Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 4

Trong bài thơ đầu tiên của tập “Ngư Phong thi văn tập” là “Sơn hành lộ tự ủy” (Đi đường núi tự an ủi) Nguyễn Quang Bích đã tự xác định cho mình nghĩa vụ cao cả ấy:

Kỳ thu mạc phạ lộ hành nan, Đồ báo dư sinh thệ thốn nan.

Đầu thượng quân thân thiên nhật chiếu, Giang sơn đáo xứ hộ bình an.


Dịch thơ:

(Sơn hành lộ tự ủy)


Gập ghềnh nào sợ bước gian nan, Cứu nước thân già dạ sắt son.

Trung hiếu trên đầu trời chiếu rọi, Giang sơn che chở được bình an.

(Đi đường núi tự an ủi)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Bài thơ như lời trần tình sâu sắc của người chí sĩ yêu nước cũng chính là tiếng nổ đầu tiên báo hiệu cho cuộc đời vừa chiến đấu vừa làm thơ của ông. Trong thâm tâm Nguyễn Quang Bích ông hết lòng mong mỏi đất nước được thái bình, non sông thoát khỏi sự giày xéo của giặc dù bao khó khăn, gập ghềnh. Khi giặc bước chân tới xâm lược đất nước nỗi băn khoăn trăn trở thôi thúc ông một cách mãnh liệt trong việc cứu nước. Ông luôn tin rằng những điều mình làm có trời chiếu rọi và ông sẽ nhận được sự bình an trong những bước đi của mình.

Lòng băn khoăn trăn trở trong sự nghiệp cứu nước đã từng xuất hiện trong nhiều sáng của các nhà thơ trung đại trong đó Nguyễn Trãi là một điển hình tiêu biểu nhất:

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 4

“Bui một tấc long ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

(Thuật hứng- bài 5)

“Bui có lòng trung với hiếu

Mài chăng khuyết, nhuôm chăng đen.”

(Thuật hứng bài 24)

Giờ đây, phẳng phất trên những trang thơ của Nguyễn Quang Bích, tinh thần ấy lại một lần cháy lên. Ông nhấn mạnh đến ân nghĩa của vua và sự đền đáp của kẻ sĩ như một điều tất yếu phải làm:

Ngưu xa dẫn tải vị vi bì

Bố phụ lao lao khởi bất tri.

Nhàn dưỡng ân thâm tư báo thiết, Giã tằng cốt tướng tự tiền di.


Dịch thơ:

(Ngư Phong họa thi V)


Vận tải xe trâu chửa mỏi mình,

Gian lao lưng nặng biết nhưng đành. Ân sâu nuôi dưỡng lòng lo báo,

Cốt tướng xưa kia vẫn bẩm sinh.

(Thơ họa của Ngư Phong V)

Tuy ở trong thời đại Nguyễn Quang Bích nghĩa vua tôi chẳng còn thiêng liêng như ngày trước bởi sự xâm lăng của thực dân Pháp khiến cho triều nhà Nguyễn tan đàn xẻ nghé, không còn nhận được sự tin cậy của thần dân. Nhưng riêng Nguyễn Quang Bích vẫn còn trọn nghĩa vua tôi, ông vẫn thực hiện những nhiệm vụ, chiếu chỉ vua Hàm Nghi ban một cách cẩn trọng và thấu đáo. Nghĩa vua tôi ấy không phải là những tình nghĩa cá nhân tầm thường mà nó thực chất trở thành nghĩa vụ của ông với nhân dân đất nước. Ông cảm nhận một các rõ ràng và sâu sắc khi đất nước phải hứng chịu những mất mát do giặc mang đến, thấu đáo nỗi đau của chính bản thân và nhân dân khi đất nước có nguy cơ bị giày xéo, vùi dập:


Dịch thơ:

Giang sơn cử mục hồn như tạc Phong vũ thương tâm chỉ tự sầu

(Di trú Văn Chấn Thượng Bằng La)


Nước non liếc mắt còn như cũ, Mưa gió thương tâm chửa ngớt sầu.

(Dời chỗ ở đến Thượng Bằng La, châu Văn Chấn)

Như một lời khẳng định quyền dân tộc, khẳng định cho bờ cõi đất nước, là bản tuyên ngôn đầu tiên nhất của dân tộc Việt Nam, tác giả của bài thơ “Nam quốc sơn hà” khẳng định rằng:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Nam quốc sơn hà)

Dịch thơ:


Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rạch định phận tại sách trời.

(Sông núi nước Nam)

Tiếp nối tác giả đi trước, Nguyễn Quang Bích cũng vô cùng tự hào về truyền thống vẻ vang mà dân tộc ta đã từng có mà khẳng định:

Nam vương định phận đế vương châu Tiền sử chiêu chiêu vũ liệt ưu

(Ngư Phong họa thi I)

Dịch thơ:


Non sông trời định cõi Nam bang Võ liệt ghi truyền vẫn vẻ vang.

(Thơ họa của ngư Phong I)

Chính vì vậy mà tư tưởng tình cảm của ông luôn luôn gắn chặt với vận mệnh đất nước, với tiền đồ của Tổ quốc nên ông càng rất thù bọn giặc cướp nước và càng thấy có trách nhiệm với xã tắc non sông. Ông quan niệm đã là kẻ sĩ thì suốt cuộc đời không lúc nào được rời khỏi trách nhiệm:

Vị hữu quyên ai năng báo quốc, Khả kham bôn thoán cận toàn thân.

(Tống quy nhân, cảm tác)

Dịch thơ:


Chưa chút mảy may đền nợ nước, Lòng nào trốn tránh vẹn riêng thân.

(Tiễn người về, cảm tác)

Ý thức cứu nước bắt nguồn từ tấm lòng yêu nước chân thành luôn chất chứa trong ông khiến ông không hướng vào bản thân mà hướng vào đất nước, sẵn sàng hi sinh cái riêng vì đất nước lầm than:

Cảm tác hương quan nhi nữ niệm, Bức viên đồ bản chúa tâm ưu.

(Đối hữu nhân diện đàm)

Dịch thơ:


Việc nước lòng vua đương bối rối, Phần riêng nhà cửa dám lo âu.

(Giáp mặt bạn nói chuyện)

Trên con dường đánh giặc ông đang buồn bực và băn khoăn trong suy nghĩ nhưng chợt nhận được tin thắng trận của nghĩa quân thì nỗi băn khoăn buồn bực ấy trong phút chốc tan biến đi thay vào đó là một tâm hồn dạt dào đầy hứng khởi:

Gia Nguyên tiệp hỉ liên thời đáo, Thập giải phiên đầu mã tự phi.

(Văn Dụ Phong tiệp báo)

Dịch thơ:


Gia Nguyên thắng trận tin đồn đến Mười giải phiên đầu phóng ngựa báo

(Nghe tin thắng trận ở Dụ Phong)

Xây dựng lực lượng bên trong, tập hợp nghĩa quân tiến hành đấu tranh vũ trang là niềm quan tâm lớn nhất nhưng Nguyễn Quang Bích cũng như tất cả các văn thân yêu nước chống Pháp hồi đó đều muốn tranh thủ sự giúp đỡ ở bên ngoài.Ông đặt nhiều hi vọng vào việc cầu viện Trung Hoa, vì vậy cứ mỗi khi nhận được thư Tôn Thất Thuyết gửi về là khi đó ông lại thấy đầy niềm vui tin tưởng:


Dịch thơ:

Tối thị hóa cơ hồi chuyển xứ Hỉ tâm bất tận nhạn thanh sơ

(Ngư Phong họa thi, VII)


Đấy cũng cơ trời xoay chuyển lại, Mừng nghe chim nhạn mới đưa tin.

(Thơ họa của Ngư Phong, VII)

Ông phấn khởi sung sướng biết bao khi được người giúp đỡ trong công cuộc giết giặc cứu nước:

Phong kiếm chính khan xung đẩu diễm, Bằng dao phiên tác tỉ nam bồi.

(Ngư Phong họa thi, VI)

Dịch thơ:


Thanh kiếm Phong thành tia sáng dội, Chim bằng Nam hải cánh đang bay.

(Thơ hoại của Ngư Phong, VI)

Nỗi phấn khởi, niềm sung sướng đó còn xuất hiện cả trong giấc ngủ, trong cơn chiêm bao của vị nho tướng khi thấy mình đang lặn lội phất cờ cứu nước trong địa lợi, nhân hòa với một tấm lòng nhân nghĩa sục sôi như tuổi trẻ. Lòng yêu nước của Nguyễn Quang Bích gắn liền với tình yêu đồng chí nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc.

Ở Nguyễn Quang Bích tình yêu thương đồng chí trước hết được bộc lộ ra ngoài bằng một lòng tin tưởng sắt đá vào chí khí và tài đức, một mối cảm phục sâu xa vào những hành động sáng ngời chính nghĩa của các bạn chiến đấu.

Tặng Nguyễn Khê Ông người bạn chiến đi sứ ông đã có bài thơ đĩnh đạc, trang trọng:


Dịch thơ:

Bất nhục toàn tư quốc sĩ tài, Khả liên tiền độ miệt trần ai.

(Tặng Nguyễn Khê Ông thi)


Thế nước trông vào bậc sứ tài, Thương thay lăn lộn buổi trần ai.

(Thơ tặng Nguyễn Khê Ông)

Khi nói tới hành động hy sinh tiết liệt của Nguyễn Cao, Nguyễn Quang Bích cho ra những lời thơ tràn đầy hùng khí, bi tráng đồng thời nêu lên được khí tiết anh hùng của Nguyễn Cao:

Lâm guy kiến tiết tự thung dung, Tu đối thâu sinh ngữ cánh hùng. Mạ khẩu vị năng đương nhất tử, Dịch trường thí vấn thục phi trung?

Giải nguyên thanh gái văn chương ngoại, Bất hủ tinh linh vũ trụ trung.


Dịch thơ:

Bao điển thượng tu tha nhật sự

Tranh vanh nghĩa liệt thất cuồng nhung.

(Khốc tán lý Cách Pha Nguyễn công tuẫn tiết)


Nguy nan xử trí vẫn ung dung, Ghê kẻ tham sinh giọng nói hùng.

Mắng giặc người xưa tròn phận chết, Moi long ông cũng tỏ gan trung.

Biết bao thanh giá ngoài khoa bảng, Còn mãi tinh thần khoảng núi sông. Quân giặc đứng trông đều hoảng sợ, Mai rày nước sẽ biểu dương ông.

(Khóc ông Nguyễn Cao tán lý quân vụ, tuẫn tiết)

Trong cuộc chiến đấu ác liệt viết quân thù không thể tránh khỏi những tổn thương mất mát về của và người. Một số bạn chiến đấu cũng vắng dần: người hi sinh trong trận đánh, người bỏ mình trên các nẻo đường miền sơn cước, người phải chia tay đi nghĩa vụ,…Dù trong bất kể trường hợp nào thì Nguyễn Quang Bích cũng dành cho một tình cảm chân thành gắn bó.

Với những người yêu nước bất khuất vì đại nghĩa Nguyễn Quang Bích dành cho họ những lẽ vô cùng thương mến:

Bôn bá phong trần nhân, Thâm lâm chướng vụ chưng. Khê trùng huyết chinh y, Phan nhai duyên mộc đẳng. Thiên tỉ vô định cư,

Tiểu liêu giá sạn bằng.

(Vũ trụ đại khí số)

Dịch thơ:


Còn người chạy về để cần vương, Lam chướng rừng xanh thấu cốt tủy. Sâu vắt hút máu áo đỏ hoen,

Bám đá vin cây leo trèo lên. Đêm ngày chỗ ở không cố định, Chỉ có lều tranh cùng cỏ phên.

(Khí số lớn của trời đất)

Còn mối tình với người đã hi sinh thì thật tha thiết. Trong bài văn tế người bạn chiến đấu thân cận nhất là Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Quang Bích ngậm ngùi đau xót:


Dịch thơ:

Phi cảm bi công, Thế lộ không ai.

(Khốc hiệp đốc quân vụ Nguyễn đại thần văn)


Kẻ còn người mất, Ngao ngán sự đời.

(Văn khóc hiệp đốc quân sự nhà Nguyễn)

Ông lại khóc Chu Thiết Nhai, một người bạn Trung Quốc với nhiều dòng tâm huyết tràn đầy nỗi lòng thương yêu khôn xiết đồng thời đây cũng là những lời bộc bạch mối hận thù giặc nghìn đời:

Thùy tri khứ lộ khước du du, Nhất biệt hoàn di bách cảm hiu. Lữ xá tha hương như thử nhật, Vị quân hàm hận độc thiên thu.

(Điếu Thiết Nhai)

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí