Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN


LÝ THỊ TUYẾT


GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG NGƯ PHONG THI VĂN TẬP CỦA NGUYỄN QUANG BÍCH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Người hướng dẫn khoa học: ThS. AN THỊ THÚY


Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 1

HÀ NỘI – 2017

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của giảng viên, thạc sĩ An Thị Thúy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Quang Bích”.

Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong bốn năm học nói chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng.

Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế của mình, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Tác giả khóa luận


Lý Thị Tuyết

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giảng viên – thạc sĩ An Thị Thúy.

Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự trùng lặp với các khóa luận khác.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Tác giả khóa luận


Lý Thị Tuyết

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Bố cục khóa luận 5

NỘI DUNG 6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6

1.1. Hoàn cảnh lịch sử nửa cuối thế kỉ XIX 6

1.1.1. Phong trào kháng chiến chống Pháp của dân tộc. 6

1.1.2. Phong trào kháng chiến của các sĩ phu văn thân 8

1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương 11

1.2.1. Cuộc đời 11

1.2.2. Sự nghiệp văn chương 17

1.3. Vị trí thơ văn Nguyễn Quang Bích trong dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX 18

Chương 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG NGƯ PHONG THI VĂN TẬP CỦA NGUYỄN QUANG BÍCH 20

2.1. Ngư phong thi văn tập nhìn từ góc độ nội dung 20

2.1.1. Tinh thần yêu nước, chống xâm lược 20

2.1.2. Tình cảm gắn bó chân thành với nhân dân lao động 29

2.1.3. Tâm trạng bi phẫn vì hoài bão không thành 33

2.1.4. Tình yêu thiên nhiên đất nước. 39

2.2. Ngư Phong thi văn tập nhìn từ góc độ nghệ thuật 43

2.2.1. Bút pháp hiện thực 43

2.2.2. Bút pháp trữ tình 48

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Nguyễn Quang Bích là một nhà nho, một văn thân yêu nước tiêu biểu của dân tộc Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Trong giai đoạn lịch sử đất nước ta đang chịu sự áp bức đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân sống trong khổ cực, đói kém triều đình nhà Nguyễn đứng đầu đất nước nhưng lại nhu nhược, hèn nhát đầu hàng giặc khiến những cuộc đấu tranh của mọi tầng lớp nhân dân diễn ra ở khắp mọi nơi. Nếu ở Nam Kỳ nổi bật lên vai trò lãnh đạo kháng chiến của Nguyễn Hữu Huân, ở Trung Kỳ là Phan Đình Phùng thì ở Bắc kỳ phong trào kháng chiến chống Pháp gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Quang Bích. Ông là một lãnh tụ xuất sắc của phong trào Cần Vương kháng Pháp tại núi rừng Tây Bắc. Những năm tháng chiến đấu gian khổ hào hùng của ông và nghĩa quân đã tạo nên một nét son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước nhà. Nguyễn Quang Bích không những được lịch sử ghi nhận bởi sự đóng góp của ông với phong trào Cần Vương mà còn được được ghi nhận với những đóng góp cho nền văn học nước nhà. Bên cạnh tư cách một lãnh tụ nghĩa quân lặn lội chống Pháp tại núi rừng Tây Bắc, Nguyễn Quang Bích còn là một nghệ sĩ ngày đêm cầm bút khắc họa cảnh thiên nhiên cũng như cuộc sống của nhân dân tại chính địa bàn mình đã trường kì kháng chiến với tinh thần quyết tử cho dân tộc.

Sự tác động từ nhiều yếu tố như thời thế, xuất thân, nền giáo dục,… Nguyễn Quang Bích đã cho ra đời tập thơ văn giàu giá trị là Ngư Phong thi văn tập.Với nhiều bài thơ, văn đạt giá trị cả về nội dung và nghệ thuật, tập thơ văn đã góp phần làm nên diện mạo của kho tàng văn học Việt Nam. Đó là những cảm xúc của ông về thời thế, nhân sinh nhìn cảnh sinh tình.

Từ xưa đến nay, thơ ca chính là nơi gửi gắm những tâm sự nỗi lòng, cảm xúc của các thi nhân. Những băn khoăn trăn trở, những niềm vui nỗi buồn thường trực hay sâu kín đều ẩn hiện rõ nét hoặc thoáng qua hoặc ẩn chứa sâu xa trong thơ văn của các thi sĩ.Đằng sau những ngôn từ có vẻ giản đơn hiện lên cả một thế giới nội dung rộng lớn và một tâm hồn nghệ thuật nghệ sĩ sâu sắc. Điều này chúng ta có thể bắt gặp được ở hầu hết sáng tác của các thi nhân Việt Nam nói chung như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,… Nguyễn Quang Bích cũng không ngoại lệ.

Nghiên cứu đề tài “Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập” chính là để độc giả hiểu sâu sắc hơn về nhà thơ Nguyễn Quang Bích nói chung và giá trị nội dung, nghệ thuật của tập thơ nói riêng. Đó chính là lí do để chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài này.

2. Lịch sử vấn đề

Nguyễn Quang Bích là một trong những tác giả tiêu biểu, một tri thức Nho học có tên tuổi trong nền văn học dân tộc nửa cuối thế kỉ XIX.

Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn nói chung và giá trị nội dung, nghệ thuật của tập thơ văn Ngư Phong thi văn tập của Nguyễn Quang Bích nói riêng không phải là nội dung hoàn toàn mới mẻ.Có thể điểm qua một số cuốn sách và công trình nghiên cứu về Nguyễn Quang Bích như sau:

Trước hết, trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX),tác giả đã phát hiện được tâm sự của người có thần sống chết vì nước đồng thời tái hiện được nét chân thực về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ trước trong tập Ngư Phong thi văn tập.

Nhiều tác giả trong cuốn “Giáo trình lich sử văn học Việt Nam, tập IVA” đã cho độc giả thấy được Nguyễn Quang Bích là một thi sĩ chân chính.

Thơ văn ông không những ghi chép được một số của cộc kháng chiến ở Tây Bắc cuối thế kỉ trước mà còn truyền lại được những cảm xúc yêu nước lành mạnh còn nhiều khả năng bồi dưỡng cho tình cảm dân tộc hiện nay.

Đến năm 1973 Đinh Xuân Lâm đã giới thiệu và chú thích cuốn Thơ văn Nguyễn Quang Bích. Trong cuốn sách này, tác giả đã viết: “Tập Ngư Phong thi văn tập là tiếng nói chân thành, là tâm sự bi đát của một vị văn thân nặng lòng vì nước vì vua trong lúc nước mất nhà tan…” [3;tr24]

Tiếp đến là Nguyễn Lộc với cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX. Trong cuốn sách này tác giả khẳng Ngư Phong thi văn tập trước hết là tình cảm của Nguyễn Quang Bích một nhà thơ, đồng thời là một lãnh tụ nghĩa quân Cần Vương, trong những ngày tháng chống giặc gian lao giữa núi rùng ngút ngàn của miền Tây Bắc đất nước.

Hay nhiều tác giả trong cuốn “Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỉ XIX (1858-1900)”, cũng đã nói lên được tinh thần quyết tâm kháng chiến, không sợ gian khổ, không sợ hi sinh của nghĩa quân và tác giả, đồng thời cũng nói lên được tình yêu thương đồng cam cộng khổ giữa những người cùng chí hướng, giữ miền núi và miền xuôi trong cuộc đánh giặc cứu nước.

Gần đây nhất là Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) với công trình, Nguyễn Quang Bích – Nhà yêu nước, nhà thơ (kỷ yếu). Đây là công trình tập hợp rất nhiều bài viết về Nguyễn Quang Bích của các giáo sư, các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn như: “Truyền thống và cách tân trong thơ Nguyễn Quang Bích” (GS Nguyễn Huệ Chi), “Ngư Phong thi văn tập, những vần thơ” “Tâm ngữ tâm” (PGS Trần Thị Băng Thanh)…

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã phần nào nhìn nhận ở góc độ này hay góc độ khác về giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập của Nguyễn Quanh Bích. Tuy nhiên những bài nghiên cứu trên chưa nhìn nhận một cách tổng thể, hệ thống về giá trị nội dung và

nghệ thuật của tập thơ văn. Kế thừa những khám phá của các bậc tiền nhân đi trước, coi đó là những định hướng tiền đề ban đầu chúng tôi xin mạnh dạn thử phác họa Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập của Nguyễn Quang Bích.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài khóa luận này hướng tới hai mục đích sau:

- Tìm hiểu để có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật trong tập thơ văn Ngư Phong thi văn tập của Nguyễn Quang Bích.

- Nâng cao sự hiểu biết về cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Quang Bích để từ đó thấy được vị trí và vai trò của ông trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX nói riêng và trong nền văn học nước nhà nói chung.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận sử dụng trích dẫn thơ văn của Nguyễn Quang Bích chủ yếu từ cuốn Thơ văn Nguyễn Quang Bích do Đinh Xuân Lâm giới thiệu, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1973.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định khóa luận tập trung tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong tập thơ văn Ngư Phong thi văn tập của Nguyễn Quang Bích.

5. Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp hệ thống.

- Phương pháp đối chiếu, so sánh.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022