Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - 2


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài : “ Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt . Luận văn đã thu được những kết quả sau:

- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận, khung lý thuyết chung về huy động vốn của Ngân hàng Thương mại.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt.

- Đề xuất giải pháp thiết thực, mang tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt.

- Để tăng cường công tác huy động vốn trong thời gian tới, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt cần thực hiện các giải pháp sau: Hoàn thiện và mở rộng các hình thức huy động vốn; đa dạng hóa các sản phẩm, Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng; chú trọng đến chính sách nhân sự; đẩy mạnh chính sách Marketing và tăng cường công nghệ và trang bị thiết bị quản lý hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ ngân hàng...

- Sau 18 năm hoạt động, hệ thống Ngân hàng Lào - Việt đã thiết thực góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, điển hình là việc triển khai nhanh, có hiệu quả chủ trương của Chính phủ về thực hiện thanh toán chuyển tiền bằng kip Việt Nam và Kíp Lào; bước đầu làm tốt vai trò trung tâm thanh toán, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước trong thanh toán; phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng tiên tiến, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng; hoạt động kinh doanh an toàn và có hiệu quả; làm tốt nhiệm vụ ngân hàng đại lý tiếp nhận và giải ngân các dự án sử dụng vốn theo Hiệp định của Chính phủ hai nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nước để từng bước hội nhập và phát triển.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

PHẦN MỞ ĐẦU


Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt - 2

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động nhất là về mặt giá cả chủ yếu là giá xăng, giá hàng hoá tiêu dùng, giá vàng và sự mất giá của đồng Kip sau khi vượt qua giai đoạn đầy biến động với biết bao sự kiện về sự khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng đặc biệt là nghiệp vụ huy động vốn.

Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Nguồn vốn huy động được chính là nguyên liệu đầu vào với ngân hàng để từ đó ngân hàng sẽ luân chuyển và điều phối để tạo ra những sản phẩm thiết thực cho thị trường. Để đảm bảo đầu vào của ngân hàng được đều đặn và chi phí ít nhất luôn là mục tiêu đầu tiên với mỗi ngân hàng. Trong giai đoạn hệ thống ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc duy trì được nguồn vốn đầu vào giá rẻ là rất cấp bách. Các ngân hàng thương mại hiểu rõ được nhiệm vụ hàng đầu này và đã luôn cố gắng tạo sự khác biệt, cải tiến trong dịch vụ để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.

Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LaoVietBank) được thành lập ngày 22 tháng 06 năm 1999 trên cơ sở kết quả của tình đoàn kết hữu nghị toàn diện đặc biệt giữa hai dân tộc, hai nước Việt Nam và Lào, là nền móng hình thành nên mối giao thương kinh tế giữa hai nước. Mục tiêu trong thời gian tới của Ngân hàng là duy trì vị thế số Một ở phân khúc thị trường khách hàng doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh Lào - Việt; Gia tăng quy mô và mở rộng hoạt động trên cơ sở tận dụng triệt để thế mạnh sẵn có gắn với tăng trưởng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của LaoVietBank để tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Lào. Để đạt được mục tiêu đó, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Qua thời gian làm việc tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn và với mong muốn tìm ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng nên sau một


thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả đã chọn đề tài: “Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt” cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài


Trong thời gian qua, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại dưới nhiều góc độ khác nhau tại Việt Nam cũng như tại CHDCND Lào. Cụ thể như sau:

Đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng”, luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thanh Dung năm 2011, Đại học Thương mại. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2006 - 2010, qua đó đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động vốn trong thời gian tới : (1) Tăng cường quản trị rủi ro trong huy động vốn; (2)Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt; (3) Đa đạng hóa các hình thức huy động vốn; (4) Hoàn thiện chính sách khách hàng ; (5) Phát triển mạng lưới giao dịch, đàu tư cơ sở vật chất ; (6) Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Đề tài “Huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam” luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh năm 2012. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận cơ bản về NHTM và huy động vốn, đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau : (1) Mở rộng mạng lưới chi nhánh ; (2) Phát triển nguồn nhân lực ; (3) Hoàn thiện chính sách khách hàng...

Đề tài “Tăng trưởng nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhật Lệ viết năm 2013, Học viện Tài chính. Tác giả đã nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

: (1) Xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp; (2) Xây dựng chiến lược Marketing; (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên; (4) Mở rộng đối tượng; (5) Mở rộng mạng lưới; (6) Đẩy mạnh các sản phẩm huy động sẵn có.

Luận văn thạc sỹ “Tăng cường nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP


Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tây”, của tác giả Nguyễn Xuân Trường viết năm 2015, Đại học Lương Thế Vinh. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng như sau: (1) Xây dựng chính sách tỷ giá hợp ký, (2) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, (3) Đa dạng hóa kỳ hạn huy động vốn, (4) Mở rộng mạng lưới, (5) Gắn liền việc huy động vốn và sử dụng vốn, (6) Thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.

Luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng phát triển Lào – Chi nhánh Savannakhet”, của tác giả Khăm Kình Phăn Tha Vông, năm 2016, Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã đưa ra các khái niệm về vốn và hiệu quả huy động vốn NHTM, vai trò của vốn với hoạt động kinh doanh nói chung tại NHTM và thực trạng hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn 2011 - 2015. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như sau : (1) Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn, (2) Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả, (3) Quản lý nguồn vốn theo đúng phương pháp và mục tiêu, (4) Đào tạo và nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ.

Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động huy động vốn, phân tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn đối với các đối tượng khác nhau, và đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm phát triển hoạt động huy động vốn tại NHTM.

Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được từ những nghiên cứu trên, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng nội dung các hoạt động huy động vốn của một ngân hàng liên doanh giữa hai nước Lào và Việt Nam. Từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm và tìm ra các giải pháp thiết thực, mang tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt. Do đó, đề tài luận văn thạc sỹ tác giả lựa chọn có tính thực tiễn và không bị trùng lắp với các công trình nghiên cứu trước đây.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận, khung lý thuyết chung về huy động vốn của


Ngân hàng Thương mại.

Phân tích, đánh giá được thực trạng từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt.

Đề xuất giải pháp thiết thực, mang tính khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Thu thập và phân tích các tài liệu, số liệu thứ cấp, sơ cấp liên quan tới công tác huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt.

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích và xử lý tài liệu, số liệu phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, từ đó đưa ra giải pháp tạo động lực lao động phù hợp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt thông qua quy mô huy động vốn, cơ cấu huy động vốn. Sau là nghiên cứu đưa ra giải pháp thiết thực cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt.

- Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Hoạt động huy động vốn.

Về không gian: Ngân hàng Liên doanh Lào Việt

Về thời gian: Dữ liệu được phân tích chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Giải pháp thực hiện cho giai đoạn 2018 - 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

- Dữ liệu thứ cấp: Vấn đề lý luận được đúc rút từ các công trình nghiên cứu, tài liệu chuyên ngành, các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ từ các phòng thuộc Ngân hàng Liên doanh Lào Việt trong giai đoạn 2015 -2017.

- Dữ liệu sơ cấp: Luận văn tiến hành lấy ý kiến cán bộ lãnh đạo, quản lý, NLĐ


thông qua việc sử dụng bảng hỏi, câu hỏi phỏng vấn.

Phương pháp nghiên cứu xử lý dữ liệu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học:

- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt có liên quan đến công tác huy động vốn;

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các báo cáo, tổng hợp số liệu liên quan đến tình hình hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt;

- Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu số liệu giữa các năm của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, so sánh công tác huy động vốn giữa Ngân hàng Liên doanh Lào Việt và một số ngân hàng tại Việt Nam

6. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

Luận văn có những giá trị đóng góp cả về mặt khoa học và ứng dụng:

Giá trị khoa học

Hệ thống các vấn đề lý luận về vốn tại NHTM, làm rõ thêm về nội dung huy động vốn của Ngân hàng Thương mại. Đề tài góp phần làm phong phú thêm nguồn lý luận và thực tiễn cho các nghiên cứu khoa học khác về vấn đề huy động vốn của Ngân hàng Thương mại trong tương lai.

Giá trị thực tiễn:

Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn, làm rõ những ưu điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất các giải pháp mới về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt. Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt về việc xây dựng các chính sách huy động vốn tại Ngân hàng trong thời gian tới.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, chữ viết tắt, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của Ngân hàng Thương mại

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt

Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Lào Việt


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại (NHTM)

Ngân hàng là một trung gian tài chính, sẽ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng chính số tiền cho các cá nhân và tổ chức vay lại và rất hiếm khi có tình trạng cùng một một lúc tất cả các chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng, đó chính là nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng Thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. NHTM là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức. Hoạt động của NHTM nhằm mục đích kinh doanh một hàng hoá đặc biệt đó là “vốn - tiền”, trả lãi huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của NHTM. Hoạt động của NHTM phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.

Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, là một trung gian tài chính đi vay để cho vay. Qua định nghĩa đơn giản trên, NHTM đã thể hiện như là một doanh nghiệp thực sự song đó là loại hình Doanh nghiệp dịch vụ tài chính.

Theo luật Mỹ : Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Tại Việt nam, Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 (17/2017/QH14): “Hoạt động ngân hàng là hoạt đông kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cung cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan như nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cung cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”

“Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm Ngân


hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác” [Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,2010].

Như vậy có rất nhiều khái niệm khác nhau về NHTM nhưng tất cả các khái niệm đều dựa trên hoạt động và dịch vụ cung cấp của ngân hàng cho khách hàng.

NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính cho công chúng và các tổ chức trong nền kinh tế, nhưng các Tổ chức tài chính phi Ngân hàng như Công ty chứng khoán, Công ty Bảo hiểm cũng đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, Ngân hàng cũng đối phó với các đối thủ cạnh tranh bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, hướng cả về lĩnh vực bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.

Dưới đây là một số hoạt động cơ bản của NHTM.

a) Hoạt động Huy động vốn.

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, vốn là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động của ngân hàng, trong khi vốn chủ sở hữu của NHTM thì chiếm tỷ trọng nhỏ, vì vậy ngân hàng phải huy động vốn từ các nguồn trong nền kinh tế:

* Nhận tiền gửi:

Một trong những nguồn quan trọng đó là các khoản tiền gửi, nó luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Các Ngân hàng phải trả lãi cho tiền gửi như phần thưởng cho khách hàng về việc khách hàng hi sinh nhu cầu chi tiêu trứơc mắt để ngân hàng tạm thời sử dụng vốn trong một thời gian nhất định cho việc kinh doanh. Ngoài ra để thu hút được nhiều vốn cho kinh doanh ngân hàng cạnh tranh lãi suất đồng thời có các hình thức khuyến mại vật chất khác như : Quà tặng, phiếu bốc thăm trúng thưởng…

* Ngoài nhận tiền gửi là nguồn vốn chính thì ngân hàng còn huy động vốn bằng cách đi vay các tổ chức tín dụng, vay NHTW, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu…

b) Hoạt động Sử dụng vốn

* Ngân quỹ

Ngân quỹ là tài sản có tính thanh khoản cao nhất - bao gồm : Tiền mặt trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023