Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vũng Tàu - 2


nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, đáp ứng nhu cầu vốn trong kinh doanh.

+ Thứ hai, thanh toán quốc tế góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng hoà nhập vào cộng đồng thế giới. Thanh toán quốc tế tiếp cận các kỹ thuật thanh toán tiên tiến trên cơ sở phát triển công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo độ an toàn và chính xác.

1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế.

1.3.1 Đối với ngoại thương

Ngoại thương có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, góp phần giải quyết các nhu cầu trong nước về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, đồng thời cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà trong nước ngoài còn thiếu và có nhu cầu sử dụng. Ngoại thương giúp các nước bổ sung những hạn chế khiếm khuyết mà nền kinh tế nội địa còn gặp khó khăn hoặc không có hiệu quả.

Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng để hoàn thành các quan hệ ngoại thương. Hoạt động XNK và hoạt động ngoại thương chỉ có thể phát triển được một cách bình thường khi khâu thanh toán được thực hiện ổn thỏa. Thanh toán quốc tế giúp duy trì và thúc đẩy ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn.

Ngoại thương càng mở rộng và phát triển, càng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế .

1.3.2 Đối với tài chính ngân hàng.

Thanh toán quốc tế không chỉ đơn thuần thực hiện chuyển tiền thanh toán giữa các nước mà còn liên quan đến nền tài chính ngân hàng của mỗi nước. Thanh toán quốc tế gắn liền với quan hệ tài chính tín dụng, nên liên quan đến dòng vốn luân chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác trên toàn

thế giới, giúp giải quyết nhu cầu vốn thanh toán cho những quốc gia có nền tài chính chưa ổn định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Thanh toán quốc tế gắn kết hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài, với các tổ chức tài chính quốc tế, giúp hệ thống ngân hàng của những nước đang phát triển tiếp cận được hệ thống thanh toán hiện đại, đồng thời củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa ngân hàng các nước, mở rộng các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Nhờ phát triển các phương thức thanh toán quốc tế mà sự liên kết giữa ngân hàng trong nước với nước ngoài được mở rộng, hình thành sự liên kết toàn cầu cùa hệ thống ngân hàng – đây là điều kiện cực kỳ quan trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển, hình thành hệ thống tài chính quốc tế.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vũng Tàu - 2

Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán, giúp qúa trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng và tiện lợi, giảm bớt chi phí dùng tiền mặt. Ngân hàng với sự ủy thác của khách hàng đứng ra bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng nhằm giảm bớt rủi ro, tăng thêm niềm tin cho khách hàng trong giao dịch với nước ngoài. Quá trình thanh toán không những làm tăng thu nhập của ngân hàng qua các khoản phí, hoa hồng thu đuợc mà còn tăng thêm nguồn vốn cho ngân hàng do khách hàng mở tài khoản và ký quỹ. Ngoài ra, ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như chiết khấu hối phiếu, chấp nhận hối phiếu, tài trợ tín dụng, bảo lãnh thanh toán cho khách hàng,... Như vậy, thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán quốc tế giúp tăng quy mô hoạt động của ngân hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.

1.3.3 Đối với ngoại giao xã hội.

Thanh toán quốc tế không chỉ phát sinh trong kinh tế thương mại, tài chính ngân hàng mà còn trực tiếp góp phần thực hiện các quan hệ ngoại giao

xã hội giữa các nước. Trong xu thế hội nhập quốc tế, tất cả các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, kinh tế, thương mại, ngoại giao, xã hội... không còn là hoạt động riêng lẻ mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quan hệ kinh tế thương mại hàm chứa quan hệ ngoại giao, chính trị xã hội; ngược lại quan hệ chính trị xã hội lại hàm chứa quan hệ kinh tế thương mại. Giải quyết tốt các quan hệ kinh tế thương mại là giải quyết tốt các quan hệ ngoại giao, chính trị, xã hội phía sau.

Việc giải quyết tốt các quan hệ quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các quốc gia càng hiểu biết nhau hơn, xích lại gần nhau hơn và cùng phát triển trong hòa bình, hợp tác, thân thiện.

Những phân tích trên cho thấy thanh toán quốc tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của các NHTM.

1.4 Các phương thức TTQT thông dụng hiện nay

Hiện nay các NHTM thực hiện rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, ghi sổ, giao chứng từ nhận tiền... Với ưu điểm và nhược điểm khác nhau của từng phương thức thanh toán thì việc lựa chọn phương thức áp dụng phải được người mua và người bán ghi trong hợp đồng mua bán.

1.4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

Phương thức thanh toán chuyển tiền thông dụng hiện nay là chuyển tiền bằng điện (T/T - Telegraphic transfer) là hình thức trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà

ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thông SWIFT.

Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền

(4)

Ngân hàng trả tiền (Paying Bank)

Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank)

(5)

Người hưởng lợi (Beneficiary)

(1)

(3) (2)

Người chuyển tiền (Remitter)

(1) Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hóa gửi cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng.

(2) Nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.

(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.

(4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền, gửi qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền.

(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi.

Theo đó, thanh toán chuyển tiền là hình thức thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm để được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc gì cả đối với cả người mua lẫn người bán.

1.4.2 Phương thức nhờ thu

Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, người bán (nhà xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

Các nhờ thu đều phải thông qua ngân hàng và liên quan ít nhất đến 03 đối tác là ngân hàng, người bán và người mua. Mọi thủ tục đều được điều chỉnh theo Quy tắc nhờ thu URC 522.

Các loại nhờ thu và qui trình nghiệp vụ: Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại:

1.4.2.1 Nhờ thu trơn.

Nhờ thu trơn (Clean collections) là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác),còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hóa đơn, bảo hiểm..) đã được xử lý ở giai đoạn khác.

Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu trơn

NHNT

(Remitting Bank)

NHTH

(Collecting Bank)

(2)

(5)

(1) (6) (4)

(3)

Người uỷ thác (Principal)

Người trả tiền (Drawee)

(0) Ký kết hợp đồng mua bán và giao hàng

(1) Nhà xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính tới ngân hàng phục vụ mình.

(2) Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính gửi đến ngân hàng thu hộ.

(3) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu tới nhà nhập khẩu.

(4) Nhà nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ..

(5) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu cho ngân hàng nhận nhờ

thu.

khẩu.

(6) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu cho nhà xuất

1.4.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ.

Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm:

(i) hoặc chứng từ thương mại cùng với chứng từ tài chính, hoặc (ii) chỉ chứng từ thương mại mà không có chứng từ tài chính gửi cùng. Ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi người này đáp ứng được yêu cầu của lệnh nhờ thu.

Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu, phát hành hối phiếu đòi tiền kèm toàn bộ chứng từ liên quan, nhờ hệ thống Ngân hàng thông báo đến nhà nhập khẩu. Tùy thời hạn của hối phiếu, người ta phân ra nhờ thu trả ngay (D/P- Documents against payment) hay trả chậm (D/A - Documents against acceptance). Chỉ thị nhờ thu được Ngân hàng chuyển chứng từ lập theo ý muốn của nhà xuất khẩu. Ngân hàng thu hộ chỉ giao bộ chứng từ khi nhà nhập khẩu đã thực hiện đầy đủ chỉ thị nhờ thu.

Nghiệp vụ ủy thác thu được thực hiện trên sự tín nhiệm của nhà xuất khẩu vào khả năng và thiện chí thanh toán của nhà nhập khẩu. Các ngân hàng

tham gia không đảm nhận trách nhiệm thanh toán này thay nhà nhập khẩu.

Trong trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu, nhà xuất khẩu phải chịu rủi ro là hàng hóa của mình bị lưu kho bãi ở nước nhập khẩu, phát sinh thêm chi phí thu hồi hay bán cho người khác.

Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ

NHNT

(Remitting Bank)

NHTH

(Collecting Bank)

(3)

(7)

(2) (8) (6) (5) (4)

Người uỷ thác (Exporter)

Người trả tiền (Importer)

(0)

(1)

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”

(1) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu theo quy định của hợp

đồng.

(2) Nhà xuất khẩu lập yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm

chứng từ thương mại và chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng phục vụ mình.

(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng thu hộ.

(4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu cùng bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu.

(5) Nhà nhập khẩu lập lệnh thanh toán hoặc gửi hối phiếu đã chấp nhận đến ngân hàng thu hộ.

(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hóa để nhà nhập khẩu đi nhận hàng.

(7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu đã chấp nhận cho ngân hàng nhận nhờ thu.

(8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu đã chấp nhận cho nhà xuất khẩu.

Ở phương thức thanh toán này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với người bán cũng như người mua.

Khi hối phiếu đến hạn, người giữ hối phiếu sẽ gửi đi thu tiền theo thủ tục Nhờ thu trơn.

1.4.3 Phương thức ghi sổ (Open account)

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu khi xuất hàng hóa hay dịch vụ xong thi ghi nợ cho nhà nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, quý).

Khi thực hiện phương thức này, nhà xuất khẩu đã thực hiện tín dụng thương mại. Thông thường phương thức này chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau.

1.4.4 Phương thức giao chứng từ nhận tiền (Cash on delivery).

Phương thức giao chứng từ nhận tiền là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán, yêu cầu ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh

toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ chứng từ theo đúng thỏa thuận.‌

1.4.5 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits)

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán thông dụng nhất hiện nay, có khối lượng thanh toán ngày càng lớn, do đó Phòng Thương mại Quốc tế Paris (ICC) đã ban hành Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practices for Documentary Credit) để các bên xuất khẩu và nhập khẩu, các ngân hàng có liên quan cùng áp dụng. Phương thức tín dụng chứng từ dựa trên công cụ chủ lực là Thư tín dụng.

1.5 Phương thức tín dụng chứng từ (TDCT)

1.5.1 Cơ sở hình thành TDCT

Đối với các doanh nhiệp XNK, việc mua hoặc bán hàng hóa ngoài lãnh thổ quốc gia rất phức tạp do liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, các quy định về XNK của mỗi quốc gia, chế độ quản lý ngoại hối, uy tín của các doanh nghiệp đối tác. Để việc trao đổi mua bán hàng hóa được thuận lợi và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan như bên mua muốn chắc rằng họ thanh toán cho đúng lô hàng hóa hay dịch vụ phù hợp theo yêu cầu đã thỏa thuận trước, bên bán lại muốn chắc rằng họ sẽ nhận được tiền sau khi đã cung cấp đúng loại hàng hóa hay dịch vụ cho đối tác, phương thức tín dụng chứng từ ra đời và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Phương thức tín dụng chứng từ yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng các chứng từ chứng minh sự giao hoặc gửi các hàng hóa theo yêu cầu, qua đó, nếu các chứng từ hợp lệ, người bán sẽ được thanh toán. Phương thức tín dụng chứng từ đem lại sự an toàn cho thanh toán XNK. Tuy nhiên, khi có yêu cầu sử dụng thư tín dụng, các bên liên quan phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán.

1.5.2 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phương thức TDCT‌

1.5.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ (còn gọi là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng) là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác chi trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng thư tín dụng hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người hưởng đã thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định trong thư tín dụng bằng việc xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản, điều kiện quy định trong thư tín dụng.

Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một chứng thư (điện hoặc thư), trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với nội dung L/C.

Như vậy thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu không mở được thư tín dụng thì phương thức thanh toán này cũng không thể được xác lập và nhà xuất khẩu sẽ không thể giao hàng cho nhà nhập khẩu.

Ngoài ra, bên nhập khẩu còn sử dụng thư tín dụng để cụ thể hóa, chi tiết hóa hoặc để bổ sung đầy đủ hơn vào điều khoản của hợp đồng mua bán và cũng có thể đính chính, sửa chữa những nội dung sơ hở trong hợp đồng ngoại thương.

1.5.2.2 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Thư tín dụng (L/C) là văn bản chi phối toàn bộ quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, chỉ ra các ngân hàng tham gia, thời gian gửi hàng, vận chuyển hàng, thời hạn hiệu lực, thời gian thanh toán,..

Trong phương thức tín dụng chứng từ, tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch bằng chứng từ, không giao dịch bằng hàng hóa, các dịch vụ và/ hoặc các công việc khác mà chứng từ đó có thể liên quan.

Thư tín dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương mại được ký giữa người mua và người bán dù hợp đồng này làm cơ sở cho thư tín dụng. Ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi trong thư tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế. Vì vậy L/C trở thành căn cứ pháp lý để thanh toán và xử lý tranh chấp trong thanh toán nếu có xảy ra. Đây chính là đặc điểm quan trọng nhất của L/C. Do đó, khi mở L/C, các điều khoản trong L/C phải được nhà nhập khẩu quy định vùa chặt chẽ vừa phù hợp với hợp đồng thương mại đã ký, vừa đảm bảo tối đa quyền lợi cho mình. Ngược lại, nhà xuất khẩu (người thụ hưởng L/C) khi nhận được L/C do ngân hàng thông báo gửi đến, cần kiểm tra thật kỹ các điều kiện mà đối tác yêu cầu, nếu thấy không phù hợp với hợp đồng thương mại hay không thể đáp ứng thì lập tức yêu cầu nhà nhập khẩu tu chỉnh L/C để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình.

1.5.2.3 Vai trò của phương thức tín dụng chứng từ

Theo phương thức tín dụng chứng từ, quyền lợi của hai bên đều được bảo đảm, nếu người bán giao hàng và xuất trình chứng từ phù hợp với quy định của thư tín dụng thì chắc chắn sẽ nhận được tiền, người mua thanh toán tiền và nhận được hàng hóa như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Cam kết thanh toán không phải từ người mua mà từ ngân hàng nên khá chắc chắn. Người bán không phải quan tâm nhiều đến khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng đó. Nếu thấy uy tín của tổ chức tín dụng đó vẫn chưa đảm bảo, người bán có thể yêu cầu có thêm một ngân hàng khác xác nhận thư tín dụng, làm tăng thêm mức độ bảo đảm trong thanh toán.

1.5.3 Cơ sở pháp lý của thanh toán tín dụng chứng từ.

Giao dịch tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý để các ngân hàng thực hiện. Văn bản thể hiện đầy đủ thông lệ và tập quán quốc tế và được các NHTM trên thế giới chấp nhận và áp dụng là Quy tắc và Thực hành Thống nhất tín dụng chứng từ (UCP) do Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

UCP500 và UCP600(Uniform customs and practice for documentary credits): Sau bảy lần sửa đổi nhằm hoàn hiện đầy đủ các quy tắc, ngày 25/10/2006 ICC đã công bố UCP600 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007. UCP là một văn bản quốc tế không mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Do đó nếu áp dụng UCP thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình. Đến nay đã có hơn 160 nước trên thế giới công nhận và tuyên bố áp dụng UCP. Điều lưu ý là phiên bản ra đời sau không phủ định các phiên bản trước đó, cho nên đều có giá trị thực hành trong thanh toán quốc tế.

eUCP(the Supplement to the Uniform Customs and Practice for Documentary Credits for electronic presentation) xuất bản 01/2002 áp dụng cho xuất trình chứng từ điện tử theo L/C. eUCP có 12 điều khoản.

ISBP 681(The International Standard Banking Practices for Examination of Documents under Documentary Credits - Thực hành nghiệp vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, được ICC phát hành tháng 04/2007 có hiệu lực cùng thời điểm với UCP600.

INCOTERMS(International commercial terms): Các điều kiện thương mại quốc tế, được viết tắt bằng ba chữ cái, thể hiện tập quán giao dịch giữa các doanh nghiệp trong các hợp đồng mua bán hàng hóa. Incoterms mô tả các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong quá trình hàng hóa được giao từ người bán sang người mua. Các Incoterms được áp dụng hiện nay là INCOTERMS 2000 và INCOTERMS 2010.

1.5.4 Khái niệm, nội dung và phân loại thư tín dụng‌

1.5.4.1 Khái niệm Thư tín dụng.

Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một chứng thư (điện hoặc thư), trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với nội dung L/C.

1.5.4.2 Nội dung thư tín dụng.

Thư tín dụng thông thường chứa đựng những nội dung cơ bản sau:

a) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C:

+ Số hiệu L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C, đặc biệt là tham chiếu khi lập hối phiếu đòi tiền.

+ Địa điểm mở L/C: Là nơi ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Địa điểm này liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết mâu thuẫn nếu có.

+ Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu phát sinh hiệu lực về sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng. Ngày mở L/C còn có ý nghĩa như là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có mở L/C đúng thời hạn như trong hợp đồng không.

b) Loại thư tín dụng:

Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người có liên quan tới thư tín dụng cũng rất khác nhau. Do đó, khi mở thư tín dụng, người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư tín dụng nào cần mở.

c) Tên, địa chỉ của những người liên quan:

Những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ bao gồm người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo L/C cần được chỉ rõ ràng tên và địa chỉ trong thư tín dụng.

d) Số tiền của thư tín dụng:

Số tiền của thư tín dụng là một nội dung rất quan trọng được quy định rất chặt chẽ, thể hiện qua việc phải ghi bằng số, và bằng chữ thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, cụ thể, không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối có thể gây khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là dựa vào cách ghi số lượng mà ghi số tiền cho hợp lý, nếu số lượng có thể ghi chính xác thì số tiền ghi chính xác, nếu không thì ghi dung sai cho phép. Theo điều 30 UCP600 thì các từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “độ chừng” hoặc các từ tương đương được hiểu là dung sai cho phép +/- 10%.

e) Thời hạn hiệu lực của L/C:

Thời hạn hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều khoản đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C kéo dài quá thì nhà nhập khẩu bị đọng vốn,

nhà xuất khẩu có lợi và có thời gian rộng rãi hơn cho việc lập và xuất trình chứng từ thanh toán. Ngược lại, thời gian hiệu lực của L/C ngắn quá thì tránh ứ đọng vốn cho nhà nhập khẩu nhưng lại gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong việc lập và xuất trình chứng từ thanh toán vì thời gian quá eo hẹp. Vì vậy cần phải xác định một thời hạn hiệu lực của L/C hợp lý vừa tránh ứ đọng vốn cho nhà nhập khẩu vừa không gây khó khăn trong việc xuất trình chứng từ thanh toán của nhà xuất khẩu. Việc xác định này cần thỏa mãn các nguyên

tắc sau:

Thứ nhất, ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết hiệu lực của L/C. Trong thực tế, việc “L/C quy định ngày giao hàng trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C” vẫn xảy ra và nhà xuất khẩu vẫn có thể đáp ứng yêu cầu này.

Thứ hai, ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng với ngày giao hàng. Thời gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số của số ngày cần có để thông báo L/C, số ngày lưu L/C ở ngân hàng thông báo, số ngày chuẩn bị hàng để giao cho nhà nhập khẩu nếu mặt hàng xuất phức tạp, phải chở từ xa để ra đến cảng và phải chế biến trước khi giao. Nếu giao hàng vào mùa ẩm ướt thì số ngày chuẩn bị giao hàng phải nhiều, ngược lại nếu là sản phẩm công nghiệp thì không cần đòi hỏi số ngày chuẩn bị quá lớn. Theo UCP600, nếu L/C không cấm giao hàng trước ngày mở L/C, các ngân hàng liên quan phải chấp nhận chứng từ (trong đó có B/L làm cơ sở xác định ngày giao hàng) phát hành trước ngày mở L/C và trên thực tế, chuyện này vẫn xảy ra tuy không thường xuyên.

Ngoài ra, ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.

f) Thời hạn trả tiền của L/C:

Thời hạn trả tiền có liên quan tới việc trả tiền ngay hay trả tiền sau, tùy thuộc vào hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả chậm). Trong trường hợp này phải lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

g) Thời hạn giao hàng:

Thời hạn giao hàng được ghi trong thư tín dụng căn cứ theo hợp đồng

Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 08/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí