Đánh Giá Kiến Thức – Thực Hành Phụ Lục 4.1: Đánh Giá Kiến Thức – Thực Hành 1


PHỤ LỤC 3: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU


Phụ lục 3.1: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

(Sử dụng cho bà mẹ pre-test)

1. Xin chị cho biết ở địa phương ta khi các bà mẹ mang thai thì họ có kiêng khem gì không?

2. Còn chị, khi mang thai chị đã ăn uống như thế nào? có kiêng cữ gì không? Nếu kiêng, loại nào? trong lúc mang thai chị vẫn lao động như trước đây hay được nghỉ ngơi ?

3. Chị đã đi khám thai ở đâu? Và sinh ở đâu? Theo chị khám thai có lợi ích gì?

4. Sau khi sinh cháu chị cho trẻ bú như thế nào? (bú mẹ hoàn toàn? Thời gian cho bú sau sinh ? ….) Tại sao? Theo chị cho con bú sữa mẹ có lợi ích gì? Bú sữa mẹ có gì bất lợi không? nếu có điều bất lợi đó là gì?

5. Chị nghĩ như thế nào về quảng cáo sữa mẹ trên thị trường hiện nay, có ảnh hưởng như thế nào tới các bà mẹ đang cho con bú?

6. Chị nghĩ như thế nào về ảnh hưởng của mẹ chồng/mẹ đẻ/bạn bè hoặc cán bộ y tế đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn?

7. Phụ nữ không cho con bú mẹ được hoàn toàn trong 6 tháng đầu là vì sao? họ phải chịu những áp lực nào nếu như cho con bú mẹ hoàn toàn? Làm thế nào để giải quyết?

8. Vì sao các bà mẹ lại cho con cai sữa sớm trước khi bé được 24 tháng tuổi?

9. Chị ăn uống như thế nào trong thời gian sau sinh trẻ và thời gian cho trẻ bú mẹ? chị có kiêng gì không?

10. Cháu nhỏ của chị được mấy tháng rồi? cháu còn bú mẹ nữa hay không? Tại sao?

11. Chị đã cho cháu ABS chưa? Tại sao?

12. Chị cho cháu ăn như thế nào? (số bữa chính, số bữa phụ?, 4 nhóm thực phẩm?...)

13. Chị đã từng gặp những khó khăn nào trong việc chăm sóc nuôi dưỡng bé không? (cho bé bú mẹ và ABS , khi trẻ bệnh.....?)

14. Khi trẻ mắc bệnh, chị cho cháu ăn uống như thế nào? Tại sao?

15. Điều gì khiến chị không thể thực hiện được những việc chăm sóc mà chị mong muốn đối với cháu?

16. Theo chị có cần phải có một phòng tư vấn tại trạm y tế để tư vấn tuyên truyền cho bà mẹ về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ không? (nếu có/hoặc không) Tại sao?


17. Chị đã bao giờ đến TYT khám hay xin tư vấn về dinh dưỡng cho trẻ chưa? Tại sao?

18. Chị nghĩ sao về chất lượng dịch vụ tư vấn, hoặc những dịch vụ liên quan đến NDTN ở trạm ?

19. Theo chị TYT nên làm như thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ này?

20. Và khi nâng cao rồi theo chị dịch vụ này có hấp dẫn đối với các bà mẹ nuôi con nhỏ không? Giả sử có một dịch vụ tư vấn chất lượng về chăm sóc NDTN, thì các bà mẹ có sẵn sàng trả phí cho việc này không? Bản thân chị nghĩ sao?

Phụ lục 3.2: PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM

(Sử dụng cho các bà mẹ/Pre-test)

1. Xin các chị cho biết ở địa phương ta khi các bà mẹ mang thai thì họ có kiêng khem gì không? Nếu có loại nào? tại sao?

2. Các bà mẹ hay đi khám thai ở đâu? Và sinh ở đâu? Họ có khám thai đầy đủ như khuyến nghị không? Tại sao?

3. Xin các chị cho biết ở địa phương ta bà mẹ sau khi sinh thường cho trẻ bú như thế nào?

4. Tại sao các bà mẹ lại không cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn?

5. Trong thời gian sau sinh và thời gian cho con bú các bà mẹ có ăn kiêng gì không?

6. Thông thường các bà mẹ trong xã ta cho trẻ cai sữa vào tháng thứ bao nhiêu? Tại sao?

7. Các chị nghĩ như thế nào về quảng cáo sữa mẹ trên thị trường hiện nay, có ảnh hưởng như thế nào tới các bà mẹ đang cho con bú?

8. Các chị nghĩ như thế nào về ảnh hưởng của mẹ chống/mẹ đẻ/bạn bè hoặc cán bộ y tế đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn?

9. Phụ nữ không cho con bú mẹ được hoàn toàn trong 6 tháng đầu là vì sao? họ phải chịu những áp lực nào nếu như cho con bú mẹ hoàn toàn? Làm thế nào để giải quyết?

10. Các bà mẹ thường cho trẻ ăn dặm, hay ABS bắt đầu từ tháng thứ mấy? tại sao?

11. Các thực phẩm nào hay được sử dụng để cho trẻ ABS ở địa phương ta? Có thực phẩm nào bị kiêng cữ không? Nếu có là loại nào?

12. Các bà mẹ thường cho trẻ ăn mấy bữa, có mấy loại thực phẩm trong đó?

13. Các bà mẹ hay gặp khó khăn gì khi NDTN? (cho bé bú mẹ và ABS , khi trẻ bệnh.....?)


14. Tập quán ở địa phương về nuôi dưỡng trẻ nhỏ như thế nào (khi mang thai thì ăn gì? Khi sinh bà mẹ có kiêng gì không? khi cho trẻ bú mẹ, cai sữa, ABS..?.)

15. Theo các chị, có cần phải có một phòng tư vấn tại TYT để tư vấn cho bà mẹ về cách chăm sóc NDTN hay không? nếu có thì sao, nếu không thì sao?

16. Các chị đã bao giờ đến TYT và xin tư vấn về NDTN chưa? Tại sao?

17. Các bà mẹ nghĩ sao về chất lượng dịch vụ tư vấn, cung cấp những dịch vụ liên quan đến NDTN hiện nay ở trạm ?

18. Theo các chị TYT nên làm như thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ này?

19. Và khi nâng cao rồi theo các chị dịch vụ này có hấp dẫn đối với các bà mẹ nuôi con nhỏ không? Giả sử có một dịch vụ tư vấn chất lượng về chăm sóc NDTN, thì các bà mẹ có sẵn sàng trả phí cho việc này không?


PHỤ LỤC 3.3: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

(Sử dụng cho bà mẹ /Post-test)

1. Chị đã bao giờ đến phòng tư vấn (tên thương hiệu) dành cho bà mẹ và trẻ em ở TYT xã ta chưa? Tại sao?

2. Chị nghĩ sao về chất lượng dịch vụ tư vấn, hoặc những dịch vụ liên quan đến NDTN ở mà phòng tư vấn cung cấp?

3. Chị đánh giá như thế nào về thái độ phục vụ của cán bộ y tế cung cấp dịch vụ này?

4. Chị đánh giá như thế nào về trình độ của cán bộ y tế cung cấp dịch vụ tư vấn

?

5. Chị có hài lòng với dịch vụ do phòng tư vấn (tên) cung cấp không? Vì sao?

6. Theo chị TYT nên làm như thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ này?

7. Chị nghĩ sao về việc thu phí tư vấn của dịch vụ tư vấn này?

8. Kiến thức thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ hiện nay chủ yếu chị có từ nguồn thông tin nào?

9. Chị có gặp khó khăn gì với việc thực hiện nuôi dưỡng trẻ nhỏ đúng cách, theo những gì chị được tuyên truyền và nhận biết không ? vì sao?

10. Chị nghĩ như thế nào về các hoạt động của các tuyên truyền viên dinh dưỡng ở địa phương? chị có mong muốn gì nhiều hơn ở họ?

Chị có điều gì muốn chia sẻ với công việc của họ không?


PHỤ LỤC 3.4: PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM

(Sử dụng cho các bà mẹ/Post-test)

1. Các chị đã bao giờ đến phòng tư vấn dinnh dưỡng (tên) dành cho bà mẹ và trẻ em ở TYT xã ta chưa? Tại sao?

2. Các chị nghĩ sao về chất lượng dịch vụ tư vấn, hoặc những dịch vụ liên quan đến NDTN ở mà phòng tư vấn này cung cấp?

3. Các chị đánh giá như thế nào về thái độ phục vụ của cán bộ y tế cung cấp dịch vụ tư vấn (tên phòng tư vấn) nuôi dưỡng trẻ nhỏ này?

4. Các chị đánh giá như thế nào về trình độ của cán bộ y tế cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng này ?

5. Theo các chị TYT nên làm như thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn này?

6. Các chị đánh giá như thế nào về hiệu quả của phòng tư vấn này đối với kiến thức nuôi con của bà mẹ và sức khỏe của trẻ em xã ta?

7. Các chị nghĩ sao về việc thu phí tư vấn của dịch vụ tư vấn này để duy trì phòng tư vấn và nhân rộng ra xã khác? biện pháp nào để huy động tài chính duy trì phòng tư vấn dinh dưỡng?

8. Kiến thức thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các bà mẹ hiện nay có thay đổi như thế nào so với trước khi có chương trình can thiệp (tên phòng tư vấn và mô tả thêm hoạt động cho các bà mẹ hiểu rõ về các hoạt động đã được triển khai) ? vì sao?

9. Theo các chị chương trình can thiệp phòng chống SDD trẻ nhỏ hiện nay có hữu ích cho các bà mẹ hay không?

10. Các bà mẹ hay các chị có gặp khó khăn gì với việc thực hiện nuôi dưỡng trẻ nhỏ đúng cách, theo những gì các chị được tuyên truyền và và nhận biết không ? vì sao?

11. Các cản trở việc thực hành nuôi dưỡng trẻ đúng cách là gì?

12. Các tập quán nuôi dưỡng mới này đã đi vào cộng đồng chưa? nếu có nó như thế nào?

13. Kiến thức nuôi dưỡng trẻ nhỏ và cho trẻ bú mẹ, chăm sóc khi mang thai các chị nhận được chủ yếu từ nguồn thông tin nào?

14. Các chị đánh giá như thế nào về các hoạt động của các tuyên truyền viên dinh dưỡng ở địa phương hiện nay?, các chị có mong muốn gì nhiều hơn ở họ?

15. Các chị có ý kiến gì khác muốn chia sẻ nữa không?


PHỤ LỤC 3.5: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

(Sử dụng cho cán bộ lãnh đạo TTYT/CTDD/(CT-UBND/Hội PN xã)/Post-test chỉ sử dụng ở những xã can thiệp)


1. Xin Anh/chị cho biết đánh giá của bản thân về hoạt động can thiệp PC/SDD với phòng tư vấn (Mặt Trời Bé Thơ) trên địa bàn ta có hiệu quả như thế nào đối với việc giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em và nhận thức của cộng đồng về các biện pháp nuôi dưỡng trẻ được khuyến cáo hiện nay (nó khác với những tập quán trước đây) ?

2. Điểm mạnh của chương trình can thiệp là gì? những gì còn tồn tại?

3. Khó khăn khi triển khai hoạt động can thiệp, thuận lợi?

4. Anh chị đánh giá như thế nào về độ bao phủ của can thiệp? của dịch vụ tư vấn,

5. Anh chị nghĩ như thế nào về việc có nên nhân rộng mô hình can thiệp này trên địa bàn huyện hoặc tỉnh? .....

6. Anh chị có sáng kiến nào để có thể tìm kiếm nguồn tài chính để duy trì hoạt động của mô hình?

7. Anh chị có sãn sàng tham gia ủng hộ chương trình can thiệp không? những gì mà anh chị có thể tác động để chương trình can thiệp có thể tiếp tục hoạt động và duy trì chất lượng?

8. Anh chị đánh giá như thế nào về mức độ chấp nhận hoặc biết đến của cộng đồng người dân trên địa bàn đối với thương hiệu (Mặt Trời Bé Thơ).


PHỤ LỤC 3.6: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

(Sử dụng cho cán bộ y tế/TYT/Post-test)

1. Xin Anh/chị cho biết tình hình cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ (NDTN) tại phòng tư vấn (Mặt Trời bé Thơ) trong năm qua như thế nào?

2. Theo Anh/chị các bà mẹ (khách hàng) của TYT có đông người đến với dịch vụ này hay không? Tại sao?

3. Phòng tư vấn có tư vấn được hầu hết các bà mẹ trong diện mang thai và có con nhỏ trong năm qua hay không? tại sao?

4. Và các bà mẹ có hài lòng về phòng dịch vụ (Mặt Trời Bé Thơ) cung cấp không? Nếu có vì sao? Nếu không vì sao?

5. Làm thế nào để tăng sự tiếp cận của khách hàng và hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ (Mặt Trời Bé Thơ) trong thời gian tới.

6. Anh/hay chị đánh giá như thế nào về dịch vụ tư vấn (Mặt Trời Bé Thơ) này?


7. Ngoài các hoạt động tư vấn hướng dẫn thực hành còn có cả các hoạt động tuyên truyền bời cộng tác viên, hội thi .v.v anh chị nghĩ sao về chương trình can thiệp đã và đang được thực hiện trong năm qua tại xã? Nó có hiệu quả không ? Chương trình can thiệp này đã đem lại những lợi ích nào cho các bà mẹ và trẻ em?

8. Kiến thức thực hành về nuôi dưỡng trẻ nhỏ hiện nay của bà mẹ trong xã tiến bộ hơn như thế nào? cộng đồng đã được tác động như thế nào bởi các hoạt động của chương trình can thiệp?

9. Những lợi ích nào do can thiệp mang lại cho cho bản thân người cung cấp (CBYT) các anh chị, cho TYT?

- Việc thực hiện chương trình can thiệp có đem lại những bất lợi nào cho TYT/CBYT không? Cách giải quyết?

10. Anh/Chị có ý kiến gì về việc thu phí của dịch vụ tư vấn dinh dưỡng (Mặt Trời Bé Thơ) tại trạm y tế ?

11. Anh chị đánh giá như thế nào về hoạt động và vai trò của các tuyên truyền viên dinh dưỡng tronng chương trình can thiệp?.....

12. Anh chị nghĩ như thế nào về khả năng tiếp tục duy trì các hoạt động này? Và các anh chị có sẵn sàng tiếp tục tham gia các hoạt động này nữa hay không?

13. Làm thế nào để đảm bảo chất lượng phòng tư vấn dinh dưỡng trẻ nhỏ tại TYT để luôn đảm bảo thương hiệu?

14. Làm thế nào để việc thu phí khả thi để có thể tiếp tục duy trì phòng tư vấn

15. Anh/chị nghĩ sao về việc sẽ nhân rộng can thiệp phòng chống SDD này trên toàn tỉnh Khánh Hòa?


PHỤ LỤC 3.7: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU

(Sử dụng cho tuyên truyền viên/chỉ sử dụng cho điều tra sau can thiệp)

1. Trong năm qua chị đã tham gia hoạt động tuyên truyền viên dinh dưỡng cho bà mẹ trong thôn, xã , xin chị cho biết những hoạt động chị đã và đang thực hiện là gì?

2. Theo chị lợi ích của công việc chị đã thực hiện đã mang lại những lợi ích cho bà mẹ và trẻ em như thế nào?

3. Các quan niệm cũ của cộng đồng về nuôi con bằng sữa mẹ, và cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam) đã được thay đổi như thế nào? tại sao?

4. Chị đánh giá như thế nào về kiến thức thực hành NDTN của bà mẹ hiện nay?

5. Theo chị hoạt động tuyên truyền về nuôi dưỡng trẻ này có đến được với tất cả các phụ nữ đã đang mang thai và nuôi con nhỏ trong xã không? Vì sao?

6. Xin chị cho biết những khó khăn thuận lợi khi thực hiện tuyên truyền cho bà mẹ?

7. Chị thấy những kinh nghiệm quan trọng nào từ công tác tuyên truyền của mình cần được chia sẻ cho các TTV khác ?

8. Chị có thể cho biết một hoặc nhiều hơn trường hợp bà mẹ nuôi con tốt điển hình nào không?

9. Chị có ý kiến gì khác không ?


PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – THỰC HÀNH PHỤ LỤC 4.1: ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – THỰC HÀNH 1

(Sử dụng cho bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi)

a) ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC

Đánh giá kiến thức của bà mẹ về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bằng cách cho điểm với thang điểm có tổng số điểm tối đa là 38 điểm

Đánh giá kiến thức theo 4 mức: Kém, trung bình, khá, tốt:


Tổng điểm <9.5 => Kiến thức kém


Tổng điểm từ 9.5 đến dưới 19 => Kiến thức trung bình Tổng điểm từ 19 đến dưới 28.5 => Kiến thức khá Tổng điểm từ 28.5 trở lên => Kiến thức tốt

Đánh giá kiến thức đạt và không đạt:


Tổng điểm ≥ 19 điểm Kiến thức đạt


Tổng điểm < 19 điểm Kiến thức không đạt



Câu hỏi

Trả lời

Chọn ý

Cho điểm

Tổng điểm*

Theo chị, khi có thai

Lao động nhẹ nhàng/vừa sức

1

½

2

cần lao động, nghỉ





Nghỉ ngơi hợp lý

2

½

ngơi và ăn uống như


thế nào?


Ăn uống nhiều hơn bình thường

3

1

(Câu hỏi nhiều lựa


Khác (ghi rõ)..........................

4

Nếu đúng 1/2

chọn)


Theo chị trong suốt

Khám thai ≥ 3 lần ở 3 thời kỳ

1

2

2

quá trình mang thai





cần khám thai ít nhất





Khác

0

0

mấy lần, ở những thời


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hòa - 24

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2022