nhiều kết quả, cùng với đó là mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng được mở rộng và phát triển, tạo điều kiện để mở rộng việc tài trợ vốn tín dụng.
Về doanh số thu nợ cho vay doanh nghiệp, năm 2011 là 319.212 triệu đồng chiếm 78,80% trong tổng thu nợ của ngân hàng, năm 2012 là 364.378 triệu đồng chiếm 79,54% tăng 45.166 triệu đồng với tốc độ tăng tương ứng 14,15%. Năm 2013 con số này tăng lên đạt 389.847 triệu đồng chiếm 75,06% với tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng năm trước là 6,99% tương ứng tăng 25.469 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng dần qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng ngày càng được chú trọng thực hiện, nhằm bảo toàn vốn vay, hoạt động thu nợ có hiệu quả góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đạt được sự thành công này là do quá trình thẩm định được thực hiện nghiêm túc nhằm xác định chính xác khả năng trả nợ của từng tình hình doanh nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, là các biện pháp xử lý kiên quyết và có hiệu quả những khoản nợ khó đòi của ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng. Cho thấy trong những năm qua việc thu hồi nợ có những chính sách quan tâm đúng mức cùng với sự nổ lực và ý thức sử dụng vốn đúng mục đích sản xuất kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao tạo điều kiện cho Ngân hàng thu nợ đúng hạn.
Về dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2011 là 368.911 triệu đồng chiếm 82,01%, năm 2012 là 321.709 triệu đồng chiếm 86,01% tổng dư nợ tăng 19.170 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 6,34%, sang năm 2013 tăng lên là 375.464 triệu đồng chiếm 85,41% tổng dư nợ bình quân với tốc độ tăng 16,71% tương ứng tăng 53,755 triệu đồng. Kết quả đạt được cho thấy dư nợ bình quân liên tục tăng qua các năm giúp cho Ngân hàng thu được lợi nhuận.
Đối với nợ xấu doanh nghiệp, tính đến thời điểm cuối năm 2011 con số này là
1.471 triệu đồng, chiếm 100% tổng nợ xấu. Đến cuối năm 2012 nợ xấu là 1.761 triệu đồng chiếm 100% tổng nợ xấu. Năm 2013, nợ xấu DN là 2.448 triệu đồng chiếm 100% tổng nợ xấu của tổng nợ xấu. Sở dĩ nợ xấu chiếm 100% đối với cho vay doanh nghiệp vì dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, cùng với thực tế địa bàn hoạt động là phần lớn các DN vừa và nhỏ, mới thành lập, không đủ điều kiện để cho vay, còn lại các DN đã hợp tác với Ngân hàng lâu năm có tiềm lực kinh tế mạnh đã được chọn lọc, đủ khả
năng trả nợ. Một số hợp đồng vay trong thời gian gần đây nên chưa đến hạn trả. Chính vì thế phát sinh nợ xấu không nằm trong cho vay doanh nghiệp.
Cùng với sự gia tăng về dư nợ cho vay doanh nghiệp thì tình hình nợ xấu cũng tăng lên, cụ thể: Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu là 0,40% đến cuối năm 2012 là 0,61%và năm 2013 là 0,92%. Tỷ lệ nợ xấu <1% cho thấy phần nào hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp là có hiệu quả, hạn chế được rủi ro mất vốn của ngân hàng. Đạt được kết quả này phần lớn là sự cố gắng, trách nhiệm nghề nghiệp của CBTD, sự quan tâm trong vấn đề quản lý nợ của Ban giám đốc. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN nhiều khi gặp phải trắc trở dẫn đến các khoản nợ quá hạn nhưng đa số họ đều có ý thức trả nợ cho ngân hàng không để nợ quá lâu. Việc tồn tại các khoản nợ khó đòi một phần là do một vài doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh không có khả năng thanh toán và phải chờ đợi vào sự khởi sắc của nền kinh tế.
SVTH: Nguyễn Huỳnh Ngọc Thùy Dương 41 GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp của HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng
2.2.2.1. Theo thời hạn cho vay
Bảng 1.5: Tình hình tín dụng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay tại HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | So sánh 2011/2010 | So sánh 2012/2011 | ||||||
Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | |
1. Dư nợ | 302.539 | 100,00 | 321.709 | 100,00 | 375.464 | 100,00 | 19.170 | 6,34 | 53.755 | 16,71 |
Ngắn hạn | 194.249 | 64,21 | 219.157 | 68,12 | 238.523 | 63,53 | 24.908 | 12,82 | 19.366 | 8,84 |
Trung và dài hạn | 108.29 | 35,79 | 122.552 | 38,09 | 136.941 | 36,47 | 14.262 | 13,17 | 14.389 | 11,74 |
2. Nợ xấu | 1.471 | 100,00 | 1.761 | 100,00 | 2.448 | 100,00 | 0.29 | 19,71 | 1.177 | 92,60 |
Ngắn hạn | 0.973 | 66,15 | 1.224 | 69,51 | 1.747 | 71,36 | 0.251 | 25,8 | 0.523 | 42,73 |
Trung và dài hạn | 0.498 | 33,85 | 0.537 | 30,49 | 0.701 | 28,64 | 0.039 | 7,83 | 0.164 | 30,54 |
3.Tỷ lệ nợ xấu (%) | 0.49 | 0.55 | 0.65 | 0.06 | 0.10 | |||||
-Ngắn hạn | 0.50 | 0.56 | 0.68 | 0.06 | 0.12 | |||||
-Trung và dài hạn | 0.46 | 0.44 | 0.48 | -0.02 | 0.04 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Tín Dụng
- Bộ Máy Tổ Chức Của Hdbank – Chi Nhánh Lãnh Binh Thăng
- Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng 2011 – 2013.
- Tình Hình Nợ Xấu Doanh Nghiệp Theo Thành Phần Kinh Tế
- Bảng Vòng Quay Vốn Tín Dụng Tín Dụng Doanh Nghiệp
- Giải Pháp Đa Dạng Hoá Và Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Doanh Nghiệp .
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng)
Biểu đồ 1.5: Tình hình tín dụng doanh nghiệp theo thời hạn cho vay
374,464
321,709
194,249
136,941
108,290
122,552
400,000
350,000
300,000
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
-
2011 2012 2013
Dư nợ doanh nghiệp theo thời hạn cho vay:
Qua bảng và biểu đồ dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vay vốn tại Ngân hàng cho ta thấy dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh, dư nợ trung và dài hạn giảm.
Trong tổng dư nợ theo thời gian của Ngân hàng thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả ba năm 2010, 2011, 2012 và có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 dư nợ ngắn hạn là 194.249 triệu đồng, sang năm 2012 là 219.157 triệu đồng tăng 29.908 triệu đồng tương đương với 12,82% so với năm 2011. Đến năm 2013, dư nợ ngắn hạn đạt 238.523 triệu đồng, tăng 19.366 triệu đồng tương đương 8,84% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc dư nợ ngắn hạn tăng qua mỗi năm là do các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. đặc thù của loại hình doanh nghiệp này là quy trình sản xuất kinh doanh ngắn, vay vốn để giải quyết vốn tạm thời thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh, mà chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn nên khả năng thu hồi vốn cao. Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, CBTD của Ngân hàng theo dòi thường xuyên tình hình sử dụng vốn của các doanh nghiệp, khuyến khích khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
Trong tình hình huy động vốn bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì HDBank Lạc Long Quân hạn chế tối đa các dự án cho vay trung và hạn. Do đó dư nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ cho vay doanh nghiệp Cụ thể: Dư nợ trung và dài hạn
năm 2012 đạt 122.522 triệu đồng, tăng 13,17% so với năm 2011 (108.290 triệu đồng) tương đương 14.262 triệu đồng. Năm 2013 dư nợ trung và dài hạn tiếp tục tăng so với năm 2012, đạt 136.941 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 11,74% tương đương 14.389 triệu đồng. Mặt khác, trong những năm trở lại đây, nền kinh tế nước ta phải mở toanh cánh cửa theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian đầu các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước còn bỡ ngỡ, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài vào nước ta. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã hạn chế triển khai các dự án trung và dài hạn. Nhưng cũng có xu hướng ngày càng tăng là do một số doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn có nhu cầu vay vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc thiết bị...
Biểu đồ 1.6: Tình hình nợ xấu doanh nghiệp theo thời hạn vay vốn
1,747
1,224
973
701
498
537
2,000
1,800
1,600
1,400
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
1,200
1,000
800
600
400
200
-
2011 2012 2013
Nợ xấu
Qua bảng và biểu đồ về tình hình nợ xấu cho vay doanh nghiệp theo thời hạn vay vốn ta có thể thấy nợ xấu tập trung ở cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với trung và dài hạn. Vì trong những năm gần đây ngân hàng thực hiện chiến lược thu hồi vốn nhanh nên doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao. Do đó, dư nợ tăng qua từng năm nên nợ xấu có xu hướng tăng theo.
Cụ thể: Nợ xấu ngắn hạn năm 2011 là 973 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 66,15%, năm 2012 là 1.224 triệu đồng chiếm 69,15% qua năm 2013 là 1.747 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,36%. Mặc dù nợ xấu tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu qua từng năm có xu hướng tăng nhẹ phần nào cho thấy được công tác thu nợ ngắn hạn tốt hơn của CBTD, giúp giảm bớt rủi ro và thu lợi nhuận về cho Ngân hàng.
Nợ xấu trung hạn năm 2011 là 498 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 33,85%, năm 2012 là 537 triệu đồng chiếm tỉ trọng 30,49% qua năm 2013 tăng lên là 701 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 28,64% . Cho vay trung hạn với thời gian dài hơn mang lại nhiều rủi ro cao.
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn và trung hạn co xu hướng tăng nhưng vẫn giữ được mức
<1% cho thấy được tình hình hoạt động của Ngân hàng là có hiệu quả, nhưng cần nổ lực hơn trong công tác thu nợ, và thẩm định cho vay để giảm thiểu nợ xấu đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể, giúp Ngân hàng mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
SVTH: Nguyễn Huỳnh Ngọc Thùy Dương 45 GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
2.2.2.2. Theo thành phần kinh tế
Bảng 1.6: Tình hình tín dụng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế tại HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | So sánh 2011/2010 | So sánh 2012/2011 | ||||||
Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | |
1. Dư nợ | 302.539 | 100,00 | 321.709 | 100,00 | 375.464 | 100,00 | 19.170 | 6,34 | 53.755 | 16,71 |
Công ty cổ phần | 149.289 | 49,35 | 159.388 | 49.54 | 181.843 | 48,43 | 10.099 | 6,76 | 22.455 | 14,09 |
Công ty TNHH | 111.246 | 43,38 | 117.368 | 42.70 | 144.689 | 43,86 | 6.122 | 5,50 | 27.321 | 14,76 |
Doanh nghiệp TN | 35.372 | 5,08 | 36.842 | 5.24 | 39.483 | 5,19 | 1.470 | 4,16 | 2.641 | 34,31 |
Hợp tác xã | 6.632 | 2,19 | 8.111 | 2.52 | 9.449 | 2,52 | 1.479 | 22,30 | 1.338 | 16,50 |
2. Nợ xấu | 1.471 | 100,00 | 1.761 | 100.00 | 2.448 | 100.00 | 0.29 | 19,71 | 0.687 | 39,01 |
Công ty cổ phần | 0.752 | 51,12 | 0.839 | 47,64 | 1.331 | 54,37 | 0.087 | 11,57 | 0.492 | 58,64 |
Công ty TNHH | 0.383 | 39,63 | 0.525 | 41,17 | 0.637 | 34,19 | 0.142 | 37,08 | 0.112 | 21,33 |
Doanh nghiệp TN | 0.294 | 6.39 | 0.313 | 6,41 | 0.363 | 6,65 | 0.019 | 6,46 | 0.050 | 15,97 |
Hợp tác xã | 0.042 | 2,85 | 0.084 | 4,77 | 0.117 | 4,77 | 0.042 | 100,00 | 0.033 | 39,29 |
3.Tỷ lệ nợ xấu (%) | 0.49 | 0.55 | 0.66 | 0.06 | 0.11 | |||||
Công ty cổ phần | 0.50 | 0.53 | 0.73 | 0.02 | 0.21 | |||||
Công ty TNHH | 0.44 | 0.48 | 0.51 | 0.04 | 0.03 | |||||
Doanh nghiệp TN | 0.61 | 0.67 | 0.84 | 0.06 | 0.17 | |||||
Hợp tác xã | 0.63 | 1.04 | 1.24 | 0.40 | 0.20 |
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng)
Biểu đồ 1.7:Tình hình tín dụng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế
181,843
149,289
159,388
134,689
111,246
117,368
35,372
6,632
36,842
8,111
49,483
9,449
200,000
180,000
160,000
Công ty cổ phần Công ty TNHH Doanh nghiệp TN
Hợp tác xã
140,000
120,000
100,000
80,000
60,000
40,000
20,000
-
2011 2012 2013
Dư nợ
Qua biểu đồ cho thấy, cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế đều tăng qua các năm. Trong đó, chủ yếu là các công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN chiếm tỉ trọng cao. Đây cũng chính là những khách hàng tiềm năng mà ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần.
Dư nợ công ty cổ phần :năm 2011 đạt 149.289 triệu đồng chiếm tỉ trọng 49,35% trong dư nợ doanh nghiệp, năm 2012 đạ 159.388 triệu đồng chiếm 49,54% có mức tăng trưởng so năm 2012 là 10.099 triệu đồng với mức tăng 6,76%. Năm 2013 đạt 181.843 triệu đồng chiếm 48,83% tương ứng với số tiền chênh lệch 22.455 triệu đông với mức tăng 14,09% so với năm 2012. Đạt được kết quả này là do các doanh nghiệp đã chủ động trả nợ vay trước hạn để được hỗ trợ lãi suất theo chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Công ty TNHH có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao qua các năm. Cụ thể năm 2011 đạt
111.246 triệu đồng chiếm tỉ trọng khá cao trong dư nợ doanh nghiệp 43,38%, năm 2012 đạt 117.368 triệu đồng chiếm 42,70% chênh lệch đến 6.122 triệu đồng tăng 4,66% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 134.689 triệu đồng chiếm tỉ trọng 43,86% trong dư nợ doanh nghiệp….. Trong những năm gần đây loại hình doanh nghiệp này ngày càng tăng thêm về số lượng cũng như v ề quy mô vốn đầu tư. Do đó, ngân hàng rất chú trọng cho vay đối với loại hình này và xem đây là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần nhắm tới trong những năm tiếp theo.