Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 2

6. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Những vấn đề chung

Chương 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập của Nguyễn Quang Bích

NỘI DUNG

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


1.1. Hoàn cảnh lịch sử nửa cuối thế kỉ XIX

1.1.1. Phong trào kháng chiến chống Pháp của dân tộc

Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng đã phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh anh dũng mà hào hùng. Những ngày tháng chịu sự áp bức đô hộ là những ngày tháng gian khổ nhưng rất hào hùng với những chiến công lẫy lừng làm nên trang sử vàng chói lọi trong lịch sử của dân tộc ta. Xưa kia chịu sự áp bức của thực dân phương Bắc có chiến công hiển hách đánh dấu bước chuyển mình lớn của dân tộc với chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Từ đó về sau ông cha ta cũng đã lập nên những kì tích đánh thắng giặc phương Bắc với chiến công của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Từ giữa thế kỉ XIX đến thế kỉ XX cuộc chiến đấu của dân tộc ta vẫn chưa chấm dứt. Kẻ thù của dân tộc ta lúc này không phải quân phương Bắc nữa mà là thực dân Pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Từ khi phát súng đầu tiên của thực dân Pháp nổ ra ngày 31-8-1858 tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) đã mở màn cho cuộc xâm lược phi nghĩa của chúng đồng thời báo hiệu những chuyển biến lớn trong đời sống đấu tranh của dân tộc. Nhân dân ta với tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất lại một lần nữa trỗi dậy đấu tranh mang tư cách nhân dân của một nước độc lâp tự do quyết chiến với kẻ thù để gìn giữ nền hòa bình tự chủ của tổ quốc.

Trong khí thế đấu tranh bừng bừng sôi sục của nhân dân thì triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, không dám dựa vào nhân dân kháng Pháp.Lúc đầu họ cũng muốn đấu tranh để giành nền tự chủ cho dân tộc nhưng trước sức mạnh to lớn của thực dân Pháp họ không kháng cự nổi nên đã đầu hàng bọn thực dân, nhượng bộ cho chúng nhiều quyền lợi dân tộc, bán đi một số tỉnh. Bởi lẽ

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ngư Phong thi văn tập - 2

đó, phong trào đấu tranh lúc này không phải chỉ để chống thực dân Pháp mà còn để chống lại chế độ phong kiến mục rỗng không còn đủ tư cách lãnh đạo, cầm quyền. Lúc này, vai trò của nhân dân lại sáng ngời trên vũ đài chính trị. Chưa phải nhân dân lãnh đạo tất cả các cuộc chống Pháp nhưng họ tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bền bỉ, gan dạ, tinh thần anh dũng bất khuất, chịu thương chịu khó của dân tộc.

Xưa kia người nông dân đi theo chân của các vị tướng như Ngô Quyền, Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ngày nay, họ lại cùng với một bộ phận ưu tú của giai cấp phong kiến đứng lên chống Pháp, chặn đứng nguy cơ mất nước dưới gót giày quân xâm lược.

Khi tiếng súng của kẻ thù xâm lăng ở của biển Đà Nẵng - phần đất phương Nam xa xôi thì không chỉ nhân dân miền Nam mới đứng lên chống Pháp. Tiếng súng ấy đã khơi dậy lòng phẫn uất căm thù giặc của nhân ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp và rầm rộ chứng tỏ lòng yêu nước sắt son của người dân đất Việt. Tiêu biểu phải kể đến cuộc khởi nghĩa nông dân của Cai Vàng, lời buộc tội triều đình của “Trung nghĩa ca”, đoàn nghĩa quân chống quân xâm lược của thầy trò Phan Văn Nghị tình nguyện vào Nam chống Pháp, cuộc khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trưng, của Trần Tấn, Đặng Như Mai nhằm chống lại triều đình phong kiến và chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp…

Những cuộc khởi nghĩa nổ ra càng thể hiện rõ tấm lòng yêu nước và ngọn lửa đấu tranh chống giặc ngoại xâm ngùn ngụt trỗi dậy trong lòng nhân dân. Những cuộc đấu tranh ấy đã gây ra tổn thất lớn cho thực dân Pháp và bọn tay sai triều đình nhà Nguyễn khiến cho chúng phải trả giá đắt trên mỗi mảnh đất chúng cướp hoặc bước chân giày xéo lên.

Phong trào đấu tranh của nhân dân vô cùng anh dũng, hào hùng nhưng tình thế của đất nước vẫn không thể cứu vãn được. Chiến tranh của thực dân

Pháp ở Việt Nam là chiến tranh phi nghĩa nhưng do sự nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn tại Huế nên chúng đã giành được một số thắng lợi đánh dấu bằng những hàng ước mà triều đình nhà Nguyễn kí với chúng: Hàng ước năm 1862 nhường ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn cho Pháp. Điều ước và thương ước 1874 nhường toàn bộ Nam kì cho thực dân Pháp. Hai hàng ước 1883 và 1884 thì công nhận nền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Thực dân Pháp đã dần dần quàng ách thống trị lên nước ta. Lúc đó nước ta trở thành một đất nước xã hội giao thời – xã hội nửa thực dân nửa phong kiến, kiểu xã hội ngày càng rõ nét vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

1.1.2. Phong trào kháng chiến của các sĩ phu văn thân

Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại kẻ thù. Trong làn sóng ấy phải kể đến phong trào đấu tranh của các sĩ phu văn thân.

Thực dân Pháp xâm lăng đã làm cho hàng ngũ phong kiến bị phân hóa ra nhiều thành phần. Ngoài triều đình Huế bù nhìn mê muội, ngoài bọn địa chủ phong kiến hám lợi cầu vinh thì vẫn còn rất đông các trí thức phong kiến ý thức được trách nhiệm của mình với dân với nước.

Tuy nhiên trong hàng ngũ sĩ phu văn thân, thái độ của họ với thời cuộc là không hẳn giống nhau. Trước hiện thực tăm tối của xã hội , khi mâu thuẫn của dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến đã lên đến đỉnh điểm thì một số người vẫn cúi đầu an phận. Ý thức hệ phong kiến cơ bản chi phối lẽ sống của họ: tư tưởng trung quân giờ đây đã không còn hợp thời theo đúng nghĩa của nó bởi người đứng đầu đất nước là triều đình nhà Nguyễn đã không còn đủ tư cách lãnh đạo. Một số sĩ phu khác thì thiếu nghị lực, họ đi tìm qua khứ trong ẩn dật, trong ưu tư mơ ước được trở lại thời thịnh của phong kiến ngày xưa. Có người bày tỏ thái độ bất mãn trước cảnh chế độ phong kiến suy

tàn và thực dân Pháp thống trị nhưng họ lại không hành động mặt khác bên họ vẫn có những sĩ phu ý thức được trách nhiệm của mình và tỉnh táo trước thời cuộc. Bắt nguồn từ truyền thống yêu nước của dân tộc, họ tin tưởng vào lực lượng nhân dân, đứng lên cầm súng giết giặc, lãnh đạo cuộc kháng chiến đem đến nhiều chiến công. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh ấy là phong trào Cần Vương được nổ ra bởi lời hiệu triệu, từ chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Phong trào rầm rộ từ Bình Định, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây Bắc và kéo dài đến hết thế kỉ XIX. Các văn thân sĩ phu không chỉ đấu tranh chống Pháp bằng vũ khí, bằng bạo lực mà còn đấu tranh bằng chính ngòi bút của mình. Tấm lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc còn thể hiện rõ nét qua những trang thơ như của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… một trong những sĩ phu văn thân thời bấy giờ phải kể đến là Nguyễn Quang Bích.

Khi nói đến cuộc đời hi sinh chiến đấu ngoan cường của các chiến sĩ Cần Vương người ta thấy nổi bật một Nguyễn Quang Bích, một Tống Duy Tân, một Phan Đình Phùng… để lại cho thế hệ sau tấm gương rực rỡ về sự hi sinh cho độc lập tự do của tổ quốc, về khí phách hiên ngang bất khuất, hành động xả thân cho việc nước của một trí thức dân tộc chân chính trước kẻ thù.

Với riêng Nguyễn Quang Bích ông là một nhà trí thức phong kiến, một nhà thơ, một nhà quân sự, nhà chính trị, ngoại giao. Trải qua những bước thăng trầm của cuộc đời, với thực tế sống và chiến đấu ông đã trở thành người chỉ huy cao nhất của trung tâm kháng chiến vùng Bắc Kì cuối thế kỉ XIX. Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp rất gian khổ, hoàn cảnh lịch sử xã hội lại vô cùng phức tạp nhưng ông vẫn cùng các chiến hưu của mình như Đề Kiều, Đốc Ngữ, Nguyễn Văn Giáp…đứng ra gánh vác việc lớn. Nguyễn Quang Bích là hiện thân của tinh thần yêu nước thương dân tư tưởng của ông đã vượt ra khỏi tư tưởng của lễ giáo Nho gia, ông khước từ địa vị một viên quan triều

đình để cùng nghĩa quân lập căn cứ địa chống Pháp nơi núi rừng hẻo lánh. Trong những ngày làm tuần phủ Hưng Hóa từ năm 1867 trở đi Nguyễn Quang Bích đã góp phần lớn vào việc giữ an ninh trật tự cho vùng biên giới phía Bắc. Ông đã thể hiện tri thức quân sự của mình khi nhìn thấy nhà Thanh sẽ kết cấu với Pháp, đó là lối tư duy mang tính dự báo rất cao. Tầm nhìn quân sự của Nguyễn Quang Bích còn thể hiện ở việc lựa chọn căn cứ kháng chiến lâu dài chống Pháp từ Hưng Hóa đến địa bàn hiểm trở Cẩm Khê(Vĩnh Phú),ở Tiên Động… rồi cuối cùng là châu Văn Chấn (Nghĩa Lộ) một địa bàn có vị trí quân sự, chính trị và kinh tế vững chắc. Ông còn biết dựa vào nhân dân (Đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số) được nhân dân tin yêu, đùm bọc và che chở. Ông còn rất tài tình trong việc dùng người, ngoài trợ thủ đắc lực của ông như Đốc Ngữ, Đề Kiều, Nguyễn Văn Giáp…căn cứ địa của ông là nơi tập trung thu hút sự chú ý và ủng hộ của các nghĩa quân khác. Chính điều đó tạo nên sức mạnh to lớn để tiến hành kháng chiến lâu dài. Với những sách lược chính trị, ngoại giao như tranh thủ sự giúp đỡ của nhà Thanh, kiên quyết kháng Pháp cũng như việc sử dụng các chiến thuật quân sự cho thấy Nguyễn Quang Bích là nhà quân sự đại tài.

Ngoài tài quân sự ông còn có tài thơ văn, với tập Ngư Phong thi văn tập lắng đọng, giàu cảm xúc Nguyễn Quang Bích đã bộc lộ rất rõ suy nghĩ của mình với cuộc kháng chiến chống Pháp.

Từ những điều trên đây, chúng ta có thể nhận thấy vai trò, vị trí và sự ảnh hưởng quan trọng của Nguyễn Quang Bích với cuộc khánh chiến chống Pháp. Bởi thế dưới ngọn cờ lãnh đạo xuất sắc của ông, dù cuộc kháng chiến chống Pháp không thắng lợi trọn vẹn nhưng nó đã chứng tỏ rằng lòng yêu nước, căm thù giặc là truyền thống quí báu của dân tộc, truyền thống ấy còn nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác tạo nên một sức mạnh khổng lồ đem đến những thắng lợi và kết quả triệt để hơn ở giai đoạn sau.

1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

1.2.1. Cuộc đời

Nguyễn Quang Bích, tự Hàm Huy, hiệu Ngư Phong, ông sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Thìn (7-5-1832).

Sinh ra và lớn lên ở làng Trình Phố, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định nay thuộc tỉnh Thái Bình nên Nguyễn Quang Bích rất am hiểu về con người và mảnh đất nơi đây.

Trình Phố là ngôi làng đồng ruộng nhiều, cư dân đông đúc do gần vùng biển úng lụt mất mùa liên miên nên cuộc sống của người dân nơi đây đói nghèo thiếu thốn trăm bề. Tuy nhiên đây cũng là một trong những miền quê tiêu biểu của Việt Nam với truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất đấu tranh bảo vệ dân tộc. Trong làn sóng lịch sử dân tôc sôi động khoảng cuối thế kỉ XIX trở đi, tên tuổi của những người con ưu tú của quê hương Trình Phố nổi bật lên như Ngô Đức Trạch, Bùi Viện, Ngô Quang Đoan,…nhưng tiêu biểu nhất là tên tuổi của Hoàng giáp Nguyễn Quang Bích.

Suốt thời gian làm quan, ông được nhân dân các địa phương rất yêu mến thường gọi ông là “Hoạt phật” (Phật sống). Đó là cả một tấm lòng ái mộ của nhân dân đối với một người suốt đời chăm lo đến đời sống của quần chúng. Những năm tháng làm quan trong sạch và ân đức đó đã báo trước cho những hành động cao đẹp của ông về sau khi đất nước bị quân thù xâm lược.

Với làng Trình Phố, Nguyễn Quang Bích đã thực sự gắn bó và để lại rất nhiều ân nghĩa. Đức tài, cách đối nhân xử thế của dòng họ ông nói chung và của bản thân ông nói riêng đã ngấm sâu vào trong gốc rễ làng Trình và ăn sâu vào trong hồn người nơi đây. Trước cảnh nhân dân mất mùa, đói khổ Nguyễn Quang Bích đã lo lắng trăn trở mong muốn thực hiên được ước nguyện giúp dân ấm no hạnh phúc. Trong khoảng thời gian về chịu tang cha ông đã thực hiện được ước nguyện của mình, xây Văn Chỉ cho làng, mở trường dạy học,

xẻ sông, đắp cống,… mở ra một cuộc sống mới cho người dân làng Trình Phố.

Cũng chính vì ông có nhiều ân nghĩa với mảnh đất và con người nơi đây nên đã khiến cho nhân dân làng Trình đủ sức mạnh theo ông lên tận Hưng Hóa để đánh giết giặc và khi ông mất làng Trình Phố đã cùng gia đình ông gánh chịu những tổn thất lớn lao trong lòng cũng như sự trả thù dã man của chính quyền thực dân Pháp.

Có một điều chắc chắn, Nguyễn Quang Bích xứng đáng là niềm tự hào của nhân dân làng Trình Phố, xứng đáng với lời ngợi ca đẹp đẽ mà quê hương đã dành tặng ông:


Nghĩa là:

“Chỉ Trụ thiên thu tiêu Việt quốc, Danh môn bách thế biểu Trình Giang.”


“Cột trụ ngàn năm nên đất Việt, Danh thơm muôn thuở rạng làng Trình.”

Có thể nói quê hương là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên nhân cách Nguyễn quang Bích nhưng yếu tố tiên quyết để hình thành nên nhân cách đáng kính trọng đó phải kể đến dòng dõi gia đình.

Tổ tiên Nguyễn Quang Bích vốn là dòng họ Ngô (Bởi vậy có nhiều học giả gọi ông là Ngô Quang Bích). Họ Ngô từ thế kỉ XV xuất xứ từ Đồng Phang đã lan rộng ra địa bàn toàn quốc và trở thành một dòng họ lớn sản sinh ra nhiều văn thân võ tướng có tiếng. Tổ tiên ông có Ngô Kinh, Ngô Từ cũng có công lớn với Lê Khoáng, Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Thân phụ Nguyễn Quang Bích là Ngô Quang Lưu vốn có sức khỏe, làm ăn chăm chỉ, tiết kiệm nên sớm trở thành một trung nông khá giả của làng Trình Phố xưa. Ông luôn chỉ bảo cho con cháu những điều hay lẽ phải, là một

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí