Điều Kiện Tự Nhiên Và Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Của Thành Phố Hà Giang


1.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra

Một là: Xây dựng Nông thôn mới phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của các cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và của Ban chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội.

Hai là: Phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân coi đây là nội dung cốt lòi, quan trọng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; Tuyên truyền phải đúng đối tượng, đúng nội dung thì hiệu quả vận động mới cao; đồng thời, cán bộ đảng viên, đoàn viên, hội viên phải gương mẫu đi đầu làm trước.

Ba là: Phát huy dân chủ ở cơ sở, để người dân thực sự chủ thể, phát huy vai trò tích cực của các thôn, thực hiện có hiệu quả phương châm chỉ đạo:“ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát, dân hưởng lợi”; Mọi kế hoạch, chủ trương thực hiện trên địa bàn thôn, xã phải thông báo công khai rộng rãi đến nhân dân, phải lắng nghe ý kiến của dân, gần dân, sát dân, giải quyết các vướng mắc của dân phải dân chủ, mang tính tập thể, đảm bảo khách quan.


Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Các vấn đề liên quan đến duy trì các tiêu chí đạt chuẩn trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Giải Pháp Duy Trì Các Tiêu Chí Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Thành Phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang - 6

- Thời gian: Số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2017; số liệu khảo sát thực trạng được điều tra năm 2017.

- Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu ở thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của thành phố Hà Giang - Tỉnh Hà Giang. Những tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế- xã hội và xây dựng Nông thôn mới.

- Thực trạng các tiếu chí đạt chuẩn Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Giang giai đoạn 2015 - 2017

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình duy trì các tiêu chí đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới tại thành phố Hà Giang.

- Đề xuất 1 số giải pháp chủ yếu nhằm duy trì các tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Giang.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm điều tra nghiên cứu

Thành phố Hà Giang bao gồm 5 phường và 3 xã, trong đó 3 xã nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của thành phố.

Chọn hộ nghiên cứu: đề tài đã điều tra, phỏng vấn 90 hộ của 03 xã nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Giang gồm các xã:


Phương Độ (30 hộ), Phương Thiện (30 hộ) và Ngọc Đường (30 hộ). Hộ nghiên cứu phải nằm trong các xã được chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng. Hộ điều tra được chọn dựa theo danh sách và các hộ thuộc các nhóm là hộ nghèo, cận nghèo, trung bình và khá trong thôn, bản.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp: nguồn tài liệu từ các báo cáo, các bảng, biểu thu thập từ văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới của tỉnh, phòng nông nghiệp, phòng thống kê thành phố Hà Giang, Cục thống kê tỉnh, huyện, UBND thành phố Hà Giang và Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của thành phố Hà Giang, UBND các xã: Phương Độ, Phương Thiện, Ngọc Đường. Ngoài ra còn tham khảo các đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong; qua các cổng thông tin điện tử, mạng Internet,... được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập cho quá trình nghiên cứu.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Phỏng vấn hộ nông dân bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Nội dung phỏng vấn hộ bao gồm:

+ Các thông tin chung về hộ.

+ Đánh giá của các hộ về thực trạng NTM tại địa phương

+ Các ý kiến, nguyện vọng của người dân để duy trì các tiêu chí đạt chuẩn NTM ở xã.

Phương pháp chọn mẫu khảo sát hộ: phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, các hộ được chọn là các hộ đại diện cho các nhóm hộ nghèo, trung bình, khá của thôn. Đại diện cho các hộ trong thôn.

Phỏng vấn cán bộ phụ trách chương trình nông thôn mới tại cấp thành phố và cấp xã về các nội dung liên quan đến thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các vấn đề tồn tại và các thuận lợi khó khăn trong việc duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp này để hệ thống hoá và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra qua đó đánh giá được xây dựng NTM tại thành phố Hà Giang và các xã nghiên cứu.


- Phương pháp thống kê so sánh: đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới của các xã nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực xây dựng NTM của huyện, xã, các chủ hộ tham gia chương trình từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích SWOT: sử dụng phương pháp SWOT để xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc xây dựng nông thôn mới tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, viết báo cáo: tổng hợp các thông tin điều tra phỏng vấn tại 3 xã; xử lý và phân tích thông tin, số liệu, bằng phần mềm Excel.

2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu đánh giá thực trạng các tiêu chí đạt chuẩn tại địa phương theo các nhóm tiêu chí (quy hoạch, hạ tầng kinh tế XH, Kinh tế và tổ chức sản xuất, Văn hóa XH & MT, Hệ thống chính trị).

- Mức độ thay đổi cuộc sống của người dân về hạ tầng cơ sở, thu nhập và

đời sống vật chất tinh thần…

- Các thuận lợi/ khó khăn trong việc duy trì các tiêu chí đạt chuẩn


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang

3.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, cách biên giới Việt Nam -Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 318 km. Ba phía Bắc, Tây và Nam giáp với huyện Vị Xuyên, phía Đông giáp huyện Bắc Mê. Thành phố Hà Giang rộng 135,33 km² và có 71.689 nghìn nhân khẩu gồm 22 dân tộc khác nhau trong đó người Kinh chiếm 55,7% và người Tày chiếm 22%. Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (55%) trong giá trị sản lượng của Thành phố Hà Giang, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,2%.

3.1.2. Đặc điểm địa hình

Nằm trong vùng chuyển tiếp của các huyện núi đá vùng cao và các huyện núi đất vùng thấp, thành phố Hà Giang có địa hình tương đối phức tạp theo hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

Địa hình đồi núi thấp: tập trung nhiều ở khu vực phía Tây xã Phương Độ, một phần ở xã Ngọc Đường, có độ cao thay đổi từ 100-700m, địa hình đồi bát úp hoặc lượn sóng thuận lợi cho phát triển một số cây nông nghiệp, đặc biệt trong đó là sản xuất rau an toàn.

Các loại đất trên địa hình này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước. Địa hình này tập trung nhiều ở phía Bắc xã Phương Độ, Phương Thiện dọc theo Quốc lộ 2, khu vực giáp ranh phường Ngọc Hà và xã Ngọc Đường.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

Đặc điểm chính về khí hậu thời tiết: Nhiệt độ bình quân cả năm 22,70C, nền nhiệt độ được phân hóa theo mùa khá rò rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 4 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.2000C.


Lượng mưa bình quân hàng năm 2.430 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng.

Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 63%.

Đặc điểm của các sông, suối ở đây là lòng hẹp và khá dốc, do đó trong điều kiện mưa lớn và tập trung đã tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và giao thông. Trong số các sông, suối trên địa bàn thành phố có sông Miện, sông Lô chảy qua trung tâm hình thành đô thị hai bên bờ sông, góp phần tạo cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái.

3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Thành phố Hà Giang được thành lập tháng 9/2010, trực thuộc tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích tự nhiên 133,459 km2, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng, an ninh, vùng kinh tế động lực của tỉnh Hà Giang, là đô thị có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy gia tăng tỷ lệ đô thị hoá cho tỉnh Hà Giang và vùng Đông Bắc, Đất sản xuất nông nghiệp 2.709,7ha, chiếm 20,5% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 9.520,1ha chiếm 71% đất tự nhiên. Dân số trên 56.949 người (nông thôn 15.233 người chiếm 26,7%). Có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường (Trần Phú, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Ngọc Hà), 3 xã (Phương Độ, Phương Thiện, Ngọc Đường), với 101 thôn bản, tổ dân phố. Có 22 dân tộc sinh sống: Kinh (32,67%), Tày (27,3%), Nùng (2,03%), H’mông (1,62%), còn lại là các dân tộc khác.

Về kinh tế, thành phố Hà Giang có nền kinh tế phát triển ổn định, năm 2017, tổng giá trị các ngành kinh tế đạt 4.507 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm 2016. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản của thành phố tuy chỉ chiếm hơn 5,7%, song lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho thành phố và các vùng lân cận. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 đạt 267,5tỷ đồng; Giá trị sản phẩm trồng trọt và thủy sản trên đơn vị diện


tích 67,36 triệu đồng/ha/năm, tăng 5,89% so năm 2016; giá trị sản phẩm trồng trọt 85,12 triệu đồng/ha/năm, tăng 4,08% so năm 2016.

Về giao thông vận tải: Trên địa bàn thành phố có Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch trong trục trung chuyển giữa vùng kinh tế Tây Nam của Trung Quốc và là trung tâm nối các huyện phía bắc, vùng Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu.

Về tổ chức hành chính Thành phố Hà Giang có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 5 phường gồm:Trần Phú, Nguyễn Trãi, Quang Trung Minh Khai, Phường Ngọc Hà và 3 xã ngoại thành gồm: Phương Thiện, Phương Độ và Ngọc Đường.

Về cơ cấu lao động: Thành phố Hà Giang có có nguồn lao động đồi dào Hoạt động Thương mại - Dịch vụ tiếp tục phát triển đúng hướng và tăng

trưởng khá; nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng, lưu lượng hàng hóa tăng mạnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tập trung khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, mở rộng, nâng cấp các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; hệ thống siêu thị gia đình, nhà hàng, khách sạn tiếp tục phát triển. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 5.060 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, tăng 395 cơ sở so với năm 2016 (tăng mới: 80 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; 14 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, 301 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ), tổ chức khai trương và duy trì hoạt động chợ đêm xã Phương Độ, mở rộng nâng cấp chợ xã Phương Thiện; nhiều cơ sở kinh doanh với quy mô lớn được khai trương. Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước thực hiện đạt 2.886,7 tỷ đồng, đạt 100,78% so với kế hoạch năm, tăng 6,58% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ ăn uống và lưu trú ước đạt 504,6 tỷ đồng, đạt 101,28% kế hoạch năm, tăng 10,13% so với cùng kỳ. Công tác quản lý thị trường được tăng cường, kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn các hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng giả được triển khai quyết liệt.

Hoạt động du lịch diễn ra sôi động đều khắp trong năm, phương thức quảng bá, thu hút du khách được đổi mới cả về nội dung và hình thức, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao. Hiện có 88 khách sạn, nhà nghỉ với 1.395


phòng. Lượng khách du lịch đến tham quan du lịch ước đạt 288.300 lượt, tăng 22% so với năm 2016, đạt 115,32% so với NQ (trong đó: Khách trong nước:239.400 lượt; Khách quốc tế 48.900 lượt). Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 201,81 tỷ đồng, tăng 37,6% so với năm trước.

3.1.5. Kết quả sản xuất Nông - Lâm Nghiệp và xây dựng Nông Thôn Mới

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 267,5 tỷ đồng, đạt 100,83% KH năm, tăng 7,69% so cùng kỳ.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 1.706,60ha, trong đó: Cây lúa 647,6 ha đạt 105,6% KH; cây ngô 268,1 ha, đạt 100,5 % so KH; diện tích rau đậu các loại 553,9 ha, trong đó rau chuyên canh 101/115 đạt 88%, do mưa lớn kéo dài nên không thể gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 4.633,4 tấn (Tăng 1,96%), trong đó sản lượng thóc 3.661,1 tấn, sản lượng ngô 972,3 tấn.

Tập trung triển khai kế hoạch phát triển tổng thể chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc 20.433 con đạt 103,3% KH năm, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn gia cầm 97.750 con đạt 97,01% KH, tăng 11,54% so năm trước; Tổng sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng 1.360,8 tấn, tăng 6,8% so năm trước. Tuy nhiên giá bán thịt lợn hơi giảm mạnh nên ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu và tâm lý các hộ chăn nuôi. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chú trọng nên không có giasúc bị chết dođói, rét; đã tiêm phòng giasúc, giacầm được 97.052 liều vắc xin các loại; phun tiêu độc khử trùng

589.500 m2.

Thực hiện trồng rừng mới 166,7 ha đạt 119,07% KH, trong đó trồng cây phân tán 75 nghìn cây (50 ha) đạt 100% KH; trồng sau khai thác 90 ha đạt 100% KH năm; nhân dân tự trồng 26,7 ha. Khoanh nuôi tái sinh 1.000 ha, đạt 100% KH; Bảo vệ rừng 8.651,8 ha đạt 110,9% KH. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 69,2% đạt 100% KH năm; tổng diện tích rừng hiện có 9.365,9 ha. Công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng được thực hiện tốt; công tác quản lý lâm sản tiếp tục được thắt chặt, đã phát hiện 14 vụ vi phạm các quy định quản lý bảo vệ rừng.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí