Cơ Sở Vật Chất Du Lịch Và Các Dịch Vụ Phục Vụ Phát Triển Du Lịch


Đó chính là những điều kiện tiên quyết, tạo tiền đề vũng chắc cho việc khai thác ẩm thực đường phố trong phát triển du lịch.

2.1.5. Hoạt động du lịch tại thành phố hiện nay

2.1.5.1. Tài nguyên du lịch

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, theo Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh tính đến hết năm 2016, thành phố hiện có 144 di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, các khu, điểm du lịch và loại hình du lịch. Một số di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, các khu, điểm du lịch tiêu biểu có thể kể đến như Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Công viên Văn hóa Đầm Sen, Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên, Làng Du lịch Bình Quới, Khu du lịch Vàm Sát, Bảo tàng thành phố, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Chợ Bến Thành, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà…có nhiều công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Nhìn chung, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - châu Âu. Một nền văn hoá kết hợp hài hoà giữa truyền thống dân tộc của người Việt với những nét đặc sắc của văn hoá phương Bắc và phương Tây.

2.1.5.2. Cơ sở vật chất du lịch và các dịch vụ phục vụ phát triển du lịch

Đây cũng là nơi tập trung nhiều các cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở dịch vụ mua sắm, cơ sở tổ chức hội nghị du lịch cao cấp hàng đầu của Việt Nam như: Caravelle, Sheraton, Moevenpick, New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic….. Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý. Theo Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh(2016), toàn thành phố có 2.186 cơ sở lưu trú với

51.353 phòng được phân loại, xếp hạng (xem bảng 2.1).


Bảng 2.1: Thống kê số lượng các cơ sở lưu trú tại TP.HCM năm 2016


STT

Cơ sở lưu trú

Số cơ sở

Số phòng nghỉ

1

Khách sạn 5 sao

20

6.033

2

Khách sạn 4 sao

19

2.834

3

Khách sạn 3 sao

79

5.920

4

Khách sạn 2 sao

281

9.063

5

Khách sạn 1 sao

1.463

23455

6

Căn hộ du lịch cao cấp

3

366

7

Cơ sở nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn

321

3.682

Tổng

2.186

51.353

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giải pháp khai thác ẩm thực đường phố nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh - 5

(Nguồn: Sở du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2016)

Về hoạt động lữ hành, theo Sở du lịch TP.HCM tính đến hết năm 2016, toàn thành phố có 1.129 doanh nghiệp. Trong đó: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: 555 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 49,15%. Doanh nghiệp lữ hành nội địa: 515 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 45,61%. Đại lý lữ hành: 51. Văn phòng đại diện nước ngoài: 08. Cùng với hơn 4.962 hướng dẫn viên trong đó có 2.601 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và

2.361 hướng dẫn viên du lịch nội địa.

Với nhiều điều kiện như vậy, chắc chắn trong tương lại hoạt động du lịch tại Thành phố sẽ phát triển hơn nữa, đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển ẩm thực đường phố du lịch.

2.1.5.3. Thị trường khách du lịch quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo thống kê của sở du lịch TP.HCM (2016) từ giai đoạn 2011 – 2015 lượng khách quốc tế đến TP.HCM như sau:

Bảng 2.2: Lượng khách quốc tế đến TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Lượng khách(Đv: lượt)

3.500.000

3.800.000

4.109.000

4.400.00

4.600.000

Tốc độ tăng trưởng(%)

-

8,5

8,1

7,08

4,6

(Nguồn: Sở du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2016)

Lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tăng lên không ngừng qua các năm (xem bảng 2.2), năm 2012 so với năn 2011 tăng 300.000 lượt khách tương đương 8,5


%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 309.000 lượt khách tương đương 8,1%, năm 2014

tăng 2.910 lượt khách tương đương 7,08% và năm 2015 so với năm 2014 tăng 2000 lượt khách tương đương 4,6%. Mặc dù năm 2015 lượng khách quốc tế đến TP.HCM có giảm so với các năm trước. Điều này do tình hình kinh tế chung của thế giới gặp nhiều khó khăn nhưng về tổng thể so với năm 2011 thì vẫn tăng 900.000 lượt khách tương đương 25,7%. Điều này chứng tỏ Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn là lựa chọn điểm đến của khách du lịch trên toàn thế giới.

So với lượng khách du lịch quốc tế trong cả nước thì lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM luôn chiếm phần lớn. Cụ thể (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Lượng khách quốc tế đến TP.HCM so với cả nước giai đoạn

2011 – 2015


Chỉ tiêu

Đơn vị

2011

2012

2013

2014

2015

TP.HCM

Lượt

3.500.000

3.800.000

4.109.000

4.400.000

4.600.000

Việt Nam

Lượt

6.000.000

6.800.000

7.500.000

7.800.000

7.900.000

Tỷ lệ khách du lịch đến

TP.HCM so với cả nước


%


-


55,8


54,7


56,4


58,2

(Nguồn: Sở du lịch Tp. Hồ Chí Minh năm 2016)

Bảng 2.5: Lượng khách quốc tế đến TP.HCM theo phương tiện di chuyển giai đoạn 2011 – 2015 (Đv: Lượt)

Chỉ tiêu


2011


2012


2013


2014


2015

Hàng không

2.800.000

3.040.000

3.259.000

3.500.000

3.700.000

Đường khác

700.000

760.000

850.000

900.000

900.000

Tổng

3.500.000

3.800.000

4.109.000

4.400.000

4.600.000

(Nguồn: Sở du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2016) Theo Sở du lịch TP.HCM (2016), thị trường khách quốc tế tại thị trường TP.HCM bao gồm khách du lịch đến từ các thị trường chính như Bắc Mỹ: Mỹ, Canada; thị trường Châu Âu: Anh, Pháp, Đức, Nga; thị trường Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan; thị trường Châu Úc: Úc; thị trường ASEAN:


Singapore, Malaysia, Thái Lan. Cùng với đó là lượng khách đến từ thị trường mới và tiềm năng như Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch; thị trường Nam Âu: Tây Ban Nha, Ý; thị trường Đông Âu: các nước thành viên EU: thị trường Nam Á: Ấn Độ, Bangladesh; thị trường ASEAN: Campuchia, Philippines, Brunei, Indonesia, Myanmar; thị trường Trung Đông: Ả Rập Xê Út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất; thị trường Châu Phi: Nam Phi.

* Mục đích của chuyến đi


Mục đích du lịch

18%

49%

Kinh doanh

23%

Học tập, nghiên cứu

Mục đích khác

Biều đồ 2.1: Cơ cấu mục đích chuyến đi của khách tới TP.HCM

(Nguồn:Kết quả khảo sát 120 mẫu của tác giả năm 2017)

Khách đến TP.HCM với nhiều mục đích khác nhau (xem biểu đồ 2.1), tuy nhiên đi với mục đích du lịch vẫn là chủ yếu 49.2%, khách đi vì công việc kinh doanh 22.5%, khách đi học tập, nghiên cứu là 18.3%, khách đi vì mục đích khác 10%

2.1.5.4. Thu nhập từ hoạt động du lịch.

Theo sở du lịch TP.HCM doanh thu từ hoạt động du lịch giao đoạn 2011 – 2015 như sau:

Bảng 2.5: Thống kê thu nhập du lịch TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015


NĂM

2011

2012

2013

2014

2015

Thu nhập từ du lịch

(Đv: Tỷ)

56.842

71.279

83.191

85.000

94.600

Tốc độ tăng trưởng (%)

-

25,30

17

2,17

11,30

(Nguồn: Sở du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2016)

Theo kết quả nghiên cứu của Sở du lịch TP.HCM (2014), cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách như sau (xem biểu đồ 2.2): chi thuê phòng lưu trú chiếm 30.5%,


chi ăn uống chiếm 23.1%, chi mua hàng hóa, đồ lưu niệm chiếm 18.3%, chi phí tham quan, hướng dẫn chiếm 11.5%, chi vui chơi giải trí chiếm 13.2%, chi khác chiếm 3,4% .

3%

13%

32%

13%

Lưu trú

Ẩn uống Mua sắm

18%

23%

Tham quan, hướng dẫn

Vui chơi giải trí

Chi phí khác

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi tiêu của du khách trong hoạt động du lịch

(Nguồn: Sở du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2017)


2.2. Thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế đến TP.HCM

2.2.1. Thực trạng hoạt động ẩm thực đường phố tại quận 1

2.2.1.1. Khái quát chung về quận 1

* Vị trí địa lý

Quận 1 là nằm ở trung tâm thành phố, nơi tập trung các hoạt động kinh tế chính trị của cả thành phố. Phía Bắc giáp quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè làm ranh giới và giáp quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới. Phía Đông giáp quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới. PhíaTây giáp quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới. Giống như các quận nội thành khác, quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển, hướng gió mát từ Cần Giờ về. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26 độ C, đây là khu vực thông thoáng, ẩm mát quanh năm.

* Hệ thống giao thông, đường phố

Nằm bên sông Sài Gòn, tiếp cận đầu mối giao thông đường thủy thông qua hai cảng là cảng Sài Gòn và Khánh Hội, thuận lợi cho việc thông thương với các nước trên thế giới bằng đường biển. Do nằm tại trung tâm thành phố nên hệ thống giao


thông quận 1 được thiết kế hợp lý để kết nối với các quận, huyện khác trong thành phố. Do hầu như các tuyến đường được quy hoạch từ thời Pháp nên các tuyến đường ở đây tương đối lớn với diện vỉa hè rộng như đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Lê Thánh Tôn, Lý Tử Trọng, Nam kỳ khởi nghĩa,… Để kết nối từ trung tâm thành phố với các quận huyện trong khu vực có các tuyến đường như kết nối với Chợ Lớn – quận 5 với tuyến đường Trần Hưng Đạo. Đi miền Đông, miền Tây bằng trục lộ chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai. Đi Tây Ninh và Campuchia và nối với Quốc lộ 1 bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám. Đi sân bay Tân Sơn Nhất có đường chính là Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đi ga Sài Gòn bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám. Ngoài ra trên thành phố còn nhiều tuyến đường khác kết nối giữa giữa các phường với nhau. Trên các tuyến đường này, các hoạt động kinh doanh diễn ra sôi nổi, tấp lập, đặc biệt là hoạt động kinh doanh ẩm thực.

* Kinh tế - xã hội.

Hiện nay quận bao gồm 10 phường (2017): Tân Định, Đa Kao, Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh, Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho (Cổng thông tin điện tử quận 1,2017)

Quận 1 được coi là trung tâm kinh tế lớn nhất của thành phố, nơi tập trung các tập nhiều ngành kinh tế quan trọng của cả nước. Theo thông tin của Cục Thống kê thành phố năm 2014 quận 1 thu ngân sách Nhà nước khoảng hơn 6.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng không ngừng qua các năm.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2015, dân số quận 1 khoảng 227.184 người, mật độ 29.467 người/km2, đứng hàng thứ 4 về mật độ dân số so với các quận huyện khác trong Thành phố. Trong đó người Kinh chiếm 89,3% và người Hoa chiếm 10,2%, các dân tộc khác chiếm 0,5% . Ngoài dân số sinh sống tại đây còn một bộ phận không nhỏ những người từ nơi khác đến làm việc hoặc thuê mặt bằng buôn bán. Chính điều này đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng từ các vùng miền trong cả nước và trên thế giới.

Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, quận 1 đang có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo với các công trình kiến trúc tiêu biểu cho nét đẹp xưa của thành phố như: Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh, Di tích Trụ Sở UBND Thành Phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Đức Bà, dinh Thống Nhất, Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, Công viên


Thảo Cầm Viên Sài Gòn, chợ Bến Thành, công viên Tao Đàn...và nhiều khu vui chơi giải trí cùng các trung tâm thương mại và các cao ốc hiện đại khác.

* Văn hóa ẩm thực

Tại quận 1, chúng ta có thể tìm thấ tất cả các món ăn từ các vùng miền Bắc – Trung – Nam của cả nước và có cả văn hóa ẩm thực của người nước ngoài

Như văn hóa ẩm thực Miền Bắc có bún chả nướng nổi tiếng ở TP.HCM hiện nay như bún chả Hoa Đông (Lý Tự Trọng), Bún Mộc Thanh Mai (14 Trương Định, Bến Thành), Miến lương Thanh Thảo, Bún Cá rô Đồng (235 Nguyễn Cư Trinh)… Miền trung có Bánh xèo, quảng của Quảng Nam, bún chả cá Nha Trang, bánh canh cá lóc của Quảng Trị… Miền Nam có gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi bưởi, gỏi xoài khô cá lóc, gỏi đu đủ, bún mắn, cháo cá…

Ngoài ra các món ăn truyền thống trong nước thì các món ăn nước ngoài xuất hiện khá nhiều tại đây như chè Thái, Xúc xích Đức, Moo Ping, Tôm Yam Koong, Xôi xoài, gỏi tôm mực của Thái Lan, susi của Nhật…Tất cả đã tạo nên một nền văn hóa ẩm thực độc đáo đang từng ngày đáp ứng nhu cầu ẩm thực cho một lượng lớn du khách trong và ngoài nước.

2.2.1.2. Thị trường khách du lịch quốc tế


16%

20%

Châu Á

30%

Châu Mỹ

34%

Châu Âu

Khác

Biều đồ 2.3: Cơ cấu khách du lịch quốc tế tại Quận 1

(Nguồn:Kết quả khảo sát 50 mẫu của tác giả năm 2017)

Ở khu vực quận 1 khách du lịch chủ yếu là khách đến từ khu vực Châu Mỹ như Mỹ, Canada chiếm 34%, 30% khách đến từ Châu Âu, 20% là khách Châu Á và 16% khách đến từ các khu vực khác (xem biểu đồ 2.3).


2.2.1.3. Các khu phố, điểm ẩm thực đường phố khách du lịch quốc tế

thường tới

* Khu phố đi bộ Bùi Viện

Đầu tiên chúng ta phải kể tới khu phố đi bộ Bùi Viện mà mọi người hay gọi là khu Phố Tây Bùi Viện bởi đây là nơi tập trung khách du lịch quốc tế khi đến TP.HCM. Phố Bùi Viện chỉ thật sự nhộn nhịp khi về đêm, tầm từ khoảng 8 giờ trở về khuya, hai bên đường bàn ghế san sát không còn chỗ trống, từ những quán ăn, những xe thức ăn lưu động đến những nhà hàng sang trọng bắt đầu thời điểm hoạt động chính trong ngày. Hoạt động kinh doanh ẩm thực đường phố tại đây diễn ra khá đơn giản. Qua quan sát thực tế cho thấy tất cả các hoạt động ẩm thực được diễn ra ngay tại vỉa hè, thậm chí là dưới lòng đường, bàn ghế ngồi cũng tương đối đơn giản, chủ yếu là ghế nhựa, tre thậm chỉ bàn và ghế là một. Nhiều điểm ăn uống, để tiết kiệm không gian, chủ quán chuẩn bị chiếu để du khách ngồi trực tiếm xuống vỉa hè.

Theo một số hộ kinh doanh tại đây cho biết, cứ đến tối khoảng 8h là khách du lịch từ khắp nơi trong thành phố tập trung tại đây trong đó chủ yếu là khách nước ngoài như Pháp, Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc và Châu Phi…. Nhưng đối tượng khách từ châu Âu, châu Mỹ vẫn là chủ yếu. Những món ăn họ thích cũng đơn giản, chủ yếu là đồ nướng như tôm, ốc, mực, chân gà nước và bánh mỳ và uống bia, chỉ cần một vài chai bia và ít đồ nướng là họ có thể ngồi cả buổi tối, nhiều khi bắp xào, ngô luộc, bánh bao, tàu hủ nóng cũng là sự lựa chọn của họ. Những quán ăn vỉa hè luôn là địa điểm mà khách nước ngoài lựa chọn khi đến đây. Ở đây có rất nhiều nhà hàng sang trọng, lịch sự thậm chí nhiều quán ăn cũng có khu vực bên trong nhà nhưng người nước ngoài, họ vẫn thích ngồi ở ngoài đường hơn, họ thích vừa được ăn, vừa được nói chuyện và vừa được ngắm sự nào nhiệt của đường phố”. Ngoài ra vào các buổi tối trong tuần thì còn có các hoạt động văn nghệ, càng tạo thêm sức hút cho khu phố.

* Bến Thành Street food Market

Thứ hai phải kể đến Bến Thành Street food Market. Tọa lạc ngay vị trí đắc địa ngay trung tâm, giao thông thuận lợi với khuôn viên rộng hơn 700m2 trên đường Thủ Khoa Huân. Chợ có không gian sạch sẽ, quản lý chặt chẽ về an toàn thực phẩm, thu hút khá nhiều thực khách trong và ngoài nước, đặc biệt là thực khách nước ngoài. Khu ẩm thực được phân chia theo sạp diện tích 2 - 16m2, chợ gồm nhiều phân khu: khu

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí