Định Hướng Hoạt Động Tín Dụng Trung Dài Hạn Của Nhnt Việt Nam Trong Thời Gian Tới


không còn phải bận tâm tới chúng nữa. Ngược lại đối với cách thứ ba, về bản chất chưa thể gọi là xử lý mà chỉ là kỹ thuật làm sạch bảng cân đối, trong khi gánh nặng vẫn còn nguyên. Cho tới nay, NHNT cũng mới xử lý nợ xấu bằng hai cách chủ yếu đó là bán tài sản đảm bảo hay kiện ra toà xin phá sản doanh nghiệp để tận thu, phần tổn thất sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý, và dùng quỹ dự phòng rủi ro chuyển toàn bộ khoản nợ ra ngoại bảng rồi tiếp tục tìm các biện pháp thu nợ khác.

Thứ ba, quy trình quản lý rủi ro tín dụng chưa bao quát, toàn diện do các công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiện nay chủ yếu dựa vào các văn bản quy phạm nhà nước, những quy định tín dụng của NHNT chẳng khác mấy so với quy định chung của nhà nước, chứ chưa hẳn có một quy trình riêng của Ngân hàng. Trong khi đó các quy định chung của nhà nước xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các nước, khi áp dụng vào Việt Nam do điều kiện kinh tế, xã hội, pháp luật chính trị là khác nhau nên gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư, các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng của NHNT còn mang tính chất định tính, chỉ có duy nhất phương pháp "chấm điểm tín dụng" là mang tính định lượng. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm tín dụng của NHNT còn có nhiều yếu tố “động”, có xu hướng biến động nhiều trong thực tế. Nhưng với hệ thống tính điểm theo ma trận như hiện nay các yếu tố “động” này không thể hiện độ nhạy của nó tới kết quả của điểm tín dụng, do đó, kết quả chấm điểm độ chính xác không cao.

Thứ năm, quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng chưa thực sự phát huy vai trò của bộ phận này hiệu quả. Công tác này chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra tính chính xác của con số, chưa thực sự phòng ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng. Bởi vì, tính pháp lý của các báo cáo nội bộ không cao nên Ngân hàng chưa thực sự chú ý tới kết quả của nó.

Thứ sáu, công tác kiểm tra giám sát tín dụng chưa thực sự chặt chẽ sát


sao. Hiện nay số cán bộ tín dụng còn rất ít, trong khi đó khối lượng các dự án trung dài hạn ngày càng nhiều, do đó việc kiểm tra, kiểm soát tín dụng một cách thường xuyên liên tục là tương đối khó khăn và thực tế hiện nay tại NHNT vẫn chưa thể thực hiện được.


2.3.2.3. Nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Xét về phía Ngân hàng bao gồm những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, hệ thống công nghệ thông tin: Ngân hàng đã nối mạng giữa các chi nhánh thành viên song các biện pháp xử lý trên mạng còn ít. Các thông tin nhận được từ trung tâm tín dụng CIC của NHNN chưa cập nhật. Nên Ngân hàng không kiểm soát được sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục, công tác phòng ngừa rủi ro dựa trên thông tin không phát huy được hiệu quả. Hệ thống thông tin trong NHNT bao gồm “phòng thông tin tín dụng” và “phòng tổng hợp và phân tích kinh tế” nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để ra các quyết định tín dụng còn kém, chưa góp phần vào việc hỗ trợ các cán bộ tín dụng trong các quyết định cho vay nhằm hạn chế những rủi ro do nguyên nhân thiếu thông tin gây ra. Hiện nay phòng thông tin tín dụng của Ngân hàng phát hành một tháng hai số thông tin tín dụng, tuy nhiên các chuyên đề này mới chỉ dừng lại ở những thông tin rằng khách hàng vay vốn của Ngân hàng hiện đang có tài khoản tại Ngân hàng nào, số dư bao nhiêu, quá hạn bao nhiêu và tình hình kinh tế trên thế giới và Việt Nam ra sao. Vì vậy, cán bộ tín dụng phải tự thu thập thông tin thông qua các mối quan hệ cá nhân là chủ yếu nên rất vất vả.

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 8

Thứ hai, áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng cao khiến Ngân hàng đã chấp nhận một số khoản tín dụng không đủ chất lượng an toàn.

Thứ ba, đội ngũ nhân sự chưa đào tạo một cách đầy đủ và có hệ thống. Các cán bộ tín dụng không có nhiều cơ hội để cập nhật kiến thức mới trong


lĩnh vực quản trị rủi ro, đặc biệt khi Ngân hàng áp dụng các phương pháp phòng ngừa rủi ro mới thì cán bộ chỉ nhận được văn bản hướng dẫn chứ không được đào tạo chuyên sâu về phương pháp áp dụng đó. Cán bộ tín dụng thiếu sự cập nhật và am hiểu luật pháp quốc tế, đây là một hạn chế lớn trong công tác quản lý tín dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu với khách hàng nước ngoài. Không am hiểu luật pháp quốc tế Ngân hàng có thể gặp rủi ro ngay khi ký hợp đồng tín dụng.

Hiện nay, ở NHNT việc thẩm định các dự án trung dài hạn được thực hiện độc lập bởi phòng đầu tư dự án, hầu như không có sự trợ giúp từ các chuyên gia hay các tổ chức tư vấn. Thẩm định dự án trung dài hạn là công việc rất khó khăn do các dự án thường liên quan đến nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau nên việc nâng cao hơn nữa trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng là điều rất cần thiết.


Xét từ phía nguyên nhân khách quan bên ngoài Ngân hàng:

Thứ nhất, môi trường pháp lý ở Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước, hơn nữa các doanh nghiệp trong nước mà phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước đã sống quá lâu trong môi trường bảo hộ của nhà nước nên khi ra môi trường kinh tế thị trường tự do, ít sự bao bọc của nhà nước dễ bị chết yểu.

Thứ hai, trong năm qua điều kiện thiên nhiên có nhiều bất ổn, thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều kiện kinh tế cũng có nhiều biến động, nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng giá mạnh, đặc biệt là xăng dầu. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp bất lợi đến hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, mối quan hệ tam giác Ngân hàng thương mại nhà nước – nhà nước – doanh nghiệp nhà nước tồn tại bao nhiêu năm nay, khiến cho Ngân hàng phải thực hiện việc cho vay theo chỉ định, cho vay theo chính sách mà


những khoản vay này thường là chất lượng không tốt, đây cũng chính là nguyên nhân của phần lớn các khoản nợ tồn đọng suốt một thời gian dài chưa được giải quyết.

Thứ tư, ở Việt Nam thị trường mua bán nợ chưa phát triển, chưa có các văn bản hướng dẫn xử lý nợ còn chưa cụ thể, chồng chéo, do đó Ngân hàng chưa tự chủ động xử lý được tài sản đảm bảo.


Kết Luận

Mặc dù trong năm 2006 có nhiều biến động xảy ra nhưng NHNT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tăng trưởng dư nợ tín dụng trung dài hạn 14,3% so với năm 2005 trong khi tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trung dài hạn chỉ còn 1,96%, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trung dài hạn là 1,19%. Đó là kết quả của những nỗ lực của NHNT trong thời gian qua trong việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn như: đưa ra chính sách tín dụng hợp lý, thực hiện đề án tái cơ cấu, áp dụng mô hình tín dụng mới… Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những tồn tại cần giải quyết, đó là tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn ở mức cao, đó là do một số nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan của Ngân hàng. Đây chính là những vấn đề mà NHNT cần tiếp tục giải quyết trong thời gian tới nhằm tối thiểu hoá nợ quá hạn, xử lý triệt để nợ xấu tồn đọng.


Chương 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI TẠI NGÂN HÀNG

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT Việt Nam trong thời gian tới

3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới

Hoạt động tín dụng vốn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường bên ngoài. Dự báo được các yếu tố tác động của môi trường sẽ giúp NHNT hoạt động một cách chủ động và hiệu quả hơn. Dự đoán trong năm 2007 và các năm tiếp sau, hoạt động NHNT sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau:

Theo dự đoán năm 2007, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 8,2-8,5%, GDP bình quân đầu người có thể đạt trên 820 USD. Ngay trong quý I năm 2007 kết quả đã rất khả quan GDP đạt 7,7% là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm trở lại đây, con số này làm người ta kỳ vọng sẽ vượt mục tiêu 8,5%. Với tốc độ tăng trưởng như vậy là một điều kiện tốt cho ngành Ngân hàng tăng nguồn vốn huy động của mình.

Giá vàng còn biến động theo hình răng cưa nhưng theo xu hướng tăng. Giá USD cơ bản ổn định, chỉ tăng lên trên dưới 1% và chỉ ở mức trên 16,2 nghìn VND/USD. Thị trường bất động sản nóng lên về giao dịch, ấm lên về giá, đặc biệt là xây dựng khách sạn, siêu thị, trung tâm, thương mại, cửa hàng tiện lợi... Đây sẽ là một nguồn cầu về vốn tín dụng của Ngân hàng, hơn nữa khi giá bất động sản nóng lên Ngân hàng có thể dễ dàng phát mại tài sản đảm bảo là bất động sản và có khả năng thu hồi vốn cho vay từ những khách hàng vay để đầu tư bất động sản trong năm trước. Thị trường chứng khoán hạ nhiệt, chỉ số chứng khoán biến động theo hình răng cưa, nhưng khối lượng giao dịch, giá trị vốn hoá thị trường sẽ vượt 10% GDP. Hiện nay, thị trường chứng


khoán là một kênh tài chính cạnh tranh với Ngân hàng, cạnh tranh về vốn huy động làm giảm nguồn cung vốn tín dụng của Ngân hàng, đồng thời các doanh nghiệp cũng thông qua thị trường chứng khoán để huy động vốn cho mình thay vì huy động từ Ngân hàng, từ đó làm giảm cầu về nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng, đến năm 2007 thị trường chứng khoán bớt nóng các nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn đến các sản phẩm của Ngân hàng.

Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng, quý I 2007 giá trị xuất nhập khẩu đều tăng với mức kỷ lục 17,9% và 33,6% tương ứng. Đây có thể là một điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động hỗ trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng.

Năm 2007 Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết với WB, ABD, IMF về cải cách hệ thống Ngân hàng và nhất là cam kết hiệp định thương mại Việt

- Mỹ và Việt Nam phải thực hiện các cam kết của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Các quy định trong hoạt động Ngân hàng đã từng bước giảm dần sự bảo hộ đối với các NHTM trong nước. Các quy định hạn chế các hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài dần bị xoá bỏ, như giới hạn về huy động vốn tiền gửi, về các điều kiện cho vay, cầm cố thế chấp, cho phép các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập, cho phép các TCTD nước ngoài được phát hành thẻ ATM theo đối xử quốc gia. Như vậy các NHTM VN nói chung và NHNT nói riêng sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Ngân hàng nước ngoài là những Ngân hàng có tiềm lực rất lớn về vốn, về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn...

Không chỉ hệ thống các Ngân hàng thương mại trong nước mất dần sự bảo hộ của nhà nước và vấp phải áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài, mà các doanh nghiệp – các khách hàng của Ngân hàng cũng cùng tình trạng: mất dần sự bảo hộ trong hoạt động sản xuất biểu hiện là thuế nhập khẩu giảm hàng nhập khẩu sẽ càng có sức cạnh tranh lớn trên thị trường Việt Nam. Dự đoán trong năm 2007, Việt Nam tiếp tục trở thành nước nhập siêu, riêng quý I năm 2007 Việt Nam đã nhập siêu tới 1,3 tỷ USD, với giá trị nhập khẩu


tăng 33,6% so với năm 2006. Đây cũng sẽ là yếu tố bất lợi đối với ngành Ngân hàng, bởi khi khách hàng của Ngân hàng gặp rủi ro thì Ngân hàng cũng gặp rủi ro.

Thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường. Hạn hán diễn ra nặng trên diện rộng và kéo dài hiếm thấy, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và thuỷ điện, dịch bệnh, cây trồng, gia súc, gia cầm vẫn có khả năng tái phát.

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của NHNT VN

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng và thực hiện định hướng của hệ thống NHNT VN, ban lãnh đạo NHNT đã thông qua chương trình hành động cho năm 2007, trong đó mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng 18-20% so với năm 2006, tăng trưởng dư nợ tín dụng trung dài hạn sẽ là 16% (so với tỷ lệ 11,3% năm 2006).

Cho vay trung dài hạn sẽ thay đổi theo hướng mở rộng thêm các địa bàn mới, khách hàng mới, tăng tỷ trọng cho vay đối thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lên 59% trong tổng dư nợ trung dài hạn. Cơ cấu đầu tư sẽ thay đổi theo hướng tiếp tục đầu tư vào các ngành công nghiêp chủ lực như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông, giữ vững đầu tư với thuỷ sản, gạo...; thận trọng đầu tư đối với cà phê, chè, cao su và hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, sản xuất ximăng...

Về chất lượng tín dụng, NHNT phấn đấu tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn (nhóm 3-5) dưới 3% và tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn tồn đọng xuống dưới 15% dư nợ xấu (so với 31,4% năm 2006). Để đạt được chỉ tiêu này, trong năm 2007, nợ quá hạn trung dài hạn phát sinh không được vượt quá 154 tỷ đồng và phải xử lý được ít nhất 900 triệu đồng nợ tồn đọng. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đòi hỏi NHNT phải tập trung nhiều công sức và chi phí để hoàn thành.

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn


Rủi ro tín dụng luôn là loại rủi ro có tác động mạnh nhất và nguy hiểm nhất đến hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như sự ổn định của nền kinh tế. Ở Việt Nam, trong bối cảnh tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt theo tiến trình thực hiện hiệp định thương mại Việt – Mỹ, những tồn tại trong chất lượng tín dụng tại NHNT đã phân tích ở chương 2 như: nợ quá hạn, nợ xấu lớn, nguồn vốn hoạt động mất cân đối... cần được giải quyết, điều chỉnh một cách hợp lý, kịp thời. Có rất nhiều giải pháp để ngăn ngừa, khắc phục và xử lý rủi ro, song trong phạm vi bài khoá luận này, em xin chỉ nêu các biện pháp thật sự cần thiết với NHNT.

3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng

Sau rất nhiều nỗ lực nhằm xử lý nợ tồn đọng, tính đến hết năm 2006, số nợ xấu trung dài hạn ở NHNT hiện là 303 tỷ đồng. Số nợ xấu hiện vẫn đang ở mức cao này không những làm xấu đi bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng mà còn gây ra những khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng khi NHNT phải gồng mình lên để đạt được một mức doanh thu lớn vừa để trang trải cho các chi phí phát sinh, vừa tự bù đắp cho các khoản cho vay không sinh lời mà vẫn phải trả lãi tiền gửi. Việc này sẽ đặc biệt khó khăn cho NHNT khi phải cạnh tranh với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, mà hoạt động kinh doanh của họ phải bù đắp cho những khoản cho vay không sinh lời. Trước hết NHNT cần phải có tiềm lực về vốn mạnh, NHNT đã trình NHNN phê duyệt kế hoạch cổ phần hoá, nhằm tăng vốn điều lệ, đồng thời cơ cấu lại Ngân hàng từ đó giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.

Sau đó có thể xử lý các khoản nợ tồn đọng này theo các hướng sau:

Xin trợ cấp từ NHNN:

Đối với số nợ của ngân sách nhà nước và nợ không có tài sản đảm bảo, không còn đối tượng thu nợ đã được khoanh, NHNT cần làm việc với bộ tài chính và NHNN để tìm cách giải quyết sớm. Để giải quyết số nợ này, cách tốt nhất là bộ tài chính, NHNN cấp nguồn cho NHNT để xoá nợ, nếu không

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí