Tình Cảm Gắn Bó Chân Thành Với Nhân Dân Lao Động

Dịch thơ:


Đường đi ai biết nỗi chơi vơi, Một thuở chia ly vạn ngậm ngùi. Ngán nỗi ngày nay nơi đất khách, Vì anh ôm hận đến muôn đời.

(Viếng ông Chu Thiết Nhai)

Tình cảm của Nguyễn Quang Bích với những người bạn chiến đấu là một mối tình chân thành xuất phát từ lòng yêu nước và chí căm thù giặc. Đó là tình cảm của những người:

Như kim ý chí tương kỳ xứ, Quỷ ác hoàn tu tận lực trừ.

(Tiễn Ninh Bình Nguyễn tán tương hồi Nam)

Dịch thơ:


Bằng nay ý chí cùng nhau hẹn, Quỷ ác lo toan hết sức trừ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

(Tiễn ông tán tương họ Nguyễn tỉnh Ninh Bình về Nam)

Tình cảm của ông với dân với nước được thể hiện một cách giản dị nhưng lại vô cùng chân thành, nó đã tạo nên trong ông một khí thế đấu tranh bất khuất một lòng dạ sắt đá căm phẫn giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước đến tận cùng.

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 5

2.1.2 Tình cảm gắn bó chân thành với nhân dân lao động

Trong những năm hoạt động của Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc, ruộng lúa, nương ngô, đồi sắn tốt tươi, làng bản chất phác đã khơi lên một thứ tình cảm vô cùng chân thành trong ông. Tình cảm ấy bắt nguồn từ những điều nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày, là sự chia bùi sẻ ngọt với nhân dân.

Thấy cảnh nhân dân Chiêu Tấn yên ổn làm ăn, dù rất đơn sơ nhưng ông cũng kịp ghi lại trên trang thơ của mình một cách hào hứng tràn đầy sự chân tình:


Dịch thơ:

Gia cư linh lạc bất thành thôn, Thủy lãng hòa cao áp lũng viên. Khước thị nông nhân vi lực thiểu, Khái điền nghênh thủy bộ vân côn.

(Kiến Chiêu Tấn hòa)


Rải rác nhà dân ở những nơi Phủ bờ sóng lúa tốt bời bời

Nông dân công sức không là mấy Tưới ruộng xong rồi lại nghỉ ngơi.

(Thấy ruộng lúa xứ Chiêu Tấn)

Đằng sau những nét miêu tả đơn sơ nhưng người đọc cũng dễ nhận thấy niềm vui sướng của đồng bào khi mùa màng tươi tốt cũng chính là niềm vui của người lãnh đạo suốt đời vì nước vì dân. Trước những ruộng lúa xanh tươi, nương ngô bát ngát, Nguyễn Quang Bích đã vui những nỗi vui lành mạnh của người nông dân trước thành quả của công sức lao động:

Hảo nhị Nùng Dao sinh lý dụ,

Thử lương lĩnh thượng chính bông bông.

(Quảng Lăng đạo trung)

Dịch thơ:


Nùng Dao đời sống thêm sung túc, Ngô lúa trên đồi đã nở bông.

(Trên đường Quảng Lăng)

Dường như thành quả lao động về tay nhân dân đã tiếp thêm sức mạnh cho ông, khiến ông càng quyết tâm chiến đấu với giặc hơn để nhân dân luôn được hưởng cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc.

Ngòi bút của ông vô cùng nặng tình trìu mến khi chấm phá về cảnh sinh hoạt của đồng bào miền núi. Khi thấy cảnh nhân dân trồng trọt được mùa màng tươi tốt cảm xúc của ông được xen lẫn bởi niềm vui và tự hào:

Sơn điên xứ xứ dũng tuyền ba, Biến tháp sơn yêu nhất vọng hòa. Hạn thực địa nghi lương mạch tú, Thủy canh lũng nhiễu áo bình pha.

(Đăng Thái Bình sơn)

Dịch thơ:


Trên núi nơi nơi nước suối trào, Lúa trồng sườn núi thấp rồi cao. Đất khô chất hợp kê cùng bắp,

Ruộng nước bờ cao vũng tới ao

(Lên núi Thái Bình)

Không chỉ dừng ngòi bút của mình trong việc miêu tả cảnh sinh hoạt của đồng bào mà Nguyễn Quang Bích còn rất quan tâm đến phong tục tập quán. Ông hiểu rằng phong tục là một thứ không thẻ thiếu của đồng bào nơi đây và chính phong tục đã giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây tươi vui và ý nghĩa:

Bất sự nghi văn tồn cổ chất, Tương vong tác tức miệt cơ hàn.

(Miêu dân hậu nghinh đệ gia cảm tác)

Dịch thơ:


Tục xưa còn giữ không văn sức, Đời sống tươi vui rất dễ dàng.

(Được dân Mèo tiếp đón về nhà cảm tác)

Điều đáng chú ý hơn cả là trong quá trình thâm nhập cuộc sống của đồng bào miền núi, ông đã nhận thức được đúng đắn giá trị của lao động. Dù đất đai chẳng được trù phú, màu mỡ như những miền đất khác nhưng con người ở nơi đây chưa bao giờ ngơi nghỉ việc lao động sáng tạo để cuộc sống đủ đầy hơn:


Dịch thơ:

Thử địa cao du tiển,

Mưu sinh đoạt hóa quyền.

(Đăng Thái Bình sơn)


Đất đai không màu mỡ, Mưu sinh cướp hóa quyền.

(Lên núi Thái Bình)

Đồng bào Mèo không chỉ lao động cần cù mà còn hết sức sáng tạo bởi họ không chỉ sản xuất ra lương thực mà họ còn sản xuất ra cả giấy viết dù bước đầu chưa thực sự được đẹp như giấy miền xuôi nhưng nó đã đánh dấu một bước phát triển của đồng bào nơi đây:

Sắc tế vị năng trung thổ hảo Chất kiên hoàn khải viễn lai thùy

(Kiến Miêu dân chỉ)

Dịch thơ:


Đẹp màu kém giấy mạn xuôi đây, Nhưng được dùng lâu cũng lại dày.

(Thấy giấy của dân Mèo)

Những tình cảm gắn bó và chân thành đó chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình sinh hoạt với nhân dân, đồng cam cộng khổ với nhân dân trong suốt những tháng ngày gian nan chiến đấu với quân thù.Và tình cảm ấy chỉ thực sự xuất hiện trong trái tim một con người cao cả, tận tụy vì nước quên mình. Bởi vậy nên Nguyễn Quang Bích dù có đi tới đâu cũng được nhân dân ái mộ, tin tưởng.

2.1.3 Tâm trạng bi phẫn vì hoài bão không thành

Đọc Ngư Phong thi văn tập ta thấy tâm trạng buồn là khuynh hướng cảm xúc chủ đạo. Đó là khi về đêm nghe tiếng côn trùng rên rỉ, tiếng mưa rơi, tiếng nước suối chảy hay tâm trạng khi ngồi trên mỏm đá mà trông ra không gian khắp chốn vô hạn. Có khi lại là nỗi niềm riêng tư : Nhớ ngày giỗ cha nơi đất khách, sinh nhật cảm tác, tiễn bạn ngậm ngùi nhớ quê xa,… Song những nỗi niềm đó không nhiều, nó chỉ nằm ở khía cạnh nào đó trong suy nghĩ của ông bởi nguyên nhân chính tạo nên nỗi sầu trong thơ ông, một nỗi buồn sâu sắc, không thể khuây giải đó là tâm trạng bi phẫn vì hoài bão không thành. Ông là văn thân nặng lòng với nước nhưng vẫn không tránh được khỏi tâm lý bất lực trước sự tàn bạo của quân thù. Có lẽ chính vì vậy mà trong suốt cuộc kháng chiến dù thường trực một tấm lòng và ý chí quyết tâm cứu nước mà tâm trạng của tác giả Ngư Phong vẫn không vui.

Khác với các nhà thơ Nam Bộ làm thơ để ca ngợi trực tiếp cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc, họ lấy mục đích dùng ngòi bút để đánh giặc làm chủ đạo. Còn Nguyễn Quang Bích thì khác, ông làm thơ cốt để giãi bày nỗi lòng với trời đất và hậu thế, vì vậy mọi tình cảm của ông đều được bộc lộ hết sức tự do. Ông thể hiện mối sầu của mình qua âm thanh tượng trưng là tiếng khóc của trẻ con trong bài thơ Nhi đề:

Si trĩ ninh tri phụ bách ưu, Đề hào nhật dạ thả hưu hưu.


Dịch thơ:

Nhân sinh kỷ đáo vong tình phẩm, Nan đắc vong tình hựu bội sầu.

(Nhi đề)

Thơ bé nào hay nỗi của cha, Ngày đêm kêu khóc tiếng oa oa. Người đời ai dễ quên tình nhỉ, Vì khó quên tình mới xót xa.

(Trẻ khóc)

Nhạc sầu trải dài thấm đượm trên thơ ông như một điệp khúc thân quen, sầu trong mưa gió, mưa gió trong sầu:

Phong vũ thương tâm chỉ tự sầu, Phong phong vũ vũ sử nhân sầu.

Dịch thơ:


Phong vũ thương tâm chửa ngớt sầu, Mưa mưa gió gió khiến người sầu.

Qua sông lớn nhìn thấy cảnh nước chảy thuyền trôi lòng dạ ông chợt ngổn ngang trăm mối:

Cổ cổn hồng lưu chú hải nam, Nhất bồng phi hạ đáo gia am. Như kim hồi thủ thiên biên ngoạc,

Trường sử chinh nhân vạn bất kham.

(Quá Thao hà thượng lưu cảm tác)

Dịch thơ:


Nước đổ theo dòng xuống biển xa, Cánh buồm thuận gió đến nơi nhà. Giờ đây ngoảnh lại chân trời ngó,

Khiến kẻ chinh nhân dạ xót xa.

(Qua thượng lưu sông Thao, cảm tác)

Trong chặng đường đi của mình ông bắt gặp nhiều cảnh trời mưa rồi sinh tâm trạng buồn hay một mình xem suối, một mình ngắm mưa, ngắm tiết trời không trăng cũng đủ làm tâm trạng ông se sắt lại không nguôi. Ta sẽ hiểu được rõ hơn nỗi buồn chất chứa trong lòng nhà thơ khi đọc được những vần thơ ông viết lúc uống rượu một mình, nỗi buồn dường như len lỏi vào từng chén rượu, nhà thơ uống rượu như uống những giọt sầu:

Nhật gian lưỡng thứ mạn trì bôi, Túy hậu mang mang bạch phát đồi.

… Đồng sự chư quân vô kiến tiếu, Kỷ đa ưu uất cửu trường hồi.

(Độc chước)

Dịch thơ:


Hai lần cất chén mỗi ngày thường, Say ngất mơ màng mái tóc sương.

… Đồng sự xin đừng cười bạn lão, Lòng đau chín khúc nát như tương.

(Uống rượu một mình)

Hay khi tiễn biệt những người bạn chiến đấu lòng Nguyễn Quang Bích nặng trĩu sự cô đơn buồn vắng:

Quy nhân dao tống sầu thiêm bội, Độc lập tà dương thính đỗ quyên.

(Tống quy nhân)

Dịch thơ:


Tiễn tống người về sầu gấp bội, Đừng nghe tiếng cuốc bóng chiều tây.

(Tiễn người về)

Có lẽ hình ảnh người ở lại cùng với tiếng cuốc kêu chiều tà sẽ ám ảnh người đọc nỗi sầu không ngớt của Ngư Phong.

Với một lòng yêu nước nồng nàn, một lòng căm thù giặc sâu sắc Nguyễn Quang Bích đã toàn tâm toàn ý tích cực đóng góp công sức của mình vào phong trào kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ông tích cực đi cầu viện nhà Thanh để xin quân, xin vũ khí, sử dụng những tướng giỏi quen mạc trận và những phương thức mới để tiêu diệt kẻ thù thế nhưng những điều ông mong đợi đã không đến, dù có chiến đấu, có nhiều thắng lợi khiến quân thù khiếp vía nhưng nó cũng khong đủ làm cho phong trào thóat khỏi vòng vây của sự bế tắc.

Dường như Nguyễn Quang Bích đã dự cảm được trước sự thất bại của con đường mình đã chọn nên ông băn khoăn tự hỏi:

Nhất độ kinh qua nhất độ sầu,

Thao thao giang thủy trướng hồng lưu. Vị nặng thử nhật quy châu phóng, Hựu thả hành gian ngại khứ lưu.

(Tái quá Hồng giang thủy chướng bất năng độ)

Dịch thơ:


Một lượt qua đi một lượt sầu,

Nước sông cuồn cuộn đỏ ngầu ngầu. Lần này chưa dễ thuyền về bến,

Hai ngả đi về biết định đâu.

(Lại đi qua sông Hồng nước to không sang được)

Tuy vậy nhưng Nguyễn Quang Bích chưa từng bỏ cuộc, ông vẫn kiên trì, quyết tâm tìm phương sách chiến đấu với giặc mặc dù cũng có khi ông cảm thấy cô đơn không nơi chia sẻ, trút bầu tâm sự:

Bi quan độc tự khốc thanh thôn,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022