Giá Trị Hiện Tại Ròng Của Các Phương Án Sử Dụng Đnn



NPV cá nhân

NPV xã hội


800

700

600

500

400

300

200

100

0

Kịch bản Kịch bản Kịch bản Kịch bản Kịch bản

1 2 3 4a 4b

NPV (tỷ đồng)

Hình 3.1: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)


Bước 6: Phân tích độ nhạy


Giả định 1: Tăng giá thuê mặt nước từ 300.000 đồng thành 1.000.000 đồng/1 ha/

năm.

Bảng 3.5: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN khi giá thuê mặt nước thay đổi

Đơn vị: đồng



NPV cá nhân

NPV xã hội

Phương án 1

543.018.624.178

560.983.882.383

Phương án 2

668.906.306.568

688.794.159.927

Phương án 3

677.948.131.973

704.956.140.466

Phương án 4a

572.641.045.748

594.047.055.850

Phương án 4b

581.682.871.153

610.209.036.392

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 19

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)



Giả định 2: Chi phí sản xuất tăng 50% từ năm 2010


Bảng 3.6: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN

Đơn vị: đồng



NPV cá nhân

NPV xã hội

Phương án 1

368.148.893.763

386.114.151.967

Phương án 2

491.197.958.220

511.085.811.580

Phương án 3

490.990.528.049

517.998.536.543

Phương án 4a

401.196.437.566

422.602.447.670

Phương án 4b

400.989.007.395

429.515.172.633

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)


Giả định 3: Tỷ lệ chiết khấu 12%, các giả thiết khác không đổi


Bảng 3.7: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r=12%)

Đơn vị: đồng



NPV cá nhân

NPV xã hội

Phương án 1

535.253.633.080

545.875.673.527

Phương án 2

608.050.548.177

625.140.815.526

Phương án 3

615.592.611.717

638.801.455.697

Phương án 4a

521.731.595.412

540.126.463.322

Phương án 4b

529.273.658.953

553.787.103.494

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)


Giả định 4: Tỷ lệ chiết khấu 15%, các giả thiết khác không đổi


Bảng 3.8: Giá trị hiện tại ròng của các phương án sử dụng ĐNN (r =15%)

Đơn vị: đồng



NPV cá nhân

NPV xã hội

Phương án 1

442.763.223.823

451.783.585.256

Phương án 2

520.008.829.124

533.806.645.268

Phương án 3

525.759.245.554

544.496.890.531

Phương án 4a

445.746.406.025

460.597.490.577

Phương án 4b

451.496.822.454

471.287.735.839

Nguồn: Xử lý của tác giả (2008)



Bước 7: Thảo luận kết quả tính toán và đề xuất quản lý


Thảo luận kết quả tính toán


Trong tất cả các trường hợp tính toán, NPV xã hội và NPV cá nhân luôn dương, trong đó NPV xã hội luôn lớn hơn đáng kể so với NPV cá nhân do có sự tồn tại của các lợi ích ngoại ứng môi trường do dự án trồng rừng tạo ra cho xã hội.

Trong tất cả các trường hợp, Phương án 3 luôn mang lại NPV xã hội và NPV cá nhân lớn nhất, tiếp sau đó là Phương án 2, rồi đến Phương án 4b.

Trong tất cả các trường hợp thì sự gia tăng của tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV cá nhân và xã hội giảm đi đáng kể. Tuy nhiên khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên mức 15%/năm thì NPV của các phương án đều vẫn dương và khá lớn.

Khi chi phí sản xuất được giả định là gia tăng gấp đôi từ năm 2010 thì các

phương án vẫn mang lại NPV cá nhân và xã hội khá lớn.


Khi giá thuê mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng lên đến 1.000.000 đồng/ha/năm (tăng 300% so với hiện tại) thì NPV cá nhân và xã hội giảm không đáng kể so với trường hợp giữ nguyên giá thuê như hiện tại.


Đề xuất quản lý


Thứ nhất, chính quyền và các cơ quản lý tại địa phương nên cân nhắc việc cho thuê đất lâu dài với các chủ hộ nuôi trồng thủy sản vì nếu thời gian cho thuê quá ngắn thì các hộ sẽ không có động cơ kinh tế để đầu tư cải tạo ao và trồng phục hồi rừng trong ao. Chỉ khi thời gian cho thuê lớn hơn 10 năm thì các hộ mới tính đến việc trồng phục hồi rừng.

Thứ hai, địa phương nên thúc đẩy một cơ chế cho người dân vay để đầu tư trồng rừng và nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Hiện tại thời gian cho vay vốn là 2 năm phải trả cả gốc và lãi là rất ngắn. Theo kiến nghị của các chủ hộ thì thời gian cho vay vốn nên kéo dài thành 5 năm vì nghề nuôi trồng thủy sản chịu rủi ro khá lớn từ dịch bệnh, các điều kiện tự nhiên cũng như những phản ứng của thị trường.



Thứ ba, chính quyền địa phương nên nghiên cứu về cơ chế chính sách bắt buộc với các chủ hộ thuê phải trồng phục hồi rừng trong ao để vừa mang lại lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Việc bắt buộc này nên ràng buộc bằng các điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng cho thuê mặt nước về thời gian, diện tích trồng rừng và trách nhiệm duy trì bảo vệ rừng.

Thứ tư, các cơ quan quản lý cũng nên xem xét lại việc tính giá cho hộ gia đình thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản tại Huyện. Theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính Phủ về “Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”, hạn mức tối đa cho thuê một hecta mặt nước để nuôi trổng thủy sản có thể lên tới 1.000.000 một ha một năm [10], với những hoạt động sinh lời lớn như nuôi ngao thì hoàn toàn có thể áp dụng mức giá này vì vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nuôi lâu dài, vừa mang lại nguồn thu ngân sách cho cơ quan quản lý địa phương.


3.2. ÁP DỤNG CƠ CHẾ CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỂ BẢO

TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC


Như đã trình bày trong Chương 1, Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) là một công cụ kinh tế được sử dụng để bảo tồn và phát triển bền vững các dịch vụ sinh thái của môi trường. Bản chất của PES là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho chủ thể cung cấp dịch vụ hệ sinh thái, nhằm tạo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo vệ môi trường.

Hiện nay, Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để thực hiện PES là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) và Luật Đa dạng sinh học (2008). Ngoài ra, PES đang được triển khai thí điểm tại hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La theo Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/04/2008 về “Chính sách thí điểm chi trả cho dịch vụ môi trường rừng” với các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch [11].



Đề xuất mô hình chi trả cho dịch vụ môi trường tại Xuân Thủy


Kết quả nghiên cứu trong Chương 2 của luận án cho thấy RNM tại VQG Xuân Thủy cung cấp rất nhiều giá trị sinh thái cho người dân và cộng đồng địa phương. Các dịch vụ này bao gồm: bảo tồn đa dang sinh học, phòng tránh thiệt hại cho đê biển, hỗ trợ sinh thái hoạt động nuôi trồng thủy sản, hấp thụ cacbon. Các dịch vụ sinh thái trên cũng đã được tính toán qui đổi về giá trị tiền tệ cụ thể.

Như vậy điều kiện tiền đề để áp dụng Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường là khá rõ ràng gồm: (i) có cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế, (ii) các chủ thể hưởng lợi từ các dịch vụ sinh thái và các chủ thể cung cấp dịch vụ được xác định rõ ràng; (ii) các dịch vụ sinh thái được lượng hóa thành tiền dựa trên những tính toán có căn cứ khoa học và thực nghiệm.

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về các mô hình PES đã có trong nước và quốc tế, luận án đề xuất mô hình PES cho bảo RNM tại Xuân Thủy.

Mục đích của mô hình chi trả cho dịch vụ môi trường tại Xuân Thủy


Thực hiện chính sách Chi trả dịch vụ môi trường góp phần thay đổi cơ chế đầu tư đối với việc bảo vệ và phát triển rừng ngâp mặn tại Xuân Thủy, từ chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước sang huy động nguồn lực của xã hội, hình thành một nguồn tài chính mới, trực tiếp từ những người được hưởng dịch vụ do rừng cung cấp đóng góp cho sự nghiệp phát triển bền vững.

Đối tượng áp dụng


Các tổ chức sử dụng và chi trả dịch vụ môi trường rừng dự kiến gồm:


Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định (hưởng lợi ích phòng hộ đê biển của RNM do tránh được các chi phí bảo dưỡng, duy tu hệ thống đê biển có RNM phòng hộ)



Tổ chức, cá nhân sản xuất và nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm của VQG Xuân Thủy (hưởng lợi ích từ giá trị hỗ trợ sinh thái của RNM)

Người dân tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy (hưởng lợi ích từ giá trị bảo

tồn đa dạng sinh học của RNM.


Chủ thể cung cấp dịch vụ môi trường là Ban quản lý VQG Xuân Thủy.


Loại dịch vụ môi trường


Dịch vụ phòng hộ đê biển của RNM


Dịch vụ hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản của RNM


Dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học của RNM


Hình thức chi trả cho dịch vụ môi trường


Chi trả dịch vụ môi trường trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường (người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường (người được chi trả)

Chi trả dịch vụ môi trường gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền gián tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường thông qua một tổ chức khác

Đề xuất mức chi trả


Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Nam Định: dự kiến là 1 tỷ đồng 1 năm. Việc chi trả được tiến hành trực tiếp giữa Sở và Ban quản lý VQG Xuân Thủy.

Các cá nhân, tổ chức sản xuất và nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm VQG Xuân Thủy: dự kiến là 300.000 đồng/hộ/1năm. Việc chi trả được tiến hành gián tiếp, trong đó các cá nhân và hộ kinh doanh nộp tiền hàng năm cho Quĩ bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn của Huyện. Quĩ có thể trao lại 50% số tiền thu được cho VQG Xuân Thủy để trồng và bảo vệ rừng, 50% số tiền còn lại được sử dụng



để trợ cấp, hỗ trợ cho các hoạt động trồng rừng của các hộ gia đình nuôi thủy sản theo hình thức sinh thái tại các xã vùng đệm.

Người dân tại vùng đệm VQG Xuân Thủy: dự kiến là 30.000 đồng/hộ/1năm. Việc chi trả tiến hành gián tiếp, trong đó các hộ gia đình sẽ nộp tiền hàng năm vào Quĩ bảo vệ và phát triển RNM. Số tiền thu về hàng năm được sử dụng cho các hoạt động trồng rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Thủy.

Trách nhiệm của bên chi trả và bên được chi trả dịch vụ môi trường


Với bên chi trả dịch vụ


Phải trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường đầy đủ và đúng hạn cho Ban quản lý VQG Xuân Thủy (trong trường hợp trả trực tiếp) hoặc nộp tiền cho Quĩ Bảo vệ và phát triển rừng (trong trường hợp trả gián tiếp).

Với bên được chi trả dịch vụ


Phải bảo đảm RNM được bảo vệ về số lượng và chất lượng, phát triển rừng theo đúng qui hoạch và kế hoạch. Phải báo cáo hàng năm về tình hình quản lý rừng cho bên chi trả trên cơ sở các đánh giá khách quan và khoa học

Trách nhiệm của các bên liên quan


UNND Huyện Giao Thủy


Tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại địa phương và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Phối hợp các cơ quan chức năng của Huyện chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường tại Xuân Thủy

Thành lập Quĩ bảo vệ và phát triển rừng cấp Huyện và tổng kết việc thực hiện chính sách và đưa ra những điều chỉnh về chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn

UBND các xã liên quan



Tổ chức tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng đối với trách nhiệm của người dân trong việc đóng góp tiền cho bảo vệ tài nguyên và môi trường của cộng đồng để thực hiện chính sách chi trả cho dịch vụ môi trường.

Xác định danh sách các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng chi trả cho

dịch vụ môi trường.


Tham gia giám sát thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường tại địa phương.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân


Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện áp dụng chính sách chi trả cho dịch vụ môi trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về trách nhiệm, nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại địa phương.


3.3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƯỚC


Xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐNN là một trong những giải pháp quản lý ĐNN được áp dụng phổ biến trên thế giới với mục đích giám sát sự biến động của ĐNN, cung cấp thông tin phục vụ qui hoạch sử dụng ĐNN, cung cấp thông tin nền để giải quyết các tranh chấp và đánh giá thiệt hại của ĐNN khi có các tác động bên ngoài.

Tại Việt Nam, thu thập các thông tin liên quan và xây dựng cơ sở dữ liệu ĐNN đã được đề cập như một biện pháp quản lý then chốt tài nguyên ĐNN trong nhiều văn bản, qui định của Nhà nước, tiêu biểu là Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về bảo tồn và phát triển các vùng ĐNN và Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Với những ý nghĩa quan trọng trên và nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước, Kế hoạch hành động về Bảo tồn và phát triển các vùng ĐNN tại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010 đã được xây dựng và phê chuẩn theo Quyết định

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí