Đặc Điểm Về Mối Quan Hệ Giữa Sản Xuất Và Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Lữ Hành.

hãng hàng không, tàu biển, ngân hàng phục vụ chủ yếu khách du lịch của công ty lữ hành. Và các công ty đó ầdn trở thành những tập đoàn kinh doanh du lịch có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường du lịch. Giai đoạn này các công ty lữ hành không còn đơn thuần là người bán, người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Từ đó có thể định nghĩa doanh nghiệp lữ hành như sau:

HUTECH

Doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Hãng lữ hành được xem là 1 tổ chức du lịch trung gian, 1 doanh nghiệp thực hiện chức năng tổ chức tham quan du lịch để bán hay đại lý bán các dịch vụ du lịch cho các nhà cung cấp bao gồm: cơ sở lưu trú, ăn, uống, vận chuyển tham quan, vui chơi, gảii trí.. Và do chính mình cung cấp các dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ vận chuyển…và các thông tin về chuyến lữ hành như: khí hậu, đặc điểm dân cư, giá cả, mua sắm…


1.2.3.2. Phân loại

Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô, phạm vi hoạt động và tính chất của sản phẩm, hình thức tổ chức, tư cách pháp nhân mà doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có các tên gọi khác nhau: hãng lữ hành, công ty lữ hành, đại lý lữ hành, công ty lữ hành quốc tế, công ty lữ hành nội địa. Sự khác nhau cơ bản giữa các doanh nghiệp lữ hành là: quy mô và địa bàn hoạt động, đối tượng khách, mức độ tiếp xúc với khách du lịch, và mức độ tiếp xúc với nhà cung cấp sản phẩm. Dựa trên những khác biệt đó biết phát huy ưu điểm sẽ tạo nên sự thành công trong kinh doanh du lịch.

1.3. Vai trò, đặc điểm của kinh doanh lữ hành

1.3.1. Vai trò của kinh doanh lữ hành

Đối với khách du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Hiện nay đi du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến, một nhu cầu thiết yếu với mọi người. Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên hơn, được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng không khí trong lành. Đi du ịlch, du khách đượ c mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hoá, xã hội cũng như lịch sử của đất nước. Doanh nghiệp lữ hành sẽ giúp khách hàng thoả mãn nhu cầu đó. Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch của họ.

HUTECH

Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch INBOUND tại công ty du lịch LOTUS TOURS - 4

Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất. Một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách. Một lợi ích không kém phần quan trọng là các doanh nghiệp lữ hành giúp cho khách du lịch cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó.

Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành cung cấp các nguồn khách lớn, đủ và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra với các doanh nghiệp lữ hành. Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo khuyếch trương của các doanh nghiệp lữ hành. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi khả năng tài chính còn hạn chế thì các mối quan hệ các doanh nghiệp lữ hành trên thế giới là phương pháp quảng cáo hữu hiệu thị trường du lịch quốc tế.

Đối với ngành Du lịch

Doanh nghiệp lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành Du lịch. Nó có vai trò thúcđẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch. Nếu mỗi doanh nghiệp lữ hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn ngành Du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Đối với doanh nghiệp khác

Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Và doanh nghiệp lữ hành cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành khác phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đối với cư dân địa phương

HUTECH

Khi lữ hành phát triển sẽ mở ra nhiều tuyến điểm du lịch, đặc biệt là các điểm đến các địa phương. Điều này sẽ giúp dân cư địa phương mở mang tầm hiểu biết, giúp họ có cơ hội kinh doanh và quan trọng hơn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở đây.


1.3.2. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành

Trước hết cần phải hiểu: Kinh doanh lữ hành (Tour operators bussiness) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương tìrnh này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện tổ chức các chương trình và hướng dẫn du lịch. Kinh doanh lữ hành là một loại hình kinh doanh dịch vụ. Vì vậy hoạt động kinh doanh lữ hành có các đăc trưng cơ bản sau:


1.3.2.1 Đặc điểm về sản phẩm lữ hành

Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống... của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ

hành là các chương trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng phần, khách hàng

phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chương trình du lịch trước khi đi du lịch.

HUTECH

Sản phẩm lữ hành không đồng nhất giữa các lần cung ứng do chất lượng dịch vụ cấu thành phụ thuộc vào tâm lý, trạng thái tình cảm của cả người phục vụ lẫn người cảm nhận. Mà các yếu tố đó thì lại thay đổi và chịu tác động của nhiều nhân tố trong những thời điểm khác nhau. Sản phẩm lữ hành bao gồm các hoạt động điễn ra trong cả một quá trình từ khi đón khách theo yêu cầu, cho đến khi khách trở lại điểm xuất phát gồm: Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi nhu cầu giải trí, tham quan. Và những hoạt động đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách chuyến đi như đi lại, ăn ở, an ninh...Không giống như ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm lữ hành không bảo quản, lưu kho, lưu bãi được và giá của sản phẩm lữ hành có tính linh động cao. Chương trình du lịch trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng trong kinh doanh lữ hành. Một chương trình du lịch trọn gói có thể được thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau.


1.3.2.2 Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét.

Ở các thời vụ khác nhau trong năm, nhu cầu của du khách cũng khác nhau. Chẳng hạn, vào mùa hè nhu cầu du lịch nghỉ biển tăng rất cao nhưng vào mùa đông thì ngược lại, vào mùa xuân nhu cầu du lịch lễ hội cũng tăng mạnh làm cho hoạt động kinh doanh lữ hành có tình thời vụ. Vì vậy, trong kinh doanh lữ hành đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm bắt được tính thời vụ nhằm có những biện pháp hạn chế tính thời vụ, duy trì nhịp độ phát triển đều đặn và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.


1.3.2.3 Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh lữ hành.

Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong c ùng một thời gian. Trong kinh doanh lữ hành, chúng ta chỉ tiến hành phục vụ khách dulịch khi có sự có mặt của khách trong quá trình phục vụ. Có thể xem khách hàng

là yếu tố “nguyên liệu đầu vào” trong quá trình kinh doanh lữ hành. Vì thế trong kinh doanh lữ hành sản phẩm không thể sản xuất trước. Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm lữ hành diễn ra trong cùng một không gian. Các sản phẩm lữ hành không thể vận chuyển mang đến tận nơi để phục vụ khách hàng. Khách hàng chỉ có thể thoả mãn nhu cầu khi vận động gặp gỡ. Như vậy, khách hàng là bộ phận tham gia trực tiếp không thể tách rời từ quá trình sản xuất.

Ngoài ra những đặc điểm trên, hoạt động kinh doanh lữ hành còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố tự nhiên, quỹ thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí cũng như phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy việc kinh doanh lữ hành rất dễ gặp rủi ro, nó đòi hỏi các công ty lữ hành phải có mối quan hệ rộng với các đối tác, các nhà cung ứng tin cậy có đội ngũ nhân viên lành nghề.


HUTECH

1.4. Sản phẩm kinh doanh lữ hành

1.4.1. Khái niệm sản phẩm lữ hành

Sản phẩm trong doanh nghiệp lữ hành là các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho du khách: Chương trình du lịch, dịch vụ cung cấp và tư vấn thông tin, đại lý du lịch...Các dịch vụ cấu thành nên sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành phần lớn được cung ứng từ các đối tác. Các hãng lữ hành sử dụng sản phẩm của hệ thống đó sản xuất ra các loại sản phẩm đặc trưng của mình nhằm cung ứng cho du khách trong hoàn cảnh không gian và thời gian xác đị nh. Căn cứ vào tính chất và nội dung của sản phẩm lữ hành có thể chia các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành ra làm ba nhóm cơ bản: Các dịch vụ trung gian, các chương trình du lịch trọn gói và các dịch vụ khác.


1.4.2. Hệ thống sản phẩm kinh doanh lữ hành

Sản phẩm của các dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất với khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản

phẩm của bản thân đại lý mà chỉ hoạt động như một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm: Đăng ký đặt chỗ và bán vé các loại phương tiện khác như: tàu thuỷ, đường sắt, ô tô, môi giới cho thuê xe và bán bảo hiểm, đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch, đăng ký đặt chỗ khách sạn và các dịch vụ môi giới trung gian khác

Các chương trình du lịch trọn gói: Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch. Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như những nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.

HUTECH

Các dịch vụ khác: Trong quá trình hoạt động các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình trở thành người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó, các công ty lữ hành lớn trên thế giới hoạt động hầu hết trên các lĩnh vực liên quan đến du lịch: kinh doanh khách sạn, nhà hàng, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh vân chuyển du lich, kinh doanh các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch.Các dịch vụ này thường là sự kết hợp và sự hợp tác, liên kết trong du lịch. Hệ thống sản phẩm của du lịch lữ hành càng phong phú thì hoạt động kinh doanh lữ hành càng phát triển. Tuy nhiên các doanh nghiệp lữ hành cần lưu ý rằng: Nhu cầu của khách hàng mang tính tổng hợp rất cao. Vì thế, doanh nghiệp muốn phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành thì phải đáp ứng nhu cầu đó bằng sự đa dạng tổng hợp của hệ thống sản phẩm. Song doanh nghiệp là người ký hợp đồng và đại diện bán cho nhà sản xuất trực tiếp. Nên để trách rủi ro và đảm bảo duy trì lâu dài, doanh nghiệp lữ hành cần lựa chọn nhà cung cấp, nhận làm đại lý cho các doanh nghiệp đang đáng tin cậy, có uy tín.

1.5 Qui trình tổ chức kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch

Chương trình du lịch là tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách.


1.5.1 Thiết kế và tính giá chương trình du lịch

1.5.1.1 Thiết kế tour

Thiết kế tour là một quá trình (process) chuyển hóa các yếu tố đầu vào, biến chúng thành đầu ra dưới dạng các chương trình du lịch trọn gói. Bên cạnh đó thiết kế tour phải đem lại sự thõa mãn nhu cầu của khách đi du lịch (mục đích của chuyến du lịch, thời gian du lịch, giá tour, chất lượng các dịch vụ trong tour) và đồng thời phải mang lại sự thành công cho HLH/Công ty du lich.

HUTECH

Quy trình thiết kế tour:

Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch

Để tạo được mối quan hệ giữa nội dung CTDL với nhu cầu của khách.Vì thị trường tổng thể rất lớn với những đặc tính khác nhau, sức mua khác nhau. Do đó để đáp ứng tất cả là điều rất khó nên cần có sự phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu và tiến hành khão sát điều tra bằng một số phương pháp như: nghiên cứu tài liệu, lấy thông tin gửi khách và các chuếyn du lịch làm quen (Famtrip), khảo sát trực tiếp – phỏng vấn, phát phiếu điều tra…

Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng

Để đảm bảo tính khả thi nên cần phải tạo ra mối liên kế giữa khả năng cung ứng nhu cầu du lịch và nội dung CTDL. Điển h ình là cần phải nghiên cứu nguồn tài nguyên (sự nổi tiếng, sự hấp dẫn, sức chứa của TNDL …) và khả năng sẳn sàng đón tiếp phục vụ du khách (cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, điều kiện về kinh tế, chính trị,…)

Bước 3: Đặt tên/ ý tưởng cho tour du lịch

Ý tưởng của tour thường là sự kết hợp giữa nhu cầu, sở thích của du khách và tài nguyên duịclh. Tên tour phải ngắn gọn và nêu bật được nội dung chương trình

Bước 4: Phân bổ thời gian du lịch

Quỹ thời gian khách có là bao nhiêu sau đó chúng ta có sự cân đối về thời gian và tài chính của khách với nội dung và chất lượng của CTDL không những đảm bảo giữa mục đích kinh doanh còn phải đáp ứng nhu cầu của du khách

Bước 5: Thiết lập lộ trình tham quan

Xây dựng lịch trình, lộ trình trong một không gian và thời gian cụ thể.Liệt kê những điểm tham quan chủ yếu và bắt buộc và liệt kê những hoạt động hằng ngày (ăn, ở, vui chơi giải trí)

Bước 6: Sử dụng phương tiện vận chuyển

HUTECH

Xác định khoảng cách di chuyển, xác định địa hình để lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến đểm dừng chân, mức độ an toàn, tiện lợi và mức giá phương tiện vận chuyển.

Bước 7: sử dụng cơ sở lưu trú ăn uống

Liệt kê những cơ sở lưu trú có thể sử dụng trong chương trình tour. Và thực hiện lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau: vị trí thứ hạng của cơ sở lưu trú, nhu cầu của khách, mức giá,…

Bước 8: Chi tiết hóa chương trình du lịch

Tên CTDL, nội dung CTDL, giá bán (bao gồm và không bao gồm

những dịch vụ gì) và những quy định của tour du lịch.


1.5.1.2 Tính giá tour

Giá thành của một CTDL là tất cả những chi phí trực tiếp mà DNLH phải chi trả để thực hiện chương trình. Chi phí cho một khách gọi là giá thành, chi phí cho cả đoàn gọi là tổng chi phí.

Chi phí cố định là chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đoàn. Loại chi phí này thường tính cho cả

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí