Q1 | Nguồn vốn tự có được sử dụng chủ yếu trong đầu tư phát triển DLST? | 0 | 0 | 14,6 | 85,4 | 0 |
Q2 | Quy mô nguồn vốn tự có sử dụng trong đầu tư phát triển DLST là rất nhỏ? | 0 | 0 | 0 | 0 | 100 |
Q3 | Nhu cầu vay vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển DLST là rất cao? | 0 | 0 | 0 | 100 | 0 |
Q4 | Đầu tư phát triển DLST mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho người kinh doanh DLST? | 0 | 0 | 5,8 | 94,2 | 0 |
Q5 | Tài sản đảm bảo cho việc vay vốn luôn có giá trị cao? | 0 | 0 | 10,36 | 82,64 | 7 |
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, du lịch sinh thái mang lại lợi ích rất lớn cho người kinh doanh và vì vậy họ khao khát có được sự hỗ trợ tốt hơn về tài chính để tiếp tục khai thác. Vì thực tế cho thấy rằng, hiện nay người làm du lịch sinh thái tại Kiên Giang vẫn chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có với quy mô nhỏ của mình. Cụ thể: 85,4% đồng ý, 14,6% bình thường với nhận định “Nguồn vốn tự có được sử dụng chủ yếu trong đầu tư phát triển DLST”; 100% hoàn toàn đồng ý với nhận định “Quy mô nguồn vốn tự có sử dụng trong đầu tư phát triển DLST là rất nhỏ”; 100% đồng ý với nhận định “Nhu cầu vay vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển DLST là rất cao”; 94,2% đồng ý với nhận định “Đầu tư phát triển DLST mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho người kinh doanh DLST”; 7% hoàn toàn đồng ý; 82,64% đồng ý và 10,36% bình thường với nhận định “Tài sản đảm bảo cho việc vay vốn luôn có giá trị cao”. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Cấp Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Của Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Hoạt Động Cấp Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Của Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Địa Bàn Tỉnh Kiên Giang Giai Đoạn 2014 – 2016
- Tình Hình Nợ Xấu Của Hoạt Động Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bảng 4.5: Nợ Xấu Đối Với Các Khoản Cấp Tín Dụng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Đối Với Các Ngân Hàng Thương Mại Trên Địa Bàn Tỉnh Kiên Giang
- Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Kiên Giang - 10
- Punch, Keith (2005) Introduction To Social Research: Quantitative And Qualitative Approaches (2Nd Ed) London: Sage Publications
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC KINH DOANH DU LỊCH SINH THÁI
Qua khảo sát đối với các cá nhân kinh doanh DLST cho thấy họ hiện nay họ đang gặp khó khăn về vốn, rất cần nguồn vốn để đầu tư phát triển
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái
CÁC Ý KIẾN | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
F1: Nhận định của cá nhân/tổ chức kinh doanh DLST về những thuận lợi trong việc phát triển DLST tại Kiên Giang. | ||||||
Q1 | Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLST? | 0 | 3,58 | 60,15 | 35,27 | 0 |
Q2 | Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cho phát triển DLST? | 0 | 0 | 7,8 | 92,2 | 0 |
Q3 | Sức hút về địa danh Kiên Giang đối với du lịch tại là rất lớn? | 0 | 16,12 | 38,54 | 42,68 | 2,66 |
Q4 | Lượng du khách luôn ổn định? | 0 | 0 | 4,5 | 95,5 | 0 |
Q5 | Mức tiêu thụ sản phẩm DLST không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu và mùa vụ? | 0 | 87,46 | 6,52 | 6,02 | 0 |
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các nhà làm du lịch sinh thái tại Kiên Giang có cùng quan điểm với các cơ quan quản lý nhà nước. Họ đánh giá cao các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cũng như các điều kiện thuận lợi khác về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, sức hút về địa danh du lịch và lượng khách du lịch ổn định cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Cụ thể: 35,27% đồng ý, 60,15% bình thường với nhận định “Chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển DLST”; 92,2% đồng ý, 7,8% bình thường với nhận định “Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cho phát triển DLST”; 2,66% hoàn toàn đồng ý; 42,68% đồng ý, 38,54% bình thường với nhận định “Sức hút về địa danh Kiên Giang đối với du lịch tại là rất lớn”; 95,5% đồng ý, 4,5% bình thường với nhận định “Lượng du khách luôn ổn định”; 6,02% đồng ý và 87,46% không đồng ý với nhận định |
F2: Mô hình DLST phù hợp với Kiên Giang. | ||||||
Q1 | Phát triển mô hình DLST biển? | 0 | 0 | 0 | 100 | 0 |
Q2 | Phát triển mô hình DLST gắn với di tích lịch sử? | 0 | 0 | 25,6 | 74,4 | 0 |
Q3 | Phát triển mô hình DLST rừng thiên nhiên? | 0 | 70,3 | 29,7 | 0 | 0 |
Q4 | Phát triển mô hình DLST miệt vườn? | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Q5 | Phát triển mô hình DLST gắn với chữa bệnh? | 0 | 100 | 0 | 0 | 0 |
Q6 | Phát triển mô hình DLST thăm bản làng dân tộc? | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, xu hướng đầu tư phát triển mô hình du lịch sinh thái biển được các nhà làm du lịch quan tâm, đầu tư hơn cả. Cụ thể: 100% đồng ý “Phát triển mô hình DLST biển”; 74,4% đồng ý “Phát triển mô hình DLST gắn với di tích lịch sử”; 25,6% bình thường với nhận định “Phát triển mô hình DLST rừng thiên nhiên”. Như vậy, có thể xem du lịch sinh thái biển mô hình được ưu tiên đầu tư, kế đến là mô hình du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử và mô hình du lịch sinh thái rừng thiên nhiên. Các mô hình khác không được lựa chọn một phần là do không phù hợp với quy hoạch phát triển chung của vùng, một phần lợi ích kinh tế mang lại chưa tương xứng với nguồn vốn đầu tư. | ||||||
F3: Những khó khăn cho việc phát triển DLST tại Kiên Giang. | ||||||
Q1 | Khó khăn về nguồn vốn đầu tư? | 0 | 0 | 5,17 | 11,25 | 83,58 |
Khó khăn về nhân lực? | 0 | 100 | 0 | 0 | 0 | |
Q3 | Khó khăn về hạ tầng xã hội? | 0 | 21,36 | 48,63 | 30,01 | 0 |
Q4 | Khó khăn về chí phí dịch vụ? | 0 | 0 | 23,42 | 62,91 | 13,67 |
Q5 | Công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp với tốc độ phát triển DLST? | 0 | 28,14 | 67,32 | 4,54 | 0 |
Q6 | Phát triển DLST có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường? | 0 | 0 | 38,42 | 21,74 | 39,84 |
Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy, các đối tượng kinh doanh du lịch sinh thái đối diện với rất nhiều khó khăn, mà trước tiên là khó khăn về nguồn vốn. Cụ thể: 83,58% hoàn toàn đồng ý, 11,25% đồng ý với nhận định “Khó khăn về nguồn vốn đầu tư”; 100% không đồng ý với nhận định “Khó khăn về nhân lực”; 30,01% đồng ý, 48,63% bình thường và 21,36% không đồng ý với nhận định “Khó khăn về hạ tầng xã hội”; 13,67% hoàn toàn đồng ý, 62,91% đồng ý và 23,42% bình thường với nhận định “Khó khăn về chí phí dịch vụ”. Kế đến là các vấn đề về hạ tầng cũng như chi phí, giá cả dịch vụ cũng là nỗi lo của các nhà làm du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Bên cạnh đó, các nhà làm du lịch sinh thái cũng còn lo ngại về những hạn chế khác sẽ phát sinh khi phát triển du lịch sinh thái tại Kiên Giang. Cụ thể: 28,14% không đồng ý, 67,32% bình thường, 4,54% đồng ý với nhận định “Công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp với tốc độ phát triển DLST”; 39,84% hoàn toàn đồng ý, 21,74% đồng ý với nhận định “Phát triển DLST có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường”. Như vậy, bên cạnh những lo ngại về nguồn vốn đầu tư, nhân lực… các nhà làm du lịch sinh thái cũng cho rằng cần phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề giao thông và điện nước, quản lý nhà nước về du lịch cần được quan tâm phát triển đồng bộ. Ngoài ra, vấn đề thu hẹp diện tích mặt nước, mặt đất dẫn đến ngập úng khi phát triển hạ tầng giao thông dẫn đến ô nhiễm môi trường cũng làm cho các nhà làm du lịch sinh thái lo ngại. |
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP
5.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020
5.1.1. Cơ sở đề xuất mục tiêu
Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Dự báo tình hình thị trường khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và nhu cầu dòng khách nội địa khi nền kinh tế nước ta ổn định, phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Căn cứ vào vị trí của du lịch tỉnh Kiên Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng du lịch trọng điểm của Phía Nam.
Dựa vào tiềm năng tài nguyên DLST và nhân văn, vị trí địa lý kinh tế, định hướng phát triển của các trung tâm du lịch lớn trong vùng như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, các khu vực phụ cận và xu hướng phát triển du lịch của các nước trong khu vực ASEAN.
Căn cứ vào xu thế và nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế đối với tiềm năng DLST ở tỉnh Kiên Giang, các dự án đầu tư về du lịch trong thời gian qua đã được cấp phép và các dự án đã thống nhất cho chủ trương đầu tư, các dự án đang kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực du lịch tại tỉnh Kiên Giang.
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ 2016 – 2020 trong đó du lịch và dịch vụ được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Căn cứ vào hiện trạng mức độ tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đến tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, hiện trạng và xu thế phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
Dựa vào những căn cứ trên, dự báo về phát triển DLST ở tỉnh Kiên Giang được tính theo hai phương án sau:
+ Phương án I (phương án trung bình):
Phương án này được tính trên cơ sở tốc độ phát triển như hiện nay của ngành du lịch có dựa trên định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển du lịch của cả nước. Đây là phương án chính để đưa ra các số liệu dự báo phát triển DLST của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. Tuy nhiên, phương án này cần có sự đầu tư tương đối đồng bộ trên các lĩnh vực nhằm tạo cơ sở thực hiện phương án cao [18].
+ Phương án II (phương án cao):
Phương án này được tính toán với các chỉ tiêu phát triển cao hơn hiện nay. Phương án này có khả năng đạt được trong điều kiện mối quan hệ quốc tế thuận lợi, nền kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định, khả năng đảm bảo cho việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành. Đặc biệt là sự đầu tư cho các khu vui chơi giải trí có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch nghĩ dưỡng, DLST biển,…trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Nghiên cứu hai phương án trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025 phương án I sẽ đạt được một cách thuận lợi. Song như vậy tốc độ tăng trưởng của du lịch ở tỉnh Kiên Giang sẽ chậm và gặp rất nhiều khó khăn trong hội nhập kinh tế. Ở phương án II đáp ứng được mong muốn của địa phương, đưa tốc độ phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đi nhanh hơn một bước làm động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh.
Phương án II sẽ là phương án tiến tới và khả năng thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Phương án II là rất phù hợp vừa đáp ứng với quy hoạch phát triển chung của ngành du lịch, vừa đáp ứng với khả năng kinh tế của tỉnh và với các dự báo du lịch trong những năm tới. Từ phương án này làm cơ sở chỉ đạo cho các phương hướng phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng ở tỉnh Kiên Giang trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là sáng tạo, hợp quy luật tự nhiên và thực tế tại Kiên Giang [18].
5.1.2. Các mục tiêu
+ Mục tiêu thị trường:
Xác định thị trường là vấn đề quan trọng trong kinh doanh. Trước mắt và lâu dài đều phải coi trọng cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được nâng lên nhiều. Tuy nhiên, loại hình du lịch nhất là DLST vẫn còn chưa theo kịp. Do đó, trước mắt những năm đầu du lịch trong nước vẫn đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch quốc tế.
Thị trường du lịch trong nước: Chú trọng đến thị trường khách du lịch thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL, tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng, Vươn ra thị trường các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc [18].
Thị trường quốc tế: Hướng ra thị trường các nước Pháp, Đức, canada, Úc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các tổ chức môi trường thế giới và các nước trong khu vực ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và việt Kiều định cư ở một số nước như Mỹ, Úc, canada, Pháp, Đức… [18]
+ Mục tiêu lượng khách:
Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong những năm tới khi đời sống, kinh tế – xã hội được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân sẽ tăng nhanh. Việc dự đoán số khách du lịch có liên quan nhiều đến vấn đề xây dựng mới, nâng cấp, tăng số lượng phòng khách trong các khách sạn đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế; nhu cầu về cán bộ quản lý, lực lượng lao động và các tổ chức liên quan trong việc phục vụ khách du lịch; căn cứ vào nhu cầu tham quan DLST của các nước trên thế giới, căn cứ vào tinh hình khách du lịch đến Kiên Giang trong những năm qua, những nhân tố thuận lợi khó khăn, các dự án trong toàn tỉnh đầu tư phát triển các khu DLST; mặt khác khi điều kiện kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp hoàn thiện cho phép rút ngắn thời gian đi lại và đón khách du lịch trong và ngoài nước với số lượng lớn thì có thể dự đoán khách du lịch trong thời gian tới như sau [18]:
Bảng 5.1: Mục tiêu lượng khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
ĐVT:Ngàn người
Loại khách | Hạng mục | Năm | ||||||
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
PA I | Quốc tế | Tổng số lượng khách | 46 | 85 | 116 | 198 | 230 | 295 |
Ngày lưu trú | 1,52 | 1,96 | 2,03 | 2,89 | 2,89 | 3,01 | ||
Tổng số ngày khách | 69,92 | 166,6 | 235,48 | 572.22 | 664.7 | 887.95 | ||
Nội địa | Tổng số lượng khách | 598 | 670 | 760 | 985 | 1.689 | 2.394 | |
Ngày lưu trú | 2,15 | 2,15 | 2,15 | 2,32 | 2,32 | 2,41 | ||
Tổng số ngày khách | 1.285,7 | 1.440,5 | 1.634 | 2.285,2 | 3.918,48 | 5.769,54 | ||
PA II | Quốc tế | Tổng số lượng khách | 86 | 124 | 183 | 246 | 328 | 450 |
Ngày lưu trú | 1,52 | 1,96 | 2,03 | 2,89 | 2,89 | 3,01 | ||
Tổng số ngày khách | 130.72 | 243.04 | 371.49 | 710.94 | 947.92 | 1.354,5 | ||
Nội địa | Tổng số lượng khách | 657 | 762 | 845 | 968 | 1,569 | 2,625 | |
Ngày lưu trú | 2,15 | 2,15 | 2,15 | 2,32 | 2,32 | 2,41 | ||
Tổng số ngày khách | 1.412,55 | 1.638,3 | 1.816,75 | 2.245,76 | 3.640,08 | 6.326,25 |
Nguồn: Sở Du lịch Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang [18]
Số lượng khách quốc tế hiện nay còn ít, do ảnh hưởng việc đầu tư khai thác tiềm năng du lịch chưa đúng mức; nhiều chủ trương, chính sách làm các nhà đầu tư trong nước và quốc tế không mạnh dạn đầu tư…tuy nhiên trong những năm tới có thể tận dụng mối quan hệ sẵn có với các đơn vị trong nước và quốc tế như liên doanh với Sài Gòn tourist và khai thác du lịch tàu biển đến các nước Thái Lan, Campuchia, Malaysia sẽ tạo ra được nguồn khách quốc tế thường xuyên. Đối với khách trong nước nếu chú ý khai thác tốt sản phẩm du lịch bổ trợ cho DLST như: Du lịch lễ hội, du lịch mua sắm, du lịch về nguồn thì tốc độ tăng trưởng các năm sắp tới sẽ cao hơn, Song thời gian lưu trú của khách du lịch sẽ tăng lên do tính chất phục vụ tốt và việc khai thác ngày càng nhiều các điểm, tuyến du lịch.