng trăm tỷ đồng để lát đá vỉa hè và bó vỉa các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương … Có thể nói hệ thống giao thông phục vụ kinh doanh du lịch dịch vụ của thành phố Sầm Sơn ngày một khang trang hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của đô thị du lịch hội nhập và phát triển.

Thành phố đã triển khai nhiều dự án quy hoạch quan trọng: Quy hoạch chi tiết Khu du lịch Nam Sầm Sơn; Quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hoá - sinh thái núi Trường Lệ; Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng khu Di tích lịch sử văn hóa núi Trường Lệ đến năm 2020; Quy hoạch chung xây dựng thành phố Sầm Sơn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2035; quy hoạch phân khu các xã, phường của thành phố và quy hoạch phân khu 6 xã thuộc huyện Quảng Xương theo đề án mở rộng đi a giới ha nh chi nh... Việc tổ chức thực hiện những quy hoạch này đã góp phần tăng cường công tác quản lý phát triển, đồng thời, Thành phốcũng đã tiến hành quy hoạch các gian hàng kinh doanh làm thông thoáng không gian bãi tắm, mở rộng và phủ xanh các tuyến phố.

Điều đáng ghi nhận, trong thời gian qua một số công trình hạ tầng du lịch quan trọng như: khu du lịch Vạn Chài, đường giao thông trên núi Trường Lệ, khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC... hoàn thiện và đi vào hoạt động đã mang lại bộ mặt mới cho du lịch Sầm Sơn.

Việc mở rộng địa giới hành chính khi Sầm Sơn trở thành thành phố Sầm Sơn, gồm các xã Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại. Đây là những địa phương có ngành nghề truyền thống khá phát triển và có các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp phong phú, có thể đáp ứng nhu cầu mua sắm sản vật, đồ lưu niệm của du khách. Về điều kiện tự nhiên, 3 xã Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại có 4,6 km đường


bờ biển đang còn giữ vẻ hoang sơ, cát trắng, phẳng mịn, nước biển trong, độ mặn thích hợp, khí hậu trong lành... thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng biển và các hoạt động thể thao biển. Dọc đường bờ biển vẫn giữ được rừng thông và phi lao xanh tốt, tạo cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn du khách khi đến đây.

Các xã Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Minh là những địa phương có mật độ di tích và các lễ hội dân gian truyền thống khá dày như đền thờ An Dương Vương, chùa Hưng Phúc, nghề Đệ Tứ... phù hợp cho phát triển du lịch văn hóa tâm linh.

Việc mở rộng thêm 6 xã mới không chỉ làm tăng diện tích thành phố Sầm Sơn lên thành 4.494,21 ha, mở rộng quỹ đất, trong đó có diện tích phù hợp cho phát triển du lịch, thu hút đầu tư mà còn tạo điều kiện để tổ chức lại không gian dịch vụ du lịch hợp lý hơn với sông Đơ, dãy Trường Lệ và các bãi tắm làm cảnh quan chính, tạo không gian thoáng đẹp, cân đối, hòa nhập với thiên nhiên và cảnh quan môi trường.

- Về nguồn nhân lực du lịch

Những năm gần đây chất lượng lao động ở Sầm Sơn đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông ngày càng tăng. Trong các năm qua đã giải quyết việc làm cho trên 4.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm sau cao hơn năm trước, bình quân mỗi năm đào tạo trên 2.000 lao động. Tuy nhiên, hầu hết số lao động được đào tạo hiện đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ phần lớn là lao động phổ thông, chất lượng thấp.


Bảng 2.1: Số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại Sầm Sơn


STT

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

I

Số LĐ đang làm việc (người)

41.444

45.320

47.112

1

LĐ trong ngành nông lâm nghiệp và

thủy sản

17.771

18.210

18.740

2

LĐ trong ngành công nghiệp - xây dựng

5.023

6.410

6.650

3

LĐ trong ngành dịch vụ

18.650

20.700

21.722

II

Cơ cấu (%)

100

100

100

1

LĐ trong ngành nông lâm nghiệp và

thủy sản

43

40

40

2

LĐ trong ngành công nghiệp - xây dựng

12

14

13

3

LĐ trong ngành dịch vụ

45

46

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển du lịch ở Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá - 7

Nguồn: UBND thành phố Sầm Sơn

Với vai trò là khu du lịch biển lớn của vùng Bắc Trung bộ với tốc độ phát triển nhanh nên tại Sầm Sơn, tốc độ tăng dân số cơ học khá cao, đặc biệt vào thời gian kỳ cao điểm của hoạt động du lịch biển. Hơn nữa, tính mùa vụ này trong hoạt động du lịch Sầm Sơn đã tác động mạnh đến việc thu hút lao động có tay nghề tới làm việc ổn định. Tình trạng thiếu việc làm và việc làm không ổn định còn khá phổ biến. Theo số liệu thống kê, số lượng lao động trực tiếp tham gia các dịch vụ du lịch ở Sầm Sơn hiện chỉ có 33,4% được đào tạo qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, còn lại đều là lao động phổ thông nên chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại.

Xác định rõ vai trò quyết định của yếu tố nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế du lịch, trong những năm qua, Thành phố tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhanh nguồn


nhân lực du lịch nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước xây dựng một lực lượng lao động du lịch có chuyên môn, nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao trong đó chú trọng đào tạo về nghiệp vụ du lịch du lịch, về ngoại ngữ, kiến thức lịch sử văn hóa, phong cách giao tiếp, ứng xử… đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của một đô thị du lịch hiện đại. Thành phố đã phối hợp với Trường Cao đẳng quốc tế Hà Nội (Thuộc tập đoàn FLC) tổ chức xây dựng nội dung, chương trình tập huấn mang chủ đề “Thay đổi diện mạo văn hóa du lịch và xây dựng thương hiệu biển Sầm Sơn” cho cán bộ chủ chốt thị xã, bí thư, trưởng thôn, khu phố, trưởng các tổ chức đoàn thể cấp cơ sở; phối hợp với Sở Nội vụ Thanh Hóa và Báo Du lịch (Tổng cục Du lịch) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nguồn nhân lực, tuyên truyền, quảng bá Năm Du lịch Quốc gia với những nội dung như xu hướng và nhu cầu của du lịch hiện nay; kỹ năng xây dựng, phát triển và quản lý nguồn nhân lực tại cơ sở; kỹ năng tuyên truyền, quảng bá cho du lịch Thanh Hóa.

Bảng 2.2: Số lượng lao động du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2 13 - 2017


STT

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017


1

Số lượng lao động trong

ngành du lịch Sầm Sơn

10.230

16.480

18.650

20.700

21.722


2

Cơ cấu số lượng lao động du lịch trong các ngành

kinh tế (%)


32.3


40


45


46


47

Nguồn: UBND thành phố Sầm Sơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023