Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Vp Bank Giảng Võ

trên mọi lĩnh vực với các thành phần kinh tế và có chính sách lãi suất phù hợp nhưng không quên xác định chiến lược nhằm vào các đối tượng khách hàng chính.

Nội dung hoạt động chủ yếu của ngân hàng là:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá

nhân


- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức và cá nhân

- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước

- Vay vốn của ngân hàng Nhà nước và các TCTD khác

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ

- Huy động nguồn vốn từ nước ngoài

- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh

toán quốc tế

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union

Với các lĩnh vực kinh doanh phong phú và đa dạng VP Bank có vai trò to lớn trong việc thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân dư để đáp ứng một khối lượng lớn nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách nhà nước. Góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công cuộc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nói riêng.

1.3. Cơ cấu tổ chức của VP Bank

Hiện nay, mạng lưới hệ thống VP Bank đã mở rộng ra khắp các tỉnh thành phố trong cả nước, tính đến nay đã có 90 chi nhánh, phòng giao dịch, trên 2600 cán bộ nhân viên trẻ trung năng động, giỏi chuyên môn nghiệp vụ

(khoảng 87% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học). Việc bố trí xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy VP Bank hợp lý là rất quan trọng.

Cơ cấu tổ chức của VP Bank


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của VP Bank

2. Giới thiệu VP Bank Giảng Võ

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của VP Bank Giảng Võ

VP Bank Giảng Võ là chi nhánh cấp II trực thuộc VP Bank Thăng Long, địa chỉ giao dịch 217 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giảng Võ là khu vực đông dân cư và có rất nhiều các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, ngoài ra VP Bank Giảng Võ nằm gần trung tâm triển lãm Giảng Võ, với vị trí địa lý thuận lợi đông người qua lại… chính vì vậy số lượng các giao dịch trong ngày là rất lớn. Bên cạnh đó chi nhánh Giảng Võ mới được thành lập và đi vào hoạt động (Ngày 19/04/2004 được chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội

chấp thuận cho VP Bank mở Phòng giao dịch Giảng Võ, đến 09/03/2005 được nâng cấp thành chi nhánh cấp II Giảng Võ) VP Bank Giảng Võ là chi nhánh có các cán bộ nhân viên hầu hết còn rất trẻ, năng động sáng tạo, đầy nhiệt huyết đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thành công của VP Bank Giảng Võ.

2.2. Phạm vi và nội dung hoạt động của VP Bank Giảng Võ

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của VP Bank Giảng Võ:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá

nhân


- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các tổ chức và cá nhân

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ

- Huy động nguồn vốn từ nước ngoài

- Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh

toán quốc tế

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước dưới nhiều hình thức.

2.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp tại VP Bank Giảng Võ

- Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ:

+ Nhân viên A/O doanh nghiệp tiếp thị giới thiệu sản phẩm

+ Khách hàng đến ngân hàng xin vay vốn

- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay:

+ Nhân viên A/O doanh nghiệp làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng

+ Nhân viên A/O doanh nghiệp chuyển hồ sơ TSĐB sang phòng thẩm định TSĐB và xem xét báo cáo tài chính

- Bước 3:

+ Nhân viên A/O doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi mặt trừ TSĐB

+ Phòng thẩm định TSĐB thực hiện đánh giá TSĐB và lập tờ trình.

- Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng/hội đồng tín dụng: Nhân viên A/O doanh nghiệp tập hợp hồ sơ do khách hàng cung cấp và tờ trình của các bộ phận lập để trình lên ban tín dụng/ hội đồng tín dụng quyết định.

- Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

+ Phòng thẩm định TSĐB lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng nhận bàn giao tài sản (nếu có).

+ Nhân viên A/O doanh nghiệp nhập kho hồ sơ TSĐB sau đó lập tờ trình và trình hồ sơ tín dụng để BGĐ/ GĐ chi nhánh quyết định

- Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng: Giải ngân/bảo lãnh/mở L/C

- Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay:

+ Nhân viên A/O doanh nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra sau khi cho vay về mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng.

+ Phòng thẩm định TSĐB kiểm tra về TSĐB

+ Nhân viên A/O doanh nghiệp theo dõi thu gốc, lãi phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực khách hàng

+ Kiểm tra lại việc thu lãi (số tiền, thời hạn) giao phòng kế toán kiểm tra

- Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng

2.4. Một số tình hình hoạt động kinh doanh của VP Bank Giảng Võ

2.4.1. Hoạt động huy động vốn

Do vai trò quan trọng của nguồn vốn, nguồn vốn dồi dào sẽ giúp cho ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi. Vì vậy, ngân hàng đã và đang đẩy mạnh công tác huy động vốn ở mọi thành phần kinh tế nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vì nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu quan trọng của ngân hàng, là tiền đề cơ sở, quyết định hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng

được thực hiện thông qua việc mở tài khoản để thực hiện thanh toán cho khách hàng, hoặc huy động các loại tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, hoặc phát hành giấy tờ có giá. Đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng

Đơn vị : Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Nguồn vốn huy động

235799

338248

385602

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank Giảng Võ - 5



500000

400000

300000

200000

100000

0

Biểu đồ 2.1. Nguồn vốn huy động của VP Bank Giảng Võ qua các năm


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


Nhìn vào bảng nguồn vốn huy động qua các năm tại VP Bank Giảng Võ ta thấy: Tình hình huy động vốn của ngân hàng rất khả quan năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 hoạt động huy động đạt 235799 triều đồng năm 2007 đạt được 338248 triệu đồng tăng 43.3% so với năm 2006, năm 2008 là 385602 triệu đồng tăng 14% với năm trước. Ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn vốn huy động, kết quả đạt được tuy năm sau cao hơn năm trước mặc dù khối lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng tăng lên nhưng số khách hàng mới, số lượng khách hàng mở tài khoản còn hạn chế đó là do hoạt động tiếp thị tuyên truyền chưa đạt được hiệu quả.

Năm 2006 mặc dù đã cố gắng đẩy mạnh công tác huy động vốn thể hiện đó là đầu năm thực hiện chương trình khuyến mãi “Gửi tiền trúng xe INNOVA” song hoạt động huy động vốn không đạt kế hoạch đặt ra (đạt 99%

- kế hoạch cũ; đạt 76.85% - kế hoạch mới). Nguyên nhân:

+ Đây là thời điểm tăng lãi suất mạnh của các NHTM nói chung, mặt khác các ngân hàng này có kỳ hạn hấp dẫn khách hàng gửi tiền mà VPBank không có như: gửi tiền theo ngày, theo tuần, theo thời gian gửi thực tế….

+ Do thời điểm này ngân hàng thiếu hụt về nhân lực. Do vậy chi nhánh gặp khó khăn trong việc tiếp thị và chưa thực hiện được giao dịch một cửa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến không hoàn thành kế hoạch về huy động vốn. Năm 2007, để tăng cường nguồn vốn huy động phục vụ cho nhu cầu giải ngân, VPBank Giảng Võ đã triển khai một chương trình khuyến mại mới giành cho khách hàng gửi tiền mang tên “Gửi tiền trúng ngay Camry 2.4G”, với giải đặc biệt là một xe ô tô Toyota Camry 2.4. Chương trình được thực hiện trong 3 tháng (từ ngày 02/07/2007 đến ngày 30/09/2007).

Tuy nhiên năm 2008 nguồn vốn huy động tăng chậm là do: 6 tháng đầu năm 2008 nền kinh tế có nhiều điều kiện bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn trở nên khan hiếm nên cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, 6 tháng đầu năm 2008 chúng ta đã chứng kiến những cuộc chạy đua lãi suất huy động vốn giữa các NHTM Việt Nam. Trong 6 tháng đầu VP Bank Giảng Võ đã liên tục tăng lãi suất huy động để phù hợp với diễn biến của thị trường (trong 6 tháng VP Bank đã hơn 10 lần tăng lãi suất huy động vốn) hiện tại lãi suất huy động vốn của VP Bank cao nhất ở mức 18,2%/năm đối với tiền gửi bằng VND và 6.5%/năm đối với tiền gửi bằng USD. VP Bank Giảng Võ đã triển khai sản phẩm huy động vốn bằng vàng nhằm đa dạng hóa các kênh huy động vốn.

Bảng 2.2: Huy động vốn theo tính chất nguồn huy động

Đơn vị : Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Tổng

Tỷ

trọng

Tổng

Tỷ

trọng

Tổng

Tỷ

trọng

1.TG của dân cư

97812

41.5

135298

40.0

192801

50.0

2.TG của TCKT

43582

18.5

93018

27.5

120308

31.2

3.TG, TV TCTD

54036

22.9

46340

13.7

21208

5.5

4.NV UTĐT

40369

17.1

63592

18.8

51285

13.3

Tổng

235799

100

338248

100

385602

100


Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế


200000


150000


100000


50000


0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


Nhìn bảng 2.2 ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng là rất khả quan. Nguồn vốn huy động của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguốn vốn huy động. Tỷ trọng tiền gửi của dân cư tăng dần lên. Bên cạnh đó nguồn vốn tiền gửi của TCKT cũng đã tăng dần lên, cùng với tiền gửi của dân cư đã chiếm một tỷ trọng khá ưu thế trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

Nguồn vốn uỷ thác đầu tư cũng tăng mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do uy tín của ngân hàng trên thị trường tăng nên có nhiều nhà đầu tư uỷ thác cho ngân hàng kinh doanh. Sở dĩ đạt được kết quả đó là do sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và toàn thể CBNV của ngân hàng, chỉ đạo định hướng kinh doanh mở rộng mạng lưới hoạt động, thu hút nhiều khách hàng, đổi mới phong cách phục vụ, không ngừng nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung ứng cho khách hàng. Tuy nhiên, chỉ có nguồn vốn huy động tiền gửi, tiền vay TCTD khác là giảm nguyên nhân là do ngân hàng chủ động tăng nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác và có chính sách điều chỉnh giảm lượng tiền vay các TCTD khác.

Bảng 2.3 : Tình hình huy động vốn theo thời hạn

Đơn vị: Triệu đồng



Hoạt động huy động vốn

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số tiền

Tỷ

trọng

Số tiền

Tỷ

trọng

Số tiền

Tỷ

trọng

1.Tiền gửi không KH

58407

24.8

82085

24.3

123007

31.9

2. Tiền gửi có KH

177392

75.2

256163

75.7

262595

68.1

- Tiền gửi KH<12 tháng

98437

41.7

138860

41.0

156169

40.5

- Tiền gửi KH>12

tháng

78955

33.5

117303

34.7

106426

27.6

Tổng

235799

100

338248

100

385602

100

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2022