Các Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Quảng Cáo Thương Mại Ngoài Trời



luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời để xác định thủ tục XPVPHC là lập biên bản hoặc không lập biên bản.

Thứ nhất, về thủ tục XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời không lập biên bản mà ra quyết định XPVPHC tại chỗ áp dụng đối với HVVP có mức tiền xử phạt tiền đến 250.000 đồng (cá nhân) và 500.000 đồng (tổ chức) hoặc phạt cảnh cáo, trừ trường hợp VPHC được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ. Quyết định XPVPHC phải đảm bảo hình thức và các nội dung theo quy định pháp luật.

Thứ hai, thủ tục XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời có lập biên bản: áp dụng đối với các HVVP có mức phạt trên 250.000 đồng (cá nhân) và 500.000 đồng (tổ chức). Khi phát hiện HVVP trong lĩnh vực QCTM ngoài trời người có thẩm quyền đang thi hành công vụ có quyền lập biên bản vi phạm, biên bản được lập theo mẫu và theo đúng nội dung quy định Điều 58 Luật xử lý VPHC năm 2012.

Người có thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực QC phải ra quyết định XPVPHC trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản VPHC. Trước khi ra quyết định xử phạt hành chính đối với HVVP pháp luật QC thì cơ quan có thẩm quyền có thể xác minh các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với HVVP. Trong trường hợp vụ việc phức tạp hoặc phải giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

1.2.4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

1.2.4.1. Hình thức xử phạt Phạt cảnh cáo

Theo quy định tại Điều 22 Luật xử lý VPHC năm 2012 thì hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản26. Theo quy định trên có thể


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

26 Điều 22 Luật xử lý VHPC năm 2012.


Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – Thực tiễn tại tỉnh Bình Dương - 5


nhận thấy điều kiện để thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức VPHC khi gồm:

Thứ nhất, đối HVVP mà tổ chức, cá nhân thực hiện được pháp luật quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Điều này đồng nghĩa nếu HVVP mà tổ chức, cá nhân thực hiện không được pháp luật quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo mà quy định chỉ có thể bị áp dụng hình thức xử phạt khác thì không được phép áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

Thứ hai, việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với cá nhân, tổ chức VPHC chỉ được thực hiện khi đó là vi phạm không nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật.

Trong lĩnh vực QCTM ngoài trời, hình thức xử phạt cảnh cáo được quy định duy nhất tại khoản 1 Điều 61 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực VHTTDL và QC và khoản 49 Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.” Như vậy, có thể thấy hình thức xử phạt cảnh cáo trong lĩnh vực QCTM ngoài trời được quy định rất ít, đã thể hiện được sự nghiêm minh của chế tài pháp luật đối với hoạt động QCTM ngoài trời, chỉ áp dụng cho hành vi QC “rao vặt”.

Phạt tiền

Phạt tiền là một hình thức xử lý vi phạm do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật nhằm tước bỏ một khoản tiền nhất định của cá nhân, tổ chức vi phạm đó để sung công quỹ nhà nước. Theo Điều 21 Luật xử lý VPHC năm 2012, phạt tiền là một hình thức phạt chính và được coi là hình thức phạt chủ yếu trong XPVPHC. Hình thức phạt tiền được áp dụng phổ biến hơn với đa số VPHC trong các lĩnh vực QLNN. Do phạt tiền tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất, kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản nên hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng, chống VPHC.



Mức phạt tiền trong XPVPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời theo quy định Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 28/2017/NĐ- CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ quy định về mức phạt tiền đối với VPHC trong lĩnh vực QC là từ 200.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đối với hình thức phạt tiền, việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải trong khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đã thực hiện theo hai cách: Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi VPHC là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

1.2.4.2. Biện pháp khắc phục hậu quả

Biện pháp khắc phục hậu quả là việc tổ chức, cá nhân VPHC phải thực hiện nhằm khắc phục những hậu quả do HVVP của mình gây ra; nếu cá nhân, tổ chức VPHC không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Trong lĩnh vực QCTM ngoài trời, do hình thức, tính chất của hành vi QC thường xây dựng, đặt, để, dựng, treo ở không gian công cộng nên biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực QCTM ngoài trời bao gồm: tháo gỡ hoặc xóa QC; cải chính thông tin; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; tháo dỡ công trình QC.

1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời

1.3.1. Yếu tố về nhận thức

Yếu tố này có vai trò vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến hoạt động xử lý VPHC vì khi ý thức của các chủ thể có tốt thì hiệu quả thực hiện công việc mới cao. Pháp luật xử lý VPHC chỉ có thể được chấp hành nghiêm chỉnh nếu như mọi đối tượng, trong đó có cán bộ, công chức là những chủ thể phải luôn tiên phong trong việc nêu cao ý thức chấp hành pháp luật. Khi mọi người có hiểu biết pháp luật thì việc thực hiện cũng như tuân thủ pháp luật thật sự mới có kết quả. Trong lĩnh vực QCTM ngoài trời, đối tượng là các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động QCTM



nhằm mục đích kinh tế, do đó mặc dù hiểu và nhận thức được quy định về pháp luật QC cũng như chế tài về xử lý VPHC thì vẫn có những chủ thể cố tình vi phạm hoặc luồn lách luật nhằm mang lại lợi ích cho mình, do đó đã có những HVVP xâm phạm đến trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Do vậy, để pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời có thể phát huy được hiệu quả trong thực tiễn, chúng ta cần lưu ý lựa chọn cách thức hữu hiệu để pháp luật gắn với đời sống sinh hoạt, tâm lý của người dân.

Bên cạnh đó, nhận thức về xử lý VPHC trong hoạt động QCTM ngoài trời của các cá nhân có thẩm quyền còn hạn chế, sự hiểu biết pháp luật chưa chắc dẫn đến tâm lý còn e ngại trong hoạt động xử lý vi phạm. Ngoài ra lực lượng chức năng chưa làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực QCTM ngoài trời đến các chủ thể tham gia hoạt động QCTM ngoài trời. Một số cán bộ công chức văn hóa tâm lý còn thụ động, chưa làm tốt công tác tham mưu xử lý VPHC trong hoạt động QCTM ngoài trời nên lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục.

1.3.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội

Nền kinh tế - xã hội phát triển bền vững là điều kiện thuận lợi cho hoạt động QC nói chung và QCTM ngoài trời nói riêng. Khi nguồn lực kinh tế đất nước mạnh thì chúng ta mới có điều kiện để đầu tư cho các hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật (trong đó có pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời), cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời, từ đó làm tốt hơn công tác kiểm tra xử lý chấn chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này. Với một nền kinh tế phát triển thì đời sống vật chất, tinh thần và cộng đồng dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời càng được tuân thủ nghiêm túc, các HVVP trong lĩnh vực này cũng được hạn chế rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nền kinh tế thị trường thì yếu tố này cũng đang tạo ra nhiều mặt tiêu cực cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế phát triển, kèm theo đó là nhu cầu quảng bá



thương hiệu của nhiều doanh nghiệp dẫn đến nhiều hành vi “luồn lách” để thực hiện các HVVP pháp luật, trong đó có vi phạm pháp luật về QCTM ngoài trời liên quan đến pháp luật về xử lý VPHC. Ví dụ: tình trạng "mối quan hệ" của chủ thể có quyền lực và chủ thể tham gia hoạt động QC...Ngoài ra, yếu tố kinh tế còn phải kể đến như là các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và kinh phí cho công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời. Đây là yếu tố bảo đảm có vai trò quan trọng, mang tính quyết định đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật. Việc thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo các nguyên tắc của công bằng xã hội cũng là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chính trị, tăng cường pháp chế và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; tăng thêm thái độ tích cực của cộng đồng xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. Qua đó, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cũng được nâng lên và công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời của các chủ thể cũng được ý thức và nghiêm túc hơn.

1.4. Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời

Xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh các quan hệ phát sinh có hành vi VPHC về QCTM ngoài trời. Xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời có tác động điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm mục đích đảm bảo sự ổn định phát triển của kinh tế - xã hội. Điều này được thể hiện qua những vai trò của xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời như sau:

- Đảm bảo giữ vững kỷ cương, pháp chế: trong quản lý nhà nước về lĩnh vực quảng cáo nói chung và QCTM ngoài trời nói riêng. Pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh QC. Nhà nước sử dụng pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời như một phương tiện để thực hiện quyền lực của mình trong quản lý, kiểm tra, thanh tra nhằm tăng cường trật tự kỷ cương pháp chế buộc các đối tượng thamm gia phải thực hiện đúng quy định pháp luật.



- Đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch, mỹ quan đô thị của địa phương: Hoạt động QCTM ngoài trời được thực hiện theo quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển của địa phương và đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị. Hoạt động QCTM ngoài trời hiện nay trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung còn rất “lộn xộn” chưa đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật, quy hoạch QC của địa phương và bộ mặt mỹ quan đô thị. Chính vì vậy xử lý VPHC đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời là cần thiết góp phần đảm bảo cho hoạt động QC được trật tự, phù hợp với sự phát triển và và quy hoạch của từng địa phương.

- Bảo đảm thông tin được chính xác, bảo vệ lợi ích của người tiếp nhận: Các phương tiện QC ngoài trời khá phổ biến về hình thức, từ bảng QC hàng trăm m2 đến bảng QC nhỏ hơn chỉ một, một vài m2, biển, biển hiệu, băng rôn, màn hình điện tử, tờ rơi rao vặt, dán giấy. Hiện nay có nhiều hoạt động QC của cá nhân, tổ chức chưa được chấp thuận của cơ quan QLNN nhưng đã thực hiện các sản phẩm quảng cáo, có những sản phẩm QC sai lệch thông tin, nội dung, chất lượng sản phẩm làm ảnh hưởng đến người tiêu dụng dùng, người tiếp nhận thông tin QC. Ví dụ: một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đặc biệt đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để bán, thực hiện QC sản phẩm không thực tế, không đúng với giấy phép dự án được cấp nhằm đẩy giá trị sản phẩm của doanh nghiệp lên dẫn tới ảnh hưởng lợi ích của khách hành khi phải mua sản phẩm với giá trị cao không đúng với chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã QC. Hiện nay QC này khá phổ biến, thổi phồng giá trị dự án, vì vậy cần tiến hành xử lý hành vi QC sai sự thật, không đúng chất lượng, công dụng để đảm bảo thông tin QC được đưa ra chính xác. Bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiếp nhận QC.



TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

QCTM nói chung và QCTM ngoài trời nói riêng là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, QCTM ngoài trời đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp. Đây là một trong những ngành dịch vụ phát triển mạnh nhưng kéo theo đó là những mặt tiêu cực trong quá trình hoạt động này. Do đó, xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời cần được nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đảm bảo trật tự xã hội, ổn định phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hoạt động kinh doanh lành mạnh, công bằng của các chủ thể tham gia..

Xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có HVVP pháp luật trong lĩnh vực QCTM ngoài trời nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Qua Chương 1, tác giả đã khái quát được những lý luận cơ bản về xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời bao gồm: các khái niệm cơ bản, đặc điểm về xử lý VPHC nói chung và trong lĩnh vực QCTM ngoài trời nói riêng. Vai trò, yếu tố cấu thành của xử lý VPHC trong lĩnh vực QCTM ngoài trời, những HVVP, các hình phạt chủ yếu trong xử VPHC, những yếu tố tác động đến VPHC trong hoạt động QCTM ngoài trời.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1. Khái quát về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội có tác động tới tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời tại tỉnh Bình Dương

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Bình Dương là một trong những tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ gồm có 6 tỉnh, thành, với diện tích tự nhiên khoảng 2.694 km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh một thành phố năng động nhất của cả nước về kinh tế văn hóa xã hội, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.27

Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ nhất trong khu vực. Bên cạnh hệ thống đường bộ hoàn chỉnh kết nối kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh, các con đường thông qua các tuyến giao thông quan trọng như đường Mỹ phước – Tân Vạn, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 là con đường huyết mạch có chiến lược quan trọng của tỉnh, kết nối thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên, đây là những con đường có ý nghĩa chiến lược quan trọng về giao thương kinh tế và cả quân sự. Ngoài giao thông thuận lợi, Bình Dương có lợi thế tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh có nền kinh tế năng động, lớn nhất cả nước, cùng với đó với thuận lợi về khí hậu và địa hình đất đai bằng phẳng đã tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương trong những năm gần đây có nền kinh tế phát triển năng động nhất nhì trong khu vực và đứng thứ 6 cả nước, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với chủ


27 Địa chí Bình Dương, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, 2010.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023