DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu
AIA : Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA
ATM : Máy rút tiền tự động
BIC : Tổng công ty CP Bảo hiểm NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt - 1
- Lý Thuyết Căn Bản Về Bảo Hiểm Và Bancassurance
- Những Yếu Tố Quyết Định Sự Thành Công Của Bancassurance
- Những Bài Học Dẫn Đến Thành Công, Thất Bại Và Những Rủi Ro Xảy Ra Của
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BHBV : Bảo hiểm Bảo Việt
BVB : Ngân hàng TMCP Bảo Việt
CALL CENTRER : Trung tâm dịch vụ khách hàng
CRM : Phần mền quản lý mối quan hệ khách hàng
CTBH : Công ty bảo hiểm
CTCK : Công ty chứng khoán
EAB : Ngân hàng TMCP Đông Á
HSBC : Ngân hàng TNHH MTV HSBC
IAI : Công ty LD TNHH Bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng Công Thương
KHCN : Khách hàng cá nhân
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
MIC : Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHTM : Ngân hàng thương mại
QHKH : Quan hệ khách hàng
RM : Quản lý Quan hệ khách hàng SacomBank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TCTD : Tổ chức tín dụng
Techcombank : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam VASS : Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VietinBank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Vietinsco : Công ty Bảo hiểm qua Ngân hàng Công Thương
VNPT : Tập đoàn bưu chính viễn thông VN VPBank : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng WTO : Tổ chức thương mại quốc tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Phân tích SWOT khi ngân hàng tham gia Bancassurance 3
Bảng 1.2. Mức độ kết hợp giữa ngân hàng và Bảo hiểm 14
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của BVB giai đoạn 2009 – 2011. 34
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu thể hiện kế hoạch kinh doanh của BVB năm 2012. 35
Bảng 2.3. Doanh thu phí bảo hiểm tại BVB giai đoạn 2009 – 2011 42
Bảng 2.4.Tổng hợp doanh thu phí bảo hiểm toàn ngân hàng phân theo nguồn gốc
rủi ro được Bảo hiểm 44
Bảng 2.5. Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng 45
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1. Mô hình ngân hàng và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng thỏa thuận
phân phối. 12
Sơ đồ 1.2. Mô hình ngân hàng và công ty bảo hiểm liên kết với nhau để cung cấp
sản phẩm 12
Sơ đồ 1.3. Mô hình ngân hàng và công ty bảo hiểm góp vốn liên doanh 13
Sơ đồ 1.4. Mô hình Tập đoàn dịch vụ tài chính 13
Sơ đồ 2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bảo Việt 33
Biểu đồ 2.1. Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của BVB giai đoạn 2009 – 2011. 34
Biểu đồ 2.2. Doanh thu phí bảo hiểm tại BVB giai đoạn 2009 – 2011 43
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm phân theo nguồn gốc
rủi ro được Bảo hiểm 44
Biểu đồ 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm phân theo sự liên kết với sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng 46
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quy trình cung cấp Bancassurance cho KHDN
Phụ lục 2: Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ
Phụ lục 3:Bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa áp dụng cho các nghiệp vụ bảo
hiểm nhân thọ
Phụ lục 4: Danh mục các sản phẩm liên kết bảo hiểm qua ngân hàng do BVB cung cấp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở các nước có thị trường bảo hiểm, ngân hàng phát triển mạnh trên thế giới như Đức, Pháp, Tây Ban Nha… Trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu ngày nay có sự đóng góp không nhỏ của thị trường tài chính, tín dụng nói chung, đặc biệt là sự đóng góp ngày càng to lớn của 2 ngành tài chính, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm nói riêng. Theo xu hướng vận động chung của thế giới, sự giao thoa giữa các ngành tài chính dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến. Điển hình phải kể tới là sự xích lại gần nhau hơn của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm. Đó là sự liên kết trong hoạt động kinh doanh giữa hai lĩnh vực theo hướng tạo ra sự thuận tiện nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ và hoạt động liên kết đã trở nên rất phổ biến. Nó được coi là kênh phân phối sản phẩm hàng đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm và đóng góp chủ yếu vào doanh thu phí của thị trường.
Ở những thị trường bảo hiểm còn chưa phát triển mạnh như Việt Nam hiện nay. Hoạt động liên kết còn khá mới mẻ, chưa được thị trường áp dụng rộng rãi và mức đóng góp vào thị trường còn hạn chế. Tuy nhiên, trước xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, khi thị trường bảo hiểm đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nó đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải có sự thay đổi trong chiến lược Marketing, đặc biệt là chiến lược kênh phân phối phù hợp hiệu quả. Từ thành công của các nước trên thế giới, có thể khẳng định: bán bảo hiểm qua ngân hàng sẽ là một trong những kênh phân phối hiệu quả, thúc đẩy bán hàng và doanh thu phí bảo hiểm nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Việt Nam đặt ra cho các công ty bảo hiểm trong nước.
Trong những năm gần đây, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế khó khăn như những năm gần đây, lãi suất tăng cao, tỷ giá biến động mạnh, hoạt động tín dụng – hoạt động truyền thống của ngân hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Với xu thế hiện nay của các ngân hàng là lấn sân sang lĩnh vực bảo hiểm – một hoạt động còn nhiều tiềm năng phát triển. Giải pháp
của các ngân hàng hiện nay là làm đại lý bán bảo hiểm cho công ty bảo hiểm, thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đi kèm với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để vừa thỏa mãn nhu cầu sử dụng “tổng hợp các dịch vụ tài chính” của khách hàng, vừa đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu cho ngân hàng. Tuy nhiên, Bancassurance có thật sự phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hay không? Bancassurance có thật sự mang lại hiệu quả cho các ngân hàng hay không? Và ngân hàng làm như thế nào để triển khai Bancassurance hiệu quả?...
Xuất phát từ thực tế này và những kinh nghiệm tích lũy gần 5 năm làm việc tại ngân hàng, tôi đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt” cho luận văn tốt nghiệp. Thông qua đề tài, tôi mong rằng có thể giúp cho các độc giả nói chung hiểu hơn về Bancassurance, giúp Ngân hàng TMCP Bảo Việt nói riêng tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả và phát triển Bancassurance trong thời gian tới.
2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình hoạt động Bancassurance trên thị trường (trong nước và thế giới), đặc điểm sản phẩm, quy trình cung cấp sản phẩm Bancassurance cho khách hàng, lợi thế và hạn chế tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt, từ đó đưa ra các giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Bảo Việt tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế, phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu thu thập được. Bên cạnh đó, khảo sát, tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong ngành để đưa ra những nhận định, giải thích xác thực.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Với đề tài nghiên cứu “Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt” đã làm sáng tỏa hơn về các sản phẩm Bancassurance đang được áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, đề tài sẽ một phần giúp cho đọc giả có cái nhìn chuẩn xác hơn về hoạt động Bancassurance – hoạt động còn khá mới mẻ, lạ lẫm với người Việt Nam, đồng thời góp phần giúp Ngân hàng TMCP Bảo Việt tận dụng được lợi thế và khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và Bancassurance nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Với đề tài: “Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt”, nội dung luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Lý thuyết căn bản về bảo hiểm và Bancassurance.
Chương 2: Thực trạng khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt hiện nay.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt hiện nay.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, cập nhật những thông tin mới, cụ thể, chi tiết nhất, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tôi hy vọng sẽ nhận được những đóng góp của độc giả để công trình nghiên cứu ngày càng được hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Năng, GV Trường Đại Học Kinh Tế TP HCM, chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc, các anh chị nhân viên trong Ngân hàng TMCP Bảo Việt đã tạo thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn.