Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 2


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Giá trị và cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013- 201750 Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành công nghiệp ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 – 2017 51

Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông - lâm - thủy sản ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 52

Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 53

Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành lâm nghiệp ở huyện Bố Trạchgiai đoạn 2013 – 2017 54

Bảng 2.6. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành thủy sản ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 55

Bảng 2.7. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành dịch vụ ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 56

Bảng 2.8. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá hiện hành) 59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

huyện Bố Trạch giai đoạn 2013-2017 59

Bảng 2.9. Hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với xã hội ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 61

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 2

Bảng 2.10. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai

đoạn 2013 - 2017 62

Bảng 2.11. Hiệu quả vốn đầu tư của các ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 – 2017 63

Bảng 2.12. Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản suất công nghiệp ở

huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 64

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cơ cấu kinh tế là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý có tính chất quyết định tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế, quyết định đến tăng trưởng kinh tế trong hiện tại và tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đòi hỏi Việt Nam phải có những bước đi mang tính đột phá trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước để tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức khi bước vào sân chơi toàn cầu WTO. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (CDCCKTN) là một nội dung cơ bản của quá trình CNH, HĐH, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đáp ứng cho sự nghiệp CNH, HĐH tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho sự phát triển dài hạn và bền vững, trong đó có vai trò đóng góp cực kì quan trọng của quá trình CDCCKTN.

Bố trạch là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với 28 xã và 2 thị trấn. Sở hữu đầy đủ địa hình đồng bằng, miền núi, trung du và ven biển; cùng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua. Có thể nói, Bố Trạch có rất nhiều thế mạnh để thực hiện quá trình CDCCKTN. Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt CDCCKTN có sự chuyển dịch tích cực theo hướng: tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, đồng thời giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản, cơ cấu kinh tế từ mức thuần nông dần chuyển dịch thành cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế của huyện; tiềm năng, thế mạnh được xác định và khai thác hợp lý sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập đáng quan tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Bố Trạch như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, chưa khai thác hết tiềm năng của khối ngành công nghiệp

- dịch vụ, ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu về quá trình CDCCKTN một cách có hệ thống, nhằm tìm ra nhóm biện pháp phù hợp góp phần đẩy mạnh hơn nữa quá trình trên. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

CDCCKTN trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH là một nội dung quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế ở nước ta nên có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cũng như các bài viết liên quan như:

- PGS.TS Nguyễn Văn Phát với luận án tiến sỹ Kinh tế (2004): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Thừa Thiên Huế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Luận án đề cập đến các vấn đề cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là việc rút ra các kinh nghiệm và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Th.S Võ Thị Thu Ngọc (2011): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xem xét và làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đỗ Hoài Nam (1996): "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển những ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam". Tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế trên cơ sở đó xem xét nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế vùng gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.

- GS.TS Ngô Đình Giao (1994): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân” NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận và sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Đồng thời công trình còn đề xuất những phương hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

- PGS.TS Phạm Thị Khanh (2010): “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung chủ yếu tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.

- Và một số đề tài cấp bộ, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ khác ở trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế cũng có đề cập đến vấn đề này.

Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhận thấy chưa có công trình nào nghiên cứu CDCCKTN một cách tổng quát với tư cách là một luận văn thạc sỹ, đặc biệt trong giai đoạn huyện Bố Trạch đã và đang đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế như hiện nay. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trên, ứng dụng vào nghiên cứu một địa bàn cụ thể tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mc tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề tài khảo sát thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển KT-XH của huyện.

3.2. Mc tiêu cth

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

- Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2017.

- Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình CDCCKTN trong thời gian tới ở huyện Bố Trạch.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

4.2. Phm vi nghiên cu

* Về không gian: Địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

* Về thời gian: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2017 và đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1. Phương pháp chung:

Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: để xem xét, phân tích vấn đề trong quá trình vận động và phát triển, gắn với giai đoạn lịch sử cụ thể.

5.2. Phương pháp cụ thể:

5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đề tài được tiến hành dựa trên việc thu thập số liệu từ các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch từ năm 2013 đến nay; Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Bố Trạch đến năm 2025; Niên giám thống kê huyện Bố Trạch từ năm 2013 đến năm 2017 và các tài liệu liên quan khác.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài được tiến hành điều tra cán bộ quản lý ở các phòng, ban và các cơ sở doanh nghiệp của 15 xã và 2 thị trấn thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ năm 2013 đến năm 2017.

5.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Việc xử lý và hệ thống hóa số liệu dựa vào phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức đáp ứng yêu cầu và mục đích nghiên cứu, các bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm exel.

5.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

5.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Các tài liệu sau khi được số hóa và thống kê sẽ được tiến hành tổng hợp, phân tích dựa trên các nội dung cần nghiên cứu. Kết hợp giữa các thông tin từ nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp phản ánh thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch.

5.2.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được vận dụng để xây dựng, đề xuất các giải pháp phát triển.

6. Ý nghĩa của đề tài

- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu.

- Giúp chính quyền địa phương có cái nhìn rõ nét hơn về quá trình CDCCKTN, từ đó có những chính sách khả thi hơn nhằm đẩy nhanh CDCCKTN.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội

dung đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH


1.1. Quan niệm, nội dung, sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.1.1. Quan niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.1.1.1. Cơ cấu kinh tế

Để tiếp cận khái niệm “cơ cấu kinh tế”, cần làm rõ khái niệm “cơ cấu”. Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu hay kết cấu là một khái niệm dùng để chỉ cấu trúc bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó.

Từ khái niệm “cơ cấu” vận dụng vào đối tượng là nền kinh tế quốc dân của một quốc gia, ta có được thuật ngữ “cơ cấu kinh tế”, cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm về “cơ cấu kinh tế” do đó thuật ngữ này có nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lênin: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí tương quan và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân”. [12]

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định giữa chúng hợp thành trong một khoảng thời gian nhất định” [1].

Theo quan điểm của C.Mác, CCKT của một xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình sản xuất nhất định của lực lượng sản xuất vật chất, cơ cấu là một sự phân chia về chất và tỷ lệ số lượng của những quá trình sản xuất xã hội. C.Mác cho rằng: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không phụ thuộc vào ý muốn của họ, tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với trình

độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy cũng hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội” [12]

Từ những quan niệm về CCKT nói trên có thể hiểu khái quát: “Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó bao gồm tổng thể các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất xã hội như các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế. Các bộ phận này gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cao. Ở mỗi vùng, mỗi ngành lại có cơ cấu riêng của nó phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể”. [19]

Cơ cấu kinh tế, xem xét trên cấp độ nền kinh tế quốc dân hay trên một vùng lãnh thổ, về mặt nội dung, là một hệ thống đa cơ cấu hợp thành, thường bao gồm:

+ Cơ cấu kinh tế ngành: là cơ cấu kinh tế quan trọng nhất, là tổ hợp các ngành của nền kinh tế. Nó biểu thị quan hệ giữa các ngành kinh tế, những tổng thể đơn vị kinh tế cùng thực hiện một loại chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội theo ngành để sản xuất ra những sản phẩm hoặc những dịch vụ có đặc tính chung nhất định. Sự phát triển các ngành kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan, do sự phát triển của phân công lao động xã hội quyết định.

+ Cơ cấu vùng (hay lãnh thổ) kinh tế: là sự bố trí vùng, lãnh thổ của nền kinh tế. Cơ cấu vùng kinh tế theo lãnh thổ phản ánh sự phân công lao động xã hội về mặt không gian địa lý. Cơ cấu này do điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên quyết định. Ở mỗi vùng, lãnh thổ được bố trí các ngành sản xuất khác nhau theo một tỷ lệ thích ứng để khai thác triệt để các ưu thế, đặc thù của từng vùng, đồng thời để hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

+ Cơ cấu thành phần kinh tế: là cơ cấu sở hữu của nền kinh tế. Có thể nói, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt của nền kinh tế. Nếu CCKTN trực tiếp do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội quyết định, thì cơ cấu thành phần kinh tế trực tiếp do bản chất của quan hệ sản xuất mà trước hết là quan hệ sở hữu quyết định.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí