Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vũng Tàu - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

------------o0o------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH LIÊN

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH VŨNG TÀU.

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THÀNH LÂN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Tất cả thông tin, số liệu trích dẫn từ nguồn gốc đáng tin cậy.

Tháng 12 năm 2012

Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Vũng Tàu - 1

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Liên

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi

PHẦN MỞ ĐẦU viii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1

1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế. 1

1.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế 2

1.3 Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế 3

1.3.1 Đối với ngoại thương 3

1.3.2 Đối với tài chính ngân hàng. 3

1.3.3 Đối với ngoại giao xã hội. 4

1.4 Các phương thức TTQT thông dụng hiện nay 5

1.4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 5

1.4.2 Phương thức nhờ thu 7

1.4.2.1 Nhờ thu trơn 7

1.4.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ. 8

1.4.3 Phương thức ghi sổ (Open account) 10

1.4.4 Phương thức giao chứng từ nhận tiền (Cash on delivery). 10

1.4.5 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits) 11

1.5 Phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) 11

1.5.1 Cơ sở hình thành TDCT 11

1.5.2 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của phương thức TDCT 12

1.5.2.1 Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ 12

1.5.2.2 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ 12

1.5.2.3 Vai trò của phương thức tín dụng chứng từ 13

1.5.3 Cơ sở pháp lý của thanh toán tín dụng chứng từ 14

1.5.4 Khái niệm, nội dung và phân loại thư tín dụng 15

1.5.4.1 Khái niệm Thư tín dụng 15

1.5.4.2 Nội dung thư tín dụng. 15

1.5.4.3 Phân loại thư tín dụng. 19

1.5.5 Quy trình vận hành của phương thức tín dụng chứng từ. 23

1.6 Ưu nhược điểm của phương thức tin dụng chứng từ 23

1.7 Bài học kinh nghiệm của Việt Nam 23

Kết luận chương 1 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VŨNG TÀU 26

2.1 Tổng quan về Vietcombank 26

2.1.1 Giới thiệu chung 26

2.1.2 Quá trình hình thành, phát triển và những thành tựu đã đạt được 27

2.2 Giới thiệu về Vietcombank Vũng Tàu 28

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. 28

2.2.2 Mạng lưới hoạt động và cơ cấu tổ chức của Vietcombank Vũng Tàu 31

2.2.3 Tình hình hoạt động. 33

2.2.3.1 Các hoạt động chủ yếu của Vietcombank Vũng Tàu 33

2.2.3.2 Kết quả kinh doanh của Vietcombank Vũng Tàu 34

2.3 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Vũng Tàu 35

2.3.1 Thanh toán xuất khẩu. 36

2.3.2 Thanh toán nhập khẩu. 38

2.4 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vũng Tàu 42

2.4.1 Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu và xuất khẩu tại Vietcombank Vũng Tàu 42

2.4.1.1 Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng xuất khẩu 42

2.4.1.2 Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu 42

2.4.2 Tình hình thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vũng Tàu 43

2.4.2.1 Thanh toán L/C xuất khẩu. 43

2.4.2.2 Thanh toán L/C nhập khẩu 46

2.4.3 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán L/C tại Vietcombank Vũng Tàu. 49

2.4.4 Tương quan so sánh giữa Vietcombank Vũng Tàu với các đối thủ cạnh tranh về thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 52

2.4.4.1 Đánh giá thực trạng về khả năng cạnh tranh của Vietcombank Vũng Tàu trên địa bàn 52

2.4.4.2 Các mặt hạn chế. 57

2.4.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại. 61

Kết luận chương 2 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VŨNG TÀU. 64

3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu (Vietcombank Vũng Tàu). 64

3.1.1 Định hướng chiến lược của Vietcombank. 64

3.1.2 Định hướng phát triển của Vietcombank Vũng Tàu đến năm 2015 65

3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Vietcombank Vũng Tàu trong thời gian tới. 67

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vũng Tàu 68

3.2.1 Các giải pháp tại Vietcombank Hội sở chính 68

3.2.2 Nhóm giải pháp tại Vietcombank Vũng Tàu 68

3.2.2.1 Phát huy lợi thế của Vietcombank chi nhánh Vũng Tàu dựa trên nền tảng sẵn có và triển vọng hợp tác với Mizuho Corporate Bank Ltd 68

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế tại Vietcombank Vũng Tàu 71

3.2.2.3 Sắp xếp nhân sự và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên thanh toán quốc tế 72

3.2.2.4 Tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ khách hàng 72

3.2.2.5 Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch thanh toán xuất nhập khẩu hợp lý. 74

3.2.2.6 Nâng cao hiệu quả của hình thức thanh toán tập trung. 74

3.2.2.7 Đẩy mạnh khai thác hiệu quả các nguồn ngoại tệ 76

3.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 76

3.2.4 Giải pháp về phía khách hàng. 77

Kết luận chương 3 78

Kết luận 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

1. Quy trình vận hành của phương thức tín dụng chứng từ.

2. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. TIẾNG VIỆT:

NH: Ngân hàng

NHNN: Ngân hàng Nhà nước.

NHTMCP: Ngân hàng Thương mại cổ phần

NK: Nhập khẩu

PGD: Phòng Giao dịch

TDCT: Tín dụng chứng từ

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TTQT: Thanh toán quốc tế

Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)

Vietcombank Vũng Tàu : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam –

Chi nhánh Vũng Tàu.

XK: Xuất khẩu

XNK: Xuất nhập khẩu

TIẾNG ANH:

INCOTERMS (International Commercial Terms): Các điều kiện thương mại quốc tế

ISPB (International Standard Banking Practice): Thực hành nghiệp vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo L/C

L/C (Letter of Credit): Thư tín dụng.

SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication): Hệ thống mạng ngân hàng

TF (Trade Finance): Tài trợ thương mại

T/T (telegraphic transfer): Chuyển tiền bằng điện

UCP (Uniform Customs And Practice For Documentary Credits): Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ.

WTO: Tổ chức thương mại thế giới.

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ. A. BẢNG:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Vũng Tàu giai đoạn 2009-2011 34

Bảng 2.2: Doanh số thanh toán XNK tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011: 36 Bảng 2.3: Doanh số thanh toán XK theo phương thức thanh toán tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011 36

Bảng 2.4: Số liệu thanh toán XK tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011 theo nhóm hàng 38

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán NK theo phương thức thanh toán tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011 38

Bảng 2.6: Số liệu thanh toán NK tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009- 2011 theo nhóm hàng 40

Bảng 2.7: Thị phần thanh toán XNK của Vietcombank Vũng Tàu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2009-2011 41

Bảng 2.8: Số liệu L/C XK của Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011 44

Bảng 2.9: Doanh số và thị phần L/C XK của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2009 - 2011 45

Bảng 2.10: Doanh số thanh toán L/C NK của Vietcombank Vũng Tàu năm 2009- 2011 46

Bảng 2.11: Doanh số và thị phần thanh toán L/C NK của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2009 - 2011. 47

Bảng 2.12: Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C XNK của Vietcombank và các NHTM khác trên địa bàn tỉnh năm 2009-2011 50

Bảng 2.13: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C trong tổng lợi nhuận của Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011. 51

B. BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông Vietcombank 27

Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán XK theo phương thức thanh toán tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011 37

Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán NK theo phương thức thanh toán tại Vietcombank Vũng Tàu năm 2009-2011 39

C. SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền 6

Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu trơn 7

Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ 9

Sơ đồ 1.4: Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận 20

Sơ đồ 1.5: Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ (Xem phần phụ lục)

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Vietcombank Vũng Tàu 32

PHẦN MỞ ĐẦU‌

1. Lý do chọn đề tài.

Thời kỳ đổi mới, Đảng và Chính phủ đã quyết tâm hội nhập để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và đưa nền kinh tế phát triền theo xu hướng chung của thế giới. Điều này được khẳng định trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, Nghị Quyết trung ương, các chương trình hành động của Chính phủ…Và quyết tâm này đã được hiện thực hóa bằng việc, ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sau thời gian dài đàm phán gay go và quyết liệt. Từ đây, nước ta đã chính thức tham gia tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với rất nhiều cơ hội và thách thức.

Việc này tạo vị thế bình đẳng với các nước trong tổ chức, được hưởng quyền lợi của một thành viên của tổ chức cũng như không bị phân biệt đối xử khi tranh chấp thương mại. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng giúp các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, mở rộng quan hệ thương mại với khắp các châu lục trên thế giới.

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với thế mạnh về thăm dò và khai thác dầu khí ngoài tiềm năng du lịch, cảng biển và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản,…toàn tỉnh hiện có hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Mỗi năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng đáng kể, chủ yếu từ các doanh nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Hơn 40 chi nhánh ngân hàng có mặt trên địa bàn, gồm ngân hàng thương mại nhà nước và thương mại cổ phần, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng như huy động tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, thanh toán

trong nước và thanh toán quốc tế…Đặc biệt hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm gần đây phát triển khá nhanh do phát triển giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài. Để việc thanh toán được an toàn, doanh nghiệp thường sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng.

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới và Việt nam có nhiều biến động cùng với việc cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng, vấn đề cung cấp dịch vụ thanh toán quôc tế tốt nhất để thu hút khách hàng sử dụng nhằm mang lại lợi nhuận cho cả khách hàng lẫn ngân hàng là cốt lõi. Việc đưa ra giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu (Vietcombank Vũng Tàu) là thật sự cần thiết và cấp bách. Đề tài mong muốn đưa ra những đề xuất có ích góp phần hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế về số lượng và giá trị, tăng thêm nguồn thu dịch vụ cho Chi nhánh và hệ thống.

2. Xác định vấn đề nghiên cứu.

Vietcombank Vũng Tàu được thành lập từ năm 1982, còn khá trẻ so với các NHTM quốc doanh khác trên địa bàn. Tuy lĩnh vực toán quốc tế là thế mạnh của Vietcombank Vũng Tàu nhưng vẫn còn những hạn chế về nghiệp vụ, cũng như khả năng tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, trình độ khách hàng còn yếu trong thương thảo, ký kết hợp đồng ngoại thương, chưa lường hết những rủi ro có thể gặp phải. Làm sao giải quyết những yêu cầu trên để phát triển thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ cả về lượng và chất, đem lại nguồn thu dịch vụ cao và tránh rủi ro cho chi nhánh.

Nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vũng Tàu.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Vietcombank Vũng Tàu.‌

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của Vietcombank Vũng Tàu.

Phạm vi nghiên cứu: thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của Vietcombank Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2011. Từ đó, rút ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Vietcombank Vũng Tàu.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và phương pháp thống kê trên cơ sở số liệu qua các năm 2009 - 2011 của Vietcombank Vũng Tàu (thu thập từ Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Vốn và Kinh doanh ngoại tệ), các số liệu thống kê, các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, đồng thời sử dụng những kiến thức đã học và các tài liệu về môn thanh toán quốc tế để đưa vấn đề từ cơ sở lý thuyết đến hoạt động thực tế, và rút ra những giải pháp khả thi, phù hợp với tình hình hiện tại của chi nhánh.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Vietcombank Vũng Tàu, có sự so sánh, đánh giá với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Luận văn đi từ việc hệ thống hóa những khái niệm cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh tế

hiện nay, đến việc phân tích thực trạng hoạt động này của Vietcombank Vũng Tàu, từ đó nêu ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu, cùng với những kinh nghiệm thực tế của bản thân và đồng nghiệp trong quá trình làm việc, đưa ra những giải pháp và đề xuất phù hợp với thực tế đồng thời đảm bảo tuân theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đề xuất không chỉ áp dụng cho Vietcombank Vũng tàu mà còn có thể áp dụng được cho các chi nhánh khác nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu, đồ thị, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ.

+ Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu

+ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Vũng Tàu.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.‌

1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế

Hiện nay, mọi quốc gia trên thế giới đều phải tăng cường hợp tác để cùng tồn tại và phát triển. Việc hợp tác thể hiện ở nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch...trên nền tảng hợp tác kinh tế. Quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa người mua và người bán ở các nước thông qua ngân hàng.

Các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các nước ngày càng phát triển hình thành các luồng tiền tệ giữa các nước tạo nên vị thế tài chính của mỗi nước.

Trong giao dịch giữa các nước, do khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, do cách xa về địa lý, việc thanh toán không thể trực tiếp mà phải thông qua tổ chức trung gian là các ngân hàng thương mại với mạng lưới hoạt động khắp thế giới.

Với sự phát triển kỹ thuật truyền thông hiện đại ngày nay, bất kỳ khoản thu hay khoản chi, thanh toán, chuyển tiền, chuyển vốn và lợi nhuận từ nước này sang nước khác, giữa các nhà kinh doanh XNK, nhà đầu tư, tổ chức tài chính, ngân hàng, Chính phủ các nước,... đều dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả.

Việc sử dụng tiền tệ để biểu hiện các mối quan hệ quốc tế trên nhiều phương diện khác nhau trở thành yêu cầu tất yếu, đồng thời với quá trình đó, người ta sử dụng tiền tệ để thực hiện và hoàn thành các giao thương quốc tế, làm cho chúng trở nên đơn giản và thuận tiện.

Thanh toán giữa các nước đều được chuyển khoản qua ngân hàng và chỉ dùng tiền mặt trong những trường hợp cá biệt. Do vậy thanh toán quốc tế về

bản chất, chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, được hình thành và phát triển trên cơ sở hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế.

Thanh toán quốc tế được thực hiện trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời còn bị chi phối bởi luật pháp, các chính sách kinh tế, ngoại thương và ngoại hối của các quốc gia tham gia thanh toán.

Vậy, thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ giữa cá nhân hoặc tổ chức của quốc gia này với cá nhân, tổ chức của quốc gia khác, hoặc giữa một nước với một tổ chức quốc tế nào đó thông qua hệ thống ngân hàng.

Thanh toán quốc tế mậu dịch phục vụ cho việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa các nước, bao gồm thanh toán về XNK hàng hóa, dịch vụ, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng...

Thanh toán quốc tế phi mậu dịch không liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, mà góp phần thực hiện các mối quan hệ giữa các nước với nhau, bao gồm quan hệ cá nhân, ngoại giao, xã hội, hợp tác khoa học kỹ thuật,...

1.2 Đặc điểm của thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ phát triển có những đặc điểm sau:

+ Thứ nhất, thanh toán quốc tế được thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản hoặc bù trừ qua hệ thống ngân hàng nội địa và quốc tế, cho phép giải quyết nhanh chóng, an toàn, chính xác. Thanh toán chuyển khoản gắn liền với hệ thống ngân hàng và sự liên kết giữa hệ thống ngân hàng các nước với các tổ chức tài chính quốc tế. Việc tham gia nối mạng thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong xử lý thông tin giúp ngân hàng theo kịp sự phát triển của thế giới, không bị lạc hậu và thua kém nước khác, tạo điều kiện cho ngân hàng trong nước mở rộng quan hệ với các nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế cũng như với khách hàng trong và ngoài nước, khai thác được các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/04/2022