Giải pháp marketing nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh - 13



thủ cạnh tranh, khu du lịch cần phải theo dõi, tìm hiểu chính sách giá của đối thủ cạnh tranh để có những thay đổi trong chính sách giá của khu du lịch cho phù hợp.

Giá cả hợp lý cũng là một sự đảm bảo về một sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, khách hàng sẽ tin tưởng chấp nhận mức giá hợp lý với chất lượng dịch vụ tương xứng. Tóm lại, giá cả hợp lý, phù hợp với dịch vụ mà khu du lịch cung cấp và phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng sẽ tạo nên sự thành công cho khu du lịch.

Phát động tiết kiệm, tránh lãng phí để giảm tối đa chi phí, từ đó có lợi thế giảm giá sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao cảm nhận của khách hàng về chi phí họ bỏ ra để sử dụng dịch vụ của khu du lịch.

Lựa chọn các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào nên lựa chọn các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng ổn định, giá cả hợp lý vì điều này ảnh hưởng đến mức giá sản phẩm dịch vụ ăn uống của khu du lịch. Phải nhạy bén nắm bắt tình hình biến động trên thị trường để xây dựng mức giá phù hợp với khách hàng.

Ngoài những sản phẩm dịch vụ giá cả phù hợp với người có khả năng thanh toán thì khu du lịch cần có những sản phẩm dịch vụ cao cấp dành riêng cho những khách hàng có đòi hỏi cao về chất lượng, khách vip.

Đa số khách hàng đến khu du lịch vào những ngày cuối tuần do đó, khu du lịch cần tìm ra phương án kinh doanh phù hợp cho các ngày từ thứ hai đến thứ sáu để tránh lãng phí nguồn lực và tăng doanh thu, khu du lịch nên thực hiện chế độ giá phân biệt cho ngày thường, hai ngày cuối tuần, ngày lễ đối với các dịch vụ như thuê phòng họp, tổ chức hội nghị, hội thảo…

4.7. Kiến nghị‌

4.7.1. Đối với khu du lịch Văn Thánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Hiện tại, khu du lịch chỉ có phòng bán hàng, chưa có phòng marketing và hoạt động marketing vẫn còn nhiều hạn chế và chưa có chiến lược rõ ràng. Để xâm nhập và phát triển thị trường, khu du lịch cần lập đội ngũ marketing chuyên nghiệp để


Giải pháp marketing nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh - 13


thực hiện việc nghiên cứu thị trường và xây dựng các chiến lược marketing để đáp ứng việc tạo dựng hình ảnh khu du lịch.

Khu du lịch phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ăn uống, luôn thực hiện đúng tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn đặt lên hàng đầu. Khu du lịch cần phải có sự đầu tư và quan tâm hơn nữa các hoạt động lễ hội văn hóa dân gian vào các dịp lễ, tết, luôn tạo ra những điểm mới, lạ, độc đáo để ngày càng thu hút khách hàng.

Văn Thánh phải nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của khu du lịch cũng như tạo điều kiện để nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và có cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Nâng cấp và tạo riêng trang web giới thiệu thương hiệu khu du lịch Văn Thánh tiến tới việc đặt tiệc, mua vé buffet… qua mạng tạo nên sự đơn giản và thuận tiện hơn cho khách hàng.

Xây dựng thêm quầy lễ tân nhằm hoàn thiện kiến trúc của khu du lịch đồng thời khu vực lễ tân này chính là bộ mặt của khu du lịch và là ấn tượng đầu tiên cho khách đến liên hệ và được hướng dẫn một cách dễ dàng, nhanh chóng.

4.7.2. Đối với Tổng cục Du Lịch

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các khu du lịch thông qua các chính sách thông thoáng hơn để tạo điều kiện cho các khu du lịch hoạt động trong tương lai.

Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch. Có chính sách đào tạo nghề nhằm tạo ra những lao động có khả năng thích ứng với môi trường làm việc áp lực và có đạo đức nghề nghiệp cho các khu du lịch. Thực hiện liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các khu du lịch để đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch.

Thường xuyên mở các hội thảo, hội chợ về dịch vụ du lịch, đăng cai tổ chức các sự kiện du lịch, văn hóa dân tộc… nhằm thu hút khách du lịch. Nên hướng dẫn,



giám sát, tạo điều kiện trong việc giải quyết giấy phép tổ chức các sự kiện du lịch của ngành hay do các khu du lịch tổ chức.

Tóm tắt chương 4

Dựa trên cơ sở nghiên cứu của chương ba cho thấy thực trạng marketing tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh còn nhiều hạn chế, do đó ở chương này tác giả đưa ra giải pháp marketing nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh và đề xuất kiến nghị. Tác giả mong rằng những ý kiến của mình sẽ đóng góp nhất định và tác động tốt đến định hướng phát triển, hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khu du lịch Văn Thánh trong những năm tới.


KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của nghiên cứu

Mục đích chính của nghiên cứu này là đề ra những giải pháp marketing nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, định lượng kết hợp với định tính. Phương pháp định lượng đo lường các nhân tố cấu thành giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch. Từ kết quả định lượng, tác giả đánh giá thực trạng giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch và phân tích định tính thực trạng hoạt động marketing tại khu du lịch, từ đó đưa ra những giải pháp marketing nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng.

Chương một: tác giả trình bày cơ sở lý luận về marketing và marketing du lịch. Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận về du lịch, marketing du lịch. Marketing du lịch về bản chất là marketing dịch vụ. Do đó, tác giả đã áp dụng mô hình marketing dịch vụ 7Ps mở rộng trong du lịch. Các Marketing dịch vụ 7Ps mở rộng trong du lịch bao gồm: sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị, con người, quy trình cung cấp dịch vụ, minh chứng vật chất và thiết kế. Dựa vào mô hình 7Ps này để phân tích và đánh giá thực tiễn hoạt động marketing tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh dựa vào việc khảo sát các yếu tố đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng ở chương 3 và áp dụng mô hình này để xây dựng giải pháp marketing ở chương 4.

Chương hai: đo lường các nhân tố cấu thành giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh. Chương này trình bày lý thuyết về giá trị cảm nhận của khách hàng và tầm quan trọng của việc nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu dựa trên thang đo của Sanchez và các cộng sự (2006) kết hợp với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho phù hợp với khu du lịch Văn Thánh. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được tiến hành với cỡ mẫu 160 để hoàn chỉnh thang đo nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định lượng chính thức với cỡ mẫu 350 thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp. Sau đó, thang đo được kiểm định bằng độ tin cậy Cronbach



Anpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích hồi qui bội được thực hiện để tìm kiếm các mối tương quan, kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các nhân tố cấu thành nên giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh bao gồm 6 nhân tố: giá trị chức năng về không gian của khu du lịch; giá trị chức năng về tính chuyên nghiệp của nhân viên; giá trị chức năng về chất lượng dịch vụ; giá trị chức năng về giá; giá trị cảm xúc và giá trị xã hội đều tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng sử dụng dịch vụ tại khu du lịch Văn Thánh.

Chương ba: Phân tích thực trạng giá trị cảm nhận của khách hàng và phân tích thực trạng hoạt động marketing tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng. Tác giả trình bày khái quát về khu du lịch, từ cơ sở nghiên cứu chương hai tác giả phân tích thực trạng giá trị cảm nhận của khách hàng và phân tích thực trạng hoạt động marketing tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh để đánh giá xem thực trạng hoạt động marketing tại khu du lịch Văn Thánh đã làm tốt mặt nào và những mặt nào còn hạn chế.

Chương bốn: Giải pháp Marketing nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của khu du lịch Văn Thánh. Dựa trên cơ sở nghiên cứu của chương ba cho thấy thực trạng marketing tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh còn nhiều hạn chế, do đó ở chương này tác giả đưa ra giải pháp marketing nhằm gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh và đề xuất kiến nghị. Tác giả mong rằng những ý kiến của mình sẽ đóng góp nhất định và tác động tốt đến định hướng phát triển, hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khu du lịch Văn Thánh trong những năm tới.

Đóng góp của kết quả nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cung cấp một tài liệu tham khảo về giá trị cảm nhận của khách hàng trong lĩnh vực du lịch và làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, đóng góp cơ sở lý luận cho các nhà nghiên cứu hàn lâm tại Việt Nam khi nghiên cứu về giá trị cảm nhận của khách hàng trong lĩnh vực du lịch.



Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tài liệu tham khảo để các nhà quản lý khu du lịch đưa ra những giải pháp marketing dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và làm gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng cho khu du lịch.

Hạn chế của đề tài

Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên tính đại diện của mẫu thấp, khả năng tổng quát hóa cho đám đông chưa cao.

Nghiên cứu đo lường các nhân tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng chưa đầy đủ, chỉ mới xem xét sự tác động của 6 nhân tố đến giá trị cảm nhận của khách hàng bao gồm: giá trị chức năng về không gian của khu du lịch; giá trị chức năng về tính chuyên nghiệp của nhân viên; giá trị chức năng về chất lượng dịch vụ; giá trị chức năng về giá; giá trị cảm xúc và giá trị xã hội, có thể còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận của khách hàng mà chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này như danh tiếng, giá cả hành vi… do hạn chế của người nghiên cứu và số chuyên gia được tham khảo ý kiến.

Nghiên cứu chưa đánh giá sự khác biệt giữa các yếu tố như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập đối với giá trị cảm nhận của khách hàng tại khu du lịch Văn Thánh.

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng thêm mẫu khảo sát để kết quả khảo sát mang tính chính xác và khách quan hơn, nên chọn mẫu phân tầng để tăng khả năng khái quát hóa và đạt hiệu quả thống kê.

Nghiên cứu về giá trị cảm nhận của khách hàng đối với khách nước ngoài nhằm thu hút khách nước ngoài đến với khu du lịch Văn Thánh nhiều hơn.

Các nghiên cứu tiếp theo nên xem xét thêm các nhân tố khác như danh tiếng, giá cả hành vi… tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng.



Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Nam Khánh Giao (2011), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Tổng Hợp, TP.HCM.

2. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống Kê, Hà Nội.

3. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học Marketing - Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM, TP.HCM.

4. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội, TP.HCM.

5. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2009), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

6. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Quốc hội (1999), Luật du lịch số 11/1999/PL – UBTVQH10.

8. Quốc hội (2005), Luật du lịch số 44/2005/QH11.

9. R.Eric Reidenbanch & Reginald W. Goeke (2007), Cạnh tranh giành khách hàng và chiến thắng bằng giá trị, NXB Lao Động – Xã Hội, TP.HCM. (Đặng Kim Cương biên soạn).

10. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2005), Marketing du lịch, NXB TP.HCM.


Tiếng Anh

11. Al – Sabbahy, H., Ekinci, Y. & Riley, M. 2004a, An investigation of perceived value dimensions: implications for hospitality research, Journal of Travel Research,42 (February), 226 – 234.

12. Butz, H. E. Jr., & Goodstein. L. D. (1996), Measuring customer value: gaining the strategic advantage, Organizational Dynamics, Vol. 24 No.3, 63-77.


13. Cravens, D. & Piercy, N. (2003), Strategic marketing, 7 th ed, NewYork: McGraw-Hill, Irwin.

14. De Bono, E.(1993), Sur-petition: creating value monopolies when everyone else is merely competing, Great Britain: Harper Collins.

15. Gallarza, M. & Saura, I.(2006), “Value dimensions, perceived value, satisfaction and loyalty: an investigation of university students’ travel behaviour”, Tourism Management, 27 (3), 437 – 452.

16. Grewal, D., Monroe, K. & Krishnan. (1998), The effects of price – comparison advertising on buyers perceptions of acquisition value, transaction value and behavioural intentions, Journal of Marketing, 62(April), 46 – 59.

17. Kotler, P., Bowen, J. & Makens, J. 2006, Marketing for hospitality and tourism, 4th ed, Upper Saddle River, New Jersey: Pearson – Prentice Hall.

18. Lin, C., Sher, P. & Shih, H (2005), Past progress and future directions in conceptualising customer perceived value, International Journal of Service Industry Management, 16(4):318 -336.

19. Lusch, R. & Vargo, S. (2006), The service dominant logic of marketing; dialog, debate, and directions, Armork, New York: M.E.Shape.

20. Monroe, K.B. (1990), Price: Making profitable decisions, New York: MCGrawHill.

21. Petrick, J. (2002), Development of a multi-dimensional scale for measuring the perceived value of a service, Journal of Leisure Research, 34, No. 2, 119

-134.

22. Sanchez, J., Callarisa, LL.J., Rodriguez, R.M. and Moliner, M.A. (2006), Perceived value of the purchase of a tourism product, Tourism Management, Vol. 27 No. 4.

23. Sheth, J. N., Newman, B. I., & Gross, B. L. (1991), Why We Buy What We Buy: A Theory of Consumption Values, Journal of Business Research , 22, 159-170.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 19/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí