Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 3

17

Những thành quả trên có được một phần nhờ Trung Quốc đã có những biện pháp khuyến khích vai trò của các doanh nghiệp trong quá trình sáng tạo kỹ thuật, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất lớn trong việc nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật, đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của mình. Đó cũng chính là chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu về sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao và đa dạng. Từ đó, các doanh nghiệp coi thị trường là cơ sở để chọn lựa và áp dụng cơ chế kích thích hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Ngoài ra, Trung Quốc không ngừng tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển hợp tác khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Điều này không có nghĩa là mô phỏng hay bắt chước mà là để rút ra kinh nghiệm thực hiện sáng tạo kỹ thuật của chính mình, từ đó làm giàu thêm cho tài sản khoa học của thế giới.

Với cơ chế khuyến khích đổi mới cách thức quản lý và điều hành doanh nghiệp, với thị trường nội địa rộng lớn nhất thế giới hơn một tỷ dân và với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc đang phấn đấu đến năm 2010 sẽ đạt tới trình độ phát triển của các quốc gia tiên tiến trung bình trên thế giới.

Nếu các biện pháp trên được thực hiện một cách có hiệu quả thì đến năm 2010 chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, tiêu biểu là ngành công nghệ thông tin, kim ngạnh xuất khẩu sản phẩm thông tin của Trung Quốc có thể đạt tới 400 tỷ USD [9, tr. 83], cao hơn khoảng 30% so với Nhật Bản, vượt tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Malaixia, Singapore, Đài Loan cộng lại, trở thành sản phẩm thông tin lớn nhất thế giới. Đó là dự báo của công ty Solomon (Hongkong). Và cũng theo công ty này, Trung Quốc với các ưu thế như giá thành rẻ và thị trường rộng lớn sẽ

18

dần trở thành nước sản xuất chủ yếu các sản phẩm thông tin của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Dự báo đến năm 2010, Trung Quốc sẽ đứng thứ hai thế giới về doanh số sản phẩm công nghệ thông tin và đến năm 2015, Trung Quốc sẽ đứng ngang với Mỹ về chỉ tiêu này [9, tr. 83].

Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được thì Trung Quốc còn gặp những khó khăn như việc phát triển các ngành công nghệ có hàm lượng tri thức cao vẫn còn nhỏ yếu và vẫn chưa tương xứng với tiềm lực và khả năng của Trung Quốc. Với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân Trung Quốc, tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ sớm có sụ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tri thức.

Trung Quốc là một nước láng giềng có mối quan hệ hàng ngàn năm gắn bó với Việt Nam nên mỗi bước đi của Trung Quốc cũng là một tấm gương để Việt Nam rút ra bài học cho mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

1.3.2. Xinhgapo

Mặc dù là một quốc đảo nhỏ bé xong Xinhgapo đã đạt được những thành tựu vững chắc trong quá trình công nghiệp hóa đất nước và quá trình tiến tới một nền kinh tế dựa trên tri thức.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay - 3

Ngay từ những năm đầu thập niên 1980, Xinhgapo đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm hướng tới phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức và nhấn mạnh vào việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Xinhgapo bắt đầu thực hiện từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng nhấn mạnh đến những ngành có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao.

Xinhgapo xác định các trụ cột của nền kinh tế là: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…

Ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Chính phủ Xinhgapo đã bắt đầu khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế. Các

19

nhà hoạch định coi công nghệ thông tin như nhân tố chiến lược quyết định nhằm hướng đến việc hình thành một cơ cấu công nghiệp và dịch vụ hiện đại có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu.

Năm 1981, Chính phủ Xinhgapo đã thành lập Hội đồng tin học quốc gia (NCB) để thực hiện Kế hoạch tin học hóa quốc gia (NCP) được ban hành một năm trước đó. Và từ đó cho đến khi bị thay thế bởi Cơ quan Phát triển thông tin, viễn thông (IDA) năm 1999, NCB là cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong việc đề ra và thực hiện các kế hoạch phát triển công nghệ thông tin của Xinhgapo.

Thời kỳ này, dưới tác động của CSCP, các dịch vụ trực tuyến như: Mạng thương mại (Tradenet), mạng trường học (Schoolink), mạng pháp luật (Lawnet) đã được thiết lập. Hiện các công ty đóng tại Xinhgapo có khả năng đàm thoại trực tiếp đến hơn 160 thành phố trên thế giới.

Năm 1989, Xinhgapo đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới cung cấp trên toàn quốc dịch vụ thương mại ISDN nhờ sự hình thành mạng cáp quang. Như vậy là ngay từ những năm 1980, tại Xinhgapo những nền tảng cơ bản quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã được thiết lập, đây là những viên gạch đầu tiên cho giai đoạn tiếp theo.

Năm 1992, NCB đã ban hành Kế hoạch tổng thể IT 2000. Kế hoạch này có tham vọng biến Xinhgapo trở thành một hòn đảo thông minh, một trung tâm công nghệ thông tin của khu vực có khả năng cạnh tranh cao trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và hướng tới cải thiện chất lượng cuộc sống.

Năm 1996, Singapore One, mạng duy nhất cho mọi người (One Network for Everyone) đã được thiết lập tạo nên mạng lưới truyền thông đa chiều biên độ rộng đầu tiên trên thế giới và được áp dụng trên toàn quốc.

Đến tháng 10/2000, Singapore One đã tiếp cận hơn 99% các gia đình, tất cả các trường học và hầu hết các cơ sở công cộng. Thậm chí người không

20

có máy tính cũng có thể dễ dàng truy cập tại các quầy công cộng đặt ở góc phố hay các siêu thị lớn.

Như vậy có thể nói, việc triển khai IT 2000 và Singapore One đã giúp Xinhgapo thiết lập được nền móng IT vững chắc, làm tiên đề để “con rồng” này bước sang một giai đoạn phát triển mới cao hơn với Kế hoạch tổng thể công nghệ thông tin - viễn thông 21 (ICT 21). Với kế hoạch này, Xinhgapo hy vọng tới năm 2010 sẽ trở thành đầu mối công nghệ thông tin - viễn thông của nền kinh tế mới trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh công nghệ thông tin, Chính phủ Xinhgapo đã đầu tư hàng tỷ USD vào việc nghiên cứu, thử nghiệm và thu hút các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới giúp xây dựng ngành công nghệ sinh học để phấn đấu tới năm 2010 Xinhgapo sẽ trở thành các trung tâm phát triển các liệu pháp y tế và dược ở khu vực.

Những thành tựu đạt được do Xinhgapo khi chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức đã bắt đầu cải cách bộ máy hành chính để xây dựng một chính phủ có tính chất đổi mới, dám nghĩ, dám làm. Chính phủ cải tạo các công thức mới để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thay đổi trong các ngành, trong bộ máy. Thế mạnh của Chính phủ Xinhgapo là một số thành viên vốn là các nhà doanh nghiệp, nhà kinh doanh lớn, dồi dào kinh nghiệm trong thương trường, biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa chủ trương chính sách của nhà nước với chiến lược, kế hoạch, chương trình hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngược lại, chính thực tiễn của thị trường, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo kinh nghiệm cho Chính phủ trong quản lý hành chính và kinh tế, cả trong nước và nước ngoài.

Xinhgapo đã thành lập các Ủy ban cấp Nhà nước để tư vấn cho hoạt động của Chính phủ về các lĩnh vực phát triển thương mại và kinh tế tri thức như: Ủy ban Tư vấn quốc tế về khoa học đời sống, Ủy ban Phát triển kinh tế để tiến tới tổ chức một trung tâm kinh tế toàn cầu, trong đó điều hành các

21

ngành công nghiệp chủ yếu cho thế kỷ 21 mà dự kiến có tới 10 ngành công nghiệp đặc trưng dựa trên tri thức và khoa học để đạt được 40 % GDP và tạo ra 23000 việc làm mỗi năm, trong đó dầu khí và hóa dầu được coi là mũi nhọn để làm tăng sản lượng lên ba lần.

Bên cạnh đó, Xinhgapo rất chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực. Chính phủ thành lập Quỹ phát triển kỹ năng để nâng cao năng lực cho lực lượng lao động. Nền giáo dục đang hướng vào phổ cập các khóa học về khoa học, cơ khí, công nghệ thông tin cho người dân ở mọi trình độ. Đây là các môn học mang tính bắt buộc cho nền công nghệ thông tin. Ủy ban Phát triển kinh tế xây dựng Xinhgapo như một trung tâm giáo dục có hạng trên thế giới với vốn tri thức và sáng tạo lớn. Trung tâm thu hút một số trường đại học hàng đầu của nước ngoài, trong đó có 6 trường và viện công nghệ của Mỹ để đào tạo sau đại học, nhằm đảm bảo cả khu vực công và khu vực tư được trang bị tri thức tốt nhất cho nền kinh tế tri thức.

Ngoài ra một chính sách kinh tế, thương mại quan trọng nữa của Xinhgapo là mở cửa cho nước ngoài đầu tư nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và giải quyết việc làm. Biến Xinhgapo trở thành một vị trí thuận lợi cho các công ty đa quốc gia đặt trụ sở chính vừa hỗ trợ hoạt động trong nước, vừa hoạt động toàn cầu với 50 công ty nội địa dựa trên cơ sở tri thức có tầm cỡ thế giới để có sản phẩm, dịch vụ đủ sức cạnh tranh với toàn cầu, đồng thời mở rộng hoạt động ra ngoài biên giới.

1.3.3. Malaixia

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức đã trở thành một mục tiêu then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Malaixia.

Malaixia bước vào nền kinh tế tri thức với một ý thức rõ ràng rằng mong muốn đó phải cùng tồn tại với một nền kinh tế sản xuất hiện vẫn đang chiếm ưu thế. Chính vì vậy Kế hoạch triển vọng lần thứ nhất và lần thứ hai

22

(OPP1 và OPP2) cùng Chính sách phát triển mới (NDP) của Malaixia có nhiệm vụ tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm điều chỉnh những mất cân đối về mặt kinh tế, xã hội.

Trong bản công bố Tầm nhìn mới 2001-2010, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Malaixia cần phải dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến nhằm cải thiện năng suất, duy trì sức mạnh và khả năng phục hồi kinh tế. Điều này đã được chính Thủ tướng M. Mohamad nhấn mạnh: “Việc phát triển đất nước thành một nền kinh tế dựa trên tri thức sẽ phải thấm vào mọi ngành và có sự tham gia của mọi người dân”. Kinh tế tri thức phải là chỗ dựa để cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Malaixia.

Từ năm 1996, Malaixia đã bắt đầu xây dựng các kế hoạch nhằm nhanh chóng chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

Thứ nhất, tăng cường phát triển công nghệ tin học, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế.

Cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế tri thức là sự phát triển đi trước của công nghệ thông tin. Bởi vậy, vào năm 1996, Malaixia đã công bố Chương trình Công nghệ thông tin Quốc gia nhằm phát triển khoa học máy tính, tin học cơ bản và tin học ứng dụng biến các nhân tố này trở thành động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Malaixia tham vọng sẽ hoàn thành việc phổ cập kiến thức cơ bản về tin học đến mọi người dân Malaixia vào năm 2020, theo đó mức độ đầu tư cho tin học sẽ tăng đều đặn 20% mỗi năm so với thời kỳ 1996 - 2000.

Chính phủ Malaixia cũng quyết định mở rộng ngành bưu điện, nâng cấp toàn bộ hệ thống cáp quang hiện có. Theo thống kê, tỷ lệ người dùng điện thoại của Malaixia tăng từ 16,6 máy/100 người (năm 1995) lên 24,7 máy/100 người vào năm 2000. Riêng điện thoại di động từ 3,5 máy/100 người (1995) đến 2000 là 16,5 máy/100 người [19].

Bên cạnh đó, nhằm năng cấp cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực ICP, Chính phủ nước này đã quyết định xây dựng “mạng Malaixia” (Malaixia network).

23

Theo dự kiến, khoảng 5 - 10 năm tới, Malaixia sẽ có “mười hai thành phố tri thức” với các hành lang đa hệ siêu cấp được nối mạng trực tiếp với xa lộ thông tin toàn cầu.

Hiện nay, “một Chính phủ điện tử” trong “Siêu hành lang truyền thông đa phương tiện (MSC)” đã được xây xong ở Malaixia. Nó trở thành một đầu mối dịch vụ của hệ thống hành chính công. Toàn bộ công việc quản lý hành chính thường được vi tính hóa. “Chính phủ điện tử” này được kết nối toàn bộ 500 đơn vị hành chính trong nước với Chính phủ trung ương thành một hệ thống duy nhất, nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập của mỗi đơn vị này.

Thứ hai, từng bước tin học hoá, mạng hóa và mô hình hóa ngành dịch vụ.

Điện tử hóa tiền tệ: Năm 1997, Malaixia thành lập công ty điện tử hóa hệ thống tiền tệ, tiếp đến tháng 3/1999 đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống hỗ trợ an toàn giao dịch ngân hàng, tạo thành một hệ thống liên mạng với thế giới. Ngày 31-08-2000, Chính phủ Malaixia đã phát hành loại thẻ “trí khôn” (smart card) tinh thể mầu ghi số liệu, chỉ cần hệ thống an toàn của ngân hàng

là cho phép người chủ này có thể tiếp cận với nguồn vốn của mình.

Phát triển thương mại điện tử: Malaixia đã thành lập Ủy ban Dịch vụ thương mại toàn quốc nhằm động viên và có chế độ ưu đãi đối với các xí nghiệp vừa và nhỏ khi sử dụng dịch vụ này.

Mạng hóa các dịch vụ ngân hàng: Năm 1997, Malaixia khánh thành Phòng bảo đảm an ninh ngân hàng đầu tiên và 1998 lại cho ra đời thêm một phòng nữa. Các phòng này sử dụng mạng máy tính để thay thế cho hoạt động tác nghiệp trực tiếp của con người. Nó giúp các nhà đầu tư chỉ việc ngồi một chỗ để điều khiển các giao dịch ngân hàng và hoạt động đầu tư của mình.

Thứ ba, phát triển siêu hành lang truyền thông đa phương tiện, quy hoạch các khu công viên kỹ thuật cao.

24

Siêu hành lang truyền thông đa phương tiện và Khu công viên kỹ thuật cao được kỳ vọng là “đầu tàu” chính đưa quốc gia này gia nhập kinh tế tri thức.

Siêu hàng lang truyền thông đa phương tiện và Khu công viên kỹ thuật cao sẽ là nơi tập hợp các xí nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu thành một thể thống nhất, là khâu quan trọng biến kỹ thuật cao thành một ngành kinh tế thực thụ.

Với hạt nhân là “Thành phố tin học”, toàn bộ thành phố là một khu công viên khoa học, kỹ thuật tổng hợp. Theo kế hoạch đã được định hướng của chính phủ Malaixia, đến trước năm 2020 sẽ biến thành Khu công viên khoa học, kỹ thuật này trở thành “trung tâm sản xuất phần mềm” thế giới với dân số là 24 vạn người, cùng sự hiện diện của 500 công ty phần mềm máy tính.

Thứ tư, là chú trọng phát triển giáo dục, khoa học, công nghệ và bồi dưỡng nhân tài.

Chính phủ Malaixia chủ trương điều chỉnh lại phương châm giáo dục, đẩy mạnh giáo dục công nghệ thông tin.

Nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, từ truyền thụ tri thức sang tiếp nhận tri thức nhằm nâng cao khả năng sáng tạo cho học sinh. Từ năm 2000, ngành giáo dục Malaixia bắt đầu phổ cập tin học trong các cấp học và máy tính được trang bị ngay từ bậc tiểu học. Ngay cả các sinh viên đại học chưa biết sử dụng vi tính cũng được tham gia các lớp huấn luyện cấp tốc do nhà nước tài trợ để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và triển khai (R&D). Malaixia thành lập Quỹ nghiên cứu trong những lĩnh vực trọng điểm nhằm hỗ trợ các xí nghiệp và nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Năm 2000, đầu tư cho R&D của Malaixia là 1% GDP.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023