Đánh Giá Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Ẩm Thực Đường Phố


vực tự phục vụ, khu thưởng thức món ăn, khu ẩm thực truyền thống, khu ẩm thực sáng tạo, khu ẩm thực nước ngoài, khu giải trí… tạo thành một tổ hợp dịch vụ ăn uống năng động. Các tiểu thương ở đây hầu như là là những người bán hàng ăn uống lâu năm ở chợ đêm Bến Thành dời qua, nên ẩm thực ở đây gần như được đảm bảo về phần chất lượng đồ ăn. Một điểm nhấn ở đây nữa là lối trang trí khá bắt mắt, trẻ trung, bắt nhịp với xu hướng mới. Buổi tối, thực khách có thể vừa ăn uống vừa thưởng thực các chương trình biểu diễn ca múa nhạc. Món ăn ở đây đa dạng và phong phú với hơn 200 món ăn nhanh từ các nước trên thế giới như burger, pasta, pizza đến các món dân tộc như phở, hủ tiếu, cơm gà, bún bò Huế... Mục tiêu khu chợ này là trở thành điểm nhấn độc đáo góp phần thu hút khách du lịch khi đến khám phá TP.HCM.

* Coco5 – Bangkok Street food market

Coco5 – Bangkok Street food market - 68 Nguyễn Huệ. Đúng nghĩa là một điểm đến cho các tín đồ ẩm thực Thái Lan, Coco5 bán tất cả những món ăn vặt Thái Lan, từ món mặn đến món ngọt. Coco5 theo mô hình street food market khi mỗi món ăn được bày bán trong 1 quầy hàng riêng biệt, các quầy lại được trang trí vô cùng bắt mắt theo phong cách truyền thống. Nhìn từ bên ngoài vào Coco5 khá khiêm tốn với chừng 4-5 quầy hàng. Tuy nhiên đây chỉ là khu vực bán đồ ngọt "take away", chịu khó vào hẳn bên trong thì Coco5 có hẳn 1 khu vực rộng lớn bày bán đồ ăn mặn và bàn ghế cho khách ngồi lại thưởng thức. Giá đồ ăn, thức uống ở đây cũng thuộc dạng mềm so với mặt bằng đắt đỏ ở khu đất vàng Nguyễn Huệ. Coco5 đang là điểm lựa chọn ẩm thực đường phố yêu thích của của không chỉ thực khách trong nước mà còn là điểm dừng chân của nhiều khách du lịch quốc tế

* Phố dành cho người bán hàng rong –Công viên Bạch Đằng

Phố dành cho người bán hàng rong đã chính thức được khai trương ở công viên Bạch Đằng. Và được mở của vào hai ngày cuối tuần đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm và thưởng thức những món ăn đường phố Sài Gòn. Không khí mua bán tại phố hàng rong rất náo nhiệt khi có đến hơn 120 gian hàng được chia thành 3 khu kinh doanh chính là ẩm thực, mua sắm thời trang và các trò chơi dân gian. Đây thực sự là một điểm nhấn mới trong việc quy hoạch việc buôn bán cho những người bán hàng rong.

* Rubik Zoo - Thảo Cầm Viên


Rubik Zoo - Thảo Cầm Viên. Với hơn 300 gian hàng theo mô hình container và các lều bạt khu shopping đẳng cấp trên nước Pháp và Ý, ở đây phục vụ rất nhiều các mặt hàng từ các loại đồ ăn và đồ uống đến các mặt hàng trang sức, thời trang, nhưng mặt hàng nhiều nhất vẫn là ẩm thực. Ở đây chuyên phục vụ những món ăn ẩm thực đường phố, từ các món nướng của Việt Nam, Thái Lan, Hồng Kông đến đặc sản Nhật Bản, Hàn Quốc như Lẩu bạch tuộc, Mực hấp Thái, Tobokki, Takoyaki, Sushi, Chả cá hàn quốc, Kem bơ Đà Lạt, Trà sữa, trà kem phô mai các loại được phục vụ theo kiểu take away thật tiện lợi và năng động cho các bạn trẻ, giá cả đồ ăn, đồ uống được đánh giá là khá rẻ so với khu vực. Đối tượng khách du lịch đến đây chủ yếu là giới trẻ, trong đó có cả khách quốc tế, sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học trong thành phố cũng hay đến đây, ngoài mua nhu những mặt hàng như quần áo, giầy dép, đồ trang sức thì những món ăn, đồ uống là thứ học không thế bỏ qua.

* Phố ẩm thực Cô Giang là nơi có những món ăn đường phố giá mềm. Ngoài lượng khách địa phương, nơi đây còn đón tiếp số lượng lớn khách du lich nước ngoài tới. Món có thể tìm được dễ dàng ở đây chính là cơm gà xối mỡ, bò né, bò nướng lá lốt, mì xào giòn, bánh mỳ, ốc, bún, cháo lòng, các món chè, xôi, kem…

* Hẻm 177 Lý Tự Trọng thu hút khách du lịch với “thương hiệu” trái cây tô nổi tiếng tuy nhiên ở đây kinh doanh nhiều món ăn khách như phá nấu, bột chiên, bánh mỳ, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh khọt, bánh bèo, bắp xào, đồ nướng, xiên que, cơm tấm, trà sữa, bún thịt nướng, cơm tấm, ốc các loại, canh bún, bún riêu, phá lấu, cơm chiên hải sản, súp gà, súp cua, phá lấu.

* Hẻm 76 Hai Bà Trưng, nơi đây được mệnh danh là "thiên đường ẩm thực" giá rẻ với mức giá từ 20.000 - 30.000 đồng một món. Các món ăn tại đây phong phú với bánh mỳ, cơm chiên, bánh bèo, bánh đúc, gỏi bò khô,bún thái, bún bò, bún riêu cua, bánh khọt, bánh bột lọc, bò bía, bánh rán, bún thịt nướng, bún thái tôm mực, chân gà xả lá chanh, chân gà xả tắc, cháo lòng, bánh flan và rau câu…


2.2.1.4. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về ẩm thực đường phố

Bảng 2.6: Nhận định của khách quốc tế về ẩm thực đường phố quận 1



Yếu tố đánh giá

Hoàn toàn không hài lòng


Không hài lòng


Bình thường


Hài lòng


Rất hài lòng


Sự đa dạng món ăn

Số khách

0

0

3

19

28

Tỷ lệ (%)

0

0

6

38

56


Hương vị của món ăn

Số khách

0

3

5

16

26

Tỷ lệ (%)

0

6

10

32

52


Chất lượng món ăn

Số khách

0

2

4

29

15

Tỷ lệ (%)

0

4

8

58

30


Giá cả món ăn

Số khách

0

1

16

21

12

Tỷ lệ (%)

0

2

32

42

24


Vệ sinh an toàn thực phẩm

Số khách

0

4

12

26

8

Tỷ lệ (%)

0

8

24

52

16

Địa điểm, không gian bán hàng

Số khách

0

3

5

18

24

Tỷ lệ (%)

0

6

10

36

48


Đội ngũ phục vụ

Số khách

0

4

11

18

17

Tỷ lệ (%)

0

8

22

36

34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giải pháp khai thác ẩm thực đường phố nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh - 6

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 mẫu của tác giả năm 2017)

Kết quả khảo sát thực tế 50 mẫu (xem bảng 2.6) cho thấy:

Ẩm thực đường phố tại quận 1 được du khách đánh giá rất đa dạng và phong phú với 56% khách rất hài lòng, 38% khách hài lòng, chỉ có 6% là khách cho là bình thường.

Về hương vị của món ăn: 52% khách du lịch hài lòng, 32% khách hài lòng, 10

% khách cho là bình thường, và 6% khách hàng không hài lòng do có thể món ăn không hợp khẩu vị với du khách.


Về chất lượng món ăn: 30% khách du lịch rất hài lòng, 58% hài lòng, 8% cho là bình thường và chỉ 4% là không hài lòng. Nguyên nhân không hài lòng là do một số món ăn không được tươi hoặc món ăn không bán hết từ hôm trước để qua ngàyhôm sau bán.

Giá cả món ăn: 24% khách du lịch rất hài lòng và cho là rẻ so với các nước khách, 42% khách hài lòng, 32% khách cho là bình thường và chỉ 2% là khách không hài lòng do món ăn cùng loại nhưng mắc hơn ở các quận khác, điều này cũng dễ hiểu bởi quận 1 là trung tâm nên giá cả có cao hơn so với các khu vực khác.

Vệ sinh an toàn thực phẩm: Do các điểm ẩm thực đường phố được quy hoạch nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát và 16% khách du lịch rất hài lòng, 52% hài lòng, 24% đánh giá bình thường, 8% khách không hài lòng vì một số tiệm ăn uống còn gần ngay thùng rác, món ăn chế biến xong không được che đậy cẩn thận.

Địa điểm, không gian bán hàng: 48% khách du lịch rất hài lòng, 36% hài lòng, 10% bình thường và 6% không hài lòng. Đặc biệt khách cảm thấy rất thích thú với không gian mới của phố đi bộ Bùi Viện.

Đội ngũ phục vụ: 34% rất hài lòng, 36% hài lòng, 22% bình thường, và 8% không hài lòng. Tại các điểm quy hoạch ẩm thực thì đội ngũ phục vụ tốt hơn, được đào tạo bài bản và nhiều người giao tiếp được bằng tiếng anh. 8% khách hàng không hài lòng là do một số điểm ăn uống vẫn còn tình trạng chèo kéo khách hàng.


2.2.1.5. Ẩm thực đường phố được khách du lịch quốc tế ưa thích

Khi được hỏi những loại ẩm thực đường phố mà du khách ưa thích, căn cứ và số lần món ăn suất hiện trong câu trả lời của khách du lịch thì được kết quả (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7: Ẩm thực được khách du lịch quốc tế ưa thích tại Quận 1



Ẩm thực


Số khách


Tỷ lệ (%)


Tổng số khách


Bánh mỳ: Bánh mỳ chả cá, bánh mỳ chả lụa, bánh mỳ heo quay, bánh mỳ xá xíu


46


92


50

Cơm tấm

42

84

50

Bún thịt nướng

45

90

50

Bún riêu cua

39

78

50

Bún bò

38

76

50

Bánh bột lọc

37

74

50

Gỏi cuốn

45

90

50

Bánh xèo

41

82

50

Các món Hải sản nướng

37

74

50

Cháo

32

64

50

Bánh ướt

41

82

50

Bánh cuốn

40

80

50

Bò Bía

41

82

50

Món gỏi

38

76

50

Cà phê, kem trái cây, sinh tố, trà sữa, bánh ngọt

34

68

50

Bánh flan, rau câu

32

64

50

Ẩm thực nước ngoài: shushi,xúc xích…

34

68

50

Khác

32

64

50

(Nguồn: Kết quả khảo sát 50 mẫu của tác giả năm 2017) Có thể thấy Bánh mỳ Sài gòn không hổ danh là món ăn phải thử khi tới Tp.HCM, được du khách đánh giá cao nhất (chiếm 92%), tiếp theo là gỏi cuốn (chiếm


90%), Bún thịt nướng (chiếm 90%), Cơm tấm (84%), Bánh ướt (82%), Bánh xèo (82%),Bánh cuốn (80%), Bò bìa (82%), Bún riêu cua (78%), Bánh cuốn(78%), Bún bò (76%), các món gỏi ( 76%), Bánh bột lọc (74%), Hải sản nướng (74%), Cà phê, kem trái cây, sinh tố, trà sữa, bánh ngọt (68%), Ẩm thực nước ngoài (68%), bánh khọt (64%), Cháo (64%), Khác (64%) như bắp xào, cá viên chiên, bánh cam…

* Đặc điểm một số món ăn khách ưa thích

Bánh mỳ là ẩm thực đường phố nổi tiếng nhất, món ăn của Pháp nhưng từ khi du nhập vào TP.HCM, dưới bàn tay khéo léo của con người, hương vị những ổ bánh mỳ đã được thay đổi để phù hợp với khẩu vị của cư dân nơi đây. Bánh thường được nướng nóng giòn từ trước, được rạch một đường dọc theo thân bánh và cho lần lượt theo thứ tự gia vị, bơ, thịt (hoặc trứng, chả, thịt xá xíu v.v.), gắp một chút rau (dưa chuột, rau mùi, hành v.v.) để lên trên phần nhân thịt đã có và rưới nước sốt (tương ớt, xì dầu v.v.). Mỗi loại bánh mỳ cũng khách nhau với các thứ nhân khác nhau như thịt, patê, chả lụa, jambon, xíu mại, trứng, cá mòi… kèm với dưa leo, củ cải trắng, củ cải đỏ làm chua, hành ngò, lát ớt cay nồng… Và, mỗi xe bánh mì đều có một bí quyết riêng. Tất cả làm nên sự đa dạng cho ẩm thực đường phố nơi đây (Doãn Cẩm Vân, 2014).

Bánh xèo là sự hòa quyện của tôm, thịt, giá đỗ và thêm một chút rau thơm. Để thưởng thức món ăn này, bạn chỉ cần cắt một góc bánh sau đó cuốn lại bằng bánh tráng lề, rau sống và đồ chua sau đó chấm với thứ nước chấm chua ngọt được pha chế đặc biệt, đảm bảo là ăn bao nhiêu cũng không sợ ngán (An Huỳnh, 2017).

Cơm tấm, ở bất cứ ngã tư đường hoặc con hẻm nhỏ nào của thành phố dường như đều thấy hàng cơm tấm bình dân không tên trên vỉa hè; dễ nhận diện là hương khói thịt nướng đưa mùi bay xa. Bộ ba cơm tấm – bì – chả làm cơ bản và hợp nhau đến lạ lùng cùng với sường nướng chắc chắn sẽ làm thực khách khó quên.

Gỏi cuốn, là sự kết hợp của thịt và rau được gói lại cẩn thận trong lớp bánh tráng gạo mỏng, lại thêm chút nước chấm ngòn ngọt đậm đà, khiến cho thực khách khó có thể quên được hương vị sau khi ăn.

Bún thịt nướng là món ăn nhanh, phù hợp với tính cách cũng như cuộc sống năng động của người Sài Gòn. Thành phần bún khá đơn giản với bún tươi, các nguyên liệu ăn kèm phong phú như: chả giò, thịt nướng, nem nướng cùng một ít rau sống, giá, dưa leo thái nhỏ và nước mắm chua ngọt. Bát bún thịt nướng thơm ngon, với màu


trắng tinh của bún tươi, màu vàng ươm của chả giò, vàng nâu của thịt nướng, nem nướng cùng sắc xanh của các loại rau ăn kèm. Cùng với màu xanh của mỡ hành, đỏ của ớt tươi, vàng của lạc rang, hãy chan nước mắm chua ngọt vào, trộn đều và thưởng thức (Nguyễn Thu Hà và cộng sự, 2005).

Gỏi đu đủ tôm thịt, được xem là món ăn chơi hợp khẩu vị của nhiều người. Nguyên liệu làm món này đơn giản gồm tôm, tai lợn, đu đủ, cà rốt, rau răm, rau húng, lạc rang giã nhỏ, chanh, giấm… Đem đu đủ bào sợi ngâm vào nước lạnh có vắt chanh, muối để hết mủ và đắng. Cà rốt cũng thái sợi. Tôm và tai lợn luộc chín. Sau khi tôm chín, bóc vỏ và chẻ đôi, tai lợn chín thái mỏng. Ớt băm nhỏ để làm nước mắm và thái sợi để trang trí. Ngoài việc dùng làm món tráng miệng giúp dễ dàng tiêu hóa, đu đu còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon. Để đu đủ giòn ngọt, bạn nên mua loại già, hơi hồng hồng. Món ăn này sẽ ngon hơn do nước mắm quyết định. Nước mắm để trộn nộm phải được pha chế theo dạng chua ngọt, cay cay mới ngon miệng (Nguyễn Thu Hà và cộng sự, 2005).

Bắp xào, đây là một món ăn dân dã quen thuộc, nguyên liệu làm bắp xào khá đơn giản: hạt bắp, tép khô, hành lá, bơ cùng một số gia vị nhưng món ăn lại có sức hấp dẫn kì lạ.

Cà phê, từ những con đường nhỏ đến những con đường lớn, đâu đâu người ta cũng dễ dàng bắt gặp những quán cà phê cóc, cà phê vỉa hè, một kiểu cà phê không cần bàn ghế, không mái che, không long lanh ánh đèn…đặc biệt vô cùng. Việc ngồi nhâm nhi ly cà phê vào buổi sáng đã ăn sâu vào tâm trí người dân nơi đây, nó trở thành một phần không thể thiếu được trong văn hóa ăn uống của người dân và nó đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách quốc tế khi đến thành phố (Trương Phúc Thiện, 2016).

2.2.2. Thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố tại quận 3

2.2.2.1. Khái quát chung về quận 3

* Vị trí địa lý

Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích khoảng 4,9km2 có địa giới hành chánh: phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10.

Là nơi tập trung nhiều đình, chùa, nhà thờ lớn như : chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, Trung tâm Phật giáo Thích Quảng Đức, Nhà thờ Tân Định, Dòng Chúa Cứu


Thế, Nhà thờ Bùi Phát, Đình Xuân Hoà, Đình Phú Thạnh, Đình Ông Súng… Ngoài ra còn có tháp tưởng niệm nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, có nhà bảo tàng chứng tích chiến tranh thu hút nhiều khách tham quan.

* Hệ thống giao thông, đường phố

Về giao thông đường bộ, mật độ đường sá dày đặc, có nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy ngang qua như đường Cách Mạng Tháng 8 nối với Quốc lộ 22 đi Tây Ninh sang Campuchia, đường Điện Biên Phủ nối với Quốc lộ 1 xuyên Việt, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi sân bay Tân Sơn Nhất. Về giao thông đường sắt, Ga Sài Gòn nằm trên địa bàn quận 3 là ga đầu mối giao thông của thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nước trên tuyến đường sắt Nam - Bắc. Ngoài ra Quận còn có một số tuyến đường lớn như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Minh Khai, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Thắng, Lê Văn Sĩ, Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ...Đặc biệt là tuyến đường Cao Thắng và Lê Văn Sỹ, nơi có các hoạt động kinh doanh ẩm thực được phố diễn ra mạnh mẽ.

* Kinh tế - Xã hội.

Quận 3 là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của thành phố. Nơi tập trung nhiều công ty trong và ngoài nước. Hàng năm quận đang đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách của nhà nước. Tổng thu ngân sách quận (năm 2008) ước thực hiện 1.147,6 tỷ đồng.

Dân số (năm 2015) khoảng 250.000 người. Mật độ dân số khoảng 42.000 người/ km2 là dân số có mật độ đông thứ 5 của thành phố. Có khoảng 20 dân tộc, một số dân tộc chiểm tỷ lệ cao như dân tộc kinh 95,97%, Hoa 3.57%, Khowowme 0.19%, chăm 0.13%.

Tôn giáo (năm 2015): Đạo phật chiếm 35.63%, thiên chúa giáo 16.83%, tin lành 0.51%, Cao đài 0.2%, hồi giáo 0.14%. Số người không tôn giáo chiếm khoảng 46.64%.

Về mặt tổ chức hành chính (năm 2015), quận 3 có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14. Trụ sở Ủy ban nhân dân quận 3 được đặt tại tòa nhà 185 Cách Mạng Tháng 8 (nơi trước giải phóng là tòa Đại sứ Campuchia).

* Văn hóa ẩm thực.

Cũng giống như quận 1, ẩm thực đường phố quận 3 tương đối phong phú và đa dạng. Các món ăn vùng miền Bắc – Trung – Nam trong cả nước tụ hội tại nơi đây làm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí