Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 7


Dịch thơ:

Nhất vũ thành ba đào.

(Đại Lịch đạo trung, ngộ vũ)


Núi cao ngất nghì trùng, Khe chảy lượn bao vòng. Lòng khe đá lởm chởm, Mưa xuống sóng đùng đùng.

(Gặp mua trên đương Đại Lịch)

Hay cảnh thác lớn xứ Điền Phong:

Lưỡng ngạn cao sơn bạc Hán vân,

Thôi ngôi loạn thạch chướng giang phần. Nộ hào nhật dạ như lôi phí,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Tương đối châu trung ngữ bất văn.

(Quá Điền Phong đại than)

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 7

Dịch thơ:


Ven sông núi dựng sát mây cao, Đá mọc lòng sông kể siết bao.

Nước dội ngày đêm như sấm động, Trong thuyền trò chuyện khó nghe sao.

(Qua thác lớn xứ Điền Phong)

Thơ văn Nguyễn Quang Bích thường phối hợp khéo léo giữa hai yếu tố thiên nhiên và con người. Thiên nhiên ở đây thường là những nét chấm phá rất đạt, con người ở đây là những người sống thật và xúc động chân thành trước thiên nhiên. Cảnh và tình trong thơ vì vậy mà lúc vui vẻ, lúc vui buồn, khi lạc quan tin tưởng, lúc bi quan tiêu cực bao giờ cũng gắn bó thành một khối thống nhất. Tây Bắc oai hùng với núi rừng trùng điệp, khe suối thăm thẳm, đồi sắn nghiêng nghiêng, ruộng ngô xanh mượt, nhà sàn cheo leo,…

dưới con mắt tinh tế của nhà thơ đã được hiện lên với những nét riêng biệt và màu sắc phong phú. Và điều đặc biệt là thiên nhiên trong thơ Nguyễn Quang Bích hiện thực nhưng lại vô cùng sinh động, giàu tính thơ và đậm tình người. Cảnh trong Ngư Phong thi văn tập luôn đi liền với cái tình:

Liệu sầu cảnh lý nhân như mộng, Dục ẩm hồ trung tửu bất đa.

Dao vọng tự liên hoàn tự thán, Bạch vân thâm xứ kỷ sơn gia.

(Man động vũ hậu cảm tác)

Dịch thơ:


Cảnh gợi trăm sầu như giấc mộng, Uống vừa ba chén đã hồ không.

Nhìn xa than thở thương mình nhỉ, Mây trắng bao nhà khuất ở trong.

(Trên động Mán, sau cơn mưa cảm tác)

Để biểu hiện đầy đủ và sâu sắc cảnh trên tình, nhà thơ đã sử dụng vốn ngôn ngữ rất phong phú, khi thì trang nhã cổ kính:

Nam thiên định phận đế vương châu, Tiền sử chiêu chiêu vò liệt ưu.

(Ngư Phong họa thi I)

Dịch thơ:


Non sông trời định còi Nam bang, Vò liệt ghi truyền vẫn vẻ vang.

(Thơ họa của Ngư Phong I)

Có lúc lại đơn giản, mộc mạc như lời ăn tiếng nói của người nông dân cần cù lao động:


Dịch thơ:

Thê cư tuyền hạ tiểu liêu an, Nhứ túc dinh dư tử phụ hoan.

(Túc Dao xá)

Ở yên bên suối túp lều,

Vợ con thóc sẵn bông nhiều hả hê.

(Nghỉ ở nhà người Dao)

Nhờ vậy mà chúng ta có cái hứng thú được thưởng thức rất nhiều bài thơ đạt đến trình độ trong sáng, súc tích có thể so sánh được với những bài thơ Đường giá trị:


Dịch thơ:

Vạn thạch lâm giang chướng thủy phần, Nghi nhân độc chướng tọa tà huân.

Bất kham sầu thậm ngưng mâu xứ, Kỷ kiếm sơn trung đậu bạch vân.

(Tọa thạch độc chước)


Ghềnh đá bên bờ chặn nước sông, Chỗ ngồi uống rượu rất ung dung. Trông ra cảnh tượng sầu vô hạn, Mây trắng bao quanh núi mấy trùng.

(Ngồi trên đá uống rượu một mình)

Cũng phải khẳng định rằng, chính vì tình cảm của nhà thơ vô cùng phong phú cho nên trong thực tế sáng tác mọi thể thơ văn đều đã được khai thác triệt để. Bên cạnh những bài thất ngôn tứ tuyệt và bát cú súc tích là những bài ngũ ngôn trường thiên phóng khoáng, những bài văn tế thống thiết và những câu đối đầy tình ưu ái. Nhờ đó thơ văn Nguyễn Quang Bích đã làm

phong phú thêm cho kho tàng văn học dân tộc nhiều mặt, xứng đáng được xếp vào vị trí cao trong trào lưu văn chương yếu nước chống Pháp.

2.2.2. Bút pháp trữ tình

Đọc Ngư Phong thi văn tập chúng ta thấy Nguyễn Quang Bích có một tâm hồn nghệ sĩ khá sâu sắc. Tình nghệ sĩ đã chan hòa với tình non nước một cách ấn tượng:


Dịch thơ:

Thử tình hợp giữ giang sơn cộng, Vi bả giang sơn túy nhất trường.

(Dạ vũ)


Tình ta chung với tình non nước, Rót cả vào trong một chén vàng.

(Mưa đêm)

Những cảm xúc của thi sĩ Ngư Phong đều thấm đượm cảm xúc khiến nó gần gũi và chân thành như những trang nhật kí của cuộc đời nhà thơ: chuyện đi đường vất vả, chuyện ngủ trọ bên đường, chuyện chạy giặc, chuyện tiếc thương những người bạn chiến đấu hi sinh, chuyện nhớ cha mẹ,…Những đề tài này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại làm nên sự đa dạng và đặc biệt trong tập thơ của ông. Giữa Ngư Phong thi văn tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh người đọc có thể thấy được những điểm chung cả về chủ đề lẫn tư tưởng. Tấm lòng ưu thời mẫn thế, quyết tâm đánh giặc vì vận mệnh của đất nước, của nhân dân hiện lên làm xúc động bao trái tim con người đất Việt. Chỉ có một tâm hồn nghệ sĩ và sống hòa hợp với miền núi tây Bắc như Nguyễn Quang Bích mới có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp độc đáo của sự vật và miêu tả nó một cách ý nhị nhưng vô cùng tinh tế như vậy. Chẳng hạn xóm nhà cửa rải rác trên non, suối khe “đôi nhánh cửa ngoài” trong Miêu dân hậu nghinh đề gia, cảm tác, hay trong Sơn gia, trong Biên tục, một rẫy lúa tươi tốt

trong Thấy lúa ở Chiêu Tấn, Trên đường Mã Điếm, một cảnh trại, một ánh chiều buồn, một tiếng nước vỗ sóng thuyền trong Đến trạiThanh Bình hạt Thuận Châu, một con suối cô đơn, một đường mòn vắng vẻ. Điều đặc biệt và đáng quý trong thơ ông là luôn sử dụng những sự vật có ý nghĩa biểu trưng cao hay nói đúng hơn là ông đã thổi hồn vào cho những sự vật ấy khiến nó trở nên sinh động lạ thường. Mượn tiếng ve sầu kêu ông diễn tả cảnh sống của nghĩa quân những ngày kháng chiến gian khổ mà trong sạch:

Thu điếu thê thân khởi ái cao, Bất kham nê thấp hạ bồng cao. Triêu triêu ấm lộ phù thanh chất, Thời thổ nguyên âm đối ảnh hào.

(Văn thiền)

Dịch thơ:


Đâu phải ưa cao đậu ngọn cây, Không quen bùn thấp cỏ tranh đầy.

Uống sương buổi sáng thêm thanh chất, Nhìn tiếng kêu vang dội tiêng bay.

(Nghe tiếng ve sầu)

Thấy chim đa đa trong núi cứ ra rả một câu: “Đi không được” nhà thơ giật mình kinh hãi:


Dịch thơ:

Trường kiến sơn trung “hành bất hành”, Ná kham thính nhĩ, bội tâm kinh.

Nhĩ thân tuy tiểu thanh hoàn lệ, Nhược vị hành nhân tố bất bình.

(Kiến giá cô) Tiếng gáy rừng sâu bước gập ghềnh,

Tai nghe chán nản giục lòng kinh. Thân mày tuy bé nhưng kêu lớn, Kêu hộ người đi nỗi bất bình.

(Thấy chim đa đa)

Phải chăng chim đa đa kêu to tỏ giùm nỗi bất bình của người chinh nhân trước cảnh đất nước bị giày xéo.

Hay khi gặp hoa huệ tác giả lại khẳng định lòng ngay thẳng son sắt vì nước vì dân của mình:

Trực cán hảo tòng thiên tế lập, Tố tâm nhất điểm tuyệt trần ai.

(Vinh hoa huệ)

Dịch thơ:


Sừng sững giữa trời thân thẳng tắp, Phau phau lòng chẳng bợn trần ai.

(Vinh hoa huệ)

Như vậy tác giả đã rất chú ý đi vào sự vật rồi từ sự vật nói lên nỗi lòng của mình có nghĩa là lòng thơ luôn chứa chan tình cảm sâu kín, đó là nét đặc sắc đáng quý trong thơ của Nguyễn Quang Bích. Khi miêu tả thiên nhiên Tây Bắc, tâm hồn thi sĩ Ngư Phong có những rung cảm tuyệt vời, trái tim nghệ sĩ của ông thấm nhuần vào cảnh vật làm cho cảnh vật trở nên sinh động và tráng lệ.

Thơ viết về thiên nhiên xưa nay không hiếm, nếu ở giai đoạn trước các nhà thơ viết về thiên nhiên bằng bút pháp ước lệ có sẵn như mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông hay ngư, tiều, canh, mục,… gắn với tên tuổi của các thi sĩ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,… thì đến giai đoạn văn học này thiên nhiên đã được miêu tả với những nét riêng biệt cụ thể.

Đặc biệt bằng bút pháp tả cảnh, tả tình uyển chuyển, Nguyễn Quang Bích là một trong những người đầu tiên mang đến cho văn học một vẻ đẹp hùng vĩ, tuyệt vời của núi rừng Tây Bắc. Cảnh Tây Bắc hiện lên vừa chân thực vừa thấm đượm chất thơ trữ tình sâu sắc.

Phải có một trái tim nghệ sĩ nhạy cảm nhà thơ mới ghi lại được nét linh động của sự vật, phải có một tâm hồn chan hòa với cảnh vật thì nhà thơ mới thấy được vẻ phấn khởi của núi rừng Tây Bắc chào vừng đông vừa hé sáng:

Tuyệt điên hiểu phát nghinh tân thự, Bán lĩnh tuyền phi nhạ phún long.

(Sơn hành)

Dịch thơ


Núi chào bóng hé vừng dương sáng, Suối ngỡ rồng phun ngon nước bay.

(Đi đường núi)

Chỉ với hai câu thơ mà Nguyễn quang Bích đã đặc tả được vẻ đẹp rực rỡ dưới ánh nắng ban mai của núi rừng Tây Bắc. Buổi chiều bóng tà đổ xuống được tác giả khắc họa lại với tất cả những nét sinh động rộn ràng, hối hả và sự sống vẫn tràn trề:


Dịch thơ:

Uyển chuyển diên diên vạn lĩnh vi, Gian lưu xuyên kích thạch ngân ky. Tà dương ỷ trạo liêu nhân cấp, Hửu điểu đề hoan lộng thúy vi.

(Khai hóa đạo trung)


Núi non khuất khúc chạy bao quanh, Nước chảy xuyên ngang đá giữa ghềnh. Dưới bóng tà dương thuyền trở gấp,

Chim về cất tiếng đón rừng xanh.

(Trên đường khai hóa)

Mỗi cảnh vật Tây Bắc hiện lên đều mang dáng dấp riêng nhưng trong thơ của ông thiên nhiên được nói đến nhiều nhất là cảnh núi cao, thác dữ, dòng suối quanh co,… Những dịp nằm ở lữ xá, tác giả đã lắng lòng nghe giọt mưa đêm nhỏ giọt, từng dòng suối róc rách tạo nên một bản hòa âm ngân mãi trong tim người nghệ sĩ:

Ngũ dạ canh tàn miến bất đắc, Thiềm thanh thê trích hựu tuyền.

(Ngộ vũ cư sơn dân sạn ốc)

Dịch thơ:


Năm canh tràn trọc nằm không ngủ, Giọt nước thềm kêu, tiếng suối reo.

(Gặp mưa không đi được, nắn lại nhà sàn của dân miền núi)

Đôi mắt nhạy cảm tinh tường của nhà thơ nhìn sâu được vẻ đẹp sáng trong như ngọc của nước suối nơi đầu xa cuồn cuộn giữa trời như tiếng sấm gầm vang:


Dịch thơ:

Dũng như lôi phí nhật bôn thoan, Thanh tự băng hồ thấu ngọc hàn. Loạn thạch khả năng nhân tọa ổn, Thùy lâm lão thụ ủy giang can.

(Tọa thạch thượng quan tuyền)


Vang như sấm dậy chảy đùng đùng, Ngọc dồi băng nhỗn một vẻ trong. Lởm chởm đá cao ngồi được vững, Bóng nghiêng cổ thụ rợp bờ sông.

(Ngồi trên đá xem suối)

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí