Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long - 5



CầuLộcHo


Cầu Phú

Qưới



Cầu Phú


Cầu Ba


TL 905

Cầumù u


Cầu rạch múc








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Tuyến điểm du lịch TP.Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ vùng đồng bằng sông Cửu Long - 5

CầuTrà Và Nhỏ


QL. 54 QL. 54

Cầu Cần Thơ

CẦU TRÀ VÀ LỚN


IV. TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH.

1.Phân đoạn


Phân đoạn 1 : Hồ Chí Minh- Mỹ Tho( QL 1A) Khoảng cách :68km

+ Hồ Chí Minh – Tân An : 47 km


+ Tân An – Mỹ Tho : 21 km Những địa phương đi qua:

+ Hồ Chí Minh : Bình Chánh


+ Long An : Gò Đen, thị xã Tân An, huyên Châu Thành.


+ Tiền Giang ; thành phố Mỹ Tho.


Phân đoạn 2 : Mỹ Tho – Cần Thơ( QL 1A)


Khoảng cách: 105 km.


Mỹ Tho – Vĩnh Long : 71 km Vĩnh Long- Cần Thơ : 34km Những địa phương đi qua:

+ Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè.


+Vĩnh Long: Ba Càng, Cái Vồn


+ Cần Thơ: thành phố Cần Thơ. 2.Thuyết minh trên tuyến a.Tp. Hồ Chí Minh

Huyện Bình Chánh:


Bình Chánh là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm phía tây nam thành phố. Phía bắc giáp huyện Hóc Môn, phía nam giáp huyện Bến Lức và huyện Cấn Giuộc tỉnh Long An, phía tây giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An, phía đông giáp quận Bình Tân, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè.

Dưới thời nhà Nguyễn, Bình Chánh thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Sau khi Pháp xâm lược và cai trị, đã thay đổi cách thức cai trị và phân ranh hành chánh, theo đó thì Bình Chánh lại thuộc quận Trung Quận (về phía chính quyền cách mạng thì gọi là huyện Trung Huyện) tỉnh Chợ Lớn. Đến năm 1957 huyện Bình Chánh được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Trung Huyện; và đến năm 1960 do yêu cầu của cuộc kháng chiến Bình Chánh lại tách ra Nam, Bắc Bình Chánh; Nam gọi là Bình Chánh- Nhà Bè, Bắc nhập với Tân Bình gọi là Bình Tân. Đến năm 1972, tên gọi huyện Bình Chánh được phục hồi trên cơ sở hợp nhất Nam, Bắc Bình Chánh. Đến tháng 12 năm 2003, do sự tăng dân số cơ học và để tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, Huyện Bình Chánh tách ra thành lập thêm Quận Bình Tân. Vậy hiện nay Huyện Bình Chánh còn lại 16 xã –thị trấn, với diện tích là 25.255,58 ha, và dân số năm 2009 là 418.513 người.


Cùng với quá trình hình thành và phát triển của Huyện, nhân dân Bình Chánh với truyền thống yêu nước, chống áp bức bất công, ngay từ những ngày đầu khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, nhân dân Bình Chánh đã đứng lên đấu tranh chống lại dưới ngọn cờ nghĩa khí của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Đến khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (3/2/1930 ), tại Bình Chánh có các ông : Hồ Văn Long, Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Trân …là những người đầu tiên giác ngộ cách mạng, đồng thời là cánh chim đầu đàn dẫn dắt nhân dân Bình Chánh làm cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Bình Chánh hăng hái đứng lên đấu tranh chống lại sự áp bức bất công, chống lại sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, như tham gia phong trào chống sưu cao thuế nặng (1930 –1931 ), tham gia vào cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940 )…Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà được độc lập, nhân dân Bình Chánh đã cùng nhân dân cả nước hồ hởi đón chào sự độc lập của nước nhà, nhưng thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa, nhân dân Bình Chánh lại hăng hái đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp; dưới sự lãnh đạo của Đảng, trên mảnh đất Bình Chánh anh hùng đã có những trận đánh oanh liệt, gây cho địch nhiều thiệt lại rất to lớn, nặng nề và góp phần làm cho tinh thần binh lính địch hoang mang, dao động.


Bình Chánh nổi tiếng với địa danh căn cứ Vườn Thơm- Bà Vụ, trở thành nơi đứng chân các lực lượng vũ trang và cán bộ lãnh đạo cao cấp của ta. Từ “ Vành đai đỏ” này, quân dân ta đã xiết chặt vòng vây tấn công vào trung tâm đầu não của địch tại Sài Gòn. Đặc biệt trong trận chống càn tại Láng Le – Bàu Cò ngày 15 /04/ 1948, quân dân Bình Chánh đã tạo nên một chiến công hiển hách, chiến công này được ghi vào lịch sử vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam. Những chiến công hiển hách ấy luôn được kế thừa và phát huy trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Bình Chánh trở thành căn cứ, là chỗ dựa của các lực lượng cách mạng đứng chân tại đây, đồng thời cũng xuất phát từ đây, lực lượng cách

mạng đã tổ chức nhiều trận đánh thọc sâu vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, điển hình như

cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm Mậu Thân 1968, đặt biệt là đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 04 năm 1975, thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn đất nước và giành lại độc lập cho dân tộc. Với những đóng góp và chiến công vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Huyện Bình Chánh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Huyện Anh Hùng. Thực hiện Nghị định 130/2003/NĐ ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chia tách địa giới hành chánh, ngày 02 tháng 12 năm 2003 Huyện Bình Chánh đã thực hiện xong việc chia tách. Trên cơ sở chia tách 4 xã –thị trấn: Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc để thành lập 10 phường trực thuộc Quận Bình Tân. Sau lễ công bố thành lập Quận Bình Tân, Huyện Bình Chánh đã tổ chức lễ công bố thành lập Thị trấn Tân Túc, hiện nay huyện Bình Chánh còn lại 16 xã –thị trấn, trong đó có 1.266 tổ, 80 ấp, khu

phố, 112.801 hộ với 418.513 nhân khẩu.

Tóm lại, sự hình thành và phát triển của huyện Bình Chánh từ khi thành lập cho đến nay, nhân dân Bình Chánh không ngừng chiến đấu, lao động và sáng tạo để góp phần xây dựng Huyện nhà ngày một phát triển và đi lên, xứng đáng với danh hiệu cao quý do Đảng – Nhà nước trao tặng “ Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân”.

a.Long An


Sông Vàm Cỏ Đông:

Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai.


Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn tư vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành, Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng

Bàng (đều thuộc Tây Ninh).Và đi vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Hòa,Đức Huệ,Bến Lức,Cần Đước và kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ và đi ra biển Đông. Sông Vàm Cỏ Đông có một số chi lưu trong đó có sông Nhật Tảo. Vào thời nhà Nguyễn, sông Vàm Cỏ Đông mang tên là sông Quang Hóa vì chảy qua gần lỵ sở và cắt ngang chính giữa huyện Quang Hóa phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định nhà Nguyễn (vùng đất nay là các huyện Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng,... tỉnh Tây Ninh). Đại Nam nhất thống chí chép về sông này như sau:

"Sông Quang Hóa: cách huyện lỵ Quang Hóa chừng 1 dặm về phía Nam, là thượng lưu sông Cửu An. Sông chảy từ phía tây huyện lỵ (Quang Hóa), khoảng 24 dặm rưỡi thì gặp khe Xỉ, rồi chảy 91 dặm nữa thì đến thủ sở đạo Quang Phong (cũ) giáp địa giới nước Cao Miên (đúng chỗ đường ngang sứ thần Cao Miên sang cống phải đi qua). Ven sông có nhiều rừng, trên (thượng nguồn) phía tây, nước chia thành 2 đường: dòng phía Bắc tục gọi là "Cái Bát", đi về phía bắc hơn 100 dặm đến suối cùng (thượng nguồn); dòng phía tây tục gọi là "Cái Cậy", đi về phía tây hơn 150 dặm đến suối cùng (thượng nguồn), đều là đất liên thông tiếp giáp với rừng Quang Hóa."

Sông có chiều dài 220 km trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài hơn 150 km.Lưu vực sông rộng

8.500 km² và lưu lượng là 96 m³/s.


Đây là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt trong các cuộc chiến tranh. Trong cuộc chiến chống Pháp, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy trận đánh đốt tàu Hy Vọng của thực dân Pháp tạivàm Nhựt Tảo. Trong chiến tranh Việt Nam, đây cũng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt.

Sông này nổi tiếng với bài hát cùng tên là bài "Vàm Cỏ Đông" (sáng tác: Trương Quang Lục, thơ: Hoài Vũ), "Lên ngàn" (sáng tác: Hoàng Việt).

Nổi tiếng với rượu Gò Đen:


Rượu đế Gò Đen, thường được gọi tắt là Đế Gò Đen, là tên một loại rượu trắng nổi tiếng của Việt Nam. Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An.

Đây là một loại rượu đế có nồng độ cồn rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn, là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cũng như nhiều loại rượu địa phương nổi tiếng trên thế giới (như rượu Mao Đài của Trung Quốc, đế Gò Đen được nhấn mạnh về vấn đề thổ nhưỡng, nên để có một sản phẩm ngon, đế Gò Đen phải được nấu tại vùng Gò Đen.

Dù theo truyền thống thì đế Gò Đen được nấu từ gạo. Tuy nhiên, ngày nay những người sàn rượu Việt Nam và thế giới thường rất chuộng loại đế Gò Đen được nấu từ gạo nếp. Tuy nhiên, số lượng sản xuất loại đế nếp này ít hơn nhiều so với loại nấu từ gạo truyền thống. Loại rượu gạo này rất nhiều địa phương ở Việt Nam nấu, (chất lượng cũng khác nhau tùy vùng), Rượu Nếp, Rượu Nếp Than

b.Tiền Giang


Lịch Sử Hình Thành Nền Văn Minh Miệt Vườn ở Tiền Giang Tiền Giang có những tiếp cận với nềnvăn hóa Ấn Độ, Khơ Me, Trung Quốc qua người Hoa, Hồi giáo qua người Chăm. Tất cả đều được liênkết một cách phong phú trong nền văn hóa Việt Nam.

Ngay từ thế kỉ 18, phố chợ Mỹ Tho đã là nơi buôn bán nổi tiếng, ghe thuyền ở các ngả sông, biển đếnđậu đông đúc làm thành một đô hội rất phồn hoa huyên náo.

Mỹ Tho là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang hình thành vào năm 1679. Ngày nay còn dấu vết một khuthương mại cổ nằm trên đường Nguyễn Huỳnh Đức, thuộc phường 2 và phường 8. Hồi ấy gọi là MỹTho đại phố. Năm 1791, đại phố này được xây dựng lại.

Đây là khu phố do chính người Việt người Hoa Minh Hương, cánh Dương Ngạn Địch lập nên. MỹTho Đại phố là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ vào giữa thế kỷ 17 và Mỹ ThoĐại Phố, Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố ngày nay ở Biên Hòa) và Hà Tiên.

Vào 3 thế kỷ trước, Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh dẫn quân từ Nam Vinh (PhnômPênh ngày nay) ghé qua cù lao Cây Sao và sau đó, trên đường về đất Đồng Nai, khi qua Rạch Gầm(sách cũ gọi là Sầm Khê) thuộc huyện Kiến Đăng, đất Mỹ Tho xưa thì bị bạo bệnh, trút hơi thở cuốicùng. Tên Rạch Gầm là do xưa kia cọp rất nhiều cọp thường hay kêu gầm nên một thời được gọi làRạch Cọp Gầm, về sau người ta bỏ tiếng cọp, còn gọi là Rạch Gầm. Đây là nơi nổi tiếng với nhữngtrận đánh ác liệt trong kháng chiến chống Pháp thời nhà Nguyễn và chiến thắng của Tây Sơn đập tanđoàn quân xâm lược Xiêm thời chúa Nguyễn.

Ba sông chính chảy qua Tiền Giang: sông Tiền, Gò Công, Bảo Định đã bồi đắp phù sa, biến đất đaivùng này trở nên phì nhiêu. Giữa sông Tiền lộng gió, nổi lên một hòn đảo nhỏ, có tên Cù Lao ThớiSơn, cây ăn trái xum xuê. Là miệt vườn nổi tiếng của xứ sở cây trái Nam Bộ và sản vật trà mật ongthanh nhiệt thật thơm ngon.

Nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, chợ nổi Cái Bè sầmuất từ lâu là điểm mưu sinh quen thuộc của người dân vùng sông nước Cửu Long. Hàng ngày cókhoảng 400 thuyền lớn chở đầy hàng hoá neo hai bên bờ chờ thương lái. Trên sông, hàng trăm thuyềnnhỏ xuôi ngược như mắc cửi, buôn bán rộn ràng.

Vùng sông nước này củng là điểm du lịch hấp dẩn Du lịch Tiền Giang tham gia du lịch Du lịch miệtvườn, hay Du lịch vào mùa nước nổi. Tiền Giang còn có nhiều địa điểm lý thú như: Chùa Vĩnh Tràng,Trại rắn Đồng Tâm, và cả Khu du lịch sinh thái Thới Sơn.

Vùng đất của hai nhánh sông và gần biển này có nhiều món ngon mà hiếm nơi nào có được như: Sambiển Gò Công, Cá bống dừa, Bánh giá chợ Giồng, Hủ tiếu Mỹ Tho, Bún gỏi già Mỹ Tho, Chuối quétdừa , …

Tiền Giang cũng có những lễ hội đặc trưng như: Hội Vàm Láng, Hội tứ kiệt.


Cầu Mỹ Thuận:


Cầu được khởi dựng ngày 06/7/1997, khánh thành ngày 21/5/2000.


Tổng chiều dài của cầu là 1.535 m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Chiều dài phần cầu chính là 650 m, chia thành 3 nhịp, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 150 m, nhịp giữa dài 350 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m. Mặt cầu rộng 23,6 m chia thành 4 làn xe cơ giới ở giữa và hai làn cho người đi bộ và xe thô sơ hai bên.

Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân của hai nước

Australia và Việt Nam, một công trình giao thông có kiểu dáng kiến trúc duyên dáng trên quốc lộ 1A,

thu hút khách du lịch mọimiền.


c.Vĩnh long

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phíaNam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế

- khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai.

Với vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền tây. Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển KTXH theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh.


Với thế mạnh là một là trung tâm của tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với các vườn trái cây, được quy hoạch rất bài bản để cho ra các loại trái cây nổi tiếng khắp cả nước và cũng là nơi cung cấp các loại cây giống cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như bưởi, chôm chôm, nhãn, măng cụt, xoài, cam, quýt, ... Khi đến Vĩnh Long sẽ được thưởng thức các loại trái cây đặc sản của tỉnh. Ngoài ra cũng đừng bỏ qua chuyến du lịch đến các xã cù lao nằm bên cạnh Thành Phố Vĩnh Long, trung tâm sản xuất của các loại trái cây bên trên. Người Vĩnh Long bảo nếu về Vĩnh Long mà chưa đi sang thăm các xã cù lao là chưa về Vĩnh Long. Từ trung tâm thành phố có thể thuê tàu riêng hoặc lên phà để khám phá các cù lao. Nếu đi tàu riêng sẽ làm quen với phương tiện giao thông chủ yếu của người dân nơi đây và đừng bỏ quên ngắn cầu Mỹ Thuận từ dưới dòng sông. Nếu

thích khám phá thì phà là phương tiện thích hợp để có thể đem cả ô tô sang cù lao chơi, mạng lưới giao thông ở các cù lao khá hoàn chỉnh với các đường trải nhựa. Nhưng phương tiện đi chơi tuyệt vời nhất

là xe gắn máy, với một chiếc xe gắn máy bạn có thể khám phá mọi nơi trên cù lao. Khu du lịch sinh

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí