5.2.1.18. Chỉ tiêu Đã tham gia các loại bảo hiểm nào
Bảng 5.18: So sánh tác động của tham gia bảo hiểm tới các chỉ tiêu quan hệ ngân hàng theo từng vùng
V1 | V2 | V3 | V4 | V5 | V6 | V7 | |||||||
v18 | v18.1 | v18.2 | v18.4 | v18.5 | v18 | v18.1 | v18 | v18 | v18.0 | v18.1 | |||
V24 | 2.5 | 1.633 | |||||||||||
V25 | 1.581 | 1.572 | 0.822 | ||||||||||
V26 | -1.346 | -1.19 | |||||||||||
V27 | -1.114 | 0.964 | -0.488 | ||||||||||
V28 | -1.298 | -1.15 | 0.138 | ||||||||||
V29 | -1.03 | 1.413 | 0.516 | ||||||||||
V30 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Các Chỉ Tiêu Thuộc Nhóm Quan Hệ Với Ngân Hàng
- Kết Quả Xử Lý Mô Hình Logistic Về Xếp Hạng Tín Dụng Nội Bộ Theo Phân Khúc Thị Trường
- So Sánh Tác Động Của Yếu Tố Chủ Hộ Tới Các Chỉ Tiêu Quan Hệ Ngân Hàng Theo Từng Vùng
- Ảnh Hưởng Của Các Mối Quan Hệ Với Ngân Hàng Tới Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Vùng 7
- Nhóm Giải Pháp Vi Mô Đối Với Agribank
- Một Số Đặc Điểm Chung Của 07 Vùng Kinh Tế Việt Nam
Xem toàn bộ 303 trang tài liệu này.
Nguồn: Do tác giả tính toán
Nhân tố Tham gia các loại bảo hiểm có tác động, ảnh hưởng rất đa dạng tại các vùng. Ở mỗi vùng khác nhau, khi khách hàng tham gia loại bảo hiểm khác nhau, cũng có ảnh hưởng khác nhau đến các chỉ tiêu thuộc nhóm quan hệ với ngân hàng. Cụ thể như sau:
- Tại vùng 1: Việc tham gia bảo hiểm ảnh hưởng tới khả năng vay vốn và việc sử dụng dịch vụ tiết kiệm/thanh toán của khách hàng cá nhân, trong đó nhóm khách hàng có sử dụng dịch vụ bảo hiểm thì khả năng này cao hơn so với các khách hàng không sử dụng.
- Tại vùng 2: Nhân tố Tham gia các loại bảo hiểm có bảo hiểm xã hội ảnh hưởng tới khả năng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng tham gia bảo hiểm y tế có sự gia tăng tới tần suất sử dụng dịch vụ nhưng có xu hướng sử dụng ít loại dịch vụ của ngân hàng so với các loại hình bảo hiểm khác. Khách hàng tham gia dịch vụ bảo hiểm thân thể có xu hướng ít sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đối với khách hàng sử dụng các dịch vụ bảo hiểm khác không được liệt kê thường chậm trả lãi hơn so với các khách hàng khác.
- Tại vùng 3: Việc có tham gia bảo hiểm của khách hàng tăng khả năng sử dụng dịch vụ và tiết kiệm, và giảm số nợ của khách hàng. Đặc biệt, với khách hàng có sử dụng dịch vụ bảo hiểm xã hội làm giảm khả năng trả nợ gốc của khách hàng.
- Tại vùng 4: Việc tham gia bảo hiểm nói chung làm tăng khả năng trả lãi và sử dụng dịch vụ của khách hàng.
- Tại vùng 5: Việc tham gia bảo hiểm ảnh hưởng tới khả năng trả lãi và tổng nợ của khách hàng.
- Tại vùng 6: Việc tham gia bảo hiểm không ảnh hưởng tới các mối quan hệ với ngân hàng.
- Tại vùng 7: Với khách hàng có sử dụng dịch vụ bảo hiểm làm giảm khả năng trả nợ gốc của khách hàng
5.2.1.19. Chỉ tiêu Mức đóng bảo hiểm hiện tại /năm
Bảng 5.19: So sánh tác động của mức đóng bảo hiểm tới các chỉ tiêu quan hệ ngân hàng theo từng vùng
V1 | V2 | V3 | V4 | V5 | V6 | V7 | |
V24 | |||||||
V25 | -0.49 | ||||||
V26 | -0.775 | 0.527 | |||||
V27 | |||||||
V28 | -0.726 | -0.343 | 0.999 | ||||
V29 | |||||||
V30 | 0.287 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
- Tại vùng 1: Mức đóng bảo hiểm tác động tới khả năng tiết kiệm của khách hàng, trong đó mức đóng bảo hiểm cao thì khả năng tiết kiệm sẽ tăng lên. Mức đóng bảo hiểm tăng cũng khiến cho khả năng trả nợ gốc tăng.
- Tại vùng 2, vùng 6: Mức đóng bảo hiểm không tác động tới các mối quan hệ với ngân hàng.
- Tại vùng 3: Mức đóng bảo hiểm tác động tới khả năng nợ của khách hàng, trong đó mức đóng càng cao thì khả năng phát sinh nợ là càng tăng.
- Tại vùng 4: Mức đóng bảo hiểm tác động tới khả năng sử dụng dịch vụ thanh toán và phát sinh nợ của khách hàng.
- Tại vùng 5: Mức đóng bảo hiểm tác động tới khả năng phát sinh nợ của khách hàng.
- Tại vùng 7: Mức đóng bảo hiểm tăng khiến khả năng trả nợ gốc tăng.
5.2.1.20. Chỉ tiêu Thu nhập cá nhân bình quân/năm
Bảng 5.20: So sánh tác động của thu nhập cá nhân tới các chỉ tiêu quan hệ ngân hàng theo từng vùng
V1 | V2 | V3 | V4 | V5 | V6 | V7 | |
V24 | -0.478 | -0.599 | |||||
V25 | 0.771 | ||||||
V26 | |||||||
V27 | -0.514 | 0.805 | |||||
V28 | |||||||
V29 | -0.447 | ||||||
V30 | 0.649 | 0.371 | -0.253 | 0.713 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
- Tại vùng 1: Thu nhập cá nhân có ảnh hưởng tới khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm của ngân hàng, với mức thu nhập tăng thì khả năng có sử dụng dịch vụ cũng tăng lên.
- Tại vùng 2: Thu nhập cá nhân có ảnh hưởng tới khả năng trả lãi của khách hàng, với mức thu nhập tăng thì khả năng trả lãi giảm.
- Tại vùng 3: Thu nhập cá nhân có ảnh hưởng tới khả năng vay vốn và tiết kiệm của khách hàng. Người có thu nhập càng cao thì khả năng vay vốn càng nhiều và khả năng tiết kiệm càng thấp.
- Tại vùng 4: Thu nhập cá nhân không ảnh hưởng tới khả năng phát sinh các mối quan hệ với ngân hàng.
- Tại vùng 5: Thu nhập cá nhân có ảnh hưởng tới khả năng vay vốn và tiết kiệm của khách hàng.
- Tại vùng 6: Thu nhập cá nhân có ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm của khách
hàng.
- Tại vùng 7: Thu nhập cá nhân có ảnh hưởng tới khả năng trả lãi, sử dụng
dịch vụ và khả năng tiết kiệm của khách hàng.
5.2.1.21. Chỉ tiêu Thu nhập gia đình bình quân/ năm
Bảng 5.21: So sánh tác động của thu nhập gia đình tới các chỉ tiêu quan hệ ngân hàng theo từng vùng
V1 | V2 | V3 | V4 | V5 | V6 | V7 | |
V24 | 1.849 | -0.513 | -0.428 | -0.227 | |||
V25 | -0.503 | ||||||
V26 | 0.434 | ||||||
V27 | -1.399 | ||||||
V28 | 1.255 | ||||||
V29 | |||||||
V30 | 0.359 | -0.637 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
- Tại vùng 1: Thu nhập gia đình ảnh hưởng tới khả năng vay vốn của khách hàng cá nhân, mức thu nhập càng thấp thì khả năng vay càng tăng.
- Tại vùng 2: Thu nhập gia đình không ảnh hưởng tới khả năng phát sinh mối quan hệ với ngân hàng.
- Tại vùng 3: Thu nhập gia đình ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm của khách hàng, trong đó mức tiết kiệm giảm thì khả năng tiết kiệm lại tăng lên.
- Tại vùng 4: Thu nhập gia đình ảnh hưởng tới khả năng vay vốn của khách hàng, nếu mức thu nhập giảm thì khả năng vay cũng giảm đi.
- Tại vùng 5: Thu nhập gia đình ảnh hưởng tới khả năng phát sinh nợ với ngân hàng, nếu tổng thu nhập gia đình giảm thì khả năng phát sinh nợ tăng lên.
- Tại vùng 6: Thu nhập gia đình ảnh hưởng tới khả năng vay vốn, tần suất sử dụng dịch vụ thanh toán, tiết kiệm và tổng tiền tiết kiệm của khách hàng.
- Tại vùng 7: Thu nhập gia đình ảnh hưởng tới khả năng vay vốn và khả năng trả lãi của khách hàng.
5.2.1.22. Chỉ tiêu Anh/chị tự đánh giá mức sống hiện nay của gia đình mình so với mặt bằng ở địa phương
Bảng 5.22: So sánh tác động của mức sống tới các chỉ tiêu quan hệ ngân hàng theo từng vùng
V1 | V2 | V3 | V4 | V5 | V6 | V7 | |
V24 | |||||||
V25 | -0.734 | ||||||
V26 | 1.988 | ||||||
V27 | |||||||
V28 | |||||||
V29 | -0.755 | ||||||
V30 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
- Tại vùng 2, vùng 3, vùng 4, vùng 5, mức sống không tác động tới khả năng phát sinh các mối quan hệ với ngân hàng của khách hàng.
- Tại vùng 1: Mức sống tác động tới khả năng trả nợ gốc, trong đó mức sống càng thấp thì khả năng trả nợ gốc càng giảm.
- Tại vùng 6: Mức sống có tác động tới khả năng phát sinh việc sử dụng dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ với ngân hàng. Mức sống càng cao thì tần suất gửi tiết kiệm, thực hiện dịch vụ thanh toán tại ngân hàng càng giảm.
- Tại vùng 7: Mức sống tác động tới khả năng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Mức sống tăng có xu hướng làm giảm khả năng sử dụng dịch vụ của ngân hàng của khách hàng.
5.2.1.23. Chỉ tiêu Trung bình mỗi năm khách hàng tiết kiệm được khoảng bao nhiêu tiền
Bảng 5.23: So sánh tác động của yếu tố tiết kiệm tới các chỉ tiêu quan hệ ngân hàng theo từng vùng
V1 | V2 | V3 | V4 | V5 | V6 | V7 | |
V24 | 0.596 | ||||||
V25 | 0.694 | 0.483 | -1.084 | -0.532 | |||
V26 | |||||||
V27 | -0.404 | 1.362 | |||||
V28 | |||||||
V29 | |||||||
V30 | -1.021 | 0.312 | 0.332 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
- Tại vùng 1: Mức tiết kiệm trung bình năm của khách hàng tăng có xu hướng làm tăng khả năng sử dụng dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ của khách hàng và làm giảm tổng tiết kiệm được tới thời điểm hiện tại của khách hàng.
- Tại vùng 2: Mức tiết kiệm trung bình năm có ảnh hưởng tới khả năng sử dụng dịch vụ tiết kiệm, thanh toán của khách hàng.
- Tại vùng 3: Mức tiết kiệm trung bình năm có ảnh hưởng tới khả năng sử dụng dịch vụ tiết kiệm, thanh toán và khả năng trả lãi của khách hàng.
- Tại vùng 4: Mức tiết kiệm trung bình năm có ảnh hưởng tới khả năng trả lãi của khách hàng.
- Tại vùng 5: Mức tiết kiệm trung bình năm có ảnh hưởng tới khả năng vay và sử dụng dịch vụ thanh toán, tiết kiệm của khách hàng.
- Tại vùng 6: Mức tiết kiệm trung bình năm có ảnh hưởng theo tỷ lệ thuận tới mức tổng tiền tiết kiệm được tính tới thời điểm hiện tại.
- Tại vùng 7: Mức tiết kiệm trung bình năm không ảnh hưởng tới các mối quan hệ với ngân hàng.
5.2.2. Kết quả phân khúc hệ thống chỉ tiêu
Để đánh giá được mối tương quan giữa các mối quan hệ với ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, tác giả lựa chọn phương án phân tích hồi quy binary logistic với biến phụ thuộc là khả năng trả nợ của khách hàng và các biến độc lập là các biến mô tả mối quan hệ với khách hàng.
5.2.2.1. Vùng 1
Bảng 5.24: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân Vùng 1
V1 | |
V24 | 5.338 |
V25 | 2.504 |
V26 | 7.420 |
V27 | 4.728 |
V28 | 1.850 |
V29 | 6.873 |
V30 | 2.583 |
Const | -21.947 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
Đối với vùng 1, các yếu tố quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng đều có sự ảnh hưởng thuận chiều tới khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Trong đó yếu tố sử khả năng trả nợ gốc có ảnh hưởng mạnh nhất với hệ số 7.420, tiếp theo là yếu tố Sử dụng các dịch vụ với hệ số 6.873, yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là Tổng nợ với hệ số 1.850.
5.2.2.2. Vùng 2
Bảng 5.25: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân Vùng 2
V2 | |
V24 | 2.139 |
V25 | 1.942 |
V26 | 2.843 |
V27 | 2.998 |
V28 | |
V29 | 2.763 |
V30 | 1.295 |
Const | -9.957 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
Đối với vùng 2, các mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng cũng cho thấy kết quả ảnh hưởng thuận chiều, trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất cũng là khả
năng trả lãi và tiếp theo là khả năng trả nợ gốc, hai hệ số lần lượt là 2.99 và 2.84. Yếu tố tổng nợ không ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng thuộc vùng này.
5.2.2.3. Vùng 3
Bảng 5.26 :Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân Vùng 3
V3 | |
V24 | 1.292 |
V25 | 1.875 |
V26 | 2.545 |
V27 | 1.734 |
V28 | 2.008 |
V29 | 2.239 |
V30 | 3.28 |
Const | -9.967 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
Đối với vùng 3, các yếu tố quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng đều có sự ảnh hưởng thuận chiều tới khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Trong đó yếu tố khả năng trả nợ gốc có mức ảnh hưởng lớn nhất với hệ số 2.545, yếu tố ảnh hưởng lớn thứ hai là số lần sử dụng các dịch vụ, yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là việc phát sinh sử dụng dịch vụ tiết kiệm và thanh toán với hệ số 1.292.
5.2.2.4. Vùng 4
Bảng 5.27: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân Vùng 4
V4 | |
V24 | 3.387 |
V25 | 1.344 |
V26 | 2.279 |
V27 | 1.389 |
V28 | 1.987 |
V29 | 2.765 |
V30 | 3.35 |
Const | -10.01 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
Đối với vùng 4, các yếu tố quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng đều có sự ảnh hưởng thuận chiều tới khả năng thanh toán nợ của khách hàng ngoại trừ yếu tố trả lãi. Trong đó yếu tố phát sinh hoạt động vay vốn có ảnh hưởng lớn nhất với hệ
số 3.387, tiếp theo là sử dụng các dịch vụ của ngân hàng với hệ số 2.765, yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là số lần sử dụng dịch vụ với hệ số 1.344.
5.2.2.5. Vùng 5
Bảng 5.28: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân Vùng 5
V5 | |
V24 | 3.600 |
V25 | 2.280 |
V26 | 2.110 |
V27 | 2.636 |
V28 | 2.943 |
V29 | 2.490 |
V30 | 2.485 |
Const | -11.781 |
Nguồn: Do tác giả tính toán
Đối với vùng 5, các yếu tố quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng đều có sự ảnh hưởng thuận chiều tới khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Trong đó yếu tố phát sinh hoạt động vay vốn có mức ảnh hưởng lớn nhất với hệ số 3.600, tiếp theo là mức tiết kiệm với hệ số 2.943, yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là khả năng trả nợ gốc với hệ số 2.110.
5.2.2.6. Vùng 6
HoiQuy | V6 |
V24 | 1.578 |
V25 | 4.537 |
V26 | 4.609 |
V27 | 6.484 |
V28 | 4.491 |
V29 | 7.750 |
V30 | 6.137 |
Const | -24.78 |
Bảng 5.29: Ảnh hưởng của các mối quan hệ với ngân hàng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân Vùng 6
Nguồn: Do tác giả tính toán
Đối với vùng 6, các yếu tố quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng đều có sự ảnh hưởng thuận chiều tới khả năng thanh toán nợ của khách hàng. Trong đó yếu tố phát sinh hoạt động sử dụng dịch vụ của ngân hàng có mức ảnh hưởng lớn nhất với