Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Nhtmcp Công Thương Việt Nam:



Mặc dù mỗi nước có đặc thù riêng, nhưng các nước ASEAN đã thực hiện một số giải pháp tương tự nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, cụ thể là “giảm thiểu sự can thiệp về chính trị” trong việc phân bổ tín dụng của hệ thống ngân hàng tạo ra hiệu quả tín dụng tối đa; xóa bỏ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp có quan hệ riêng với điều kiện tín dụng dễ dãi; xóa bỏ sự ràng buộc chặt chẽ giữa Chính phủ và các ngân hàng về quản trị, điều hành, kinh doanh tại các NHTM lớn; tăng cường vai trò độc lập trong việc thanh tra, giám sát các định chế tài chính; lọai bỏ triệt để tư duy cho rằng Chính phủ là người cho các ngân hàng vay cuối cùng và rằng Chính phủ không thể để các ngân hàng phá sản; tăng cường quản lý và nhận biết rủi ro đối với các NHTM trong lĩnh vực hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng nước ngoài; thực hiện chính sách tỷ giá theo cơ chế thị trường; khuyến khích và thúc đẩy thị trường vốn phát triển.

1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHTMCP Công thương Việt Nam:

Được tách ra từ NHNN Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và sau này là NHTMCP Công thương Việt Nam theo chế độ hạch toán toàn ngành (điều hành tập trung) nhưng thực sự quản lý vốn (phân tán) tại chi nhánh. Chi nhánh được xem là những tiền đồn, những pháo đài trong thời chiến (tồn tại của lịch sử) được giao kế hoạch thực hiện mọi nghiệp vụ mà HSC triển khai bất kể thế mạnh, thế yếu của địa phương.

Nay, ở tầm vĩ mô, hệ thống kế toán của Việt Nam (VAS) còn khoảng cách với hệ thống kế toán quốc tế (IAS) nên sớm muộn gì cũng phải được chỉnh sửa. Ngành ngân hàng Việt Nam đang tụt hậu so với khu vực và thế giới, đang được các tổ chức quốc tế lên phương án vực dậy.

Chương trình FTP có lẽ còn mới lạ đối với NHTMCP Công thương Việt Nam nhưng đã được các ngân hàng trên thế giới áp dụng thành công từ lâu rồi. Tuy nhiên, đây là vấn đề tài vụ nội bộ của hệ thống ngân hàng nên khó xâm nhập trực diện để công khai thông tin. Từ đầu thập niên 90 UOB của Singapore đã từng sang Việt Nam để chào bán mô hình thí điểm trong đào tạo chương trình FTP nhưng chi



phí khá đắc, chứng tỏ rằng họ đã áp dụng nên mới có mô hình đào tạo. Ngay trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

nước, BIDV cùng một số ngân hàng khác cũng đang áp dụng.

Nhưng có điều, trên thế giới, người ta thành lập chi nhánh ngân hàng độc lập gắn liền với HSC qua nét văn hóa doanh nghiệp và chính sách kinh doanh chung. Chi nhánh được cấp vốn, được tự chủ trong kinh doanh và về tài chính, chịu trách nhiệm với HSC về kết quả hoạt động. Như vậy, khi một chi nhánh bị thất thoát tài sản hay lỗ không tự khắc phục nổi, chỉ riêng cơ sở đó bị phá sản nếu ở mức độ vừa phải chưa đến mức kéo toàn đơn vị sụp đổ theo.

Giải pháp hoàn thiện việc ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 7 Thành phố Hồ Chí Minh - 5

Cơ chế FTP chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành và quản lý tài chính nội bộ của ngân hàng chưa ảnh hưởng ngay đến khách hàng nên ít thu hút sự quan tâm phân tích của xã hội. Nhưng với cơ chế phân định hiện nay, HSC tập trung điều hành tài vụ nhưng lại đẩy trách nhiệm đối với khách hàng về giao dịch viên trực tiếp tại chi nhánh. Điều này về lâu dài ảnh hưởng đến tinh thần, tác phong phục vụ của giao dịch viên. Và bài học rút ra cho ngân hàng Công thương ở đây là phải biết hài hoà lợi ích vật chất giữa HSC và cơ sở.

NHTMCP Công thương Việt Nam vừa khai trương hai chi nhánh hải ngoại đầu tiên tại Frankfurt và Berlin (Đức), tiếp thu thêm kinh nghiệm về quản trị ngân hàng lớn có hoạt động đa quốc gia.

Kết luận chương 1:

Chương 1 trình bày một số khái niệm và lý thuyết về cơ chế quản lý vốn tập trung, cách hạch toán thu nhập, chi phí được các nhà quản trị NHTM dùng trong quản lý Tài sản có-Tài sản nợ. Các nhà quản trị ngân hàng luôn tìm cách nâng cao chính sách quản lý nhằm tận dụng tối đa nguồn lợi nhuận, giảm thiểu chi phí. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của các NHTM để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động phức tạp như hiện nay, không những doanh nghiệp gặp khó khăn mà ngay cả hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc đặt ra các mục tiêu cụ thể và dựa trên đó để có chiến lược quản lý phù hợp, nâng cao hiệu quả cho từng khoản mục của cả Tài sản nợ lẫn Tài sản có là điều cấp thiết mà một nhà quản trị ngân hàng nói chung



và quản trị vốn nói riêng. Cơ sở lý thuyết ở chương 1 sẽ làm tiền đề để nghiên cứu thực trạng ở chương 2.



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 7 TP.HỒ CHÍ MINH‌

2.1 Giới thiệu tổng quan về NH TMCP Công thương Việt Nam:

□Tên doanh nghiệp: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL

BANK FOR INDUSTRY AND TRADE.

Tên viết tắt: VIETINBANK.

Địa chỉ : Số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 84.4. 3942 1030 Fax: 84.4. 3942 1032.

 Website: http://www.vietinbank.vn

Phương châm (slogan): Nâng giá trị cuộc sống.

Giấy phép thành lập: số 142/GP-NHNN do NHNN VN cấp ngày 03 tháng 07

năm 2009.

Giấy Chứng nhận đăng ký Kinh doanh số 0100111948 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 10/03/2011.

Vốn điều lệ hiện tại: đến 30 tháng 04 năm 2012 là 26.217.545.000.000 đồng.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.

Sau khi cổ phần hóa thành công năm 2008, Vietinbank trở thành NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Gần 24 năm xây dưng và phát triển, đến nay Vietinbank có mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 63 tỉnh thành trong cả nước, bao gồm 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm, 1.829 máy rút tiền tự động



(ATM). Ngoài ra, Vietinbank còn có 07 Công ty hạch toán độc lập là Công Ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công Ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác tài sản, Công ty Bảo hiểm, Công ty TNHH Quản lý quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; là thành viên sáng lập và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA; có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Ngân Hàng TMCP Công thương Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Vietinbank đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh; là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Với phương châm hoạt động: “Nâng giá trị cuộc sống”, hoạt động đa năng, cung cấp dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, Vietinbank đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

VietinBank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, nhận tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng khác.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh 7- NH TMCP Công thương Việt Nam:

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 7 TP Hồ Chí Minh là một trong 150 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam



VietinBank. Chi nhánh 7 TP Hồ Chí Minh có trụ sở chính đặt tại số 346-348-350 Bùi Hữu Nghĩa, P.2, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM. Mạng lưới của Chi nhánh 7 TP Hồ Chí Minh gồm 01 trụ sở chính, 06 Phòng giao dịch, 12 máy ATM.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, đổi mới phong cách giao dịch, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng (khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ điểm giao dịch nào thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ) đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động của Chi nhánh 7. Chi nhánh 7 trong nhiều năm qua đã phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng qua các năm tăng từ 20% đến 50%/năm.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, và sản phẩm dịch vụ của Vietinbank- Chi nhánh 7:

Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Chi nhánh 7 BAN GIÁM ĐỐC Khối kinh 1

Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Chi nhánh 7 BAN GIÁM ĐỐC Khối kinh 5

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank- Chi nhánh 7


BAN GIÁM ĐỐC


Khối kinh

doanh

Khối Quản

lý rủi ro

Khối Tác

Nghiệp

Khối Hỗ trợ

Phòng giao dịch



P. Khách hàng doanh

nghiệp

Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

Phòng Kế toán giao dịch

Phòng Tổ chức

hành chính


Phòng Tiền tệ kho quỹ

P. Khách hàng cá nhân

Tổ thông tin điện

toán

2.1.2.1 Chức năng của các bộ phận:

Ban Giám đốc: Hoạch định chiến lược đề ra các kế hoạch, chiến luợc kinh doanh của chi nhánh trong từng thời kỳ, ra các quyết định trong thẩm quyền và tham mưu cho Ban điều hành Hội sở.

Khối kinh doanh và khối dịch vụ: gồm các bộ phận nghiệp vụ trực tiếp kinh doanh, tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.



Khối quản lý rủi ro: gồm các bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng (Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp…).

Khối hỗ trợ: gồm các bộ phận nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý hành chính, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bảo vệ, tham mưu cho Ban Giám đốc.

Tổ Thông tin Điện toán: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tin học để phục vụ yêu cầu quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh, đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động chính xác, liên tục, thông suốt và an toàn.

2.1.2.2 Sản phẩm và dịch vụ:

Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Cho vay trung,

dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

Cho vay, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung. Thấu chi, cho vay tiêu dùng. Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu;

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán…

Thanh toán và Tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng xuất khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western



Union. Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh

nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả Kiều hối…

Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…). Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…). Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking.

Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; Tư vấn đầu tư và tài chính; Cho thuê tài chính; Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

Để hoàn thiện các dịch vụ hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:

Phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển công nghệ.

Phát triển kênh phân phối.

2.2 Tình hình thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) tại NH TMCP

Công thương Việt Nam và tại Chi nhánh 7 TP. HCM:

2.2.1 Cơ chế quản lý vốn trước đây:.

Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ gắn liền với hoạt động của VietinBank từ những ngày đầu mới tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và trải qua nhiều thay đổi theo yêu cầu kinh doanh thực tế:

Cơ chế lãi điều hoà chênh lệch cố định: Trước năm 2004, VietinBank thực hiện cơ chế lãi điều hoà dựa trên lãi suất bình quân vốn huy động thực tế tại chi nhánh cộng một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Cơ chế này tính lãi suất huy động trên địa

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí