Các Dự Báo Triển Vọng Về Đào Tạo Và Nhu Cầu Nhân Lực Du Lịch – Khách Sạn

4.5. Tóm tắt chương

Chương này trình bày tổng quan về hiện trạng đào tạo nhân lực ngành Du lịch

– Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu hiện nay.

Trường cao đẳng Du lịch Vũng Tàu là trường đào tạo chuyên ngành có cơ sở vật chất tốt, lực lượng giáo viên chuyên ngành nói chung là mạnh.

Chương này cũng đã thiết kế mẫu và thực hiện khảo sát thực tế. Kết quả khảo sát được xử lý trên phần mềm SPSS đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân lực ngành DL-KS tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu; mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố; các yếu tố mạnh, yếu; các khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm khách hàng khác nhau.

Kết quả xử lý dữ liệu trong chương này làm cơ sở đưa ra các đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành DL-KS tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu trong chương .


CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH – KHÁCH SẠN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH VŨNG TÀU

 

3.1. Các dự báo triển vọng về đào tạo và nhu cầu nhân lực Du lịch – Khách sạn3.1.1. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 2025, tầm nhìn 2035Bảng 3 -1 Dự báo khách du lịch quốc tế và nội địa của du lịch Việt Nam đến năm 2035Bảng 3 – 3 Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 20253.1.2. Định hướng phát triển Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu giai đoạn 2019-20253.2. Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.3.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, xây dựng chương trình đào tạo3.2.3. Đổi mới phương pháp tiếp cận học lý thuyết và thực hành của học sinh sinh viên3.2.4 Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học3.2.6. Đổi mới phương pháp dạy học và công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo3.2.7. Tăng cường liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp3.3. Các kiến nghị3.3.2. Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch3.3.3. Với Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu3.4. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu3.4.2. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu3.5. Tóm tắt chương 3KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tài liệu tham khảoPHỤ LỤC A: CÁC BẢNG CÂU HỎI2. Bảng câu hỏi đối với người học

3.1. Các dự báo triển vọng về đào tạo và nhu cầu nhân lực Du lịch – Khách sạn

 

3.1.1. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 2025, tầm nhìn 2035Bảng 3 -1 Dự báo khách du lịch quốc tế và nội địa của du lịch Việt Nam đến năm 2035Bảng 3 – 3 Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 20253.1.2. Định hướng phát triển Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu giai đoạn 2019-20253.2. Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.3.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch, xây dựng chương trình đào tạo3.2.3. Đổi mới phương pháp tiếp cận học lý thuyết và thực hành của học sinh sinh viên3.2.4 Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo3.2.5. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học3.2.6. Đổi mới phương pháp dạy học và công tác kiểm tra, đánh giá trong đào tạo3.2.7. Tăng cường liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp3.3. Các kiến nghị3.3.2. Với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch3.3.3. Với Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu3.4. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu3.4.2. Vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

3.1.1. Dự báo nhu cầu nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 2025, tầm nhìn 2035

Điều kiện chính trị ổn định, ngoại giao mở rộng, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch cùng với thành tựu phát triển du lịch giai đoạn vừa qua tạo đà quan trọng cho du lịch phát triển lên tầm cao mới. Theo Tổng cục Du lịch, số khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2015 đạt 6,847 triệu lượt, vượt kế hoạch 0,3 triệu lượt và tăng gần 14% so với năm 2014. Khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tăng hơn 8,3% so với năm 2014. Nhờ vậy, tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2015 đạt 160.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm trước. Riêng 6 tháng đầu năm năm 2016 ước đạt 3.540.403 lượt, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2015. Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch được cải thiện, nâng cấp từng bước hiện đại; sản phẩm du lịch mở rộng loại hình và chất lượng được nâng dần; xúc tiến quảng bá du lịch được quan tâm; quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới; nhận thức du lịch ngày càng cải thiện. (Xem bảng 5.1)

Bảng 3 -1 Dự báo khách du lịch quốc tế và nội địa của du lịch Việt Nam đến năm 2035

Hạng mục

2019

2025

2035

Tổng số khách quốc tế vào

Việt Nam

Số lượt khách (nghìn)

8.000

12.000

19.500

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

7,3

7,5

8,0

Tổng số ngày khách (nghìn)

58.400

90.000

156.000

Tổng số khách du lịch nội địa

Số lượt khách (nghìn)

32.000

45.000

70.000

Ngày lưu trú trung bình (ngày)

5,4

6,0

6,5

Tổng số ngày khách (ngày)

172.800

270.000

455.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu - 10

Nguồn: Báo cáo Hội thảo Quốc gia lần thứ III ” Đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội”, Bộ Văn hoá, thể thao và Du lịch, 2017


Theo số liệu của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, hiện nay, cả nước có trên 1,3 triệu lao động du lịch trực tiếp và liên quan, chiếm khoảng 2,5% lao động cả nước. Trong đó, có khoảng 120.000 lao động trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Cơ cấu lao động ngành với 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tào tạo từ các chuyên ngành khác chuyển sang 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ qua huấn luyện tại chỗ.

Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cũng dự báo, đến năm 2019 du lịch cần tới 620.000 lao động trực tiếp trên tổng số 2,2 triệu việc làm do du lịch tạo ra và đến năm 2025 tương ứng sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3 triệu việc làm do du lịch tạo ra. Nhu cầu nhân lực theo cơ cấu trình độ đào tạo, lĩnh vực ngành nghề từng loại lao động ở từng loại rất khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu tăng trưởng ở từng lĩnh vực.(Xem bảng 5.2)

Bảng 3 - 2. Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch đến năm 2020 (Theo trình độ đào tạo)

ĐVT: Người


STT

Chỉ tiêu

Dự báo cho

Năm 2019

Năm 2025

1

Tổng số lao động du lịch

620.000

870.000

2

Trình độ trên đại học

3.500

6.100

3

Trình độ đại học, cao đẳng

88.200

130.500

4

Trình độ trung cấp

86.800

113.100

5

Trình độ sơ cấp

133.200

194.000

6

Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ, truyền nghề hoặc huấn luyện ngắn hạn)

308.300

426.300

Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch

Cũng theo dự báo trên, nửa đầu thập niên này sẽ cần nhiều nhân lực được đào tạo theo các ngành nghề với tỷ lệ tăng thêm hàng năm 9,6% và tăng nhẹ với tỷ lệ 8,1% vào nửa thập niên tiếp. Có thể thấy quy mô dịch vụ tiếp tục mở rộng lên lao động lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng sẽ tăng nhanh hơn. Lao động cần đào tạo ở trình độ đại học, trên đại học, lao động quản lý tăng nhanh hơn mặt bằng trung do nhu cầu quản lý; lao động nghiệp vụ cần nhiều trong thời gian tới như văn phòng du lịch, đại lý lữ hành, hướng dẫn do mở rộng nhiều loại hình du lịch phong phú;


nghiệp vụ buồng, bàn, bar cũng tăng cao hơn mặt bằng chung do đây là lĩnh vực cần nhiều lao động dịch vụ. Hầu hết các loại lao động tăng nhẹ trong giai đoạn 2019 - 2025 tuy nhiên nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn; lao động phổ thông sẽ giảm tương đối và dựa chủ yếu vào số lượng lao động thời vụ. (Xem bảng 3 - 3)

Bảng 3 – 3 Nhu cầu nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn đến năm 2025

(Theo vị trí làm việc và ngành nghề)

ĐVT: Người


STT

Chỉ tiêu

Dự báo cho

Năm 2019

Năm 2025

1

Tổng số nhân lực du lịch

620.000

870.000

Phân theo vị trí làm việc

2

Nhân lực quản lý nhà nước về du lịch

4.000

5.800

3

Nhân lực quản trị doanh nghiệp (cấp trưởng,

phó phòng trở lên)

40.700

55.100

4

Nhân lực nghiệp vụ ở những nghề chính

575.300

809.100

1-Lễ tân

44.470

60.680

2-Phục vụ buồng

80.480

113.270

3-Phục vụ bàn, bar

101.540

141.600

4-Nhân viên nấu ăn

51.490

72.820

5-Hướng dẫn

viên

Đã (sẽ) được cấp thẻ

35.040

52.590

Chưa được cấp thẻ



6-Nhân viên lữ hành, đại lý du lịch

35.320

52.590

7-Nhân viên khác

226.960

315.550

Phân theo ngành nghề kinh doanh

5

Khách sạn, nhà hàng

295.800

408.900

6

Lữ hành, vận chuyển du lịch

78.700

113.100

7

Dịch vụ khác

245.500

348.000

Nguồn: Dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch


Những số liệu nêu trên cho thấy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là khá lớn. Hiện nay, mỗi năm cả nước tuyển sinh khoảng 22.000 học sinh sinh viên ngành du lịch, trong đó có 3.870 sinh viên (1.770 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và 2.100 sinh viên cao đẳng du lịch); 18.190 học sinh (gồm 14.495 học sinh trung học chuyên nghiệp và 3.695 học sinh trung cấp du lịch; sơ cấp nghề 87 và đào tạo du lịch dưới 3 tháng chưa có số liệu thống kê đầy đủ, ước khoảng 5000 học viên. Số lượng HSSV tốt nghiệp hàng năm khoảng 20.000. Đào tạo nghề sơ cấp, ngắn hạn có xu hướng tăng. Trong khi đó tổng số cơ sở tham gia đào tạo du lịch hiện nay có 284 cơ sở với số lượng người tham gia đào tạo du lịch khoảng 5000 người. Trong đó có 2000 giáo viên, giảng viên du lịch (cả cơ hữu và thỉnh giảng), 540 cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo các cấp và 2.579 đào tạo viên (có chứng chỉ đào tạo của Hội đồng cấp chứng chỉ Du lịch Việt Nam). Với thực tế này đây là thách thức về chất lượng nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu của thị trường. Có một thực tế, hiện hầu hết các khách sạn cao cấp đều vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài bản, giỏi ngoại ngữ. Chính vì thế hầu hết các sinh viên chuyên ngành du lịch khi được nhận vào làm việc tại các khách sạn này đều phải qua lớp đào tạo lại ngắn hạn.

Ðể phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới cần ban hành và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo du lịch, đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, xã hội hóa đào tạo, hợp tác quốc tế, tuyển dụng và sử dụng lao động du lịch… Một trong các yêu cầu cấp thiết là phát triển và tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch, trong đó đầu tư xây dựng mới một số cơ sở đào tạo ở những vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, miền trung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo hiện có, bảo đảm gắn giữa học lý thuyết với thực hành nghề nghiệp, tập trung đào tạo những gì thực tế cần. Tính chất lao động trong ngành du lịch ở nhiều trình độ khác nhau, từ giản đơn (lao động nghiệp vụ) đến phức tạp (giám sát, quản lý). Vì vậy, hệ thống đào tạo du lịch cần thiết phải đảm bảo thực hiện đào tạo liên thông từ thấp đến cao.


Cơ chế đào đạo có sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Xây dựng khung chương trình, mã ngành đào tạo du lịch khoa học, hợp lý.

Ðội ngũ giảng viên không ngừng được nâng cao trình độ và phát triển chuyên sâu thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm và thực tế dưới mọi hình thức ở trong nước cũng như ngoài nước, đồng thời luôn tìm cách và có cơ chế nhằm thu hút giảng viên có kinh nghiệm thực tế. Ðào tạo kỹ năng huấn luyện cho đội ngũ giám sát, đội ngũ đào tạo viên.

Phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để gắn liền đào tạo với sử dụng, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên. Bên cạnh đó phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo, nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hiệu quả với các dự án đào tạo của nước ngoài.

Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm, mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động cụ thể. Với mục tiêu năm 2019 đón

7- 7,5 triêụ lươṭ khách quốc tế; 36 -37 triêụ lươṭ khách nôị điạ; thu nhâp ̣trực tiếp du lịch đạt 10-11 tỷ USD , đóng góp 5,5-6% GDP, tạo ra 2,2 triêụ viêc ̣ làm trong đó

620.000 viêc ̣làm trưc ̣tiếp. Mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2035, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2025. Một giải pháp chính cần thực hiện đó nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực bậc cao. Hình thành hệ thống cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch. Khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội. Xây dựng chuẩn đào tạo du lịch, trong đó chú trọng vào chuẩn kỹ năng nghề; xây dựng, công bố và thực hiện chuẩn các trường đào tạo, bồi dưỡng du lịch, chuẩn giảng viên, chuẩn chương trình. Tăng cường kinh phí đào tạo cũng như nâng cấp cơ sở vật


chất; Cho phép đa dạng hóa việc liên kết đào tạo ở nhiều cấp độ khác nhau, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động mời doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo.

3.1.2. Định hướng phát triển Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu giai đoạn 2019-2025

* Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu xây dựng Trường trở thành một cơ sở đào tạo có uy tín trong ngành và xã hội, có thương hiệu nhằm cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cho ngành Ăn uống - Khách sạn và Du lịch, cho nhu cầu xuất khẩu lao động. Ngoài đào tạo nguồn nhân lực trong nước, từng bước thực hiện và mở rộng hợp tác đào tạo với các trường ở nước ngoài để tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm.

* Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu hàng năm thực hiện tuyển sinh ổn định hoặc tăng từ 5 - 6%, đến năm 2019 đạt quy mô 2000 HSSV, 2025 đạt 3000 HSSV, mở rộng số ngành và chuyên ngành đào tào phù hợp với nhu cầu của ngành, trong đó quan tâm phát triển mạnh các chuyên ngành: Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống, kỹ thuật phục vụ bàn, bar, buồng, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, quản trị kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch.

Phấn đầu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên theo qui định. Hàng năm cử từ 15 - 20% giảng viên đi đào tạo sau đại học, đến năm 2019 tỷ lệ giáo viên có trình độ tiến sĩ là 3%, trình độ thạc sĩ: 30%; đến năm 2025 giáo viên có trình độ tiến sĩ là 6%, thạc sĩ là 35%. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo có đủ phòng học lý thuyết, thực hành theo qui định, đáp ứng phù hợp với qui mô đào tạo từng giai đoạn. Mở rộng diện tích và hoạt động phục vụ thư viện, thư viện điện tử, cơ sở thí nghiệm. Phấn đấu đến cuối năm 2019: 40% môn học được biên soạn giáo trình, năm 2025: 80% môn học có giáo trình.

* Định hướng phát triển.

- Công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo: Hàng năm tuyển sinh tăng từ 5 - 6%, cơ cấu các bậc học đảm bảo đến năm 2019 sinh viên cao đẳng chiếm tỷ lệ 70%, học sinh TCCN, nghề và đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn 30%. Loại hình đào tạo chính qui 85%, không chính qui 15%. Qui mô đào tạo bình quân hàng năm tăng phù hợp với điều kiện về số và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất.


1. Đảm bảo thực hiện tuyển sinh hàng năm đúng qui định của qui chế và chỉ đạo của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

2. Tiếp tục mở đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng. Liên kết với các trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh ở các địa phương, các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các cơ sở. Triển khai phối hợp với các hiệp hội, với các cơ sở đào tạo của nước ngoài hợp tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và giáo viên và nguồn nhân lực lao động.

- Giai đoạn 2018-2020 chủ yếu tổ chức, đào tạo theo mô hình niên chế kết hợp với học phần đối với các chuyên ngành.

- Duy trì nền nếp việc tổ chức hội giảng, hội thi cấp trường hàng năm. Tập trung bồi dưỡng để thường xuyên có giáo viên tham gia hội giảng cấp tỉnh, cấp ngành, cấp toàn quốc đạt giải cao, HSSV tham gia hội thi tay nghề cấp ngành, toàn quốc và khu vực

- Về ngành nghề, đào tạo, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là: Thường xuyên đổi mới ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, trong đó ưu tiên tập trung phát triển mạnh cả về số và chất lượng các ngành nghề là thế mạnh như: Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống, kỹ thuật phục vụ bàn, buồng, bar, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, quản lý kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch.

Bất cứ ngành nghề nào đưa vào đào tạo đều phải đáp ứng yêu cầu:

1. Nghề đó các doanh nghiệp kinh doanh đang cần.

2. Nội dung đào tạo thiết kế phải đảm bảo: Phần thực hành kỹ năng nghề với cao đẳng 40 - 50%, TCCN: 50 - 60%, nghề 70%.

3. Ngành nghề mở đào tạo phải được các cơ quan chức năng cho phép.

- Nghiên cứu và đưa vào đào tạo chương trình đào tạo chất lượng cao đối với nghề: Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống và Hướng dẫn du lịch.

Công tác xây dựng tổ chức bộ máy, lao động và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục: Hàng năm thực hiện củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy theo qui định của Điều lệ trường Cao đẳng về qui chế tổ chức hoạt động của trường nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động và phát triển của trường theo giai đoạn.


Công tác nghiên cứu khoa học: Xây dựng cơ chế khuyến khích tất cả các giảng viên, cán bộ quản lý tham gia chủ trì và trực tiếp nghiên cứu đề tài khoa học cấp ngành, cấp nhà trường. Trong đó tập trung vào các vấn đề: Cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo; đổi mới phương pháp quản lý nhân sự trong đơn vị nhà trường, trong doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, khách sạn, du lịch; biên soạn sách giáo trình, chương trình môn học, sáng tạo thêm các món ăn mới phù hợp với bản sắc dân tộc, các giải pháp tuyên truyền quảng bá ẩm thực Việt Nam; công tác quản lý khách sạn hiện đại.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: Đầu tư đủ giảng đường, phòng học lý thuyết đảm bảo học 2 ca, đủ phòng học thực hành: Nấu ăn, buồng, bàn, bar, lễ tân, hướng dẫn du lịch, kế toán thực hành sử dụng thiết bị dụng cụ. Tất cả phòng học lý thuyết, thực hành đều có đầy đủ thiết bị theo chuẩn và sát với thực tế kinh doanh. Số lượng phòng học lý thuyết, thực hành phù hợp với quy mô đào tạo từng năm.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Thành lập và kiện toàn bộ máy tổ chức khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục. Xây dựng kế hoạch triển khai. Từng bước tổ chức tự kiểm định và đề nghị kiểm định ngoài theo qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, mục đích để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2. Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Du lịch – Khách sạn tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu.

3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của Nhà trường có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học. Đây là yếu tố quyết định đến việc thành công hay thất bại của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Vì vậy, công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường là việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc. Phong trào tự học tập, nghiên cứu và bồi dưỡng định kỳ nhiều khi chỉ mang tính hình thức, chất lượng chưa cao.


Từ thực tế trên nên công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường là việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc. Để làm được công việc này, nhà trường cần:

Điều chỉnh phương thức tuyển dụng cán bộ, viên chức: Từ thực trạng một số giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy thực hành của nhà trường có điểm xuất phát thấp nên trong phương thức tuyển dụng nhà trường cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển; thực hiện một cách chủ động và công bằng. Thực hiện đúng quy trình tuyển dụng nhân sự: Tuyển mộ, tuyển chọn, thực hành và ra quyết định tuyển dụng. Thông tin tuyển dụng phải được thông báo rộng rãi, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thời gian để thu hút nhiều đối tượng có năng lực. Việc tuyển dụng phải do những người có thẩm quyền, có chuyên môn sâu, am hiểu lĩnh vực được tuyển dụng. Làm được điều này nhà trường sẽ có cơ hội tuyển dụng được những người có năng lực, kỹ năng phù hợp với tiêu chí công việc đề ra.

Đối với cán bộ quản lý, nhà trường cần có quy hoạch đội ngũ cán bộ nguồn một cách khách quan, chính xác; có kế hoạch theo dõi, bồi dưỡng đối tượng được quy hoạch đồng thời định kỳ cần có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung các đối tượng có tiềm năng, năng lực vào quy hoạch.

- Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ:

+ Với đội ngũ giảng viên, giáo viên: Cần đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có kiến thức về kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, nắm bắt được xu hướng phát triển của giáo dục thời đại, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt.

Để làm được điều này, Nhà trường cần có chính sách tạo điều kiện về thời gian và kinh phí hơn nữa cho những người đi học tập nâng cao trình độ. Đồng thời có chính sách nâng cao thu nhập cho giảng viên, nâng cao chất lượng cuộc sống để họ yên tâm công tác và cống hiến cho Nhà trường. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho giảng viên, đặc biệt là giảng viên dạy thực hành đi thực tế tại các công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng để nâng cao kiến thức thực tế áp dụng vào bài giảng được sinh động hơn, thực tế hơn và hiệu quả hơn.


Nhà trường cũng cần tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian hợp lý và cơ hội để tham gia vào các hoạt động khác nhau của xã hội, của doanh nghiệp như nghe báo cáo thực tế, tham gia hội thảo chuyên đề, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, để công tác trên đảm bảo hiệu quả nhà trường cũng phải có biện pháp, kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xếp loại và có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo; có chính sách khích lệ động viên những cá nhân, bộ phận làm tốt và có những ràng buộc với cá nhân, bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ.

+ Đối với cán bộ quản lý: Nhà trường cần xây dựng cơ chế đánh giá, giám sát và có bộ phận thực thi một cách khách quan, công bằng, có chính sách để gắn quyền lợi với trách nhiệm. Đồng thời, nhà trường cũng cần phải cử đi học tâp, bồi dưỡng các kỹ năng quản lý bằng cách cử đi tham dự các buổi Hội thảo, giao lưu chuyên đề cho các nhà quản lý; học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở các môi trường tiên tiến trong và ngoài nước.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 04/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí