Khái Quát Về Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Trong Thời Gian Qua


chưa đến hạn của mình bán cho những người đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khoán. Ngân hàng sẽ dành riêng một nhóm tài sản sinh lời và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành trên các tài sản đó. Khi các tài sản này được thanh toán, Ngân hàng sẽ chuyển khoản thanh toán này cho người sở hữu chứng khoán nói trên.

Chứng khoán hoá là một công cụ tài chính giúp hạn chế rủi ro về lãi suất và rủi ro về danh mục đầu tư cho Ngân hàng, vì nhờ nó Ngân hàng có thể giảm được thời lượng của danh mục đầu tư cho phù hợp với tính chất của nguồn vốn huy động, và có thể chuyển nguồn đầu tư từ thị trường này sang thị trường khác có triển vọng hơn.

Ngân hàng có thể phát hành chứng khoán qua trung gian là các tổ chức hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán hay không qua trung gian. Người đầu tư vào các chứng khoán này thường là các Ngân hàng, các hiệp hội xây dựng, các công ty bảo hiểm, quỹ nhân thọ, quỹ hưu trí...

Để có thể thực hiện chứng khoán hoá một cách hiệu quả, Ngân hàng phải có được một nhóm tài sản có giá trị đủ lớn và có cùng một đặc trưng. Với tiêu chuẩn như vậy, các khoản cho vay dài hạn với tài sản thế chấp thường là bất động sản là nhóm tài sản được ưu tiên hàng đầu để chứng khoán hoá. Các quốc gia phát triển thường có thị trường thứ cấp đối với các bất động sản (thường là địa ốc), do đó cho phép định giá tương đối chính xác các bất động sản trong trường hợp người vay không trả được nợ.

(2) Bán các khoản cho vay

Bán các khoản cho vay là nghiệp vụ trong đó Ngân hàng chuyển quyền thu nợ cho một tổ chức khác để sớm thu hồi vốn của mình. Các khoản cho vay mà Ngân hàng bán ra thường gồm 2 loại: các khoản cho vay tốt và các khoản nợ xấu.

Thông thường các Ngân hàng bán các khoản nợ được đánh giá là tốt, còn hạn khoảng 90 ngày, có tính thu hồi cao. Việc này thường tăng khả năng


thanh khoản cho Ngân hàng, giảm bớt rủi ro lãi suất góp phần chuyển hướng đầu tư cho Ngân hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Đối tượng thứ 2 của giao dịch bán các khoản cho vay là các khoản nợ quá hạn, tỷ lệ thu hồi thấp. Giá bán các khoản nợ này có thể thấp hơn mệnh giá, nhưng Ngân hàng có thể thu hồi vốn để đầu tư mới ngay và đảm bảo an toàn hơn và tránh phải lập dự phòng bổ sung, làm tăng chi phí của Ngân hàng.

Người mua các khoản vay thường phải có sẵn điều kiện thông tin về lĩnh vực cũng như về khu vực đầu tư của khoản vay. Các Ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm và tiềm lực vốn lớn cũng có thể mua lại các khoản nợ lớn với mục đích tìm kiếm một vị trí chắc chắn trong thị trường nội địa.

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 4

(3) Các công cụ tài chính phái sinh

Bán nợ hay chứng khoán hoá có thể giúp Ngân hàng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, tuy nhiên 2 phương pháp này không linh hoạt do các khoản vay được bán hay chứng khoán hoá phải có giá trị tương đối lớn và có những đặc điểm tương đồng. Ngày nay, Ngân hàng thường dùng công cụ tín dụng phái sinh, là các công cụ tài chính hiện đại và chủ động dể giảm rủi ro tín dụng.

* Hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit swap): Các hình thức phổ biến của hợp đồng trao đổi tín dụng bao gồm:

- Hợp đồng trao đổi tín dụng: Là hình thức trong đó 2 Ngân hàng cùng thoả thuận trao đổi với nhau 1 lượng tiền nhất định, bao gồm cả vốn và lãi mà Ngân hàng thu được từ người vay vốn thông qua tổ chức trung gian.

- Hợp đồng trao đổi toàn bộ thu nhập: là hình thức Ngân hàng A đồng ý thanh toán cho Ngân hàng B hoặc tổ chức trung gian toàn bộ các khoản thu từ 1 món vay nhất định. Bù lại Ngân hàng B hay tổ chức trung gian phải thanh toán cho Ngân hàng A một tỷ lệ lãi suất cố định (như lãi suất trái phiếu hay lãi suất Libor + một biên độ nhất định). Như vậy, Ngân hàng đã đổi những khoản thu nhập rủi ro từ khoản tín dụng lấy những khoản thu nhập ổn


định hơn.

* Hợp đồng quyền tín dụng (Credit options)

Đây là một công cụ phổ biến giúp bảo vệ Ngân hàng khi chất lượng tín dụng của Ngân hàng giảm sút. Nếu Ngân hàng lo lắng về chất lượng một khoản vay, Ngân hàng có thể ký hợp đồng quyền tín dụng với các tổ chức kinh doanh quyền (option dealer). Hợp đồng sẽ đảm bảo thanh toán toàn bộ khoản cho vay nếu khoản cho vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể được thanh toán. Còn nếu khách hàng trả nợ, Ngân hàng sẽ không cần sử dụng đến hợp đồng quyển và sẽ chỉ mất chi phí trả trên hợp đồng quyền.

* Trái phiếu ràng buộc (Credit – Linded Notes)

Trái phiếu ràng buộc là một công cụ kết hợp đặc tính của các khoản nợ thông thường và hợp đồng quyền tín dụng, nó tạo cho Ngân hàng một đặc quyền trong việc giảm mức thanh toán nếu như có những thay đổi lớn trong một số yếu tố. Ví dụ khi Ngân hàng chứng khoán hoá 1 nhóm các khoản nợ với lãi suất 10%/năm, chứng khoán này có thể có ràng buộc rằng nếu tỷ lệ tổn thất trong tín dụng trên khoản nợ là quá lớn thì Ngân hàng sẽ thanh toán cho các nhà đầu tư 1 tỷ lệ lãi suất thấp hơn, giả sử 7%/năm.

Việc sử dụng các công cụ phái sinh tuy rằng khá hữu ích nhưng không phải không có rủi ro bởi vẫn còn nhiều vấn đề về mặt pháp lý liên quan đến việc sử dụng các công cụ này và do đó, Ngân hàng không được pháp luật bảo đảm hoàn toàn, trên thực tế thị trường các công cụ này còn nhỏ và chưa tạo được hấp dẫn đối với các Ngân hàng cũng như nhà đầu tư.

1.3.9. Xử lý nợ có hiệu quả

Đặc điểm của kinh doanh tiền tệ là các Ngân hàng vẫn gặp rủi ro nhưng là ở mức chịu đựng được, tức là trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng vẫn luôn tồn tại những khoản nợ xấu. Nợ xấu là những khoản nợ khi đến hạn mà không được khách hàng thanh toán, những khoản nợ xấu này chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất cho Ngân hàng, để giảm bớt tổn thất


Ngân hàng phải lập ra một kế hoạch thu nợ và cân nhắc các phương án tối ưu để thu hồi khoản vay một cách hiệu quả nhất. Có thể xử lý nợ quá hạn bằng một số biện pháp sau:

Tổ chức khai thác

Khai thác là quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản tín dụng được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ và không dựa vào công cụ pháp lý để ép buộc thu ngân. Biện pháp khai thác được áp dụng với những khách hàng vay trung thực, có trách nhiệm và mong muốn trả nợ, có giá trị tài sản lớn và có một quá khứ quản lý lành mạnh và hiệu quả.

Biện pháp khai thác có thể là những lời khuyên về một chương trình mở rộng sản xuất, thay đổi phương thức bán hàng, tăng thêm sản phẩm mới hoặc loại bỏ các hoạt động không sinh lời, bán bớt một phần tài sản không cần thiết... Đối với các doanh nghiệp quản lý yếu kém, Ngân hàng có thể nắm phần chủ động trong quản lý kinh doanh. Mặt khác, Ngân hàng có thể điều chỉnh hợp đồng cho vay để giảm bớt mức hoàn trả cấp thêm vốn.

Thanh lý các khoản nợ khó đòi

Nếu Ngân hàng thấy rõ việc tổ chức khai thác không có lợi, sự thanh lý dưới một vài hình thức có thể được coi là cách hay nhất để xử lý một khoản cho vay đã trở thành khó đòi, tuy rằng đôi khi các thủ tục pháp lý rắc rối và tẻ nhạt:

Xiết nợ và thanh lý các tài sản đảm bảo

Ngân hàng có thể xử lý tài sản đảm bảo theo nguyên tắc đồng thuận hoặc theo phán quyết của toà án.

Với phương pháp đồng thuận, khách hàng và Ngân hàng cùng thoả thuận việc thu hồi nợ từ tài sản đảm bảo theo một trong các cách sau:

- Khách hàng tự bán tài sản đảm bảo để thanh toán cho Ngân hàng: đây là biện pháp có lợi nhất đối với cả khách hàng và Ngân hàng vì Ngân hàng không mất các chi phí phát mại, doanh nghiệp thì có thể bán được với


giá cao như mong đợi.

- Ngân hàng nhận tài sản thay cho nghĩa vụ trả nợ: biện pháp này có thể được thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp, tuy nhiên không phải tài sản đảm bảo nào cũng có thể áp dụng.

- Bán tài sản qua các trung tâm bán đấu giá: phương pháp này khá tiện lợi vì dễ tìm được người mua nhưng chi phí quá cao nên ảnh hưởng đến việc thu nợ của Ngân hàng.

- Ngân hàng cũng có thể khởi kiện toà án khi không đạt được một thoả thuận thống nhất với khách hàng. Nói chung đây là biện pháp ít được sử dụng nó gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng, tốn nhiều chi phí và thời gian chờ đợi lâu. Tuy nhiên đây là cơ hội thu được vốn cho Ngân hàng trong trường hợp tài sản đảm bảo có tranh chấp, khách hàng không thiện chí...

Phá sản doanh nghiệp

Trong trường hợp Ngân hàng quyết định sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay không đảm bảo, cần phải có phán quyết từ toà án. Phán quyết này cho phép nắm giữ và bán tài sản của người thiếu nợ với số lượng phù hợp thường thì quá trình này đi đôi với sự phá sản của một doanh nghiệp.

Bù đắp tổn thất từ nguồn dự phòng, từ bảo hiểm tín dụng

Tổn thất trong thanh lý tín dụng là những khoản nợ không được hoàn trả sau khi Ngân hàng đã tận thu tất cả các nguồn của người vay. Phần tổn thất này cần bù đắp để đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng được ổn định và an toàn. Các nguồn bù đắp tổn thất bao gồm:

- Tiền bảo hiểm tín dụng.

- Quỹ dự phòng rủi ro: quỹ này được hình thành sau khi phân loại các khoản vay trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro và được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng. Đây là nguồn đáng kể nhất để bù đắp những tổn thất trong hoạt động tín dụng.

- Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập bằng một tỷ lệ so với lợi nhuận còn lại trước quỹ dự phòng tài chính. Quỹ này được sử dụng để bù đắp


tổn thất khi quỹ dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp tổn thất trong thực tế.

- Hạch toán vào chi phí bất thường: phần tổn thất còn lại sau khi đã bù đắp từ các nguồn kể trên sẽ được hạch toán vào chi phí thất thường của Ngân hàng. Trong một số trường hợp đặc biệt, ngân sách có thể hỗ trợ để giải quyết tổn thất.

Kết Luận

Tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các NHTM. Trong đó tín dụng trung dài hạn đóng góp một phần không nhỏ trong lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mang lại. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng trung dài hạn cũng là một tất yếu và có tác hại rất nặng nề đối với Ngân hàng, đối với người gửi tiền và toàn bộ nền kinh tế. Song, các NHTM có thể nhận biết được các dấu hiệu dẫn đến rủi ro, đánh giá được mức độ rủi ro mà Ngân hàng mình đang phải đối mặt và có các biện pháp để hạn chế tối thiểu rủi ro phát sinh.

Có rất nhiều giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn, các Ngân hàng thường tập trung vào nhóm các giải pháp như thiết lập một chính sách tín dụng chặt chẽ, khoa học, thực hiện tốt việc thẩm định toàn diện về khách hàng, về dự án vay vốn, về tài sản đảm bảo, có các biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng một cách hiệu quả, xử lý tốt nợ quá hạn và áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro hiện đại như chứng khoán hoá, bán nợ và các công cụ tài chính phái sinh để chủ động phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng…


Chương 2:

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong thời gian qua

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Ngày 1/4/1963, NHNT Việt Nam được thành lập theo nghị định số 115/CP của hội đồng chính phủ và được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 theo quyết định số 286/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, có tên giao dịch là BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VIETCOMBANK). NHNT VN có chức năng thực hiện các nghiệp vụ đối ngoại và đối nội. Là Ngân hàng thương mại đầu tiên được NHNN Việt Nam cho phép độc quyền về quản lý ngoại hối, NHNT VN đã đánh dấu bước phát triển rất quan trọng trong hoạt động Ngân hàng đối ngoại tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và phát triển nền kinh tế.

Trải qua hơn 42 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, NHNT VN đã góp phần tích cực trong sự nghiệp phục vụ phát triển kinh tế nói chung của đất nước bằng việc huy động vốn trong xã hội để đầu tư phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ theo định hướng của nhà nước. Cùng với những thành tích đã đạt được, NHNT VN còn thể hiện được vai trò của một Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu trong lĩnh vực đối ngoại. NHNT VN đã và đang mở rộng hợp tác với Ngân hàng nước ngoài, giới thiệu các sản phẩm Ngân hàng hiện đại trên thế giới vào Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNT cũng đang áp dụng các phương thức thanh toán mới như là ứng dụng thẻ thông minh, trở thành thành viên của MASTER CARD quốc tế và VISA CARD quốc tế, là đại lý thanh toán của AMERICAN EXPRESS và JBC. NHNT còn là Ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.


Hiện nay, NHNT đã có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ sau:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng ngoại tệ.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND lẫn ngoại tệ.

- Thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu.

- Chuyển tiền thanh toán trong và ngoài nước (đi và đến), nhờ thu, đổi

tiền,...

- Kinh doanh ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi, kinh doanh vàng

bạc đá quý...

- Phát hành và thanh toán các loại thẻ và làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như VISA CARD, MASTER CARD và AMERICAN EXPRESS.

- Mở L/C thanh toán hàng nhập.

- Phát hành L/C trả chậm.

- Cung cấp các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cho khách hàng như dịch vụ E-Banking.

- Ngoài ra, NHNT còn tiếp nhận và quản lý các tài sản của nhà nước và các TCTD khác nếu có yêu cầu, cho vay bán buôn các TCTD trong nước, cũng như hỗ trợ vốn cho các chi nhánh trong hệ thống khi cần.

Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, NHNT đã có một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh gồm các phòng giao dịch và các chi nhánh tại các trung tâm thương mại, khu vực trên toàn địa bàn cùng đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động đối ngoại và quan hệ đại lý rộng khắp trên thế giới.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Qua nhiều năm đổi mới và tự hoàn thiện mình, hiện nay NHNT thực sự vững chắc để sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời ngày càng khẳng định mình là một Ngân hàng đứng đầu trong cả nước, cố gắng vươn lên với phương châm: “uy tín hiệu quả - luôn mang đến cho khách hàng sự thành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2023