đoàn khách. Chi phí bếi n đổi là chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được qui định cho từng khách và gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt của từng khách.
Công thức tính giá thành cho một khách: z= vc + FC
Q
Tổng chi phí cho cả đoàn khách:
Z= z.Q=VC.Q + FC
Trong đó:
z: giá thành cho một khách
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp hoàn thiện quy trình tổ chức kinh doanh và thực hiện chương trình du lịch INBOUND tại công ty du lịch LOTUS TOURS - 2
- Căn Cứ Vào Các Dịch Vụ Cấu Thành Và M Ức Độ Phụ Thuộc Trong Tiêu Dùng
- Đặc Điểm Về Mối Quan Hệ Giữa Sản Xuất Và Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Lữ Hành.
- Và Kinh Doanh Mua Bán Hàng Hóa Và Dịch Vụ Kèm Theo Như Mua Bán Rượu Các Loại, Thuốc Lá, Massage, Gi Ặt Ủi...
- Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Kinh Doanh Và Thực Hiện Chương Trình Du Lịch Inbound Tại Công Ty Dl Lotus Tours
- Đánh Giá Hoạt Động Kinh Doanh Và Tổ Chức Chương Trình Du Lịch Inbound Tại Công Ty Dl Lotus Tours
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Z: tổng chi phí cho cả đoàn khách
HUTECH
Q: số thành viên trong đoàn FC: tổng chi phí cố định VC: Tổng chi phí biến đổi
Giá bán của một CTDL thường phụ thuộc vào: mức giá phổ biến trên thị trường, vai trò, vị thế thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường, mục đích của doanh nghiệp, giá thành của chương trình và thời vụ du lịch.
Công thức tính giá bán của CTDL:
G = z + Cb + Ck + P + T
Trong đó:
z: giá thành tính cho một khách
P: khoản lợi nhuận dành cho doanh nghiệp lữ hành
Cb: chi phí bán, gồm hoa hồng cho các đại lý, chi phí khuyếch trương
Ck: các chi phí khác: quàn lý, thiết kế CT… T: các khoản thuế
1.5.2 Tổ chức quảng bá và tiếp thị chương trình du lịch
1.5.2.1 Khái niệm
Xúc tiến hỗn hợp là quá trình kết hợp truyền thông trong kinh doanh chương trình du lịch, nhằm mục đích truyền tin về sản phẩm là các chương trình du lịch cho người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu. Hoạt động xúc tiến bao gồm: quảng cáo (advertising), tuyên truyền và quan hệ công chúng (publicity and public relations) thúc đẩy tiêu thụ (sales promotion), chào hàng trực tiếp (direct marketing). Để lựa chon một phương cách phù hợp còn phải xét đến các yếu tố sau: bản chất, đặc điểm của từng loại CTD, tính thời vụ, tình huống mà doanh nghiệp phải đối mặt, xác định vị trí của mình trên thị trường mục tiêu và ngân quỹ dành cho hoạt động này.
HUTECH
1.5.2.2 Hoạt động quảng cáo chương trình du lịch
Các hoạt động quảng cáo đều nhằm khơi dậy nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành. Các công ty thường áp dụng các hình thức sau: quảng cáo bằng ấn phẩm tập gấp, tập sách mỏng, áp phích, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, các hoạt động khuyếch trương bằng cách tham gia các hội chợ triễn lãm du lịch,… Ngoài ra còn mời các ngôi sao nghệ thuật, các nhân vật nổi tiếng, các nhà báo,
…thực hiện chuyến đi miễn phí theo các chương trình du lịch của doanh nghiệp để tạo uy tín hoặc gây tiếng vang cho một sản phẩm mới. Bởi lẽ quảng cáo truyền miệng là hình thức có tác động rất lớn đến hành vi của các khách du lịch tương lai, hình thức này còn gọi là các FAM trip/Tour. Hệin nay thì hình thức này được áp dụng khá nhiều các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và tốn kém hơn. Thật vậy, hình thức quảng cáo hữu hiệu nhất đối với sản phẩm CTDL chính là chất lượng của mỗi lần thực hiện đạt được sự thõa mãn cao của khách du lịch trên thị trường mục tiêu xây dựng được lòng trung thành của khách đối với sản phẩm doanh nghiệp.
1.5.2.3 Hoạt động tuyên truyền và quan hệ công chúng
Là việc tác động một cách gián tiếp nhằm khơi dậy nhu cầu du lịch hay làm tăng uy tín của doanh nghiệp lữ hành bằng cách đưa ra những thông tin về điểm, tuyến du lịch mới thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, và hình thức này thường có chi phí thấp hơn hình thức quảng cáo. Các Công ty thường áp dung như: xuất bản ấn phẩm, tổ chức sự kiện đặc biệt, tham gia vào hoạt động xã hội từ thiện,…
khuyến mại
1.5.2.4 Hoạt động khuyến khích, thúc đẩy tiêu thụ, khuyến mãi và
Hoạt động khuyến khích thúc đẩy tiêu thụ (người bán chương trình) là
HUTECH
việc sử dụng các biện pháp kích thích trực tiếp vào đội ngũ bán CTDL của các công ty như: tăng mức hoa hồng cơ bản, hoa hồng thưởng, tạo điều kiện thuận lơi hay chính sách ưu đãi cho nhân viên bán.
Hoạt động khuyến mãi là việc sử dụng các biện pháp, hình thức kích
thích trực tiếp vào khách du lịch như tặng quà, tham gia vào các cuộc thi, …
Chào bán chương trình du lịch trực tiếp là sử dụng các biện pháp, hình thức tiếp cận đến tận địa chỉ của khách du lịch như: gửi chương trình du lịch, giá của chương trình và thủ tục đăng kí qua đường bưu điện, điện thoại, truyền hình, …
1.5.3 Tổ chức thực hiện CTDL
Điều hành tour là toàn bộ những công việc từ chuẩn bị cho đến bố trí, điều
phối theo dõ, kiểm tra và tiến hành thực hiện chương trình cho du khách.
1.5.3.1 Chuẩn bị chương trình du lịch
Chuẩn bị các dịch vụ du lịch (lưu trú, ăn uống, vận chuyển, visa,
passport, bảo hiểm, tham quan, vui chơi giải trí,…)
Chuẩn bị hướng dẫn viên du lịch
Theo dõi, kiểm tra tình hình đặt chỗ
Sắp xếp, tổ chức, phục vụ khách du lịch
1.5.3.2 Thực hiện CTDL
Nhiệm vụ của bộ phần điều hành: sắp xếp, tổ chức các hoạt động đón tiếp trọng thể nếu có. Đồng thời theo dõi, kiểm tra đảm bảo các dịch vụ được cung cấp đầy đủ, đúng chủng loại, không thể để xãy ra tình trạng cắt xén hoặc thay đổi các dịch vụ trong chương trình du lịch. Nếu có những tình huống bất ngờ xãy ra như: mất hành lý, tai nạn, khách ốm,…điều hành cần phải xử lí kịp thời.
HUTECH
Nhiệm vụ của HDV là đón tiếp khách, hướng dẫn, phục vụ khách ăn, ở khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn tham quan, xử lý những tình huống bất ngờ xãy ra (khách mất hành lý, khách bệnh…), thanh toán hoặc ký xác nhận với các nhà cung cấp dịch vụ có trong chương trình và cuối cùng là tiễn khách.
1.5.3.3 Những hoạt động kết thúc CTDL
Nhiệm vụ của bộ phận điều hành: tổ chức liên hoan đưa tiễn khách (nếu có), xử lý các công việc còn tồn đọng cần giải quyết sau chương trình (mất hành lý, khách ốm,…), hạch toán chuyến du lịch.
Nhiệm vụ của HDV là thu các phiếu điều tra, báo cáo về chuyến du lịch (lưu trú, ăn uống, vận chuyển,…)gửi về phòng điều hành, nộp các chứng từ, hóa đơn về chi phí đã thực hiện trong chuyến đi và hạch toán chuyến đi.
Kết Luận Chương 1
HUTECH
Bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào nói chung và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói riêng đều có mục đích trong quá trình hoạt động kinh doanh, và suy cho cùng mục đích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành chính là lợi nhuận. Phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ cho phép doanh nghiệp thiết lập được hệ thống sản phẩm lữ hành có chất lượng, phong phú và đa dạng. Từ đó giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường khách hàng vững chắc để từ đó tối đa hoá được lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, hệ thống sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý còn là phương tiện điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững và duy trì sự tồn tại lâu dài. Và do đó những vấn đề được nêu lên ở Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài. Dựa vào những lý luận này để thực hiện nghiên cứu thực trạng của chính công ty lữ hành Lotus Tours được nêu lên trong chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH INBOUND TẠI CÔNG TY DU LỊCH LOTUS TOURS
2. 1. Khái quát chung về công ty du lịch Lotus Tours Giới thiệu về Công ty
Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG SEN
Tên giao dịch viết tắt: BONG SEN CORP
Trụ sở chính:
− Địa chỉ: 117 - 123 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM.
− Điện thoại: (84.8) 38294087 Fax: (84.8) 38246762
HUTECH
− Website: http://www.bongsencorporation.com Mã số thuế: 0303609880
Nơi mở tài khoản: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi Nhánh Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ: 230.000.000.000 đồng (Hai trăm ba mươi tỷ đồng)
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Bông Sen với tiền thân là Công ty cổ phần Khách sạn Bông sen, là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần từ tháng 1/2005 theo quyết định số 5739/Qđ- UB của Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM ngày 18/11/2004 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG SEN
Công ty cổ phần số 4103002997 do Sở Kế Hoạch & đầu Tư Tp. HCM cấp
ngày 27/12/2004 với số vốn điều lệ ban đầu là 130 tỷ đồng.
Ngày 28/04/2006, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Bông Sen;
Ngày 23/04/2007, Công ty chính thức trở thành công ty đại chúng;
Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên cùng với lòng nhiệt huyết và kiên quyết của lãnh đạo Công ty đã đưa Bông Sen ngày càng phát triển vững mạnh, chiếm được vị thế hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng khách sạn tại khu vực Hồ Chí Minh và Việt Nam. Cùng với đó là sự lớn mạnh về quy mô hoạt động và năng lực tài chính cụ thể: Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 130 tỷ đồng lên 172,250 tỷ đồng vào tháng 04/2007 và tăng vốn lên 230 tỷ đồng vào tháng 12/2008.
Tóm tắt quá trình tăng vốn:
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã thực hiện tăng vốn điều lệ công ty từ
130 tỷ đồng lên 230 tỷ đồng thông qua các đợt tăng vốn như sau:
Vốn điều lệ ban đầu khi thành lập (27/12/2004): 130.000.000.000 đồng.
Đợt 1: tháng 04/2007 tăng vốn lên: 172.250.000.000 đồng.
HUTECH
Thông qua việc phát hành cổ phần thưởng cho cổ đông theo tỉ lệ 5:1 và quyền mua cổ phần theo tỉ lệ 8:1 với tổng số cổ phần phát hành là: 422.500 cổ phần (mệnh giá 100.000 đồng/cp).
Đợt 2: tháng 12/2008 tăng vốn lên: 230.000.000.000 đồng. Thông qua việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông theo tỉ lệ 4:1 với tổng số cổ phiếu phát hành là: 5.775.000 cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/cp).
Công ty TNHH MTV DU LICH BÔNG SEN
Lotus Tours được thành lập vào năm 2001 và nhanh chóngởtrthành một thành viên uy tín của Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn với tốc độ tăng trưởng kinh doanh trung bình 19 % mỗi năm. Công ty du lịch Lotus Tours được quản lý, điều hành bởi Công Ty Cổ Phần Bông Sen.
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh du lịch
Với tiền thân là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được tiếp nhận kinh doanh khách sạn Bông Sen và Hương Sen, hoạt động chủ yếu là kinh doanh phòng ngủ thì đến nay công ty đã phát triển kinh doanh mở rộng sang nhiều lĩnh vực dịch vụ với những sản phẩm dịch vụ kinh doanh chính sau:
1. Kinh doanh khách s ạn:
Khách sạn Palace SaiGon: Số 56-66 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM
Website: www.palacesaigon.com
Có hệ thống dịch vụ nhà hàng, yến tiệc, hội nghị phong phú gồm: nhà hàng Lemongrass chuyên món ăn Vệi t Nam, nhà hàng Buffet Golden Palace; Calibre Charner, 4 phòng họp với sức chứa từ 15 đến 300 chỗ, và Dịch vụ sức khỏe, vui chơi giải trí, du lịch gồm spa, phòng gym, hồ bơi ngoài trời, bar Tầng thượng, quầy Tour Desk..
Khách sạn Bông Sen Sài Gòn: Số 117-123 Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM
Website: www.hotelbongsen.com
HUTECH
Là khách sạn theo phong cách boutique với 127 phòng tiện nghi theo tiêu chuẩn quốc tế, tọa lạc trên đường đồng Khởi, nơi mua sắm và du lịch sầm uất và sang trọng bậc nhất Sài Gòn; đặc biệt có nhà hàng Buffet Gánh là địa điểm quen thuộc của khách trong và ngoài nước
Khách sạn Bông Sen Annex: Số 61-63 Hai Bà Trưng, Qu ận 1, TP.HCM
Website: www.bongsenhotel2.com
Khách sạn đạt chuẩn quốc tế 2 sao với 57 phòng, trang trí ấm cúng, phong cách phục vụ chu đáo và thân thệin, là địa điểm lưu trú ưu thích của các du khách, thương nhân.
2. Kinh doanh nhà hàng: (với 12 nhà hàng: nhà hàng Vietnam House, nhà hàng Lemongrass, Nhà hàng Bier Garden; Nhà hàng bia Lion; Brodard - Gloria Jeans Coffees, nhà hàng Lemongrass l ầu 14 tại Palace; Nhà hàng café louge Calibre Channer; nhà hàng Golden Palace; Nhà hàng Buffet Gánh; nhà hàng Lotus Center, Green Leaf Café, nhà hàng C ỏ Nội.
3. Bánh kem: Với thương hiệu bánh Brodard nổi tiếng hơn 60 năm tại Sài Gòn,
chuyên cung c ấp các sản phẩm bánh ngọt mang đậm phong cách Pháp.
4. Dịch vụ vận chuyển và du lịch lữ hành: Cung cấp dịch vụ tour tại Việt Nam, Đông Nam Á và đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, cho th uê xe, làm thủ tục visa nhập cảnh…