Vai Trò Nông Thôn Mới Trong Phát Triển Kinh Tế Xã Hội


- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã (đặc biệt là hệ thống điện phục vụ các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung),

- Hoàn thiện các công trình đảm bảo cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho người dân trên địa bàn. Nâng cao tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã.

- Hoàn thiện hệ thống các công trình cùng các trang thiết bị phù hợp (hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế, các loại nhạc cụ phù hợp...) phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động thường xuyên.

- Tổ chức thực hiện công tác duy tu, bảo trì các công trình, đảm bảo nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã.

(2) Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân:

- Tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn xã theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đảm bảo thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt và vượt mức quy định (theo vùng) do Tổng cục Thống kê ban hành.

- Phấn đấu không còn hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định).

- Tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

- Có ít nhất 01 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, có giá trị sản lượng nông sản liên kết tiêu thụ giữa nông dân (hoặc hợp tác xã, tổ hợp tác) với các đối tác kinh tế khác đạt mức tối thiểu 03 tỷ đồng/xã/năm.

(3) Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn:

Giải Pháp Duy Trì Các Tiêu Chí Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Thành Phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang - 3

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ, cải thiện cảnh quan, môi trường nơi sinh sống và sản xuất.


- Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải, nước thải từ hộ gia đình; mô hình xã, thôn xanh - sạch - đẹp.

(4) Phát triển đời sống văn hóa nông thôn:

- Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới; phát triển mạnh các phong trào văn hóa, thể thao cơ sở; bảo tồn và phát huy giá trị tốt đẹp của các hoạt động văn hóa truyền thống gắn với bản sắcvăn hóa của từng dân tộc, vùng miền.

- Nâng cao tỷ lệ số thôn, bản, hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy

định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

(5) Nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức chính trị xã hội và năng lực cán bộ, công chức xã:

- Tiếp tục tổ chức đào tạo cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

- Bố trí công chức cấp xã chuyên trách về xây dựng nông thôn mới (theo quy định tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

- Các tổ chức chính trị - xã hội của xã có đề án tham gia xây dựng nông thôn mới, hàng năm triển khai thực hiện có kết quả cụ thể.

- Định kỳ tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân về chất lượng cung cấp dịch vụ công và kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

(6) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội:

Xây dựng nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu; tổ chức các mô hình cộng đồng tự quản bảo vệ an ninh trật tự xã hội ở thôn, xóm.

b) Các nội dung cần tiếp tục duy trì và thực hiện có hiệu quả

(1) Rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, hướng đến tăng thu nhập bền vững cho người dân và phát triển môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp.


(2) Về cơ sở hạ tầng phụ trợ phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống của cư dân nông thôn:

- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã theo quy hoạch.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại và dịch vụ trên địa bàn.

- Nâng cấp cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở.

- Nâng cao tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

(3) Về giáo dục, y tế:

- Nâng cao chất lượng công tác dạy và học ở các cấp. Tiếp tục nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn xã. Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế.

1.1.2. Vai trò nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội

1.1.2.1. Về kinh tế

Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, cơ sở hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng sản xuất, giao lưu buôn bán, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, kích thích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị.

Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.

Sản xuất hàng hóa với chất lượng sản phẩm mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công


nghệ sản xuất, chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng nhiều lao động vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

1.1.2.2. Về chính trị

Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, phát huy tính tự chủ của làng xã.

Phát huy tối đa Quy chế dân chủ cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.

1.1.2.3. Về văn hóa - xã hội

Tăng cường dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò tự chủ trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

1.1.2.4. Về con người

Xây dựng nhân vật trung tâm của mô hình NTM, đó là người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có; là nông dân kết tinh các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình.

Có kế hoạch, chương trình, lộ trình xây dựng người nông dân nông thôn thành người nông dân sản xuất hàng hóa trong kinh tế thị trường, thành nhân vật trung tâm của mô hình nông thôn mới, người quyết định thành công của mọi cải cách ở nông thôn.

Người nông dân và các cộng đồng nông thôn là trung tâm của mọi chiến lược phát triển NN, NT. Đưa nông dân vào sản xuất hàng hóa, doanh nhân hóa nông dân, doanh nghiệp hóa các cộng đồng dân cư, thị trường hóa nông thôn.

1.1.2.5. Về môi trường

Môi trường sinh thái phải được bảo tồn xây dựng, củng cố, bảo vệ. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.


Các nội dung trên trong cấu trúc vai trò mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, kích thích tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội ra đời tạo hiệu ứng tổng (Thông, 2005) [13].

1.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng nông thôn mới

1.2.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới

1.2.1.1. Trung Quốc

Nông thôn Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng. Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách cải cách ở nông thôn. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn lần đầu tiên đạt mức trên 5.000 NDT tăng 8,5% so với năm trước. Cũng trong năm 2009, Trung Quốc đầu tư làm mới và sửa chữa khoảng 300.000 km đường bộ nông thôn; hỗ trợ trên 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu; triển khai thí điểm ở 320 huyện về bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn [14].

Việc chỉ đạo của Chính phủ trước kia cũng theo kiểu mệnh lệnh hành chính, nên việc thực hiện khá miễn cưỡng. Sau đó, việc thực hiện xây dựng NTM linh hoạt hơn, dựa trên quy hoạch tổng thể (ngân sách nhà nước và địa phương). Căn cứ tình hình cụ thể ở các địa phương, đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp. Ngân sách nhà nước chủ yếu dùng làm đường, công trình thủy lợi,… một phần dùng để xây nhà ở cho dân. Đối với nhà ở nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ ra một phần, còn lại là tiền của ngân sách.

Nhà nước đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp. Đầu tiên là đầu năm 2006 Trung Quốc xoá bỏ thuế nông nghiệp đã tồn tại 2.600 năm, đã cắt 120 tỷ nhân dân tệ (15 tỷ USD) gánh nặng thuế của nông dân. Việc xoá bỏ thuế làm cho


ngân sách các xã giảm nhiều, nhất là ở các vùng không có hoạt động phi nông nghiệp. Ngân sách cho phát triển nông thôn tăng lên. Xây dựng một cơ chế để công nghiệp và đô thị thúc đẩy phát triển nông thôn. Sự phân phối thu nhập quốc dân sẽ được điều chỉnh để cho việc tiêu thụ thuế và đầu tư ngân sách và tài sản cố định và tín dụng sẽ tăng cho nông nghiệp và nông thôn. Hỗ trợ từ vốn nhà nước sẽ lớn và tăng liên tục. Phần lớn trái phiếu và vốn ngân sách sẽ đi về phát triển nông thôn. Đặc biệt đầu tư để cải tiến sản xuất và điều kiện sống sẽ trở thành một luồng ổn định để tăng vốn cho xây dựng. Năm 2005, Nhà nước đã chi 297,5 tỷ nhân dân tệ cho tam nông, năm 2006: 339,7 tỷ nhân dân tệ và năm 2007: 391,7 tỷ nhân dân tệ [12].

Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc trải qua nhiều dấu mốc. Trong đó, những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh doanh hai tầng kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp, và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân. Trung Quốc thực hiện nội dung hai mở, một điều chỉnh là mở cửa giá thu mua, thị trường mua bán lương thực; một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực.

Định hướng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa và nông dân chuyên nghiệp hóa. Trong chính sách tài chính, để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc tăng đầu tư hỗ trợ về giá mua giống, hỗ trợ thu mua lương thực không thấp hơn giá thị trường, mua máy móc thiết bị nông nghiệp và vốn. Cùng đó, Trung Quốc cũng tập trung xây dựng cơ chế hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ. Ngoài ra, bên cạnh giảm thu phí và thuế với nông dân, Trung Quốc còn có chủ trương, đảm bảo trong vòng 3 năm xóa bỏ tình trạng các xã, thị trấn không có dịch vụ tài chính tiền tệ cơ bản. Đồng thời, thúc đẩy việc mua đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã, bằng cách nhà nước trợ cấp 13% trên tổng giá trị hàng hoá khi nông dân mua sản phẩm do nhà nước định hướng [14].


1.2.1.2. Hàn Quốc

Sau trận lụt lớn năm 1969, người dân Hàn Quốc phải tu sửa lại nhà cửa, đường sá, ruộng vườn mà không có sự trợ giúp của chính phủ. Trong khi đi thị sát tình hình dân chúng, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Park Chung Hy nhận ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự cứu lấy mình. Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn.

Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào “Saemaul Undong” được đích thân Tổng thống Park phát động vào ngày 22/4/1970. “Saemaul” theo nghĩa tiếng Hàn là “sự đổi mới của cộng đồng” được ghép với “Undong” có nghĩa là một phong trào và cụm từ “Saemaul Undong” có nghĩa là phong trào đổi mới cộng đồng. Vì phong trào bắt đầu từ nông thôn nên “Saemaul Undong” được hiểu là “phong trào đổi mới nông thôn”. Sự ra đời kịp thời của Saemaul Undong” vào đúng lúc nông thôn Hàn Quốc đang trì trệ trong đói nghèo cần có sự bứt phá mạnh mẽ và những kết quả khả quan đạt được ngay sau đó đã làm nức lòng nông dân cả nước. Tới năm 1974, chỉ sau 4 năm phát động “Saemaul Undong”, sản lượng lúa tăng đến mức có thể tự túc lương thực, phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ nông dân (674 nghìn won tương đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành thị (644 nghìn won tương đương 537 USD). Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn có thể nói đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa… “Saemaul Undong” từ một phong trào ở nông thôn đã lan ra thành một phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc [24].

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngò xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê,


kè; xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào.

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất. Cụ thể là năm 1971 cứ 3 làng mới có 1 máy cày thì đến năm 1975 trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980. Từ đó tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng nhanh. Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế.

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết: Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.

Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc “Nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho

33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.

Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022