Xã Hồng Phương, Huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc


+ Hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn xã: nâng cao tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; tỷ lệ km đường ngò, xóm được cứng hóa; tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

+ Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã (đặc biệt là hệ thống điện phục vụ các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung).

+ Hoàn thiện các công trình đảm bảo cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho người dân trên địa bàn. Nâng cao tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

+ Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã.

+ Hoàn thiện hệ thống các công trình cùng các trang thiết bị phù hợp (hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, các loại nhạc cụ phù hợp...) phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động thường xuyên.

+ Tổ chức thực hiện công tác duy tu, bảo trì các công trình, đảm bảo nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã.

- Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân:

+ Tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn xã theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đảm bảo thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt và vượt mức quy định (theo vùng) do Tổng cục Thống kê ban hành.

+ Phấn đấu không còn hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

+ Tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.


Giải Pháp Duy Trì Các Tiêu Chí Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Thành Phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang - 5

+ Có ít nhất 01 HTX hoặc Tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, có giá trị sản lượng nông sản liên kết tiêu thụ giữa nông dân (hoặc HTX, THT) với các đối tác kinh tế khác đạt mức tối thiểu 03 tỷ đồng/xã/năm.

- Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn:

+Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, cải thiện cảnh quan, môi trường nơi sinh sống và sản xuất.

+ Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải, nước thải từ hộ gia đình; mô hình xã, thôn xanh – sạch – đẹp.

- Phát triển đời sống văn hóa nông thôn:

+ Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới; phát triển mạnh các phong trào văn hóa, thể thao cơ sở; bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của các hoạt động văn hóa truyền thống gắn với bản sắc văn hóa của từng dân tộc, vùng miền.

+ Nâng cao tỷ lệ số thôn, bản, hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá theo quy

định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực cán bộ, công chức xã:

+ Tiếp tục tổ chức đào tạo cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

+ Bố trí công chức cấp xã chuyên trách về xây dựng NTM (theo quy định tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

+ Các tổ chức chính trị - xã hội của xã có đề án tham gia xây dựng NTM, hàng năm triển khai thực hiện có kết quả cụ thể.

+ Định kỳ tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân về chất lượng cung cấp dịch vụ công và kết quả xây dựng NTM trên địa bàn xã.

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội: Xây dựng nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; tổ chức các mô hình cộng đồng tự quản bảo vệ an ninh TTXH ở thôn, xóm.


Các nội dung cần tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả

- Rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, hướng đến tăng thu nhập bền vững cho người dân và phát triển môi trường cảnh quan xanh

- sạch - đẹp.

- Về cơ sở hạ tầng phụ trợ phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống của cư dân nông thôn:

+ Hoàn thiện hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã theo quy hoạch.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại và dịch vụ trên địa bàn.

+ Nâng cấp cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở.

+ Nâng cao tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

- Về giáo dục, y tế:

+ Nâng cao chất lượng công tác dạy và học ở các cấp. Tiếp tục nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

+ Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn xã.

Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế.

1.2.3.2. Xã Hồng Phương, Huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Là xã vùng bãi nằm ở phía cuối của huyện Yên Lạc, diện tích tự nhiên chưa đầy 323 ha, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, những năm trước đây, Hồng Phương gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế

- xã hội. Năm 2010, qua rà soát đối chiếu với Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, địa phương mới chỉ đạt 8/19 tiêu chí.

Phát huy nội lực

Vì vậy, bắt tay vào xây dựng NTM, Đảng ủy, chính quyền xã Hồng Phương xác định phải phát huy tối đa sức mạnh nội lực, "lấy dân làm gốc" để làm "đòn bẩy" hoàn thành tất cả các tiêu chí. Công tác tuyên truyền được đẩy


mạnh bằng nhiều hình thức phong phú nhằm giúp người dân hiểu được vai trò vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả đạt được.

Xã tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện từng tiêu chí với phương châm "Dễ làm trước, khó làm sau"; công khai, minh bạch, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở từng thôn, xóm; phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Sau 5 năm triển khai quyết liệt, xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí (riêng tiêu chí Chợ không phải thực hiện) và "cán đích" NTM vào cuối năm 2015.

Trong giai đoạn 2011- 2015, xã đã huy động các nguồn lực được trên 173 tỷ đồng cho chương trình xây dựng NTM; trong đó, nhân dân tự đầu tư và đóng góp trên 110 tỷ đồng, gần 1.800 ngày công lao động và hiến 720 m2 đất nông nghiệp. Diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày. Hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng; đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng cơ bản đã được cứng hóa. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Trên địa bàn xã đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa GS9 với diện tích 40 ha và Thiên Ưu 8 quy mô 25 ha tập trung ở 3 thôn: Phương Nha, Trung Nha và Phú Phong cùng một số mô hình trồng thanh long ruột đỏ, bưởi Diễn, cà chua ghép, bí đỏ, khoai tây…; 14 gia trại, trang trại tổng hợp được xây dựng theo mô hình khu chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thủy sản xa khu dân cư.

Công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường của nhân dân chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo được quan tâm với 3 trường học đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, năm 2017 đạt 37 triệu đồng.

Nâng cao chất lượng các tiêu chí

Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tình , đạt chuẩn NTM đã khó, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí lại càng khó hơn, nhất là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thời tiết và biến động của thị trường như hiện nay. Để nâng cao chất lượng các tiêu chí, BCĐ NTM của xã đã xây dựng xong lộ trình,


các giải pháp cụ thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí cho từng năm trong giai đoạn 2016-2020, nhất là đối với các tiêu chí “động” như: Thu nhập, hộ nghèo, y tế, môi trường, hệ thống chính trị. Trong đó, trọng tâm là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Cụ thể, đối với các tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, xã tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa tiến bộ KHKT với những giống cây, con có năng suất cao vào sản xuất; khuyến khích bà con đầu tư, phát triển trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm... Đặc biệt là tuyên truyền, triển khai xây dựng Kế hoạch dồn thửa đổi ruộng trên địa bàn xã giai đoạn 2016- 2020. Đồng thời, hỗ trợ hộ nghèo vay vốn, có phương tiện và tư liệu sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo…

Năm 2017, xã triển khai xây dựng mô hình thí điểm sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với mức đầu tư trên 3,7 tỷ đồng. Về tiêu chí y tế, xã chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tự nguyện tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, phấn đấu đạt trên 86 %.

Đối với tiêu chí môi trường, xã tăng cường vận động nhân dân đầu tư đấu nối sử dụng nước sạch, bình lọc nước sạch quy mô hộ gia đình để có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền thông qua các tổ chức hội, đoàn thể nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn đường làng, ngò xóm xanh-sạch- đẹp; thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" và duy trì hoạt động hiệu quả của lò đốt rác. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị- xã hội vững mạnh và đảm bảo an ninh trật tự, không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, không có người nghiện ma túy.

1.3. Các kết luận qua phân tích tổng quan

Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng NTM đã tập hợp sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức,


doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. Xây dựng NTM được thực hiện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong khu vực nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần được nâng cao, môi trường được cải thiện, an ninh trật tự khu vực nông thôn được đảm bảo, tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn.

Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp giữ được mức tăng trưởng ổn định, tạo được các vùng sản xuất hàng hóa; năng suất chất lượng của cây trồng, vật nuôi được nâng lên. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng cao. Đời sống của người dân khu vực nông thôn được cải thiện rò rệt, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh; an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo... dân chủ ở cơ sở được phát huy.

Tuy nhiên, Chương trình chưa đạt được mục tiêu Đề án xây dựng nông thôn mới tới năm 2015; Kết quả xây dựng nông thôn mới tại các địa phương chưa đồng đều; Việc triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm về xây dựng NTM ở nhiều xã còn hạn chế; một số mục tiêu đề ra, nhưng chưa có kế hoạch đảm bảo nguồn lực, chưa có nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo, quyết liệt trong tổ chức thực hiện; Việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân ở nhiều địa phương còn khó khăn, chưa được quan tâm đúng mức, kết quả chưa cao. Chưa có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết phát triển sản xuất hàng hóa còn hạn chế; Cơ chế chính sách xây dựng nông thôn mới còn chậm, chưa sát với nhu cầu thực tế tại địa phương, việc lồng ghép, phân bổ nguồn lực còn khó khăn; một số văn bản hướng dẫn của Trung ương ban hành chậm, thiếu đồng bộ, gây lúng túng cho địa phương trong thực hiện chương trình do đó khó khăn trong việc triển khai thực hiện tại địa phương; Suất đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng tăng do giá vật liệu, cước vận chuyển tăng cao; địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung,... và cơ chế hỗ trợ nguồn vốn thay đổi; Thiên tai, biến đổi khí hậu liên tiếp xảy ra tác động lớn đến phát triển sản xuất và ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn;


Đội ngũ tham mưu cho BCĐ chương trình các cấp còn thiếu và yếu, cán bộ chuyên trách ít. Bộ máy giúp việc BCĐ các cấp chậm được kiện toàn tổ chức theo hướng hệ thống nên hiệu quả công tác tham mưu còn hạn chế, việc bố trí cơ sở vật chất cho bộ phận giúp việc chưa được quan tâm đầu tư [5].

Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới giai

đoạn 2011-2017 của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Trong 6 năm triển khai tổ chức thực hiện Chương trình MTQG XDNTM, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, ý thức của người dân trong việc thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vai trò chủ thể của cộng đồng cư dân nông thôn đã được nâng lên, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Nhìn chung cơ bản các kết quả thực hiện đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình mới, đã và đang được nhân rộng phát huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên. Kinh tế nông thôn dần dần chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thay vì chỉ chú trọng đến những tăng trưởng về lượng. Làng nghề chế biến nông sản như chè, thảo quả, làng văn hóa du lịch cộng đồng được hình thành và mở rộng, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là các công trình giao thông đã và đang được xây mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng, được đưa vào sử dụng ngày càng phát huy hiệu quả; 100% xã có hệ thống lưới điện quốc gia; trên 90% hệ thống kênh mương được kiên cố hóa; các công trình thủy lợi được đầu tư nâng cấp, đến nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh.

Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân vùng nông thôn ngày càng được nâng cao; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên 20


triệu đồng/người/năm và ngày càng tăng lên; cơ sở vật chất các trường học, Bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt chuẩn; hệ thống thông tin liên lạc và truy cập internet thuận tiện; 93% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.

Tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn được giữ vững. Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, vị thế của giai cấp nông dân được nâng cao, dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy.Với sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở kết quả thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến nay trên địa bàn thành phố Hà Giang đã có 3/3 xã đạt 19/19 tiêu chí. Tiêu chí giao thông là tiêu chí cơ bản đạt do nguồn kinh phí bố trí thực hiện còn thiếu, địa hình các xã chủ yếu là đồi núi nên chưa thể thực hiện đạt 100% theo mục tiêu.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình còn gặp nhiều lúng túng dẫn đến tiến độ thực hiện còn chậm, nguyên nhân do: Văn bản hướng dẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, các hướng dẫn thay đổi nhiều, khó áp dụng, định mức huy động sức dân cao khó thực hiện. Những việc do xã và cộng đồng nhân dân tự thực hiện còn chậm, thiếu sáng tạo như: Chưa xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất để triển khai sử dụng quỹ phát triển thôn; Chưa tổ chức rà soát quy hoạch, cắm mốc quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung những nội dung quy hoạch chưa phù hợp.

Việc thực hiện các tiêu chí chưa đạt 100% còn gặp nhiều khó khăn do nguồn lực hạn chế, đặc biệt là những tiêu chí cần kinh phí.

Tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ cá thể do vậy số lượng và chất lượng và sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường. Việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế.

Việc xây dựng kế hoạch, kiểm tra đôn đốc và xây dựng báo cáo về tiến độ thực hiện các tiêu chí của các thành viên thuộc lĩnh vực phân công phụ trách chưa nghiêm túc.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí