Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vũng Tàu - 5


Vietcombank Vũng Tàu đóng vai trò chủ đạo với gần 40% thị phần (2009-2011) trong thanh toán L/C nhập khẩu trên địa bàn, càng khẳng định ưu thế của Vietcombank Vũng Tàu trong thanh toán XNK, nhất là các L/C NK có trị giá lớn phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh ở địa phương.

Nghiệp vụ thanh toán hàng nhập bằng L/C tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp mũi nhọn như Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro, Công ty kinh doanh các sản phẩm khí, Công ty dịch vụ du lịch dầu khí Vũng Tàu (OSC Vũng Tàu), Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC)… Doanh số thanh toán nhập khẩu của họ tăng đều qua các năm, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế địa phương. Mặt hạn chế là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tiếp cận nhiều phương thức thanh toán này, trong khi số lượng doanh nghiệp này không ngừng tăng lên.

Doanh số L/C xuất tăng cao, năm 2011 tăng 154.64% so với năm 2009 và tăng 110.21% so với năm 2010. Doanh số L/C nhập cũng tăng, năm 2010 tăng 22% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 7.87% so với năm 2010. So với các chi nhánh khác cùng hệ thống, Vietcombank Vũng tàu nằm trong 03 đơn vị dẫn đầu về doanh số thanh toán L/C.

Việc phân tích doanh số và thị phần L/C XNK của chi nhánh từ năm 2009 đến 2011 cho thấy: Vietcombank Vũng Tàu có xu hướng phát triển mạnh trong thanh toán tín dụng chứng từ theo xu hướng của thế giới, biểu hiện ở doanh số tăng đều qua các năm và giữ được thị phần tăng ổn định so với các NHTM khác trên địa bàn.

2.4.3 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán L/C tại Vietcombank Vũng Tàu.

Mỗi ngân hàng đều có những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng, và dựa vào đó đề ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vũng Tàu.

Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán tín dụng chứng từ: cho thấy sự gia tăng về doanh số thanh toán tín dụng chứng từ.

Tỉ trọng doanh số/ số món thanh toán tín dụng chứng từ so với doanh số/ số món thanh toán quốc tế: cho thấy phương thức thanh toán nào được sử dụng nhiều nhất.

Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C: khi cung ứng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng thu các loại phí liên quan. Phí thu được càng cao thì hiệu quả hoạt động của thanh toán L/C càng lớn, làm tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Với doanh số thanh toán L/C khá cao trong tổng doanh số thanh toán XNK tại chi nhánh, nguồn thu từ hoạt động thanh toán L/C tương đối lớn nhờ nhiều khoản phí liên quan như phí mở L/C, phí xác nhận L/C, phí tu chỉnh L/C, phí thông báo L/C, phí thanh toán L/C, điện phí, lãi chiết khấu chứng từ…

Bảng 2.12: Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C XNK của Vietcombank và các NHTM khác trên địa bàn tỉnh năm 2009-2011

(Đơn vị: tỷ đồng)

NGÂN HÀNG

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

NH TMCP Ngoại Thương

5.5

5.6

5.8

NH TMCP Công Thương

3.5

3.7

4.0

NH Đầu tư và PT

2.1

2.5

2.6

NH Nông Nghiệp

0.3

0.5

0.6

NH Đại Dương

1.5

1.9

2.0

NH Quân Đội

0.9

1.1

1.2

NH TMCP Hàng Hải

3.2

3.8

3.7

NH TMCP Á Châu

1.9

2.0

2.2

NH Sacombank

1.7

1.8

1.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vũng Tàu - 5

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2009-2011)

Là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trên địa bàn, thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank Vũng Tàu tăng đều qua các năm, từ 5.5 tỷ đồng năm 2009 đến 5.8 tỷ đồng năm 2011. So với các NHTM Nhà nước khác trên địa bàn thì Vietcombank Vũng Tàu dẫn đầu, kế đến Ngân hàng Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, đều có thu nhập từ 2 đến 4 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Hàng hải nhờ thu hút được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hải sản trên địa bàn cùng với việc áp dụng mức phí cao nên thu nhập từ nghiệp vụ L/C khá cao. Ngân hàng Đại dương tuy ra đời sau nhưng nhờ Liên doanh Việt Nga - Vietsovpetro và các công ty trực thuộc Tập đoàn dầu khí tập trung về ngân hàng này, thu nhập của họ cũng khá cao so với các NHTM cổ phần còn lại.

Bảng 2.13: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C trong tổng lợi nhuận của Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Lợi nhuận đã trích DPRR

180.50

185.20

210.51

Tổng thu dịch vụ

20.50

21.20

22.60

Trong đó: Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C

5.50

5.60

5.80

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C/ tổng thu dịch vụ.

26.83%

26.42%

25.66%

Tỷ trọng thu dịch vụ/Lợi nhuận đã trích DPRR

11.39%

11.16%

10.76%

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán LC /Lợi nhuận đã trích DPRR.

3.05%

3.02%

2.76%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011)

Tỷ trọng thu nhập từ thanh toán L/C so với tổng thu dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao với hơn 25%. Còn nếu so với lợi nhuận đã trích DPRR thì thu nhập từ thanh toán L/C chiếm tỷ lệ thấp, năm 2009 chỉ bằng 3.05%, năm 2010 với 3.02% và năm 2011 là 2.76%.

Các phân tích trên cho thấy:

Trong cơ cấu lợi nhuận hàng năm của chi nhánh, thu dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, chưa đạt đến 30%, cho thấy thu dịch vụ vẫn chưa tương xứng tiềm năng, đặc biệt là thu dịch vụ thanh toán L/C chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng thu dịch vụ và lại không ổn định.

2.4.4 Tương quan so sánh giữa Vietcombank Vũng Tàu với các đối thủ cạnh tranh về thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

2.4.4.1 Đánh giá thực trạng về khả năng cạnh tranh của Vietcombank Vũng Tàu trên địa bàn.

(1) Vị trí địa lý của chi nhánh và các PGD so với các đối thủ.

Vị trí địa lý của chi nhánh và các Phòng giao dịch.

Vietcombank Vũng Tàu hiện có 01 trụ sở chính, 01 quỹ tiết kiệm và 02 phòng giao dịch đặt tại trung tâm Thành phố Vũng Tàu (diện tích 140kmvới dân số khoảng 300.000 người), 01 phòng giao dịch ở Thành phố Bà Rịa và 01 phòng giao dịch ở thị trấn Phú Mỹ - huyện Tân Thành.

Trụ sở chính của Chi Nhánh (27 Trần Hưng Đạo, phường 1, Thành phố Vũng Tàu) nằm ngay trên trục đuờng chính của Thành phố Vũng Tàu, xung quanh chi nhánh là trụ sở chính và phòng giao dịch của các NHTM khác. Trụ sở của chi nhánh đã được xây dựng từ năm 1982 nên đã xuống cấp, chật hẹp và quá tải trong khi trụ sở chính của các đối thủ mới được xây dựng hoặc chỉnh trang lại nên rộng rãi và khang trang hơn.

- Phòng giao dịch số 1 đặt tại 30 Phạm Hồng Thái, Phường 07, Thành phố Vũng Tàu: có lợi thế nằm gần Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro, cách khoảng 200 – 300m. Tuy nhiên, diện tích của phòng giao dịch nhỏ và vị trí bị khuất so với mặt tiền đường nên khó nhìn thấy.

- Phòng giao dịch Lê Lợi: được đưa vào hoạt động từ tháng 8 năm 2010, diện tích rộng rãi, cơ sở mới, khang trang, dễ nhìn thấy, nằm trên trục đường chính của Thành phố Vũng Tàu nên thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.

- Phòng giao dịch số 2: đặt tại 01 Lý Thường Kiệt - Thành phố Bà Rịa. Đây là vị trí trung tâm của Thành phố Bà Rịa, trong tương lai tập hợp toàn bộ các đơn vị hành chính của tỉnh.

- Phòng giao dịch số 3 đặt tại trung tâm thương mại Tân Thành, thị trấn Phú Mỹ: Phòng đặt ở vị trí đẹp, gần chợ, khu công nghiệp, Ủy ban, trung tâm thương mại. Phần lớn Khu công nghiệp của tỉnh tập trung ở khu vực này là một lợi thế. Tuy nhiên, cấp độ phòng giao dịch chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong khi các NH khác đã mở chi nhánh tại địa bàn này.

So sánh với các đối thủ

Tính đến 31/12/2011, trên toàn Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có mặt hơn 40 Ngân hàng thương mại với hơn 100 điểm giao dịch, hầu hết trụ sở, văn phòng đều ở vị trí rất đẹp, cơ sở bề thế, hiện đại, rộng rãi. Mạng lưới 01 chi nhánh và 04 phòng giao dịch của Vietcombank Vũng Tàu là quá mỏng, cơ sở làm việc hầu hết chật, hẹp, cũ kỹ, không tương xứng với thương hiệu và không đạt yêu cầu phục vụ khách hàng hiện tại, chưa kể đến thu hút thêm khách hàng mới. Đây không chỉ là tình trạng riêng của Vietcombank Vũng Tàu, mà còn là tình trạng phổ biến của hầu hết các chi nhánh Vietcombank so với các NH thương mại khác.

(2) Các kênh phân phối sản phẩm

Hiện nay, Vietcombank Vũng Tàu vẫn sử dụng kênh phân phối sản phẩm truyền thống là bán hàng trực tiếp cũng như các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Việc bán hàng cũng chưa chủ động tiếp cận khách hàng.

Hoạt động marketing, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa chuyên nghiệp và có hệ thống, chủ yếu chỉ là giới thiệu với khách hàng cũ, khách quen, chưa chủ động tìm kiếm khách mới. Các tờ rơi quảng cáo về sản phẩm dịch vụ của chi nhánh chỉ được đặt tại quầy giao dịch mà chưa trao tận tay khách hàng trong khi các NH khác phát tờ rơi quảng cáo đến tận hộ gia đình, gửi tin nhắn đến các từng khách hàng. Chi nhánh có lợi thế là tập trung lượng lớn tài khoản đơn vị kinh tế và cá nhân với mạng lưới ATM khá dày, phân bố đều trên địa bàn, thuận lợi cho khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, mạng lưới phòng

giao dịch của chi nhánh còn ít và thưa, chỉ hoạt động trong giờ hành chính. Chi nhánh chỉ mới thu chi tiền mặt tại một vài đơn vị lớn, chưa thực hiện đối với khách hàng cá nhân.

Kênh thanh toán điện tử VCB i-banking được rất nhiều khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao. Tuy nhiên các đối tác kết nối thanh toán còn ít, cần mở rộng hơn.

(3) Đánh giá tương quan so sánh giữa Vietcombank Vũng Tàu với các đối thủ cạnh tranh

+ Lợi thế phát triển:

Theo đánh giá của nhiều khách hàng tổ chức và cá nhân trên địa bàn, thương hiệu Vietcombank có những lợi thế sau:

- Được đánh giá là thương hiệu mạnh, có uy tín, an toàn được khách hàng tin tưởng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

- Cán bộ xử lý nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn so với các ngân hàng khác.

- Công nghệ Vietcombank được nhiều người công nhận là hiện đại, cung ứng nhiều tiện ích cho khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực thanh toán trong và ngoài nước, lĩnh vực thẻ, SMS banking, i-banking, VCB money...

- Mạng lưới ATM khá dày và phân bố đều trên địa bàn tỉnh, tập trung ở những khu dân cư, khu công nghiệp, mua sắm,…. tạo thuận lợi cho việc rút và chuyển tiền nên thu hút được nhiều khách hàng giao dịch.

- Nhiều doanh nghiệp lớn truyền thống nên có thể cung ứng được nhiều dịch vụ ngân hàng để phát triển cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân (thẻ, tiền gửi, thanh toán quốc tế, tín dụng,…)

- Nguồn vốn dồi dào, chi phí thấp, tính cam kết cao: Đáp ứng được nhu cầu tín dụng và ngoại tệ thanh toán quốc tế của khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về vốn và ngoại tệ. Lãi suất cho

vay khá cạnh tranh (doanh nghiệp: 13.5-15.5%, cá nhân: 10-15%), đặc biệt hiện nay khi lãi suất các ngân hàng cổ phần rất cao, trung bình 15-20%.

Dù hầu hết doanh nghiệp và cá nhân đều thừa nhận công nghệ hiện đại, tính chuyên nghiệp và thương hiệu của Vietcombank song thị phần của chi nhánh vẫn bị san sẻ khá nhiều cho các NHTM khác do vướng mắc về cơ chế khiến Vietcombank Vũng Tàu khó xử lý như lãi suất vượt trần, tỷ giá, mua bán ngoại tệ vượt biên độ... Thị phần khách hàng doanh nghiệp giảm sút mạnh, khách hàng cá nhân vẫn tăng trưởng tốt, lượng khách giao dịch tại chi nhánh vẫn vượt trội so với các ngân hàng khác, tuy về lâu dài nếu không cải tiến hình thức cùng những vướng mắc về lãi suất, sẽ có nguy cơ mất khách hàng cá nhân.

+ Các mặt nghiệp vụ:

Về huy động vốn:

- Chỉ đạo hậu thuẫn từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã làm dịch chuyển một lượng vốn lớn theo các doanh nghiệp dầu khí sang Ngân hàng Đại dương. Thị phần huy động vốn quy VND tại chi nhánh giảm liên tục. Năm 2009 giảm 45,24%, năm 2010 giảm 19,48% và năm 2011 giảm 11,64%. Tính đến 31/12/2011, tổng vốn huy động quy VND của Vietcombank Vũng Tàu chiếm 24.30% thị phần toàn địa bàn và chiếm 33% trong tổng số 04 NHTMCP có gốc Nhà nước.

- Bên cạnh sự sụt giảm của nguồn vốn doanh nghiệp, vốn huy động từ dân cư tại Chi nhánh khá ổn định và tăng đều qua các năm. So với các NHTM khác cùng địa bàn, thị phần huy động vốn từ dân cư tăng từ 6.5% năm 2009 lên 8.4% năm 2010.

Về tín dụng:

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp nặng với nhiều ngành mũi nhọn như công nghiệp chế biến dầu, khí,

cảng biển, luyện thép, điện.... Cho vay dự án nhiều vốn là thế mạnh của Vietcombank Vũng Tàu, chiếm tỷ lệ 76% trong tổng dư nợ cho các doanh nghiệp lớn về dầu khí, thép, điện, sản xuất vật liệu xây dựng, hạ tầng, điện nước.... Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay thể nhân chỉ chiếm 24% trên tổng dư nợ. Dù tín dụng cá nhân và tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được chi nhánh đẩy mạnh trong những năm gần đây, số khách hàng và hồ sơ vay vốn được giải quyết hàng tháng luôn rất lớn nhưng tỷ trọng dư nợ tăng lên không đáng kể so với dự án lớn của các ngành công nghiệp nặng.

Về thanh toán:

Thanh toán nội địa

Hiện nay, chi nhánh đang quản lý 99,718 tài khoản cá nhân có số dư 862 tỷ đồng không kỳ hạn và 1,298 tỷ đồng có kỳ hạn và tiết kiệm; 1,500 tài khoản của tổ chức kinh tế với số dư 5,185 tỷ đồng (số liệu đến 31/12/2011), trong đó có 185 doanh nghiệp nhà nước, 165 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 960 Công ty trách nhiệm hữu hạn, 130 doanh nghiệp tư nhân,...

Doanh số thanh toán của tổ chức kinh tế chiếm 80% tổng doanh số thanh toán. Dịch vụ thanh toán trong nước của Vietcombank nói chung được khách hàng đánh giá rất cao nhờ công nghệ hiện đại, tính nhanh chóng, tiện lợi...

Thanh toán quốc tế

- Hàng tháng Chi nhánh thực hiện khoảng 350 giao dịch chuyển tiền đi nước ngoài của khách hàng cá nhân, trong đó chủ yếu của chuyên gia Nga chuyển về cho thân nhân (năm 2011 đạt khoảng 15 triệu USD) và chuyển tiền cho du học sinh (đat 1 triệu USD năm 2011)

- Hiện có khoảng 70 đơn vị kinh tế thường xuyên thanh toán XNK qua Chi nhánh, chủ yếu là các Doanh nghiệp dầu khí và thủy hải sản.

+ Quan hệ với khách hàng VIP:

Tiêu chí xác định khách hàng VIP ở từng ngân hàng rất khác nhau nên khó đánh giá. Hầu hết các NHTMCP trên địa bàn rất ít khách nên đa phần khách hàng được chăm sóc tận tình hơn khi đến với Vietcombank. Khách hàng chỉ cần có số dư tiền gửi 1-2 tỷ đồng /đơn vị đã được các NHTMCP đưa đón, phục vụ thu, chi tiền tại nhà, quà tặng... nhưng với Vietcombank Vũng Tàu thì không thể làm tương tự khi có rất nhiều khách hàng đạt tiêu chí này.

2.4.4.2 Các mặt hạn chế.

(1) Thực trạng chăm sóc khách hàng của chi nhánh:

Công tác chăm sóc khách hàng tại chi nhánh hiện còn một số tồn tại sau:

Mang tính ngẫu hứng, chưa nhất quán, chuyên nghiệp và có hệ thống.

Nguồn kinh phí để chăm sóc khách hàng lớn, khách hàng VIP còn hạn chế, giá trị không đáng kể so với các NHTMCP và Chi nhánh NH nước

ngoài.

Quà tặng đối với khách hàng cá nhân theo các chương trình của Hội sở chính có chất lượng kém, chương trình đôi khi triển khai quá sát các dịp Lễ, Tết nên thường quà tặng chậm đến tay khách hàng, mất ý nghĩa.

Trụ sở của chi nhánh và các Phòng giao dịch hiện rất cũ kỹ, xuống cấp, khu vực tiếp khách hàng rất chật hẹp nên chưa đủ điều kiện chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng VIP.

Chính sách chăm sóc khách hàng chưa nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

Thái độ, tác phong phục vụ khách hàng của nhân viên chi nhánh:

- Nhân viên chi nhánh hiện nay có tuổi đời trẻ (trung bình 32 tuổi), hầu hết có trình độ chuyên môn tốt hơn các ngân hàng cổ phần, thao tác xử lý nghiệp vụ nhanh. Tuy nhiên số lượng khách hàng giao dịch quá đông, nhân

viên bị quá tải phải tập trung xử lý chứng từ để tránh sai sót, giao tiếp với khách hàng bị hạn chế.

Kỹ năng giao tiếp khách hàng của nhân viên còn hạn chế, chưa chu

đáo. Tinh thần làm việc của nhân viên chưa đồng đều. Một số nhân viên nhiệt tình với khách hàng, một số khác vẫn còn tỏ thái độ lạnh lùng trong giao tiếp, chưa nhiệt tình tư vấn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

(2) Những vướng mắc trong nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vũng Tàu:

Thứ nhất, văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế thiếu tính hệ thống, Vietcombank Vũng Tàu tự soạn thảo những qui trình nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế cũng như trong phương thức tín dụng chứng từ trên cơ sở qui trình nghiệp vụ của Vietcombank Hội sở chính cùng với thực tế tại Chi nhánh nên khi thực hiện gặp một số vướng mắc như:

- Với L/C nhập khẩu xăng dầu, điều khoản thanh toán thường là 30 ngày sau ngày B/L, chưa phân định rõ đây là L/C trả ngay hay trả chậm để thu phí. Hiện Chi nhánh vẫn xem đây là L/C trả ngay do thủ tục mở L/C vẫn theo qui định của L/C trả ngay.

- Tại Vietcombank Vũng Tàu, phần nhiều L/C của khách hàng lớn là Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro đều có điều khoản 90% thanh toán trả ngay, 10% thanh toán sau 60 ngày hoặc 90 ngày kể từ ngày B/L. Phần trả sau là phần tạm giữ bảo đảm cho việc lắp đặt, chạy thử nên Chi nhánh vẫn xem như trả ngay.

Thứ hai, Vietcombank Vũng Tàu hoạt động trên địa bàn tương đối hẹp, số lượng doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả không nhiều lại đang cổ phần hóa nên thanh toán L/C xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH…còn hạn chế hiểu biết về thanh toán quốc tế, kỹ năng lập bộ chứng từ không cao, khó tránh khỏi sai sót khi lập chứng từ.

Một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng chưa tự trang bị kiến thức về pháp luật, thông lệ quốc tế, luật pháp riêng của nước đối tác. Do thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh xuất nhập khẩu, trong thanh toán quốc tế, họ chấp nhận những điều kiện bất lợi trong hợp đồng mua bán cũng như trong nội dung L/C dẫn đến không thực hiện đúng theo L/C hoặc không lập được bộ chứng từ hoàn hảo.

Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ được Vietcombank Vũng Tàu triển khai vẫn chưa phát triển mạnh và đạt hiệu quả mong muốn và chỉ được thực hiện khi phát hiện chứng từ có sai sót.

Chưa có ngân hàng thương mại nào đủ năng lực hỗ trợ toàn diện cho khách hàng xuất khẩu ngay từ đầu thương vụ và giúp lập chứng từ hoàn hảo ngay lúc ban đầu.

Thứ ba, đối với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, yêu cầu của Vietcombank Vũng Tàu đặt ra là:

+ Nộp báo cáo tài chính ba năm gần nhất

+ Bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng mở L/C uy tín (nếu có quan hệ đại lý với Vietcombank càng tốt).

+ Nếu là khách hàng truyền thống thì càng tốt, còn nếu không thì khách hàng đó phải là những doanh nghiệp hay công ty có uy tín trên địa bàn (vị thế của khách hàng).

Những qui định trên cho thấy nếu là doanh nghiệp mới hoạt động thì không thể nộp báo cáo tài chính của ba năm và những doanh nghiệp lần đầu hay không thường xuyên giao dịch với Vietcombank Vũng Tàu khó được xác định tình hình tài chính có lành mạnh hay không nếu chỉ dựa vào báo cáo tài chính.

(3) Chính sách thu hút khách hàng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ chưa phù hợp.

Tuy TTQT là thế mạnh của Vietcombank Vũng Tàu nhờ vào kinh nghiệm và uy tín, nhưng chính sách về tỷ giá, ngoại tệ cùng các sản phẩm đi kèm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chưa thực sự thu hút khách hàng, sản phẩm chưa đa dạng, nhất là trong giai đoạn khan hiếm ngoại tệ, không vận dụng chênh lệch tỷ giá như một số ngân hàng trên địa bàn để thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong khi một số ngân hàng trên địa bàn cho vay thế chấp L/C thì Vietcombank Vũng Tàu lại chưa áp dụng, nên doanh nghiệp xuất khẩu đưa L/C qua ngân hàng khác để được tài trợ vốn làm hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, Vietcombank Vũng Tàu chưa dám chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi trong khi Hội sở chính đã mạnh dạn thực hiện nghiệp vụ này, vừa chiết khấu truy đòi vừa chiết khấu miễn truy đòi.

Khi chương trình Trade Finance đã thu phí tài trợ thương mại và cập nhật xong, không thể hoàn phí cho khách hàng bằng chính chương trình Trade Finance dù chương trình này có chức năng hoàn phí nhưng chưa thực hiện được mà phải vào chương trình Mosaic để làm thủ công, vừa rắc rối vừa tốn thời gian.

Khả năng tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong nghiệp vụ còn yếu và thiếu sâu sát. Do việc cập nhật thông tin của từng bộ phận nghiệp vụ chưa thật sự tốt, chưa theo sát diễn biến thị trường, đôi lúc còn qua loa, chiếu lệ như nghiệp vụ thông báo L/C xuất, nhân viên TTQT không xem kỹ nội dung trước khi thông báo cho khách hàng dẫn đến việc khách hàng không nắm rõ nghiệp vụ lại thiếu tư vấn, hỗ trợ từ phía ngân hàng nên không đáp ứng được quy định trong L/C, gây thiệt hại không đáng có cho khách hàng, làm họ mất tin tưởng.

2.4.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại.

(1) Nguyên nhân khách quan:

Do đặc trưng tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn: Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có công nghiệp dầu khí phát triển mạnh, do đó tập trung phần lớn doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực dầu khí của trung ương đóng trên địa bàn như Liên doanh Việt Nga - Vietsovpetro, PTSC, PV Gas với nguồn ngoại tệ dồi dào và ổn định nên khi mở và thanh toán L/C thường không phải ký quỹ. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dầu khí phải tập trung giao dịch về Ocean bank cũng như có sự xuất hiện của hàng loạt chi nhánh Ngân hàng TMCP trên địa bàn, chia sẻ làm cho thị phần L/C XNK của Vietcombank Vũng Tàu giảm sút.

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trườngCác doanh nghiệp và cá nhân hiện nay tăng cường hợp tác với nhiều ngân hàng để được hưởng lợi ích cao nhất nên thị phần của Vietcombank Vũng Tàu cũng bị san sẻ.

Do thực hiện đúng các qui định về tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước nên tỷ giá áp dụng cho thanh toán L/C xuất khẩu không thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên địa bàn. Một số ngân hàng trên địa bàn bất chấp qui định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, đã áp dụng tỷ giá cao hơn nên xảy ra tình trạng khách hàng nhận L/C rồi xuất trình chứng từ tại ngân hàng khác có tỷ giá cao hơn.

(2) Nguyên nhân chủ quan:

Chính sách chăm sóc khách hàng của Vietcombank Vũng Tàu chưa nhất quán, chuyên nghiệp và có hệ thống:

Hiện tại Vietcombank Vũng Tàu chưa xây dựng được chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể cho từng nhóm khách hàng riêng biệt, chưa quan tâm sâu sát đến nhu cầu và lợi ích của khách hàng, chưa thực hiện các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng hoặc nếu có thì rất hạn chế, không đáng kể so với sự

chăm sóc của các NHTM cổ phần trên địa bàn. Điều này một phần do lượng khách hàng quá đông trong khi nguồn nhân lực của Vietcombank Vũng Tàu có hạn.

Cán bộ các phòng ban, đặc biệt là Phòng Thanh toán quốc tế, có tiếp xúc với khách hàng nhưng hầu hết chỉ thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, ngoài ra, phòng kinh doanh dịch vụ và các phòng giao dịch chưa có cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp để thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.

Thái độ phục vụ của nhân viên chưa chuyên nghiệp:kỹ năng giao tiếp khách hàng của nhân viên còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên chưa đồng đều. Một số nhân viên nhiệt tình với khách hàng, một số khác vẫn còn tỏ thái độ thờ ơ khi giao dịch, chưa nhiệt tình tư vấn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, ý thức về tầm quan trọng của công việc chưa được từng cán bộ công nhân viên nhận thức đầy đủ, đội ngũ nhân viên bán lẻ chưa chuyên nghiệp, chưa chủ động giới thiệu và cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, một số vẫn còn tâm lý đợi khi khách hàng cần thì sẽ liên hệ,…

Chính sách marketing tại Vietcombank Vũng Tàu chưa được chú trọng:Công tác marketing chưa được quan tâm thường xuyên và đúng mức. Hoạt động marketing, quảng bá, giới thiệu sản phẩm chưa được thực hiện chuyên nghiệp và có hệ thống, chủ yếu chỉ là giới thiệu đến các khách hàng cũ, khách hàng quen mà chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mới, do đó chỉ có thể duy trì được khách hàng truyền thống mà khó phát triển thêm khách hàng mới; chưa tìm hiểu đúng và đủ nhu cầu của khách hàng để tư vấn, hướng dẫn khách hàng một cách hiệu quả nhất, từ đó tạo sự tin tưởng nơi khách hàng và họ sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng.

Mạng lưới hoạt động mỏng và cơ sở vật chất chưa tương xứng: Trong tương quan so sánh với các đối thủ trên địa bàn, thì mạng lưới 01 Chi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/04/2022