Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 21



3. Các đề xuất quản lý


Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về giá trị kinh tế của ĐNN tại cửa

sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. Luận án đưa ra một số đề xuất quản lý gồm:


Đề xuất 1:


Trong các qui hoạch phát triển của Huyện Giao Thủy giai đoạn 2010-2020 và định hướng cho những năm tiếp theo, các cơ quan quản lý nên lựa chọn phương án chuyển đổi toàn bộ diện tích nuôi tôm quảng canh hiện tại thành nuôi sinh thái. Đồng thời, địa phương cũng nên cân nhắc việc cho thuê mặt nước lâu dài với các chủ hộ nuôi trồng thủy sản (từ 15 năm trở lên), khi đó các hộ nuôi sẽ có động cơ kinh tế để đầu tư cải tạo ao và trồng phục hồi rừng ngập mặn trong ao. Nếu theo phương án này, đến năm 2025, khu vực bãi bồi VQG Xuân Thủy sẽ có 1779 ha nuôi tôm sinh thái và 450 ha nuôi ngao, đồng thời có thêm 600 ha rừng ngập mặn so với hiện tại. Giá trị hiện tại ròng mà phương án sử dụng ĐNN này mang lại cho khu vực tư nhân là 690 tỷ đồng và xã hội là 770 tỷ đồng (trong giai đoạn 2010 – 2025).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Đề xuất 2:


Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 21

Khi cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản, địa phương nên kèm điều khoản bắt buộc các chủ hộ nuôi phải đầu tư cải tạo ao và chuyển đổi các ao nuôi quảng canh thành ao nuôi sinh thái thông qua việc trồng phục hồi rừng ngập mặn trong các ao nuôi. Việc đầu tư cải tạo ao và trồng rừng phải được tiến hành từ năm 2010 ngay sau khi hợp đồng thuê cũ hết hạn. Ngoài ra, bên thuê mặt nước phải có trách nhiệm bảo vệ rừng ngập mặn thường xuyên tại khu vực nuôi thủy sản.

Các cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu và điều chỉnh cơ chế cho vay theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đối với các hộ nuôi thủy sản cam kết phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn. Hiện tại, thời gian cho vay vốn từ 2-3 năm phải trả cả gốc và lãi là rất ngắn. Thay vào đó, thời gian cho vay vốn nên kéo dài từ 5 năm trở lên với những ưu



đãi rõ ràng hơn về vì nghề nuôi trồng thủy sản chịu rủi ro khá lớn từ dịch bệnh, các điều kiện tự nhiên và những phản ứng của thị trường.

Đề xuất 3:


Các cơ quan quản lý cũng nên xem xét và điều chỉnh mức giá cho thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản tại khu vực. Theo Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính Phủ về “Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”, hạn mức tối đa cho thuê một hecta mặt nước để nuôi trổng thủy sản có thể lên tới 1.000.000 một ha một năm. Với những ngành nuôi trồng thủy sản có mức sinh lời khá lớn như tại khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy thì việc tăng tiền thuê mặt nước tới mức tối đa như trong qui định vẫn đảm bảo lợi nhuận lâu dài cho người thuê đồng thời mang lại một nguồn thu ngân sách đáng kể hàng năm cho địa phương.

Đề xuất 4:


Các cơ quan quản lý môi trường trung ương và địa phương có thể áp dụng thí điểm cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) đối với các dịch vụ sinh thái của RNM tại Xuân Thủy. Trong đó chủ thể cung cấp dịch vụ sinh thái là VQG Xuân Thủy, chủ thể hưởng lợi là các hộ nuôi trồng thủy sản, người dân địa phương và các cơ quan quản lý hệ thống đê biển tại khu vực. Việc chi trả giữa người cung cấp và người hưởng lợi từ dịch vụ có thể được tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp qua Quĩ Bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Cơ chế chi trả khi thực hiện sẽ góp phần đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn RNM tại địa phương, đồng thời thực hiện công bằng xã hội.

Đề xuất 5:


Các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường trung ương nên nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về tài nguyên và môi trường dải ven biển ở Việt Nam bao gồm cả dữ liệu về ĐNN ven biển. Cơ sở dữ liệu phải lồng ghép được thông tin về giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN một cách hệ thống. Các thông tin này là yếu



tố đầu vào để các cơ quan quản lý xây dựng và lựa chọn được các chính sách, công cụ quản lý tài nguyên hiệu quả, đồng thời là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về ĐNN có thể phát sinh giữa các nhóm lợi ích và là tư liệu để tham khảo cho các đối tượng sử dụng khác trong xã hội.

Đề xuất 6:


Các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức xã hội dân sự cần phải tiến hành thường xuyên các chương trình giáo dục và truyền thông ĐNN để nâng cao nhận thức, thái độ bảo tồn và quản lý bền vững ĐNN tại địa phương. Thông tin chi tiết, cụ thể về các giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị gián tiếp và phi sử dụng của các dịch vụ sinh thái được lồng ghép trong các chương trình giáo dục, truyền thông sẽ giúp cho đối tượng truyền thông có được nhận thức và hiểu biết rõ ràng hơn về những giá trị sinh thái, môi trường mà mình được hưởng qua đó góp phần thay đổi thái độ và hành vi bảo tồn ĐNN của cộng đồng xã hội.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ


1. Đinh Đức Trường (2009), Tiếp cận đánh giá giá trị kinh tế của đất ngập nước

và những ứng dụng quản lý, Tạp chí Kinh tế môi trường, Số 8, Hà Nội.

2. Dinh Duc Truong (2009), Valuing the non-use values of wetland in Xuan Thuy National Park using the dichotomous contigent valuation method, Journal of Economics and Development, Volume 35, Hanoi.

3. Ngô Thị Vân Anh và Đinh Đức Trường (2009), Cách tiếp cận kinh tế môi trường trong đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai, Tuyển tập Hội thảo khoa học lần thứ 12, Tập 2, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

4. Đinh Đức Trường (2009), Đánh giá giá trị phi sử dụng của đất ngập nước tại Vườn quốc gia Xuân Thủy bằng phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên nhị phân, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số tháng 8, Hà Nội.

5. Đinh Đức Trường (2009), Nhìn nhận chính sách xã hội hóa quản lý rác thải của thành phố Hà Nội từ hoạt động của Hợp tác xã môi trường Thành Công tại phường Nhân Chính, Tạp chí khoa học (Khoa học xã hội và nhân văn), Số 2, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đinh Đức Trường (2008), Sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số đặc san tháng 3, Hà Nội.

7. Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường (2007), Nhìn nhận kinh tế đối với môi trường và sinh thái, Tạp chí Kinh tế môi trường, Số 4, Hà Nội.



Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy (2008), Báo cáo hiện trạng du lịch

tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Giao Thủy, Nam Định.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số 18/2004/TT-BTN& MT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước tại Việt Nam.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Quyết định số 04/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN giai đoạn 2004-2010.

4. Nguyễn Viết Cách (2001), Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy, Hội thảo khoa học Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường đất ngập nước cửa sông ven biển, tr. 54-91.

5. Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường (2002), Đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm công nghiệp nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra, Báo cáo dự án, Bộ Giáo dục và đào tạo.

6. Nguyễn Thế Chinh (chủ biên) (2003), Kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Quang Hồng, Đinh Đức Trường và Lê Minh Ngọc (2006), Đánh giá giá trị du lịch và giá trị phi sử dụng của VQG Bạch Mã, Dự án Xây dựng các phương pháp xác định giá rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội.

8. Nguyễn Thế Chinh, Đinh Đức Trường (2007), “Nhìn nhận kinh tế đối với môi trường và sinh thái”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr.7-9.


9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 109/2003/NĐ-CP về “Bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước tại Việt Nam”.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị Định 142/2005/NĐ-CP về “ Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước”.

11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2008), Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/04/2008 về “Chính sách thí điểm chi trả cho dịch vụ môi trường rừng”.

12. Hoàng Xuân Cơ (2007), Kinh tế môi trường, Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội.



13. Cục bảo vệ môi trường (2005), Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar, Hà Nội.

14. Cục Bảo vệ môi trường (2006), Khung chính sách quản lý đất ngập nước tại

Việt Nam, Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Cục Bảo vệ môi trường, Hà Nội.

15. Lê Diên Dực (1998), Báo cáo tổng quan về đất ngập nước Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà Nôi.

16. Lưu Đức Hải (2007), “Về qui hoạch môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr. 18-24.

17. Lưu Đức Hải (2008), Cẩm nang quản lý môi trường, Nhà xuất bản giáo dục,

Hà Nội.

18. Lê Thu Hoa, Ngô Thanh Mai, Nguyễn Diệu Hằng (2006), Đánh giá lợi ích của hoạt động nuôi tôm tại Giao Thủy, Nam Định, Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).

19. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản

giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Chu Hồi (1996), Tổng quan về đất ngập nước ven biển Việt Nam: Chiến lược quốc gia về bảo vệ và quản lý đất ngập nước, Kỷ yếu hội thảo, Cục Bảo vệ môi trường, Hà Nội, tr. 17-32.

21. Nguyễn Quang Hồng (2005), Đánh giá giá trị kinh tế của vườn quốc gia Ba

Bể, Luận án Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Phan Nguyên Hồng (1999), Rừng ngập mặn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Hoàng Trí, Đỗ Văn Nhượng, Nguyễn Thế Chinh (2000), Định giá kinh tế rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Hướng tới Chương trình bảo tồn và quản lý đất ngập nước ở Việt Nam.

24. Phan Nguyên Hồng, Đào Văn Tấn, Vũ Thục Hiền và Trần Văn Thụy (2004), Thành phần và đặc điểm thảm thực vật vùng RNM huyện Giao Thủy, trong Phan Nguyên Hồng (chủ biên) Hệ sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng: Đa dạng sinh học, kinh tế, xã hội, quản lý và giáo dục, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Kim Cúc và Vũ Thục Hiền (2008), Phục hồi rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.



26. Lê Văn Khoa (2007), Đất ngập nước, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

27. Phạm Khánh Nam (2001), Đánh giá giá trị giải trí của khu bảo tồn biển Hòn Mun - Nha Trang, Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).

28. Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Hữu Ninh, Trần Hồng Hà và Đố Đình Sâm, (2000), Đánh giá giá trị kinh tế của một số các điểm trình diến đất ngập nước tại Việt Nam,. Dự án bảo vệ môi trường biển Đồng do UNEP, GEF tài trợ, Hà Nội.

29. Mai Trọng Nhuận và Vũ Trung Tạng (2004), Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước ven biển Việt Nam, Báo cáo chuyên đề, Dự án Ngăn chặn xu thế suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái Lan, UNEP, Hà Nội.

30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trường..

31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Đa dạng sinh học..

32. Nguyễn Văn Song (2007), “Cơ sở kinh tế của mức thải tối ưu và quản lý ô nhiễm môi trường bằng quyền sở hữu và thuế ô nhiễm trong điều kiện của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr.14-17.

33. Vũ Trung Tạng (2005), Qui hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái ĐNN ven biển Bắc Bộ cho sự phát triển bền vững, Báo cáo tổng kết chương trình bảo vệ môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội.

34. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

35. Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1997), Ước lượng giá trị giải trí của Vườn quốc gia Cúc Phương sử dụng phương pháp chi phí du lịch, Tập san các nghiên cứu kinh tế môi trường, Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).

36. Nguyễn Chí Thành (2003), Hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam, Lưu

phân viện Điều tra qui hoạch rừng II, tr.60-62.


37. Nguyễn Công Thành (2007), “Chi trả cho dịch vụ môi trường và nghèo đói:

Những kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí Kinh tế môi trường, (4), tr.10-13.

38. Bùi Dũng Thể (2005), Chi trả cho dịch vụ môi trường và trồng rừng tại Việt

Nam, Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA).



39. Đỗ Nam Thắng (2005), Đánh giá giá trị sử dụng trực tiếp của đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Thạc sỹ quản lý môi trường, Đại học tổng hợp quốc gia Australia, Canberra.

40. Nguyễn Hoàng Trí (2004), Cấu trúc, chức năng các hệ thống tự nhiên và vai trò của của cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn lợi rừng ngập mặn trong khu bảo tồn ĐNN Ramsar Xuân Thủy, Nam Định.

41. Trung tập bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (2007), “Vườn quốc gia Xuân Thủy – Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học”, Vấn đề tiêu điểm, (4), tr.1-3.

42. Đinh Đức Trường (2008), “Sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Kinh tế phát triển, Số Đặc san tháng 3, tr. 4-7.

43. Đinh Đức Trường (2008), Đánh giá thiệt hại kinh tế đối với hệ sinh thái san hô do sự cố dầu tràn – Nghiên cứu điểm tại Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, Báo cáo Dự án “Điều tra, khảo sát, đánh giá thiệt hại về kinh tế, môi trường và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, đề xuất biện pháp trước mắt và lâu dài để phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm dầu”, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

44. Nguyễn Đức Tú (2006), Bảo tồn các vùng đất ngập nước ở vùng Đồng bằng

Bắc Bộ, Bản tin Thông tấn xã Việt Nam (27/06/2006), Hà Nội.

45. Võ Sĩ Tuấn (2002), “Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản trên cơ sở bảo tồn

các hệ sinh thái ven biển”, Tạp chí thủy sản, (4), tr. 10-12

46. UBND Huyện Giao Thủy (2002), Quy hoạch sử dụng đất đai vùng bãi bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn thời kỳ 2002, Giao Thuỷ, Nam Định.

47. UBND Huyện Giao Thủy (2003), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Huyện Giao Thuỷ đến năm 2010, Giao Thủy, Nam Định.

48. UBND Huyện Giao Thủy (2004), Quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm

2010, Giao Thủy, Nam Định.


49. UBND Huyện Giao Thủy (2005), Dự án đầu tư vùng đệm Vườn quốc gia

Xuân Thuỷ, Giao Thủy, Nam Định.

50. Viện Sinh thái và Môi trường (2008), Đánh giá nhu cầu nâng cao nhận thức quản lý và sử dụng bền vững đất ngập nước tại Việt Nam, Báo cáo tư vấn, Dự án Hỗ trợ Đất ngập nước quốc gia, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023