Tổ Chức Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Du Lịch

nghiệp hiện tại.

- Có tác động to lớn đối với doanh nghiệp lừ hành, các đại lý lữ hành, trung gian và người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, hoạt động xúc tiến là công cụ hữu hiệu vừa để giữ vững nhu cầu, vừa có tác dụng thêm nhu cầu mới, chiếm lòng tin của khách hàng và kích thích tiêu thụ, khắng định vị thế của doanh nghiệp, từ đó tăng khả năng sinh lời. Đồng thời, hoạt động xúc tiến tạo ra phản ứng nhanh chóng từ thông tin của thị trường về bất cứ sự thay đổi nào về sản phẩm, giá cả hoặc dịch vụ hay hỗ trợ việc giới thiệu sản phẩm du lịch mới ra của doanh nghiệp lữ hành.

Nhà nước có chính sách hợp tác quốc tế về du lịch nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên. Pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch trong nước với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Hoạt động xúc tiến du lịch giúp cho người dân hiểu được về quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vào các hoạt động du lịch, thấy rõ được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Từ đó, nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với việc phát triển và bảo vệ môi trường du lịch và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

y định của pháp luật về tổ chức kinh doanh du lịch, phổ biến các qui định của pháp luật đối với các chủ thể khi tiến hành hoạt động kinh doanh và sau khi đăng ký kinh doanh như: việc thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; Thời hạn đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; Đăng ký phương tiện vận chuyển đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch…

Bên cạnh đó, việc thông tin tuyên truyền pháp luật về các nghị định xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch cũng cần được tăng cường. Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch cũng cần được

thông tin sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, để qua đó thấy được sự nghiêm minh, minh bạch của pháp luật. Điều đó sẽ có tác dụng tác động đến ý thức của các chủ thể, qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

2.2.4.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Bảo đảm QLNN về du lịch có hiệu lực và hiệu quả thì nhân tố bên trong rất quan trọng. Nhân tố này được cấu thành bởi ba thành phần: Tổ chức bộ máy; cơ chế hoạt động; nguồn nhân lực quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nhà nước quy định và tổ chức bộ máy QLNN về du lịch tư trung ương đến địa phương, quy định các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan QLNN về du lịch theo các cấp khác nhau, phối hợp hoạt động của cả hệ thống QLNN về du lịch nhằm đạt hiệu quả quản lý cao nhất, đưa ngành du lịch phát triển theo các mục tiêu đã đặt ra.

2.2.4.6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 9

Cũng như trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Bởi vì, từ cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh giữa các quốc gia, các ngành, các doanh nghiệp cho đến cạnh tranh từng sản phẩm suy cho cùng là cạnh tranh bằng trí tuệ của nhà quản lý và chất lượng của nguồn nhân lực. Để hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương phát triển, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý hoạt động du lịch cần được quan tâm.

Các cơ quan QLNN về du lịch tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng lao động trong ngành. Nguồn nhân lực QLNN về du lịch là những người thực hiện công tác quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch, các hoạt động du lịch.

2.2.4.7. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về pháp luật du lịch

Trong hoạt động QLNN về du lịch việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch là hết sức cần thiết, nội dung này

bao gồm tổng thể các hoạt động của nhà nước nhằm phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc đổ vỡ những khó khăn, cũng như tài chính, những cơ hội để thúc đẩy ngành du lịch ở địa phương phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Thực chất là thực hiện nhiệm vụ phản hồi và dự báo. Hệ thống kiểm soát phản hồi chủ yếu kiểm soát những kết quả đầu ra để phát hiện sai lệch so với chuẩn mực đã được xác định như: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành du lịch đã được các cơ quan có trách nhiệm thông qua; các chính sách phát triển ngành của trung ương và địa phương hiện hành; các quy định luật pháp… để khắc phục phát huy ở chu kỳ sau. Hệ thống kiểm soát, dự báo kiểm soát các yếu tố đầu vào, đánh giá khả năng, dự báo xu hướng phát triển, lường trước kết quả đầu ra nhằm có những can thiệp trước và kịp thời. Các hình thức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát có thể vận dụng sau:

- Giám sát là nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) địa phương và toà án các cấp (qua chức năng hoạt động tài phán) ở địa phương, HĐND giám sát các hoạt động của chính quyền, các cơ quan QLNN theo ngành, lĩnh vực… thông qua báo cáo của chính quyền, các ngành ở các kỳ họp thông qua chất vấn, các đoàn giám sát, qua tiếp xúc cử tri.

- Kiểm tra có thể hiểu là hoạt động thường xuyên của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới, hoặc kiểm tra cụ thể một vấn đề nào đó.

Hoạt động kiểm tra nhà nước về kinh tế bao gồm: kiểm tra của cơ quan Nhà nước thẩm quyền chung, kiểm tra chức năng và kiểm tra nội bộ.

Kiểm tra của các cơ quan thẩm quyền chung tiến hành qua các hình thức: nghe báo cáo và đánh giá báo cáo của đối tượng bị kiểm tra, tự tổ chức các đoàn kiểm tra về từng vấn đề.

Kiểm tra chức năng do cơ quan quản lý ngành thực hiện.

Kiểm tra nội bộ ngành. Thủ trưởng ngành có thể trực tiếp kiểm tra hay lập các đoàn kiểm tra giúp việc.

- Thanh tra: chỉ các hoạt động của hệ thống cơ quan chuyên môn về công tác thanh tra thực hiện như thanh tra nhà nước, thanh tra bộ, thanh tra sở.

- Kiểm soát: là hoạt động bảo đảm pháp chế của Viện kiểm sát nhân dân các cấp với nhiệm vụ bảo đảm tính hợp pháp trong hoạt động và ban hành văn bản của cơ quan hành chính, sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của công chức và công dân.

- Kiểm toán: là hoạt động kiểm tra để xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế nhà nước, các đoàn thể, tổ chức xã hội sử dụng ngân sách nhà nước. Kiểm toán bao gồm: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

Thông qua các hình thức kể trên có thể đánh giá chuẩn xác và xác định những can thiệp cần thiết của nhà nước vào các hoạt động du lịch ở địa phương.

2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch

- An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

Là nhân tố đặc biệt quan trọng có tác dụng hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. Bởi lẽ không một ai có thể yên tâm du ngoạn khi tình hình chính trị đang diễn biến rối ren, nảy sinh những xung đột về sắc tộc, tôn giáo hay sự bùng phát của dịch bệnh. Theo đó, nếu một quốc gia xây dựng được cho mình hình ảnh một đất nước thanh bình, thân thiện; có nền chính trị ổn định, nền văn hóa giàu bản sắc cũng đồng nghĩa với việc du lịch có them cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bởi ngoài mục đích nghỉ ngơi, thư giãn du khách còn muốn được thưởng ngoạn các danh lam thắng cảnh, được trải nghiệm, tìm hiểu sâu hơn về bản sắc văn hóa độc đáo, khác lạ, riêng biệt của quốc gia mà họ đặt chân đến.

Điều này được biểu hiện rất rõ nét ở những nước có đường lối chính trị trung lập, có nền hòa bình, ổn định. Các quốc gia như vậy thường là điểm đến có sức hấp dẫn với đông đảo khách du lịch quốc tế. Ngược lại, các quốc gia

thường xuyên nổ ra những cuộc xung đột, bạo động hạn chế khách du lịch.

An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ảnh hưởng lớn đến sự QLNN về du lịch. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định không chỉ thu hút khách du, mà việc QLNN về du lịch cũng thuận lợi, vì cơ quan QLNN không phân tán nguồn lực cho việc ổn định trật tự xã hội.

- Năng lực, trình độ của cán bộ QLNN về du lịch.

Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về du lịch, tham mưu xây dựng chính sách phát triển hoạt động du lịch, ban hành các văn bản, quy định và tổ chức, điều hành, quản lý các hoạt động du lịch của địa phương. Do đó, họ sẽ là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng, tạo lập môi trường cho hoạt động du lịch như: Lập kế hoạch quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển sản phẩm, công nghệ và phát triển các hệ thống; các ngành liên quan và mua sắm.

Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và hiệu lực của QLNN về du lịch. Nếu năng lực quản lý tốt, trình độ chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức thì việc xây dựng chính sách, hoạch định, quy hoạch phát triển, tổ chức, điều hành hoạt động du lịch của địa phương sẽ sát thực tế, khả thi, nhanh chóng và hiệu quả… Ngược lại, sẽ làm cho việc QLNN về du lịch trì trệ, kém hiệu quả, làm cho hoạt động du lịch địa phương chậm phát triển.

- Kết cấu hạ tầng và vật chất, kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh hoạt động du lịch; về phương tiện này, mạng lưới, phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu. Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định. Nó phụ thuộc vào giao thông (mạng lưới đường sá, phương tiện giao thông). Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì hoạt động du lịch mới được đẩy mạnh và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật bao gồm: tất cả các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để đón tiếp, phục vụ khách du lịch về lưu trú, lữ hành, vận chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác… Cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng rất quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khác du lịch. Nhìn chung, một quốc gia, một vùng, một địa phương sẽ không khai thác được thiềm năng phát triển du lịch nếu như không có điều kiện về kết cấu hạ tầng, vật chất - kỹ thuật du lịch thuận lợi…

Kết cấu hạ tầng và vật chất, kỹ thuật phục vụ tốt cho du lịch, đồng nghĩa với việc làm giảm áp lực quản lý cho cơ quan QLNN về du lịch. Nếu kết cấu hạ tầng và vật chất, kỹ thuật không tốt, sẽ là gánh nặng cho cơ quan QLNN về du lịch, bởi phải chuẩn bị các điều kiện này để phục vụ du lịch.

- Đặc trưng từng vùng, từng địa phương

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung, đó cảnh quan thiên nhiên, nhân tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là nhân tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Theo đó, có thể chia tài nguyên du lịch làm 2 nhóm cơ bản: tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm: các nhân tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên mà nhờ vào đó con người có thể tiến hành các hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm 3 nhóm chính là sông núi, khí hậu và sinh vật. Sông núi là nòng cốt tạo nên phong cảnh hùng vĩ, mang lại những cảm giác khác lạ cho du khách. Sông, suối, hồ nước… là nhân tố tạo nên sự sinh động cho cảnh quan bởi hình ảnh, âm thanh và tính linh hoạt của nó. Gắn liền với núi non là hang động mang lại những vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên. Sông núi tạo nên

cảnh quan thu hút du khách. Khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm và bầu không khí trong lành mang lại điều kiện sống tốt, có tác dụng phục hồi sức khỏe và tạo cảm giác sảng khoái cho du khách và là điều kiện để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Sinh vật gồm các loài cây, hoa, chim thú… có tác dụng làm đẹp môi trường, điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái và tô điểm cho cảnh quan. Do đó các loài sinh vật đặc trưng, đặc hữu cũng là nhân tố tạo nên sự độc đáo để phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Nó bao gồm các di tích lịch sử, di tích văn hóa, các loại hình nghệ thuật, công trình kiến trúc, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hiện tượng tôn giáo… đây được coi là những tài nguyên du lịch nhân văn tạo nên sự hứng thú đối với du khách, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa, lịch sử phát triển của loài người.

Ngoài ra, những nét riêng có trong phong tục, tập quán, quan niệm và phương thức trong đời sống dân cư ở mỗi dân tộc, mỗi vùng, mỗi miền, mỗi quốc gia là những tài nguyên du lịch xã hội kích thích nhu cầu tìm hiểu, giao lưu giữa các dân tộc, các quốc gia, có tác dụng lôi cuốn du khách đến tham quan, tìm hiểu nền văn hóa của các quốc gia khác, là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút khách quốc tế.

Đặc trưng từng vùng, từng địa phương là khác nhau. Do đó, trên cơ sở đường lối, chiến lược, pháp luật chung của cả nước, mỗi địa phương khác nhau thì sẽ có những chính sách cụ thể khác nhau để phát triển du lịch và QLNN về du lịch khác nhau để phù hợp với thực tiễn của địa phương nhằm phát huy thế mạnh của địa phương về du lịch.

- Đối tượng khách du lịch.

Khách du lịch rất đa dạng, có thể là sinh viên, người lao động, công chức, viên chức, thanh niên, trung niên; người trong nước, người nước ngoài… với thành phần, trình độ và dân trí khác nhau. Để QLNN về du lịch hiệu quả thì cần nắm được thông tin về khách du lịch, từ đó sẽ có những biện pháp quản lý phù hợp với độ tuổi, văn hóa, tâm lý của từng nhóm đối tượng khách du lịch.

Mặt khác, nhóm đối tượng khách du lịch khác nhau, thu nhập và nhu cầu khác nhau. Khách du lịch ngoài chi tiêu các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển), còn chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hóa, đặc sản, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí…). Vì vậy, cơ quan QLNN về du lịch cần nắm bắt được nhu cầu này để đưa ra các chính sách phát triển du lịch phù hợp.

2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương ở nước ngoài và bài học cho tỉnh Luang Prabang, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số địa phương ở nước ngoài

2.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội (Việt Nam)

Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu của Việt Nam về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau Thành phố Hồ Chí Minh, dân số 8.215.000 người (2018) với mật độ 2505 người/km². Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, phía tây giáp Vĩnh Phúc. Vị trí này rất thuận lợi do ở giữa đồng bằng đông dân trù phú, có đầu mối giao thông quan trọng, là nơi quy tụ và tỏa rộng của mạng lưới giao thông. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị trí địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023