Giải Pháp Duy Trì Các Tiêu Chí Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Thành Phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang - 9


Một số chỉ tiêu cụ thể:

(1) Xây dựng cơ sở hạ tầng (Tập trung chủ yếu theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm) :

+ Tiếp tục làm mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông nội đồng, trục thôn ngò xóm xuống cấp, phấn đấu tỷ lệ đường được bê tông hóa: Xã Phương Độ đạt 100%, Ngọc Đường 98% và Phương Thiện 90%.

+ Sửa chữa duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất; tỷ lệ đất sản xuất chủ động nước tưới tiêu tại các xã đạt 90% trở lên.

+ Thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” theo đề án 114 của tỉnh cụ thể: Hệ thống giao thông 33.316,8m với số lượng xi măng là 6.781,9 tấn, Hệ thống kênh mương là 8.650m với số lượng xi măng là 751,8 tấn.

(2) Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn:

+ Thu nhập tăng trên 5% (so với thực hiện năm 2017);

+ Tỷ lệ hộ nghèo bình quân tại các xã còn dưới 1%;

+ Dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 90%;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

+ Duy trì đảm bảo vệ sinh môi trường tại các thôn bản 2 lần/tháng; rác thải rắn tại các Xã được thu gom theo quy định; 100% các hộ có 3 công trình vệ sinh hợp vệ sinh, xóa 100% nhà cầu tiêu trên ao.

(3) Tổ chức sản xuất: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tập trung sản phẩm chủ yếu như: rau chuyên canh, rau tiêu chuẩn VietGAP và Hữu cơ, chăn nuôi gia cầm, lợn, nuôi trồng thủy sản... phấn đấu xây dựng 3 nhãn hiệu sản phẩm cho các cơ sở và đưa vào thị trường tiêu thụ. 100% các hộ sản xuất ký cam kết sản xuất an toàn không sử dụng các chất cấm. Mỗi xã có ít nhất 2 mô hình điển hình sản xuất có hiệu quả.

Giải Pháp Duy Trì Các Tiêu Chí Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Thành Phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang - 9

(4) Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa,


đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm và các tệ nạn xã hội; 100% các thôn, bản thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, không có truyền đạo, di cư trái pháp luật. Tiếp tục xây dựng khu dân cư, xã, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” theo tiêu chí số 19 Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

3.4.2. Giải pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Giang đến năm 2020

3.4.2.1. Đẩy mạnh ông tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho người dân với vai trò chủ thể thực hiện

Tiếp tục tập trung tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, lồng ghép vào các buổi họp thôn, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đoàn, hội... tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, khắc phục tư tưởng trông trờ, ỷ lại vào Nhà nước. Tiếp tục phát huy tốt nội lực trong nhân dân, vận động và cùng người dân thực hiện tốt 9 việc của hộ gia đình, 7 việc của thôn và 8 việc của xã trong XD NTM. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, đẩy nhanh tiến độ triển khai phong trào thi đua thực hiện kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2018 và phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Triển khai có hiệu quả các nội dung theo Quyết định 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 2016-2020.

3.4.2.2. Huy động các nguồn lực tiếp tục hoàn thiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng

Tập trung rà soát, tổ chức họp dân xác định rò các đầu điểm công trình triển khai lập dự toán và các trình tự thủ tục để sớm triển khai KH năm 2018, (tranh thủ thời tiết thuận lợi trong mùa khô) thực hiện đề án “114” đạt kế hoạch


theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, tổ chức thực hiện công tác duy tu, bảo trì các công trình, đảm bảo nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát chất lượng các công trình (đường giao thông, thủy lợi, chỉnh trang nhà ở) tại các xã nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai phạm để đảm bảo chất lượng, kỹ - mỹ thuật các công trình.

Tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề kỹ thuật xây dựng, kỹ năng giám sát, kiểm tra chất lượng công trình cho đội ngũ cán bộ Ban quản lý, Ban giám sát và Ban phát triển thôn, nhằm từng bước nâng cao trình độ, năng lực kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao chất lượng các công trình.

3.4.2.3. Tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người dân

Tiếp tục tập trung đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp; Đề án nửa triệu con gia súc của Tỉnh trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm phát triển Dự án vành đai thực phẩm thành phố giai đoạn 2016-2020; xây dựng mỗi xã 1 thôn điển hình về phát triển kinh tế, mỗi làng 1 sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu một số sản phẩm như: rau, thịt lợn, gà, bánh chưng gù... đảm bảo cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch cho nhu cầu thị trường thành phố Hà Giang. Tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các Hợp tác xã thuộc địa bàn quản lý, Chỉ đạo thành lập mới các Hợp tác xã hoặc kiện toàn, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho các Hợp tác xã đã thành lập, vận động các sáng lập viên thành lập mới các HTX theo KH, tổ chức lại sản xuất cho nông dân theo Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, các mô hình thu hồi tái đầu tư nhằm tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn kết với bao tiêu sản phẩm, mục tiêu cuối cùng là không ngừng nâng cao thu nhập cho người dân.


Phối hợp với các ngành của Tỉnh, chỉ đạo các xã triển khai thực hiện tốt các chương trình dự án vay vốn theo Nghị quyết “209”, Nghị quyết “86” của HĐND tỉnh, phối hợp với ngân hàng NN&PTNT hoàn thiện hồ sơ và giải ngân vốn vay theo đúng quy định, tăng cường kiểm tra giám đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đồng thời tích cực mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật theo hình thức “cầm ty, chỉ việc” để phát huy hiệu quả.

3.4.2.4. Về phát triển Giáo dục, Y tế, Văn hoá và bảo vệ môi trường

Tiếp tục nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề), duy trì và nâng mức độ trường chuẩn quốc gia;

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, đảm bảo tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế;

Duy trì và nâng cấp cơ sở vật chất của các làng văn hóa du lịch cộng đồng, theo tiêu chí làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với XDNTM, triển khai có hiệu quả Nghị quyết “35” của HĐND tỉnh. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần nông thôn, tạo động lực cho xây dựng nông thôn mới; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Thực hiện nếp sống mới về việc cưới, việc tang tại thôn Lâm Đồng, thôn Châng và thôn Mè Thượng, làm mới 03 nhà táng.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường tại các thôn, xã Phương Độ giao các chi hội, hội viên phụ trách từng đoạn đường tại thôn; Huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh phát triển du lịch đóng góp kinh phí hàng tháng xây dựng quỹ phục vụ công tác VSMT nông thôn. Tiếp tục duy trì công tác chỉnh trang nhà cửa, phong trào “Nhà sạch, vườn đủ rau ăn”, 100% hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh, trồng hàng rào xanh, xóa vách ngăn gầm sàn làm mất mỹ quan và vệ sinh môi trường, tiếp tục duy trì việc xóa nhà cầu trên ao, phát sinh, chỉnh trang khuôn viên hộ gia đình.

3.4.2.5. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp

- Tập trung kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.


- Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực tổ chức, quản lý, giám sát thực hiện cho cán bộ và cộng đồng thực hiện Chương trình trước hết là đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách nông thôn mới các cấp từ thành phố đến cơ sở.

- Thông tin truyền thống, tập huấn giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức cho nhân dân nhất là các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa để hiểu đầy đủ hơn về nội dung, phương pháp, cách làm nông thôn mới, các mô hình tốt để học tập và nhân rộng.

- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Định kỳ tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân về chất lượng cung cấp dịch vụ công và kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 3 xã để kịp thời điều chỉnh.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Giang cho thấy:

-Ban Chỉ đạo các xã đã thực hiện tốt công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, tập trung vào số tiêu chí đạt thấp như: phát triển kinh tế nâng cao đời sống thu nhập cho nhân dân (kết quả đạt được là thu nhập của người dân tăng 5trđ/người/năm so với thu nhập của năm 2015) thông qua nhiều mô hình phát triển kinh tế hộ và hợp tác xã; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được đẩy manh (tiếp tục nâng cấp đường trục xã và hoàn thiện trục đường liên thôn và liên xã, nâng tỷ lệ cứng hóa lên 87.6%); công tác vệ sinh môi trường, phát triển văn hóa, du lịch cho người dân được nâng cao thông qua việc xóa 112 nhà cầu trên ao, xây dựng và nâng cấp 7 nhà văn hóa thôn.

- Các khó khăn chính trong việc duy trì và nâng cấp các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới gồm có: kinh phí thực hiện còn hạn hẹp trong khi việc huy động còn gặp nhiều khó khăn; các hộ sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ qua đào tạo còn chưa cao, đầu ra còn gặp nhiều khó khăn nên các hộ dân chưa dám mạnh dạn đầu tư trong sản xuất, việc thu hút các thành phần khác như doanh nghiệp vào lĩnh vực này cũng gặp nhiều khó khăn. Chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách về xây dựng nông thôn mới, cán bộ chỉ đạo chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa được đào tạo chuyên sâu nên còn gặp nhiều lúng túng trong việc thực hiện các chương trình và đề án.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, thành phố Hà Giang cần tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo cán bộ chuyên trách để thực hiện chương trình, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân trong sản xuất và phát triển thị trường; phát huy vai trò của người dân trong tự chủ phát triển kinh tế và đóng góp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.


Để tìm hiểu sâu hơn những khó khăn trong quá trình xây dựng NTM tại thành phố Hà Giang thì phải cần có những nghiên cứu cụ thể từng lĩnh vực như: Vai trò của người dân, các tổ chức đoàn thể; huy động các nguồn lực; phát triển hạ tầng KT-XH trong quá trình xây dựng NTM.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

2. Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2017.

3. Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM tỉnh Lai Châu (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015-2017.

4. Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM tỉnh Lào Cai (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015-2017.

5. Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM tỉnh Điện Biên (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015-2017.

6. Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM thành phố Hà Giang (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015-2017.

7. Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM xã Phương Độ (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015-2017.

8. Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM xã Phương Thiện (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015-2017.

9. Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM xã Ngọc Đường (2015), Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2015-2017.

10. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Chương trình hỗ trợ quốc tế, Bản tin ISG, Quý 2/2010.

11. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT, Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

13. Hồ Văn Thông (2005), Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022