Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - 2

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU


Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard & Poor’s 19


Bảng 1.2 Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng 22


Bảng 1.3 Khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số 23


Bảng 2.1 Tổng hợp chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Techcombank qua các năm 2010-2013 37

Bảng 2.2 Dư nợ theo thời gian qua các năm 2010-2013 43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


Bảng 2.3 Dư nợ theo khách hàng qua các năm 2010-2013 44

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - 2


Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng phân theo nhóm nợ qua các năm 2010-2013 46


Bảng 2.5 Dư nợ quá hạn qua các năm 2010-2013 46


Bảng 2.6 Dư nợ xấu qua các năm 2010-2013 47


Bảng 2.7 Dư nợ xấu theo nhóm nợ qua các năm 2010-2013 48


LỜI MỞ ĐẦU


Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, vấn đề nợ xấu là một trong những vấn đề cấp thiết mà Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại và ban ngành liên quan đặc biệt quan tâm. Nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế và tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các ngân hàng. Để hạn chế rủi ro trên, vấn đề đặt ra ở đây là các ngân hàng thương mại nên xem lại hệ thống quản trị rủi ro mà cụ thể là rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, thêm nữa theo thông cáo báo chí về “Kết quả điều hành chính sách tiền tệ 2 tháng đầu năm 2014” – NHNN với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-14%. Một mặt để đảm bảo đạt được mục tiêu trên, mặt khác phải chịu sự cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng thương mại không tránh khỏi tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, lôi kéo khách hàng, xem nhẹ chất lượng tín dụng tất yếu làm gia tăng rủi ro tín dụng.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank nằm trong top 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên điểm đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng khá mạnh hai năm gần đây. Dù giảm được nhanh ngay trong năm 2013 từ mức 5,9%, nhưng tại Techcombank vẫn có tỷ lệ cao nhất với 3,7%. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để vừa đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng tín dụng, vừa nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế được thấp nhất ảnh hưởng từ rủi ro tín dụng.

Từ những lí do trên, học viên lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam”

Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về rủi ro, rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.


Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam giai đoạn 2010- 2013

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam trong giai đoạn 2010-2013.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm:

+ Phương pháp tổng hợp số liệu dựa trên: các báo cáo của các cơ quan chức năng, của Ngân hàng thương mại, sách, báo, website,...

+ Phương pháp thống kê chọn mẫu, so sánh: theo thời gian, theo chỉ tiêu,.. Từ đó phân tích và làm rõ những vấn đề của luận văn.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành 03 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại


1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại


Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.

Với vai trò là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.

Do vậy, Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ khác liên quan đến tiền tệ với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại


Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nhằm huy động tiền tệ từ các chủ thể đang nắm giữ tiền tạm thời chưa dùng tới để rồi dùng tiền đó cho vay, đầu tư vào những lĩnh vực nhà nước cho phép. Đây là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lĩnh vực kinh doanh ngân hàng với các lĩnh vực kinh doanh khác. Tuy nhiên các ngân hàng ngày càng phải hoạt động trong sự cạnh tranh gay gắt nên sản phẩm và phương thức kinh doanh của ngân hàng cũng có sự thay đổi, đa dạng hóa các dịch vụ.


Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Thường thì ngân hàng đi vay, huy động vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để cho vay với thời hạn dài hơn với lãi suất cao hơn. Từ đó ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận. Tuy nhiên chỉ bằng những kinh nghiệm giản đơn cũng có thể thấy được tính chất tập trung rủi ro của lĩnh vực ngân hàng. Nếu đến hạn vì một nguyên nhân nào đó người vay tiền không trả được nợ hoặc trả không dủ sẽ làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng rủi ro. Trường hợp khác nữa là ngân hàng sẽ có thể gặp rủi ro thanh khoản nếu khách hàng đến rút tiền trước hạn, ngân hàng phải trả tiền cho khách hàng khi đáo hạn nhưng ngân hàng lại không có đủ tiền để thanh toán do các khoản cho vay hoặc đầu tư chưa thu hồi được và ngân hàng cũng không thể vay tiền ở các thị trường tài chính khác…

1.1.3 Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại


Hoạt động huy động vốn


- Hoạt động huy động vốn là điều kiện cần đối với một ngân hàng đảm bảo sự tồn tại của ngân hàng và thực hiện chức năng trung gian tài chính. Vốn huy động quyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Để tồn tại và mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín trên thị trường. Do vậy vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế.

Hoạt động cấp tín dụng


- Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng của các Ngân hàng thương mại, nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Có của ngân hàng và là thành phần tài sản sinh lời nhiều nhất cho Ngân hàng thương mại .

- Hoạt động cấp tín dụng giúp ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh. Các Ngân hàng thương mại luôn phấn đấu để đạt mức dư nợ cao nhất bởi thu lãi cho vay là nguồn thu chính, tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động này cũng chứa đựng nhiều rủi ro.


-Theo qui định, cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán và các nghiệp vụ khác.

Các hoạt động kinh doanh khác


Mặc dù mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của ngân hàng là lợi nhuận nhưng ngân hàng thương mại vẫn cần có sự an toàn, tránh được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, ngoài các hoạt động chính là huy động, tín dụng, các ngân hàng thương mại hiện đại ngày nay ngày càng quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng qua đó Ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất. Các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp vô cùng phong phú, gồm có:

- Dịch vụ thanh toán


+ Đây là hoạt động mang tính dịch vụ đơn thuần mà không cần sử dụng đến nguồn vốn của ngân hàng, thêm vào đó nó còn tạo ra một nguồn vốn tương đối lớn cho ngân hàng thông qua quá trình thanh toán

+ Ngân hàng thương mại có thể thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước thông qua các phương tiện thanh toán như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ

…hoặc thanh toán quốc tế dưới các hình thức như: chuyển tiền, nhờ thu, L/C…Thông qua các dịch vụ thanh toán, Ngân hàng thương mại không những thu được các khoản phí mà còn tăng sức cạnh tranh của mình đối với các đối thủ.

- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng trên thị trường trong nước và thị trường Quốc tế khi ngân hàng nhà nước cho phép.

+ Ngân hàng thương mại có thể kinh doanh giao ngay (spots), giao dịch ngoại hối kỳ hạn (forwards), hoặc giao dịch hoán đổi (swaps), giao dịch quyền chọn (options).


+ Trong xu thế mở cửa giao lưu với quốc tế, để trở thành các ngân hàng thương mại phát triển đa năng thì nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ngày càng trở nên quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại. Bởi nó không chỉ đem lại lợi nhuận trực tiếp do tỷ giá thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Ngân hàng thương mại mà còn hỗ trợ để mở rộng các nghiệp vụ khác.

- Ngoài các dịch vụ trên, ngân hàng thương mại còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác như: quản lý ngân quỹ, cho thuê két sắt,…

1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại


1.2.1 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh ngân hàng


Rủi ro là những bất trắc không lường trước được gây thiệt hại về tài sản cho con người.

Rủi ro còn là khả năng xảy ra những điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì mang lại những tổn thất, là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc yếu tố có liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

Thật vậy, Rủi ro là một sự không chắc chắn, một tình trạng bất ổn hay sự biến động tiềm ẩn ở kết quả.

Tuy nhiên, chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới xem là rủi ro. Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc. Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.

Ngày nay rủi ro có thể đo lường được và được chấp nhận ở một mức độ cho phép. Trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề rủi ro luôn tồn tại, chúng ta không thể loại bỏ rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu sự tác động cũng như những tổn thất mà rủi ro mang lại.

Tóm lại, Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến những tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm


sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm khoản chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định.

1.2.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng


Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một phần của kinh doanh ngân hàng, không thể tránh khỏi rủi ro mà phải chấp nhận rủi ro và phải quản lý, định lượng rủi ro sao cho ngân hàng có thể vừa mở rộng quy mô, vừa tăng lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Để tránh hoặc tối thiểu hóa rủi ro cần phải phân loại rủi ro. Một số rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng gồm:

- Rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã cam kết. Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục

- Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.

- Rủi ro thị trường là rủi ro liên quan đến thay đổi giá trị tài sản tài chính phát sinh do biến động về giá trên thị trường. Rủi ro thị trường bao gồm: rủi ro lãi suất, tỷ giá và giá chứng khoán.

+ Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự chênh lệch về thời hạn giữa tài sản có và tài sản nợ huy động tài trợ cho các tài sản có đó. Tất cả hoạt động cho vay, huy động, đầu tư đều tạo ra rủi ro lãi suất.

+ Rủi ro tỷ giá là rủi ro liên quan đến tác động bất lợi do tỷ giá thay đổi lên giá trị trạng thái mở của các loại ngoại tệ.

+ Rủi ro về giá chứng khoán là rủi ro liên quan đến thay đổi giá trị của danh mục tài sản do thay đổi bất lợi về giá các loại chứng khoán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/12/2023