Vai Trò Của Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh

- Các hình thức tài trợ tín dụng chuyên biệt:

+ Cho thuê tài chính: là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn trong đó bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên đi thuê đổi lại định kỳ bên đi thuê sẽ phải thanh toán tiền thuê cho bên cho thuê, vào thời điểm kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính thông thường bên đi thuê được quyền mua lại tài sản.4

+ Bảo lãnh ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bão lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, khách hàng phải nhận nợ và trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay5. Thường ngân hàng đứng ra bảo lãnh khi quan hệ của người mua và người bán chưa tin cậy lẫn nhau và thường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá. Hình thức bảo lãnh của ngân hàng rất phong phú và đa dạng: Bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh cung cấp hàng hoá, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng... tín dụng bảo lãnh phát triển đã đáp ứng được nhu cầu giao lưu và trao đổi hàng hoá, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.‌

II. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

1. Tổng quan về doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.1. Khái niệm về doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.6 DNNQD là một bộ phận của nền kinh tế, lấy sở hữu tư nhân làm nền tảng, được tồn tại lâu dài, được bình



4 Nghị định số 16/2001/NĐ- CP ngày 02/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ- CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về cho thuê tài chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

5 Theo Quyết định số 283/2000/NĐ- NHNN14 về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng

6 Theo Điều 4 § 1 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005

Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank Giảng Võ - 3

đẳng trước pháp luật và có tính sinh lợi hợp pháp chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Xuất phát từ hình thức sở hữu của DNNQD, nhà nước không cấp vốn hoạt động cũng như không tái cấp vốn mà vốn hoạt động của DNNQD là vốn do tư nhân bỏ ra hay một nhóm các thành viên là các tổ chức, cá nhân góp lại. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào qui mô ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật (được quy định trong luật doanh nghiệp). Mặt khác, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, DNNQD phải chịu trách nhiệm hữu hạn, vô hạn hay hỗn hợp cả vô hạn và hữu hạn. Điều đó tuỳ thuộc vào đặc trưng của từng loại hình sản xuất kinh doanh của DNNQD mà các cá nhân, tổ chức tham gia trong đó.

1.2. Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006 có các loại hình doanh nghiệp sau:

- Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là công ty hình thành từ nhiều phần vốn góp bằng nhau gọi là cổ phần do các cổ đông là tổ chức, cá nhân đóng góp (số cổ đông tối thiểu là ba thành viên và số lượng tối đa không hạn chế). Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ phần được thể hiện trên giấy tờ được gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp một hoặc một số cổ phần của người nắm giữ. Cổ đông có thể sở hữu một hay nhiều cổ phiếu. Trong trường hợp công ty cổ phần cần thêm vốn sản xuất kinh doanh, công ty có thể phát hành thêm các công cụ nợ (trái phiếu, giấy nhận nợ…) hay các công cụ vốn (cổ phiếu) hoặc các công cụ khác để huy động vốn trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

- Công ty TNHH:

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Khác với công ty cổ phần, công ty TNHH là công ty được thành lập do ít nhất hai thành viên, không quá năm mươi thành viên góp vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty không được phép huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu và chỉ được tăng vốn bằng cách kêu gọi các thành viên của công ty đóng góp thêm vốn hoặc kết nạp thêm thành viên mới hay sử dụng quỹ dự trữ không bắt buộc. Các thành viên trong công ty được phép tự do chuyển nhượng phần vốn góp cho nhau. Khi chuyển nhượng cho thành viên ngoài công ty phải được sự đồng ý của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất ba phần tư vốn điều lệ.

+ Công ty TNHH một thành viên: Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Cũng giống như công ty TNHH hai thành viên công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách: tăng vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ công ty bằng cách nhận thêm vốn góp của người khác công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

- Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là công ty có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài các thành viên hợp doanh còn có các thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Trường hợp công ty hợp danh muốn tăng vốn

điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thì các thành viên hợp danh có thể đóng góp thêm, tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc có thể nhận vốn góp thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với công ty (trừ trường hợp thành viên đó hoặc các thành viên còn lại có thoả thuận khác). Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp.

- Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người điều hành hoạt động kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào để tăng vốn .

- Hợp tác xã: Hợp tác xã7 là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ

gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác xã hoạt động như một loại hình

7 Theo luật số: 18/2003/QH11 về hợp tác xã

doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

1.3. Các nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Vốn tự có: Vốn tự có là điều kiện đầu tiên để hình thành lên một doanh nghiệp. Theo pháp luật quy định khi đăng ký thành lập công ty chủ doanh nghiệp ngoài đăng ký ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp... thì còn phải đăng ký số vốn góp ban đầu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp có thể tăng thêm vốn tự có. Vốn tự có tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà được hình thành lên là khác nhau. Đối với các doanh nghiệp tư nhân vốn tự có là số vốn mà chủ doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh. Đối với các công ty cổ phần vốn tự có được hình thành bởi vốn góp của các cổ đông thành lập công ty dưới dạng các cổ phần. Đối với các công ty TNHH, công ty hợp danh, nguồn vốn ban đầu được hình thành do các thành viên thành lập công ty đóng góp.

- Nguồn vốn đi vay: Doanh nghiệp có thể vay qua hình thức tín dụng thương mại hay tín dụng ngân hàng.

+ Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại8 là quan hệ tín dụng giữa

các doanh nghiệp được thực hiện thông qua hình thức mua bán hàng hoá trả chậm, trong đó người cho vay là người bán chịu hàng hoá vì đã chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng lượng giá trị hàng hoá bán chịu cho người mua. Ngược lại, thay vì phải trả tiền ngay, người mua được quyền sử dụng số tiền đó trong một thời gian nhất định phụ thuộc vào thời gian bán chịu. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh

8 Giáo trình lý thuyết tiền tệ-ngân hàng, học viện ngân hàng, trang 20

nghiệp. Mặt khác nó còn tạo ra khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh, thúc đẩy sự lưu thông của hàng hoá.

+ Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng9 là quan hệ chuyển nhượng

vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, nguồn vốn sẽ được chuyển nhượng tạm thời từ người thừa vốn sang người có nhu cầu về vốn. Nguồn vốn này huy động của xã hội với khối lượng lớn và thời hạn khác nhau, do đó có thể thoả mãn các nhu cầu vốn đa dạng về khối lượng cũng như về thời hạn và mục đích sử dụng. Doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn (dưới 1 năm), vay trung hạn (từ 1- 5 năm), vay dài hạn (trên 5 năm) với những mức lãi suất ngân hàng và những điều kiện ràng buộc khác nhau... Nó có những đặc điểm tiến bộ và có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD nói riêng. Việc sử dụng tín dụng ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp chia sẻ bớt rủi ro cho ngân hàng. Các doanh nghiệp sẽ huy động được số vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sử dụng tín dụng ngân hàng không làm chia sẻ quyền lực của người chủ doanh nghiệp. Tiền lãi vay được tính trong chi phí hợp lý do vậy sẽ giảm được thuế cho doanh nghiệp.

1.4. Thực trạng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam hiện nay

Trong những năm gần đây, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã mở ra nhiều hướng đi mới cho các DNNQD. Các doanh nghiệp đã phát triển cả chất và lượng. Số lượng các DNNQD không ngừng tăng và tăng với tốc độ rất nhanh. Theo tổng cục thống kê tính đến năm 2007 cả nước có khoảng 260.000 DNNQD với tổng số vốn khoảng 600 tỷ đồng. Loại hình công ty TNHH chiếm gần 47% số DNNQD, doanh nghiệp tư nhân chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm hơn 15%. Hiện nay, các DNNQD được chia thành nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp này đang là

9 Giáo trình lý thuyết tài chính- tiền tệ, học viện ngân hàng, trang 23

một lực lượng góp phần vào quá trình phát triển đất nước. Sự phát triển của DNNQD trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực chế biến, bán lẻ và dịch vụ thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong GDP của cả nước. DNNQD hiện đang chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thủy sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may. Khu vực này cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng năm. Tuy nhiên 75% số DNNQD hiện có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp này còn lạc hậu và hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực có giá trị thấp như chế biến và gia công.

Để đạt mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000 DNNQD, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đề nghị Nhà nước hỗ trợ mạnh về đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng lao động và hỗ trợ thông tin kinh tế, pháp lý cho doanh nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển cả về chất lượng và số lượng. Đến nay tình trạng các DNNQD như sau:

- Quy mô vốn nhỏ bé: Các DNNQD dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên nguồn vốn mang tính chất nhỏ hẹp, thâm niên tồn tại chưa lâu nên chưa có điều kiện để tích luỹ vốn. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là đi vay từ bạn bè, vay tư nhân, vay ngân hàng và các TCTD khác. Song do uy tín của các DNNQD chưa cao nên việc vay vốn gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù đã có nhiều văn bản của chính phủ, NHNN quy định về việc mở rộng cho vay đối với khu vực này.

- Trình độ kỹ thuật công nghệ chưa theo kịp với thế giới: Do quy mô vốn hạn chế cùng với việc thiếu thông tin về công nghệ, sự hạn chế trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị đều cũ kỹ, lạc hậu, phần lớn là máy cũ tân trang lại dẫn đến trình độ kỹ thuật công nghệ của các DNNQD còn lạc hậu, đầu tư thiếu đồng bộ, dẫn đến hàng hoá kém chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, khả năng cạnh tranh với kinh tế

quốc dân và nước ngoài còn yếu. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp có những phương án đầu tư, cải tiến thiết bị máy móc song không hợp lý, thiếu tính toán dẫn đến hiệu quả kinh doanh và khả năng thu hồi vốn thấp nên một số doanh nghiệp đã bị phá sản.

- Hoạt động kinh doanh chứa nhiều rủi ro: Do các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ hẹp. Các DNNQD nguồn vốn góp do các nhân, tập thể góp vốn tạo thành nên tính năng động tự chủ cao. Các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa. Vì thế, trong quá trình cạnh tranh, các DNNQD dễ đi đến hoạt động mạo hiểm, dễ xảy ra rủi ro. Nên các DNNQD cần phải có sự điều tiết, hướng dẫn của các cơ quan chức năng các DNNQD mới áp dụng đúng đắn những quy định, nguyên tắc do Nhà nước đề ra không chạy theo lợi ích trước mắt, gây hiệu quả xấu cho nền kinh tế xã hội.

- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là sản xuất tiêu dùng và dịch vụ: Kinh tế ngoài quốc doanh thường sản xuất tiêu dùng và cung ứng dịch vụ, lưu thông hàng hoá, vì vậy đây là những ngành không đòi hỏi một lượng vốn quá lớn. Hơn nữa lại là lĩnh vực hoạt động có vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao phù hợp với đặc thù của các DNNQD. Điều này có ưu điểm là nhanh chóng tạo cho nền kinh tế một khối lượng hàng hoá dịch vụ lớn, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội. Song ngược lại những nhược điểm của DNNQD dễ gây ra những khủng hoảng lớn, rối loạn trong khâu sản xuất và lưu thông hàng hoá, ảnh hưởng đến sự ổn định của đồng tiền.

- Trình độ tay nghề lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu: Trình độ lực lượng sản xuất của nuớc ta còn thấp trong khi tiềm năng phát triển của đất nước ta còn lớn. Sự độc chiếm của hình thức sở hữu Nhà nước và tập thể không cho phép khai thác hết những tiềm năng to lớn của đất nước. Việt Nam với hơn 80 triệu dân trong đó lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội. Tuy nhiên, trình độ tay nghề của người lao động còn thấp chủ

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí