yếu là do thiếu những trường dạy nghề, người lao động chủ yếu học qua quá trình lao động nên tay nghề lao động chưa cao. Để phát triển các doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nâng cao chất lượng lao động. Bên cạnh đó, cũng cần phải có ý thức của người lao động không ngừng học hỏi và nâng cao tay nghề, mỗi con người đều phải luôn vươn lên để khẳng định mình. Đây là động lực kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển.
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Tín dụng ngân hàng đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong việc phát triển doanh nghiệp đặc biệt là các DNNQD nói riêng. Bất kỳ một tổ chức kinh doanh muốn phát triển cơ sở của mình cũng cần phải có vốn. Để có vốn bằng tiền thì phải có những tổ chức đủ thẩm quyền và chức năng để huy động và tập trung vốn đó trước khi đem sử dụng.
Ở bất kỳ một quốc gia nào công việc này do hai tổ chức thực hiện: Tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng. Ngoài vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nó còn đóng vai trò to lớn đối với các DNNN cũng như các DNNQD đó là việc duy trì, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Để tồn tại và phát triển các DNNQD cần phải có vốn. Vốn có vai trò rất quan trọng: vốn giúp cho các doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động kinh doanh từ đó có thể tồn tại phát triển đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp luôn thiếu vốn do đó một giải pháp an toàn và hiệu quả đó là vay vốn thông qua tín dụng ngân hàng. Hiện nay, thủ tục vay vốn tại các ngân hàng là đơn giản, nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Vì vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là các DNNQD. Thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện ra đời các tổ chức kinh tế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh. Tín dụng ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ đắc lực trong việc tạo lập cơ sở vật chất cũng như vốn lưu động trong hoạt động sản xuất và lưu thông của các doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp mới, cung cấp vốn giúp các doanh nghiệp hoạt động được liên tục và hiệu quả.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát triển ngành nghề mới trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Thông qua hoạt động cấp tín dụng, các ngân hàng thấy được nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng hiện tại cũng như tương lai, cùng với nguồn vốn của mình, tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy sự ra đời những ngành nghề mới, đáp ứng cho yêu cầu phát triển ngày càng đi lên của nền kinh tế.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng giúp nhà sản xuất kinh doanh thực hiện đều đặn quá trình tái sản xuất, giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới... sản xuất các sản phẩm thoả mãn thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thứ tư, tín dụng ngân hàng có vai trò tích cực trong việc hạn chế, xoá bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi góp phần tích cực vào việc xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, thúc đẩy DNNQD phát triển. Tín dụng ngân hàng với các hình thức cho vay đa dạng, thủ tục đơn giản nhanh gọn, thoả mãn nhu cầu của người vay.
Thứ năm, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích. Khi các doanh nghiệp vay vốn buộc các doanh nghiệp đó phải trả gốc và lãi trong một thời gian nhất định, các doanh nghiệp phải tính toán việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp phải tính toán chi phí sản xuất, tốc độ quay vòng vốn sao cho hết thời hạn vay có đủ gốc và lãi để trả ngân hàng và phần lợi nhuận cho
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank Giảng Võ - 1
- Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank Giảng Võ - 2
- Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Vp Bank Giảng Võ
- Thực Trạng Mở Rộng Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Tại Vp Bank Giảng Võ
- Tính Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Mức Độ Mở Rộng Tín Dụng Đối Với Dnnqd Tại Vp Bank Giảng Võ.
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
doanh nghiệp. Như vậy với sự ràng buộc về lãi suất thời hạn, mục đích sử dụng đã thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, với sự giám sát của ngân hàng đã hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích. Hàng tháng hoặc định kỳ các cán bộ tín dụng sẽ đến các doanh nghiệp để kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tình hình tài chính cũng như việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm tra thường xuyên này một mặt giúp cho các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, mặt khác giúp cho ngân hàng thu hồi được gốc và lãi..
Thứ sáu, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNQD. Với nguồn vồn tự có doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất kinh doanh của mình, đầu tư trang thiết bị mới, tiên tiến, cải tạo sản phẩm mới. Vốn tín dụng giúp doanh nghiệp tập trung được vốn sản xuất nhằm mở rộng sản xuất, cải tạo trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Tín dụng ngân hàng cũng góp phần giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ thương mại với thị trường nhằm quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp mình, nhằm tăng thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3.1. Sự cần thiết phải mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta
Ở nước ta, DNNQD có một vai trò to lớn và phải được khuyến khích phát triển. Trong việc thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, DNNQD góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khai thác tiềm năng kinh tế, tạo ra và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, DNNQD khai thác tối đa mọi khả năng của mình về vốn, sức lao động, trí tuệ để phục vụ sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao nhất.
Từ những vấn đề nêu trên, DNNQD cần được tiếp tục phát triển và trở thành một đối trọng với kinh tế quốc doanh, thúc đẩy DNNN sớm có những chuyển biến tích cực phù hợp với xu thế của nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển. Với ngân hàng, DNNQD là nhóm khách hàng lớn và quan trọng với các nghiệp vụ như huy động vốn, sử dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng. Đại bộ phận tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng là từ các thành phần dân cư trong xã hội, đây là nguồn vốn có tính chất ổn định cao đối với ngân hàng. Mặt khác nhu cầu sử dụng vốn của các DNNQD là rất lớn, đối với doanh nghiệp thì vốn tự có của họ rất nhỏ, phần lớn DNNQD phải sử dụng vốn vay để hoạt động. DNNQD phát triển sẽ tạo ra mối quan hệ mua bán, chi trả lớn, tài khoản mở tại ngân hàng sẽ ngày một tăng và kéo theo các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng phát triển. Điều này có nghĩa là sự phát triển DNNQD kéo theo sự phát triển của NHTM. Trong tương lai DNNQD sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, do vậy việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD là một việc hết sức cần thiết.
3.2. Các tiêu thức đánh giá kết quả mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Mở rộng về khách hàng: Số lượng khách hàng DNNQD (công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh ...) có quan hệ tín dụng đối với ngân hàng qua các năm.
Tỷ trọng khách hàng vay= Số lượng khách hàng vay/ Tổng số khách hàng vay
- Mở rộng về quy mô: Mở rộng về quy mô tín dụng đối với DNNQD thể hiện khối lượng đầu tư cho vay tăng lên so với kỳ trước. Việc tăng trưởng tín dụng đối với DNNQD không những giúp cho ngân hàng có cơ cấu tín dụng hợp lý, giúp cho các tổ chức kinh tế thực hiện việc cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá dây chuyển công nghệ, thúc đẩy tăng năng suất lao động mà còn góp phần đẩy mạnh đầu tư trong phạm vi toàn nền kinh tế xã hội, góp phần đẩy
mạnh xây dựng cơ sở vật chất nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
- Mở rộng về dư nợ cho vay:
Tỷ trọng dư nợ cho vay = Dư nợ đối với DNNQD/ Tổng dư nợ
- Mở rộng doanh số cho vay: Đối với các DNNQD trong những năm gần đây đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước và nhà nước cũng đang khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển do vậy việc mở rộng doanh số cho vay là điều cần thiết: Thể hiện số lần giải ngân trong năm tăng và số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng tăng.
Tỷ trọng doanh số cho vay = Doanh số cho vay DNNQD/ Tổng doanh số cho vay
- Mở rộng loại hình cho vay: Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng để áp dụng các hình thức cho vay thích hợp.
+ Cho vay theo dự án đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời sống.
+ Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn.
+ Cho vay trả góp: Khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng xác định, thoả thuận số lãi vốn vay phải cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong kỳ hạn cho vay.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG VP BANK GIẢNG VÕ
I. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VP BANK GIẢNG VÕ
1. Khái quát chung về VP Bank
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VP Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, tên quốc tế là Vietnam Joint-stock Commercial Bank for Private Enterprises viết tắt là VP Bank được NHNN cấp giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP có hiệu lực từ ngày 12 tháng 08 năm 1993. Ngày 04 tháng 09 năm 1993 ngân hàng chính thức đi vào hoạt động. Hội sở chính được đặt tại số 18B - Lê Thánh Tông - Hà Nội.
Những năm từ 1993 đến 1996 là giai đoạn tăng trưởng. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đến tháng 8/1994 vốn điều lệ đã tăng lên 70 tỷ tăng gấp 3,5 lần số vốn điều lệ ban đầu. VP Bank là ngân hàng cổ phần đầu tiên được thí điểm gọi vốn từ cổ đông nước ngoài (Dragon capital và VN Fun, mỗi đơn vị 10% cổ phần) trong giai đoạn này với sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc VP Bank đã đạt được những kết quả tăng trưởng cao: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt 36% năm trong năm 1995 và 1996; chất lượng tín dụng đảm bảo và các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1996, VP Bank có hội sở và 3 chi nhánh. Trên 200 cán bộ tín dụng, tổng tài sản tăng 864 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 76 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 54,7 tỷ đồng.
Giai đoạn từ năm 1996- 2004: là giai đoạn giải quyết khủng hoảng. Trong giai đoạn này do đường lối lãnh đạo sai lầm của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của VP Bank.
Ngoài ra do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, tình hình cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng một địa bàn ngày càng gay gắt...đã gây ra khủng hoảng trong toàn hệ thống VP Bank. Đến cuối năm 1997 nợ quá hạn trên 1000 tỷ đồng, gấp 5 lần vốn tự có (trong đó nợ quá hạn trong nước là trên 400 tỷ đồng chiếm 78%, nợ bảo lãnh L/C trả chậm 45,3 triệu USD) đã có sự điều tra của các cơ quan chức năng và đặt VP Bank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển của VP Bank. Đó là việc Hội đồng quản trị quyết định lựa chọn mục tiêu chiến lược của VP Bank trong vòng mười năm tới là xây dựng VP Bank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và trong khu vực.
Tháng 5/2002 ông Lê Đắc Sơn từ Ba Lan về Việt Nam được cổ đông bầu vào Hội đồng quản trị và được hội đồng quản trị cử giữ chức tổng giám đốc VP Bank. Với sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo mới, với tinh thần năng động sáng tạo của cán bộ công nhân viên, kết hợp với các chính sách mở rộng đầu tư tín dụng và hàng loạt các biện tích cực, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, VP Bank đã thực sự chuyển mình, khẳng định sự năng động và nhạy bén trong kinh doanh. Kết quả VP Bank đã từng bước đẩy lùi cuộc khủng hoảng và đưa VP Bank khôi phục vị thế, uy tín trên thị trường và bước vào giai đoạn phát triển mới.
VP Bank trong những năm qua không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh của mình. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch tăng lên là 18 điểm, số lượng cán bộ công nhân viên là 250 người. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của VP Bank cũng như sự thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân thoả mãn nhu cầu của mình.
Giai đoạn 2004 đến nay: Giai đoạn phát triển bền vững. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã tạo điều kiện phát triển cho VP Bank. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thị
trường Việt Nam đầy triển vọng và đầu tư mạnh mẽ vào nước ta đã đặt ra những khó khăn và thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các DNNQD, vì thế đòi hỏi nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp là rất lớn. Trước nhu cầu đó VP Bank đã xây dựng các chính sách phát triển phù hợp.
Hiện tại VP Bank đã có 90 chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước. Số lượng nhân viên của VP Bank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các CBNV có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VP Bank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VP Bank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Mục tiêu của VP Bank đến năm 2010 nằm trong top 5 ngân hàng cổ phần lớn mạnh nhất Việt Nam, trở thành một ngân hàng có tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy.
1.2. Phạm vi và nội dung hoạt động của VP Bank
VP Bank là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của VP Bank là các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư. Hiện nay, mạng lưới hoạt động cuả VP Bank mở rộng khắp trong nước, các chi nhánh chủ yếu đặt ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… là những thành phố lớn của Việt Nam, có dân cư đông đúc, kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tập trung đầy đủ các ngành nghề đặc biệt phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ... Đây là những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước vì vậy sẽ là ưu thế cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy ngân hàng chủ trương luôn giữ chữ tín với khách hàng, luôn thu hút khách hàng, tích cực mở rộng địa bàn hoạt động, đầu tư